Tiếng Việt lớp 3 Tuần 16 Tiết 1 trang 54, 55 (Dành cho buổi học thứ hai)

Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 16 Tiết 1 trang 54, 55 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Buổi học thứ hai Tập 1.

Tiếng Việt lớp 3 Tuần 16 Tiết 1 trang 54, 55 (Dành cho buổi học thứ hai)

Quảng cáo

1. Đọc (trang 54, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Khách thương hồ

Bắt đầu từ khi có gió chướng, trên dòng sông trăng tháng mười bàng bạc, từng đoàn ghe xuồng từ trên miệt vườn nối đuôi nhau kéo về. Tiếng khua chèo, tiếng hát hò hòa lẫn tiếng bầy vạc ăn đêm đánh thức những dòng sông lạnh vắng. Khách thương hồ cứ theo dòng nước lũ của Sông Tiền, qua Sông Hậu, xuống Ngã Năm, Ngã Bảy,...mà về Bạc Liêu, Cà Mau,...

Làng tôi ghe xuồng ken dày ở các bến sông, các đầu kênh thủy lợi. Trong làng, gần như nhà nào cũng có 5 – 10 người miệt vườn đến ở. Họ là người quen cả. Nhà tôi là bến đậu của cậu Út. Đời ông già cậu Út cũng đã ở nhà ông nội tôi để đi gặt rồi. Tình cảm gắn bó như ruột rà.

Sau gặt còn thời gian rảnh, ba tôi dẫn cậu Út đi bắt cá cạn hay xin ít cá lóc, cá rô loại nhỏ của láng giềng tát đìa để cậu Út làm mắm mang về quê. Những ngày ấy xóm tôi cứ nhộn nhịp. Đêm, má tôi đốt đèn để làm cá mắm với mợ Út. Trăng sáng vằng vặc, lũ trẻ chúng tôi mặc sức nô đùa.

Một ông lão tóc bới củ tỏi người Tiền Giang bảo tôi: “Hễ tới mùa gió chướng là cái máu lang bạt kì hồ ở qua nó nổi lên, liền xuống xuồng rong ruổi về miền Hậu Giang. Gặt mướn bây giờ chỉ là cái cớ để thăm người cũ, chốn cũ ấy mà.”.

(Theo Phan Trung Nghĩa)

- Gió chướng: gió mùa đông bắc ở Nam Bộ.

- Khách thương hồ: những người buôn bán trên sông nước, trong bài chỉ những người đi ghe xuồng từ miệt vườn đến vùng bán đảo Cà Mau gặt thuê theo mùa.

- Mướn: thuê

- Miệt vườn: trong bài chỉ vùng hai bên sông Tiền Giang, nơi có nhiều vườn cây ăn quả.

- Ông già: cha, bố.

- Tóc bới củ tỏi (hay tóc búi củ hành): kiểu tóc đàn ông thời xưa, tóc để dài và búi ra phía sau thành hình củ tỏi.

- Lang bạt kì hồ: cuộc sống nay đây mai đó.

- Qua: cách tự xưng hô thân mật của người lớn tuổi với người nhỏ tuổi (ở Nam Bộ).

2. (trang 54, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Viết Đ (đúng) hoặc S (sai) vào chỗ trống.

a. Khách thương hồ trong bài chỉ những người buôn bán. (...)

b. Khách thương hồ hằng năm đi gặt thuê nơi xa. (...)

c. Khác thương hồ đi thành đoàn rất đông vui. (...)

d. Trong thời gian gặt thuê, họ ở nhờ nhà những người dân nơi đó. (...)

e. Cậu Út là cậu ruột của nhân vật “tôi”. (...)

g. Hễ tới mùa gió chướng là ông cụ tóc búi củ tỏi lại rong ruổi về miền Hậu Giang để thỏa mãn cái thú lang bạt kì hồ. (...)

Quảng cáo

Trả lời:

a. S

b. Đ

c. Đ

d. Đ

e. S

g. Đ

3. (trang 55, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Mùa gặt mướn của vùng Bạc Liêu, Cà Mau bắt đầu khi nào?

Quảng cáo

Trả lời:

Mùa gặt bắt đầu từ khi có gió chướng, vào tháng mười.

4. (trang 55, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Việc gặt hái ở đây khác các vùng khác như thế nào?

Quảng cáo

Trả lời:

Họ đi ghe xuồng từ miệt vườn xuống đến vùng bán đảo Cà Mau để gặt thuê và ở nhà nhà người dân.

5. (trang 55, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Sau gặt còn thời gian rảnh, khách thương hồ cùng nhà chủ làm gì?

Trả lời:

Họ đi bắt cá cạn hay xin ít cá lóc, cá rô loại nhỏ của láng giềng tát dìa để làm mắm mang về quê.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác