200+ Trắc nghiệm Luật sở hữu trí tuệ (có đáp án)
Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Luật sở hữu trí tuệ có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Luật sở hữu trí tuệ đạt kết quả cao.
200+ Trắc nghiệm Luật sở hữu trí tuệ (có đáp án)
Câu 1. Quyền sở hữu trí tuệ nào sau đây được bảo hộ không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký và cấp văn bằng?
A. Sáng chế
B. Kiểu dáng công nghiệp
C. Nhãn hiệu
D. Bí mật kinh doanh
Câu 2. Đối tượng nào sau đây không được bảo hộ quyền tác giả:
A. Trò chơi dân gian
B. Phần mềm điều khiển hoạt động xe điện
C. Văn bản quy phạm pháp luật
D. Bản tin thời sự
Câu 3. Một bộ phim tài liệu được định hình vào năm 2007 và được công bố lần đầu vào năm 2017. Xác định thời hạn bảo hộ quyền nhân thân không gắn với tài sản của tác giả?
A. Thời hạn bảo hộ quyền nhân thân không gắn với tái sản của tác giả là 100 năm, kể từ năm 2007
B. Vô thời hạn
C. Thời hạn bảo hộ quyền nhân thân không gắn với tái sản của tác giả là 75 năm, kể từ năm 2017
D. Bảo hộ suốt cuộc đời tác giả cộng thêm 50 năm tiếp theo năm tác giả mất.
Câu 4. Một truyện ngắn được công bố lần đầu vào ngày 15/6/2012 và tác giả truyện ngắn mất vào ngày 20/2/2016. Xá định thời điểm kết thúc bảo hộ quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền tài sản?
A. Không có thời điểm kết thúc
B. Thời điểm kết thúc bảo hộ là 24 giờ ngày 31/12/2066 (điểm b, c K2 Điều 27 LSHTT – 50 năm sau khi tác giả mất)
C. Thời điểm kết thúc bảo hộ là 24 giờ ngày 31/12/
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 5. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan tiếp nhận, xử lý đơn và cấp văn bằng bảo hộ đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
B. Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ là trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao.
C. Sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
D. Giống cây trồng có tính mới, tính đồng nhất, tính khác biệt, tính ổn định và tên phù hợp thì sẽ được bảo hộ khi có yêu cầu.
Câu 6. Thời hạn để người thứ ba phản đối đơn đăng ký sáng chế trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ là:
A. Bốn tháng kể từ ngày đơn đăng ký sáng chế được công bố
B. Chín tháng kể từ ngày đơn đăng ký sáng chế được công bố
C. Năm tháng kể từ ngày đơn đăng ký sáng chế được công bố
D. Ba tháng kể từ ngày đơn đăng ký sáng chế được công bố
Câu 7. Đối tượng nào sau đây không được phép chuyển giao?
A. Quyền tác giả
B. Quyền sử dụng sáng chế
C. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
D. Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể
Câu 8. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Sao chép bản ghi âm, ghi hình mà không xin phép chủ sở hữu là hành vi xâm phạm quyền liên quan đến quyền tác giả
B. Thời hạn bảo hộ giải pháp hữu ích là mười lăm năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ.
C. Nếu nhãn hiệu không được chủ sở hữu sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục thì văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị hủy bỏ hiệu lực.
D. Tác giả của tác phẩm chỉ có thể là cá nhân
Câu 9. Tất cả các tượng quyền sở hữu trí tuệ nào sau đây được bảo hộ không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
A. Quyền tác giả, Bí mật kinh doanh, Tên thương mại, Kiểu dáng công nghiệp
B. Nhãn hiệu, Bí mật kinh doanh, Sáng chế, Tên thương mại
C. Bí mật kinh doanh, Nhãn hiệu nổi tiếng, Tên thương mại, Quyền tác giả
D. Tên thương mại, Bí mật kinh doanh, Quyền tác giả, nhãn hiệu
Câu 10. [...] là việc sáng tạo ra tác phẩm từ một tác phẩm đã có nhưng có sự thay đổi về nội dung hay hình thức thể hiện, cũng như thêm vào các yếu tố mới so với tác phẩm gốc.
A. Phóng tác
B. Chuyển thể
C. Biên soạn
D. Cải biển
Câu 11. Cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp là:
A. Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch
B. Cục Sở hữu trí tuệ
C. Cục Bản quyền tác giả
D. Thủ tướng Chính phủ
Câu 12. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể trở thành chủ sở hữu quyền tác giả khi đáp ứng những điều kiện nhất định
B. Trong trường hợp có từ hai đơn đăng ký sáng chế trùng nhau có cùng ngày nộp đơn, văn bằng bảo hộ có thể được cấp cả các đơn hợp lệ
C. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ thuộc về Nhà nước
D. Đơn đăng ký sáng chế không được thẩm định nội dung nếu không có đơn yêu cầu từ người nộp đơn.
Câu 13. Ông Bình là nhân viên làm việc tại Công ty M. Theo yêu cầu công việc, ông Bình sáng tạo ra máy cắt cỏ với các tính năng vượt trội so với những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Ngày 10/02/2020, công ty M nộp đơn đăng ký sáng chế đối với sản phẩm trên và được cấp Bằng độc quyền sáng chế ngày 05/12/2021. Cau nào dưới đây là đúng?
A. Chỉ có ông Bình là tác giả của sản phẩm máy cắt cỏ nêu trên
B. Ông Bình và Công ty M đều là tác giả của sản phẩm máy cắt cỏ nêu trên
C. Thời hạn bảo hộ sáng chế là nêu trên là 20 năm, kể từ ngày 10/02/
D. Cả A và C đúng
Câu 14. Công ty X có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu của Công ty Y. Hỏi: yêu cầu nào sau đây của công ty X sẽ không được Tòa án chấp nhận?
A. Buộc công ty Y công khai xin lỗi và đăng cải chính công khai trên 03 tờ báo liên tiếp
B. Buộc công ty Y bồi thường về danh dự, uy tín là 20.000 đồng
C. Buộc công ty Y bồi thường tổn thất thực tế gây ra là 100.000 đồng
D. Buộc công ty Y trả khoản chi phí thuê luật sư thực tế là 30.000 đồng
Câu 15. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp:
A. Có hiệu lực theo sự thỏa thuận của các bên
B. Chỉ có hiệu lực khi được công chứng, chứng thực
C. Chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp
D. Có hiệu lực theo sự thỏa thuận của các bên; nếu các bên không thỏa thuận thì sẽ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp
Câu 16. Nhận định “Thời hạn phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp là bốn tháng kể từ ngày kiểu dáng công nghiệp được công bố” là
A. Đúng
B. Sai
Câu 17. Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là:
A. Nhà nước
B. Tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường.
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 18. Bằng bảo hộ giống cây trồng:
A. Có hiệu lực tại địa phương nơi giống cây trồng được bảo hộ
B. Có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam
C. Có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm
D. Cả B và C đúng
Câu 19. Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng được thực hiện tại:
A. Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
B. Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
C. Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ
D. Có thể thực hiện tại một trong ba cơ quan nêu trên
Câu 20. Đâu là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam?
A. Tên miền
B. Âm thanh
C. Mùi vị
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 21. Nhận định nào sau đây là SAI?
A. Đối với các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam, quyền sử dụng chỉ dẫn dịa lỹ không được chuyển giao.
B. Nguyên tác nộp đơn đầu tiên không được áp dụng đối với bí mật kinh doanh
C. Đơn đăng ký sáng chế không được thẩm định nội dung nếu không có ai yêu cầu thẩm định
D. Thời hạn bảo hộ tác phẩm di cảo là năm mươi năm kể từ khi tác giả chết
Câu 22. Hành vi xâm phạm đối tượng quyền sở hữu trí tuệ nào say đây không bị áp dụng chế tài hình sự?
A. Nhãn hiệu
B. Chỉ dẫn địa lý
C. Kiểu dáng công nghiệp
D. Quyền tác giả
Câu 23. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ:
A. Bị hủy bỏ hiệu lực
B. Bị chấm dứt hiệu lực
C. Bị thu hồi
D. Bị chỉnh sửa hiệu lực
Câu 24. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Nguyên tắc nộp đơn ưu tiên chỉ áp dụng cho đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.
B. Việc rút đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng phải được thực hiện trước khi công bố đơn.
C. Không chỉ có những hành vi sử dụng trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự hoặc có liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, có khả năng gây nhầm lẫn mới bị coi là hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu.
D. Khi các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng của sản phẩm đó thì văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý bị hủy bỏ hiệu lực vì không đáp ứng các điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Câu 25. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả:
A. Phải thể hiện dưới hình thức văn bản
B. Có thể thể hiện dưới các hình thức phi văn bản
C. Chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
D. Phải được công chứng hoặc chứng thực
Câu 26. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ:
A. Tác phẩm di cảo là tác phẩm không có tên tác giả khi công bố.
B. Thời hạn bảo hộ quyền nhân thân không gắn với tài sản đối với tác phẩm di cảo là 50 năm, kể từ khi tác giả chết
C. Thời hạn bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm di cảo là 50, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên
D. Tác phẩm di cảo là tác phẩm khuyết danh
Câu 27. Đối tượng nào sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp?
A. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
B. Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
C. Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 28. Tác giả được chuyển nhượng đối với quyền tác giả nào sau đây?
A. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm
B. Đặt tên cho tác phẩm
C. Công bố tác phẩm
D. Cả 3 quyền nêu trên đều được chuyển nhượng
Câu 29. Nhận định nào đúng?
A. Việc xác định nhãn hiệu nổi tiếng không phụ thuộc vào số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu đó là nổi tiếng.
B. Mức bồi thường chi phí luật sư tối đa trong các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ là năm mươi triệu đồng
C. Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
D. Trong trường hợp có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì nguyên đơn phải chứng minh thiệt hại thực tế đã xảy ra
Câu 30. Mức thù lao chủ sở hữu sáng chế sẽ trả cho tác giả sáng chế là bao nhiêu, nếu sáng chế đó không phải là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước?
A. Theo thỏa thuận của các bên
B. 10% lợi nhuận trước thuế mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế
C. 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
D. Cả A, B, C đều đúng
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT