200 câu trắc nghiệm Sinh học 10 Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào có đáp án



Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

Để học tốt Sinh học lớp 10, dưới đây là mục lục các bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Chương 3.

Quảng cáo

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 Chương 3 năm 2021

Bộ 200 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 Chương 3

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 13 có đáp án năm 2021

Câu 1: Dựa vào trạng thái có sẵn sàng sinh công hay không, người ta phân chia năng lượng thành mấy loại ?

A. 3 loại

B. 5 loại

C. 4 loại

D. 2 loại

Lời giải:

Dựa vào trạng thái có sẵn sàng sinh công hay không, người ta phân chia năng lượng thành 2 loại: Động năng và thế năng.

  • Động năng: là dạng năng lượng sẵn sàng sinh ra công.
  • Thế năng: là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công.
ccp>

Câu 2: Các trạng thái tồn tại của năng lượng là

A. Thế năng

B. Động năng

C. Quang năng

D. Cả A và B

Lời giải:

Dựa vào trạng thái tồn tại của năng lượng ta chia ra là thế năng ( dạng dự trữ) và động năng ( sẵn sang sinh công)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Năng lượng trong tế bào thường tồn tại tiềm ẩn và chủ yếu ở dạng

A. Quang năng.

B. Hoá năng.

C. Nhiệt năng.

D. Cơ năng.

Lời giải:

Trong tế bào năng lượng tồn tại dưới các dạng: hóa năng, nhiệt năng, điện năng,... Trong đó, năng lượng chủ yếu của tế bào là hóa năng (năng lượng trong các liên kết hóa học).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Dạng năng lượng nào là dạng năng lượng tiềm ẩn chủ yếu trong tế bào?

A. Điện năng.

B. Quang năng.

C. Hóa năng.

D. Cơ năng.

Lời giải:

Trong tế bào năng lượng tồn tại dưới các dạng: hóa năng, nhiệt năng, điện năng,.. Trong đó, năng lượng chủ yếu của tế bào là hóa năng (năng lượng trong các liên kết hóa học).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Dạng năng lượng chủ yếu tồn tại trong tế bào là

A. Nhiệt năng và thế năng

B. Hóa năng và động năng

C. Nhiệt năng và hóa năng

D. Điện năng và động năng.

Lời giải:

Dạng năng lượng chủ yếu tồn tại trong tế bào là nhiệt năng và hóa năng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: “Đồng tiền năng lượng của tế bào” là tên gọi ưu ái dành cho hợp chất cao năng nào ?

A. NADPH

B. ATP

C. ADP

D. FADH2

Lời giải:

“Đồng tiền năng lượng của tế bào” là tên gọi dành cho ATP

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Nói về ATP, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Là một hợp chất cao năng

B. Là đồng tiền năng lượng của tế bào

C. Là hợp chất chứa nhiều năng lượng nhất trong tế bào

D. Được sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất và sử dụng trong các hoạt động sống của tế bào

Lời giải:

ATP là một hợp chất cao năng gồm 1 bazơnitơ ađênin liên kết với 3 nhóm photphat và đường ribôzơ; được sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất và sử dụng trong các hoạt động sống của tế bào và được coi là “Đồng tiền năng lượng của tế bào”.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Ađênôzin triphôtphat là tên đây đủ của hợp chất nào sau đây?

A. ARP

B. ANP

C. APP

D. ATP

Lời giải:

Ađênôzin triphôtphat là tên đây đủ của hợp chất ATP.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là

A. Ađenôzin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.

B. Ađenôzin, đường deôxiribozơ, 3 nhóm photphat.

C. Ađenin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.

D. Ađenin, đường đeôxiribôzơ, 3 nhóm photphat.

Lời giải:

ATP (Adenozin triphotphat): gồm 1 bazơnitơ ađênin liên kết với 3 nhóm photphatđường ribôzơ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là

A. Bazo nito adenozin, đường ribozo, 2 nhóm photphat

B. Bazo nito adenozin, đường deoxiribozo, 3 nhóm photphat

C. Bazo nito adenin, đường ribozo, 3 nhóm photphat

D. Bazo nito adenin, đường deoxiribozo, 1 nhóm photphat

Lời giải:

ATP (Adenozin triphotphat): gồm 1 bazơnitơ ađênin liên kết với 3 nhóm photphatđường ribôzơ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Ngoài bazơ nitơ, thành phần còn lại của phân tử ATP là

A. 3 phân tử đường ribôzơ và 1 nhóm phôtphat.

B. 3 phân tử đường đêôxiribôzơ và 1 nhóm phôtphat,

C. 1 phân tử đường ribỏzơ và 3 nhóm phôtphat.

D. 1 phân tử đường đêôxiribôzơ và 3 nhóm phôtphat.

Lời giải:

Ngoài bazơ nitơ, thành phần còn lại của phân tử ATP là 1 phân tử đường ribỏzơ và 3 nhóm phôtphat.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong

A. Ti thể.

B. Tế bào chất

C. Lục lạp.

D. Riboxom.

Lời giải:

ATP chủ yếu được sinh ra trong ti thể.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: ATP chủ yếu được sinh ra ở bào quan

A. Lục lạp.

B. Lưới nội chất

C. Ti thể.

D. Thể Gôngi.

Lời giải:

ATP chủ yếu được sinh ra trong ti thể.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì

A. Nó có các liên kết phốtphát cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.

B. Các liên kết phốtphát cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá huỷ.

C. Nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể.

D. Nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng.

Lời giải:

ATP có liên kết giữa 2 nhóm phôtphat cuối cùng dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng (2 liên kết cao năng). Mỗi liên kết cao năng bị phá vỡ giải phóng 7,3 kcal.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: ATP được coi là “đồng tiền năng lượng của tế bào” vì 

(1) ATP là một hợp chất cao năng 

(2) ATP dễ dàng truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua việc chuyển nhóm photphat cuối cùng cho các chất đó để tạo thành ADP 

(3) ATP được sử dụng trong mọi hoạt động sống cần tiêu tốn năng lượng của tế bào 

(4) Mọi chất hữu cơ trải qua quá trình oxi hóa trong tế bào đều sinh ra ATP. 

Những giải thích đúng trong các giải thích trên là

A. (1), (2), (3)

B. (3), (4)

C. (2), (3), (4)

D. (1), (2), (3), (4)

Lời giải:

ATP được coi là “đồng tiền năng lượng của tế bào” vì ATP được sử dụng trong mọi hoạt động sống cần tiêu tốn năng lượng của tế bào, mọi chất hữu cơ trải qua quá trình oxi hóa trong tế bào đều sinh ra ATP.

Đáp án cần chọn là: B

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 14 có đáp án năm 2021

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải của enzim?

A. Là hợp chất cao năng

B. Là chất xúc tác sinh học

C. Được tổng hợp trong các tế bào sống

D. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng

Lời giải:

Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống. Enzim làm tăng tốc độ của phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.

Enzim không phải là hợp chất cao năng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Phát biểu  sau đây có nội dung  đúng là :

A. Enzyme là một chất  xúc tác sinh học

B. Enzyme được cấu  tạo từ các đisaccrit

C. Enzyme sẽ lại biến  đổi khi tham gia vào  phản ứng

D. Ở động vật , enzyme do các tuyến nội tiết  tiết ra

Lời giải:

Phát biểu đúng là A.

Ý B sai vì enzyme được cấu tạo từ protein ( 1 số enzyme có thêm phần coenzyme)

Ý C sai vì enzyme không bị biến đổi khi tham gia phản ứng

Ý D sai vì ở động vật enzyme được tiết ra từ tuyến ngoại tiết

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Hoạt động nào sau đây là của enzim?

A. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất

B. Tham gia vào thành phần của các chất tổng hợp được

C. Điều hoà các hoạt động sống của cơ thế

D. Cả 3 hoạt động trên

Lời giải:

Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống, chúng có vai trò xúc tác các phản ứng trao đổi chất.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Enzim được tổng hợp trong tế bào sống để?

A. Cấu tạo các đại phân tử hữu cơ

B. Làm nguyên liệu tổng hợp các chất

C. Xúc tác các phản ứng sinh hóa

D. Làm chất trung gian chuyển hóa giữa các quá trình

Lời giải:

Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống, chúng có vai trò xúc tác các phản ứng trao đổi chất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Thành phần cơ bản của enzim là

A. Lipit.

B. Axit nucleic.

C. Cacbon hiđrat.

D. Protein.

Lời giải:

Enzim có bản chất là protein hoặc protein kết hợp với chất khác không phải là protein.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Thành phần nào dưới đây không thể thiếu trong cấu tạo của một enzim ?

A. Axit nuclêic

B. Prôtêin

C. Cacbohiđrat

D. Lipit

Lời giải:

Enzim có bản chất là protein hoặc protein kết hợp với chất khác không phải là protein.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Enzim có bản chất là

A. Prôtêin

B. Mônôsaccarit

C. Pôlisaccarit

D. Phôtpholipit

Lời giải:

Enzim có bản chất là prôtêin.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Khi enzim xúc tác phản ứng, cơ chất liên kết với

A. Cofactơ.

B. Protein.

C. Coenzim.

D. Trung tâm hoạt động.

Lời giải:

Trong phân tử enzim có cấu trúc không gian đặc biệt gọi là trung tâm hoạt động tương thích với cấu hình không gian của cơ chất mà nó tác động, là nơi enzim liên kết tạm thời với cơ chất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzim chuyên liên kết với cơ chất được gọi là

A. Trung tâm điều khiển   

B. Trung tâm vận động

C. Trung tâm phân tích 

D. Trung tâm hoạt động

Lời giải:

- Trong phân tử enzim có cấu trúc không gian đặc biệt gọi là trung tâm hoạt động tương thích với cấu hình không gian của cơ chất mà nó tác động, là nơi enzim liên kết tạm thời với cơ chất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Vùng không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất trong cấu trúc của enzim được gọi là

A. Trung tâm hoạt động

B. Trung tâm tổng hợp

C. Trung tâm ức chế 

D. Trung tâm hoạt hóa

Lời giải:

Vùng không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất trong cấu trúc của enzim được gọi là trung tâm hoạt động của enzyme.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Cơ chất là

A. Chất tham gia cấu tạo enzim

B. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng do enzim xúc tác

C. Chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác

D. Chất tạo ra do enzim liên kết với cơ chất

Lời giải:

Chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác gọi là cơ chất, có liên kết tạm thời với enzim .

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác gọi là

A. Trung tâm phản ứng

B. Nguyên liệu

C. Chất cảm ứng

D. Cơ chất

Lời giải:

Chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác gọi là cơ chất, có liên kết tạm thời với enzim .

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Hoạt động đầu tiên trong cơ chế tác động của enzim là

A. Tạo ra các sản phẩm trung gian   

B. Tạo ra phức hợp enzim – cơ chất

C. Tạo ra sản phẩm cuối cùng   

D. Giải phóng enzim khỏi cơ chất

Lời giải:

Enzim liên kết với cơ chất → enzim - cơ chất

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Trong cơ chế tác động của enzim, không có hoạt động nào sau đây?

A. Tương tác với enzim   

B. Tạo ra phức hợp enzim – cơ chất

C. Giải phóng enzim và sản phẩm

D. Phân hủy enzim sau khi giải phóng sản phẩm

Lời giải:

Enzim liên kết với cơ chất → enzim - cơ chất → enzim tương tác với cơ chất → enzim biến đổi cấu hình cho phù hợp với cơ chất → giải phóng enzim và sản phẩm

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Cơ chế hoạt động của enzim có thể tóm tắt thành một số bước sau 

(1) Tạo ra các sản phẩm trung gian 

(2) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất 

(3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim Trình tự các bước là

A. (2) → (1) → (3)  

B. (2) → (3) → (1)

C. (1) → (2) → (3) 

D. (1) → (3) → (2)

Lời giải:

Trình tự các bước trong cơ chế hoạt động của enzim là: - Enzim liên kết với cơ chất → enzim-cơ chất → enzim tương tác với cơ chất → enzim biến đổi cấu hình cho phù hợp với cơ chất → giải phóng enzim và sản phẩm.

→ (2) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất → (1) Tạo ra các sản phẩm trung gian → (3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim

Đáp án cần chọn là: A

Tham khảo các bài Sinh 10 Sinh học tế bào khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên