Tiếng Việt lớp 3 Tuần 10 Tiết 3 trang 34, 35, 36 (Dành cho buổi học thứ hai)

Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 10 Tiết 3 trang 34, 35, 36 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Buổi học thứ hai Tập 1.

Tiếng Việt lớp 3 Tuần 10 Tiết 3 trang 34, 35, 36 (Dành cho buổi học thứ hai)

1. (trang 34, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Điền vào chỗ trống:

a. iêu hoặc ươu

uống r... thả d...

con h... bác t... phu

b. en hoặc eng

tiêm v... cài th...

đánh k... xà b...

c. Điền iêu hoặc ươu, en hoặc eng (thêm dấu thanh nếu cần) rồi giải đố.

- Đêm đêm làm bạn với đ...

Giúp người quân tử luyện r... chí cao.

Là ...

Tiếng Việt lớp 3 Tuần 10 Tiết 3 trang 34, 35, 36 (Dành cho buổi học thứ hai)

- Không nhanh như h...., không chậm như rùa

Suốt bốn mùa cặm cụi đi, đi mãi

Nhẫn nại đêm ngày, ai cũng tin

Sáng, ch..., sớm, muộn nhìn là biết.

Là ...

Quảng cáo

Trả lời:

a. uống rượu, thả diều, con hươu, bác tiều phu

b. tiêm ven, cài then, đánh kẻng, xà beng

c. Đêm đêm làm bạn với đèn

Giúp người quân tử luyện rèn chí cao.

quyển sách.

d. Không nhanh như hươu, không chậm như rùa

Suốt bốn mùa cặm cụi đi, đi mãi

Nhẫn nại đêm ngày, ai cũng tin

Sáng, chiều, sớm, muộn nhìn là biết.

đồng hồ

2. (trang 35, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Cái nồi thần

Một anh nông dân nấu một nồi cháo đặc, anh đem đặt giữa sân cho chóng nguội. Nhưng nồi cháo vẫn tiếp tục sôi ùng ục.

Đúng lúc ấy có một lão nhà giàu tham lam đi qua cũng đứng lại xem. Biết lão này hay tìm cách chiếm đoạt đồ quý lạ, anh nông dân liền nghĩ ngay ra một kế. Anh nói:

- Ông thấy không, không cần lửa mà nó vẫn sôi.

- Lạ quá nhỉ? – Lão nhà giàu há miệng ngạc nhiên.

- Vì đây là cái nồi thần. Chỉ cần đổ gạo và nước vào là nó tự sôi.

- Ta muốn đổi một sào đất cho anh để lấy cái nồi này được không? – Lão ta đề nghị.

Anh nông dân đồng ý và bắt làm giấy tờ cẩn thận.

Lão nhà giàu đem nồi về, đổ gạo và nước vào, đem để giữa nhà. Chờ mãi, chờ mãi, đến tận chiều cũng chả thấy nó sôi.

(Truyện cổ Việt Nam)

- Sào: đơn vị tính diện tích truyền thống, 1 sào (Bắc Bộ) là 360 mét vuông.

a. Câu hỏi nào trong câu chuyện trên có thể chuyển thành câu khiến? Hãy viết câu khiến đó (có thể thay đổi một vài từ ngữ).

b. Tự đặt 1 câu hỏi mang nội dung đề nghị rồi chuyển thành câu khiến.

M: Bạn cho mình mua trước được không? -> Bạn cho mình mua trước nhé!

Quảng cáo

Trả lời:

a. Câu: Ta muốn đổi một sào đất cho anh để lấy cái nồi này được không?

Chuyển thành: Ta đổi một sào đất đổi lấy cái nồi này của anh nhé!

b. Bạn cho tớ mượn cuốn truyện này được không?

-> Bạn cho tớ mượn cuốn truyện này nhé!

3. (trang 36, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Đọc tham khảo bài văn dưới đây sau đó viết 1 – 2 đoạn văn tả một vật dụng trong nhà em.

Quảng cáo

Trả lời:

Nhà em có một chiếc máy xay sinh tố rất tuyệt. Máy gồm phần thân là một cái bình thủy tinh lớn có nắp đậy. Phía dưới là phần chân máy với lưỡi xay và các nút bấm điều khiển máy. Để sử dụng, thì em chỉ cần cho hoa quả và đá nhỏ vào thân máy, rồi bật máy lên là có ngay ly sinh tố ngon lành. Vào mùa hè, chiếc máy sinh tố thực sự là một dụng cụ đắc lực được cả nhà yêu thích.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác