Top 100 Đề thi Sinh học 10 Cánh diều có đáp án

Bộ 100 Đề thi Sinh học 10 Cánh diều năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Sinh học 10.

Đề thi Sinh học 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Sinh 10 Cánh diều (cả năm) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

- Đề thi Sinh 10 Giữa kì 1 Cánh diều

- Đề thi Sinh 10 Học kì 1 Cánh diều

- Đề thi Sinh 10 Giữa kì 2 Cánh diều

- Đề thi Sinh 10 Học kì 2 Cánh diều

Quảng cáo

Xem thêm đề thi Sinh 10 cả ba sách:

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Sinh học lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Lĩnh vực nào dưới đây không thuộc các lĩnh vực nghiên cứu sinh học?

A. Di truyền học.

B. Khoa học vật liệu.

C. Tiến hóa.

D. Sinh thái học.

Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của sinh học là

A. thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm,… và con người.

B. tính di truyền và biến dị ở các loài sinh vật.

C. cấu tạo và các hoạt động chức năng của tế bào.

D. mối quan hệ tương tác giữa các cá thể sinh vật với nhau và với môi trường sống.

Quảng cáo

Câu 3: Đâu là ứng dụng của sinh học trong chăm sóc sức khỏe con người?

A. Chế biến các sản phẩm lên men như sữa chua, rượu, bia.

B. Tạo ra nhiều giống cây trồng mới.

C. Tạo ra các loại thuốc mới và vaccine phòng bệnh.

D. Tạo ra chế phẩm sinh học xử lý rác thải.

Câu 4: Hoạt động nào sau đây gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững?

A. Trồng cây phủ xanh đất trống, đồi trọc.

B. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như gió, năng lượng mặt trời.

C. Không xả chất thải chưa qua xử lí vào môi trường.

D. Sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo như than đá, dầu mỏ.

Câu 5: Thí nghiệm sinh học nào sau đây vi phạm đạo đức sinh học?

A. Nhân bản vô tính người và động vật.

B. Chuyển gene tạo ra giống lúa mới có năng suất cao.

C. Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật xử lí sự cố tràn dầu.

D. Tạo ra vaccine phòng bệnh cúm.

Câu 6: Phương pháp nào sau đây được sử dụng trong nghiên cứu, học tập môn Sinh học?

A. Phương pháp quan sát.

B. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

C. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

D. Cả 3 phương pháp trên.

Câu 7: Tin sinh học là

A. một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp với hóa học và phân tích.

B. một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu sinh học với kĩ thuật hóa học và lý học.

C. một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu nông nghiệp và các kĩ thuật hiện đại.

D. một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu sinh học, khoa học máy tính và thống kê.

Câu 8: Tiến trình nào sau đây thể hiện đúng các bước của phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm?

A. Tiến hành → Vệ sinh phòng thí nghiệm → Chuẩn bị.

B. Chuẩn bị → Tiến hành → Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm.

C. Vệ sinh phòng thí nghiệm → Chuẩn bị → Báo cáo.

D. Chuẩn bị → Vệ sinh phòng thí nghiệm → Báo cáo.

Câu 9: Nhữngthiết bị nào sau đây có vai trò đảm bảo an toàn cho người làm việc trong phòng thí nghiệm?

A. Găng tay, áo bảo hộ, kính bảo vệ mắt.

B. Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật.

C. Phần mềm dạy học, xử lí số liệu.

D. Cân điện tử, bộ cảm biến.

Câu 10: Hành vi nào sau đây không đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm?

A. Khi làm việc với hóa chất độc hại cần phải thực hiện ở nơi thoáng khí hoặc có tủ hút khí độc.

B. Tuân thủ quy tắc pha hóa chất.

C. Sử dụng thiết bị phòng thí nghiệm mà chưa nắm chính xác quy tắc vận hành.

D. Mặc áo, đeo găng tay và đồ bảo hộ khi thực hiện thí nghiệm.

Câu 11: Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm

A. nguyên tử, phân tử, bào quan.

B. nguyên tử, phân tử, tế bào, cơ thể.

C. tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.

D. phân tử, bào quan, tế bào, cơ thể.

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của thế giới sống?

A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

B. Hệ thống khép kín và tự điều chỉnh.

C. Hệ thống mở và luôn ổn định.

D. Không có sự thay đổi vật chất di truyền.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống?

A. Cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.

B. Các phân tử, bào quan chỉ thực hiện được các chức năng sống khi là những yếu tố cấu thành tế bào.

C. Tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của mọi cơ thể sống.

D. Các cá thể cùng loài cùng phân bố trong khu vực nhất định hình thành nên quần xã sinh vật.

Câu 14: Vào những năm 1670, ai là người đã quan sát được vi khuẩn và nguyên sinh động vật?

A. Antonie van Leeuwenhoek.

B. Robert Hooke.

C. Matthias Schleiden.

D. Theodor Schwann.

Câu 15: Những sinh vật chỉ được cấu tạo từ một tế bào gọi là

A. sinh vật đơn giản.

B. sinh vật đơn bào.

C. sinh vật đa bào.

D. sinh vật phức tạp.

Câu 16: Hãy hoàn thành sơ đồ sau về thứ tự từ thấp đến cao của các cấp độ tổ chức sống.

Đề thi Giữa kì 1 Sinh học lớp 10 Cánh diều có đáp án (4 đề)

A. (1) Tế bào; (2) Cơ quan; (3) Hệ cơ quan; (4) Quần thể.

B. (1) Hệ cơ quan; (2) Quần thể; (3) Quần xã – Hệ sinh thái; (4) Sinh quyển.

C. (1) Mô; (2) Quần xã – Hệ sinh thái; (3) Quần thể; (4) Sinh quyển.

D. (1) Tế bào; (2) Quần thể; (3) Quần xã – Hệ sinh thái; (4) Sinh quyển.

Câu 17: Học thuyết tế bào không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào.

B. Tất cả mọi vật trên Trái đất đều được cấu tạo từ tế bào.

C. Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.

D. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.

Câu 18: Cấp độ tổ chức sống nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống là

A. Nguyên tử.

B. Phân tử.

C. Tế bào.

D. Cơ thể.

Câu 19: Các nguyên tố hóa học chiếm hàm lượng lớn trong cơ thể được gọi là

A. các hợp chất hữu cơ.

B. các hợp chất vô cơ.

C. các nguyên tố vi lượng.

D. các nguyên tố đa lượng.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây saikhi nói về các nguyên tử carbon có trong tất cả phân tử hữu cơ?

A. Chúng liên kết với nhau và với nhiều nguyên tử khác.

B. Chúng có thể hình thành nhiều loại liên kết cộng hóa trị.

C. Chúng tạo thành mạch xương sống cho các phân tử hữu cơ.

D. Chúng làm giảm sự đa dạng về cấu trúc của các hợp chất.

Câu 21: Nước hóa hơi khi loại liên kết nào bị phá vỡ?

A. Liên kết ion.

B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.

C. Liên kết cộng hóa trị phân cực.

D. Liên kết hydrogen.

Câu 22: Phân tử sinh học nào dưới đây thuộc nhóm carbohydrate?

A. Polypeptide.

B. Glycogen.

C. Steroid.

D. Cholesterol.

Câu 23: Cấu tạo của nucleotide không có thành phần nào dưới đây?

A. Gốc phosphate.

B. Đường pentose.

C. Ion kim loại.

D. Nitrogenous base.

Câu 24: Tất cả các protein đều

A. là các enzyme.

B. gồm vài gốc amino acid.

C. gồm một hoặc nhiều polypeptide.

D. có cấu trúc bậc 4.

Câu 25: Carbohydrate có vai trò

A. tham gia vào cơ chế xúc tác phản ứng.

B. lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.

C. dự trữ năng lượng, giúp cho sự hấp thu một số vitamin.

D. cung cấp năng lượng, tham gia cấu tạo nhiều hợp chất trong tế bào.

Câu 26: Phospholipid có thể hình thành hai lớp của màng vì chúng

A. nhẹ hơn nước.

B. không tan trong nước.

C. lưỡng tính (một phần mang tính acid, một phần mang tính base).

D. lưỡng cực (một phần ưa nước, một phần kị nước).

Câu 27: Các amino acid được phân biệt với nhau bởi

A. các nhóm carboxyl khác nhau liên kết với một nguyên tử carbon.

B. các nhóm amino khác nhau liên kết với một nguyên tử carbon.

C. các mạch bên khác nhau liên kết với một nguyên tử carbon.

D. các nguyên tử carbon khác nhau liên kết với cùng một loại mạch bên.

Câu 28: Lựa chọn nào dưới đây không thể hiện sự kết cặp đúng của đơn phân / polymer (đại phân tử) sinh học?

A. Monosaccharide / Polysaccharide.

B. Amino acid / Protein.

C. Acid béo / Triglyceride.

D. Nucleotide / Nucleic acid.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Trong các cấp độ tổ chức của thế giới sống, cấp độ tổ chức nào là cơ bản nhất? Tại sao?

Câu 2 (1 điểm): Tại saocơm không có vị ngọt nhưng khi chúng ta nhai kĩ thấy có vị ngọt?

Câu 3 (1 điểm): Một nhà dinh dưỡng học đưa ra lời khuyên rằng: “Nên thường xuyên thay đổi các món ăn khác nhau và trong một bữa nên ăn nhiều món.” Theo em, lời khuyên này nhằm mục đích gì?

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Sinh học lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm là

A. phương pháp sử dụng giác quan để thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu.

B. phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm.

C. phương pháp nghiên cứu được thực hiện bên ngoài phòng thí nghiệm.

D. phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện được tác động có chủ đích.

Câu 2: Việc xác định được có khoảng 30 000 gene trong DNA của con người có sự hỗ trợ của

A. thống kê.

B. tin sinh học.

C. khoa học máy tính.

D. pháp y.

Câu 3: Đơn vị quần xã dùng để chỉ tập hợp của

A. toàn bộ các sinh vật cùng loài.

B. toàn bộ các sinh vật khác loài.

C. một quần thể cùng loài.

D. các quần thể khác loài sống trong một khu vực.

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ…, các hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra trong…”

A. Tế bào.

B. Mô.

C. Cơ quan.

D. Cơ thể.

Câu 5: Có tối đa bao nhiêu electron mà một nguyên tử carbon có thể chia sẻ với các nguyên tử khác?

A. 2.

B. 4.

C. 6.

D. 8.

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về lipid?

A. Chúng hòa tan trong nước.

B. Chúng là thành phần quan trọng của màng tế bào.

C. Chúng không phải là polymer.

D. Chúng được cấu tạo hoặc không được cấu tạo từ acid béo.

Câu 7: Cấu trúc nào của tế bào nhân sơ có vai trò kiểm soát sự ra vào các chất?

A. Vỏ nhầy.

B. Plasmid.

C. Roi.

D. Màng tế bào.

Câu 8: Tế bào vi khuẩn có chứa bào quan nào sau đây?

A. Lysosome.

B. Ribosome.

C. Trung thể.

D. Lưới nội chất.

Câu 9: Thành phần nào sau đây sản xuất và sửa đổi các protein sẽ được tiết ra ngoài tế bào?

A. Bộ máy Golgi.

B. Không bào.

C. Lysosome.

D. Peroxisome.

Câu 10: Bào quan nào sau đây thường chiếm thể tích lớn trong tế bào thực vật?

A. Nhân.

B. Ti thể.

C. Không bào trung tâm.

D. Bộ máy Golgi.

Câu 11: Thành phần nào sau đây có chứa các enzyme chuyển hydrogen từ các chất khác nhau đến oxygen tạo ra H2O2?

A. Lysosome.

B. Không bào.

C. Bộ máy Golgi.

D. Peroxisome.

Câu 12: Trong tế bào vi khuẩn, ribosome có chức năng nào sau đây?

A. Hấp thụ chất dinh dưỡng cho tế bào.

B. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.

C. Tổng hợp protein cho tế bào.

D. Cả 3 chức năng trên.

Câu 13: Các thành phần nào sau đây không bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ?

A. Màng sinh chất, thành tế bào, vỏ nhầy.

B. Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.

C. Vỏ nhầy, vùng nhân, tế bào chất.

D. Vỏ nhầy, roi, lông.

Câu 14: Một tế bào thiếu khả năng tổng hợp và tiết glycoprotein rất có thể sẽ bị thiếu

A. DNA nhân.

B. ribosome.

C. bộ máy Golgi.

D. ribosome và bộ máy Golgi.

Câu 15: Bào quan nào sau đây không được ghép đúng với chức năng của nó?

A. Bộ máy Golgi – sửa đổi, đóng gói và vận chuyển protein.

B. Lysosome – phân giải các phân tử lớn.

C. Peroxisome – tổng hợp ATP.

D. Lưới nội chất – tổng hợp lipid.

Câu 16: Hình thức vận chuyển nào sau đây không tiêu tốn năng lượng ATP?

A. Vận chuyển chủ động.

B. Thẩm thấu.

C. Nhập bào.

D. Xuất bào.

Câu 17: Vận chuyển chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao là cơ chế

A. chủ động.

B. thụ động.

C. khuếch tán.

D. thẩm thấu.

Câu 18: Sự phân giải của các phân tử dự trữ năng lượng không cung cấp trực tiếp năng lượng cho tế bào mà gián tiếp thông qua

A. ATP.

B. protein.

C. lipid.

D. enzyme.

Câu 19: Enzyme không có đặc điểm nào sau đây?

A. Hoạt tính xúc tác mạnh.

B. Có tính đặc hiệu với phản ứng và cơ chất.

C. Sử dụng năng lượng ATP.

D. Thực hiện nhiều phản ứng trung gian.

Câu 20: Trong pha sáng của quá trình quang hợp, ATP và NADPH được tổng hợp nhờ

A. sắc tố quang hợp hấp thụ ánh sáng.

B. hoạt động của chuỗi chuyền electron.

C. quang phân li nước.

D. chu trình Calvin.

Câu 21: Quá trình đường phân diễn ra

A. ở bào tương.

B. ở ti thể.

C. chỉ khi có O2.

D. chỉ khi không có O2.

Câu 22: Các hợp chất hữu cơ có thể được tạo ra từ các sản phẩm của chu trình Calvin bao gồm

A. chỉ có carbohydrate.

B. chỉ có amino acid.

C. chỉ có lipid.

D. carbohydrate, amino acid và lipid.

Câu 23: Một tế bào có thành tế bào sẽ gặp khó khăn nhất khi thực hiện quá trình

A. khuếch tán.

B. thẩm thấu.

C. nhập bào.

D. vận chuyển chủ động.

Câu 24: Nếu quá trình thủy phân ATP bị ức chế, thì kiểu vận chuyển các chất qua màng nào sau đây cũng bị ức chế?

A. Sự di chuyển của oxy vào tế bào.

B. Chuyển động của nước qua kênh aquaporin.

C. Sự khuếch tán dễ dàng của một chất có thể thẩm thấu.

D. Sự vận chuyển các ion ngược chiều gradient nồng độ.

Câu 25: Một con trùng biến hình sống trong hồ ăn một con trùng giày. Con trùng biến hình sử dụng phân tử nào sau đây để nhanh chóng phân hủy các phân tử hữu cơ trong trùng giày?

A. Enzyme.

B. Glucose.

C. Nước.

D. Chất độc.

Câu 26: Năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yếu lấy từ đâu?

A. ATP do các ti thể trong tế bào cung cấp.

B. ATP và NADPH từ pha sáng của quang hợp.

C. ATP từ quá trình hô hấp tế bào.

D. Tất cả các nguồn năng lượng trên.

Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về pha tối của quá trình quang hợp?

A. Pha tối của quang hợp diễn ra ở xoang thylakoid.

B. Pha tối của quang hợp không sử dụng sản phẩm của pha sáng.

C. Pha tối của quang hợp sử dụng sản phẩm của pha sáng.

D. Pha tối diễn ra ở những tế bào không được chiếu sáng.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp tế bào?

A. Quang hợp tạo ra glucose còn hô hấp tế bào sử dụng glucose.

B. Quang hợp tạo ra oxygen còn hô hấp tế bào sử dụng oxygen.

C. Quang hợp chỉ xảy ra ở thực vật trong khi hô hấp tế bào chỉ xảy ra ở động vật.

D. Quang hợp chỉ xảy ra trong điều kiện có ánh sáng còn hô hấp tế bào xảy ra mọi lúc.

B. Phần tự luận

Câu 1: Tại sao khi luộc trứng thì protein của trứng lại bị đông đặc lại?

Câu 2: Tại sao màng sinh chất của nguyên sinh vật sống trong môi trường nước ngọt không bị vỡ khi có lượng lớn nước đi vào trong tế bào?

Câu 3: Có ý kiến cho rằng: “Phân tử glucose được vận chuyển vào trong ti thể để tham gia vào quá trình hô hấp tế bào”. Ý kiến trên là đúng hay sai? Hãy thiết kế một thí nghiệm đơn giản để chứng minh.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Sinh học lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác gọi là

A. phân tích tế bào.

B. mối quan hệ giữa các tế bào.

C. thông tin giữa các tế bào.

D. xử lí tín hiệu tế bào.

Câu 2: Sự kết thúc quá trình truyền thông tin giữa các tế bào đòi hỏi điều gì sau đây?

A. Loại bỏ thụ thể.

B. Đảo ngược sự liên kết giữa phân tử tín hiệu và thụ thể.

C. Hoạt hóa một loạt các phân tử truyền tin khác.

D. Phân hủy phân tử truyền tin cuối cùng.

Câu 3: Quá trình thông tin giữa các tế bào gồm có

A. 1 giai đoạn.

B. 2 giai đoạn.

C. 3 giai đoạn.

D. 4 giai đoạn.

Câu 4: Biểu hiện nào sau đây là kết quả của việc một phân tử tín hiệu liên kết với một thụ thể?

A. Sự hoạt hóa enzyme thụ thể.

B. Sự thay đổi hình dạng của thụ thể.

C. Sự di chuyển của thụ thể trong màng sinh chất.

D. Sự giải phóng tín hiệu khỏi thụ thể.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây mô tả đúng về quá trình truyền thông tin giữa các tế bào?

A. Các tế bào truyền thông tin với nhau thường ở gần nhau.

B. Các thụ thể giữ nguyên hình dạng khi liên kết với phân tử tín hiệu.

C. Lipid màng bị biến đổi trong quá trình truyền tin.

D. Hoạt động enzyme trong tế bào chất hoặc sự tổng hợp RNA của tế bào nhận tín hiệu có thể biến đổi.

Câu 6:Sự truyền tín hiệu qua synapse giữa các tế bào thần kinh lân cận giống như truyền tín hiệu hormone (truyền tin nội tiết) ở đặc điểm nào sau đây?

A. Các phân tử tín hiệu được tiết vào máu.

B. Các phân tử tín hiệu được truyền ở khoảng cách xa.

C. Các phân tử tín hiệu có cấu trúc giống nhau.

D. Cần có sự liên kết của phân tử tín hiệu với thụ thể.

Câu 7: Pha G1 là pha

A. chuẩn bị nhân đôi DNA.

B. nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể.

C. chuẩn bị phân bào.

D. phân bào.

Câu 8: Ở kì trung gian, pha nào có sự tổng hợp các chất cần thiết cho sự tăng trưởng và hoạt động sống của tế bào?

A. Pha G1.

B. Pha G2.

C. Pha S.

D. Pha M.

Câu 9:Ung thư được hình thành do cơ chế nào sau đây?

A. Các tế bào phân chia một cách bình thường.

B. Các tế bào phân chia liên tục và di căn đến các bộ phận khác.

C. Các tế bào phân chia bình thường và di căn đến các bộ phận khác.

D. Các tế bào không có khả năng phân chia.

Câu 10: Nhiễm sắc thể kép tồn tại trong quá trình nguyên phân ở

A. kì trung gian đến hết kì giữa.

B. kì trung gian đến hết kì sau.

C. kì trung gian đến hết kì cuối.

D. kì đầu, kì giữa và kì sau.

Câu 11: Kì đầu của quá trình nguyên phân không xảy ra sự kiện nào sau đây?

A. Các nhiễm sắc thể bắt đầu đóng xoắn và co ngắn.

B. Thoi phân bào được hình thành.

C. Các nhiễm sắc thể kép đính với thoi phân bào ở tâm động.

D. Các nhiễm sắc thể kép tiếp hợp và trao đổi chéo.

Câu 12: Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để phòng tránh bệnh ung thư?

A. Tránh tiếp xúc với tác nhân gây ung thư.

B. Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp, không sử dụng chất kích thích.

C. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

D. Chỉ đi khám sức khỏe khi có dấu hiệu của bệnh.

Câu 13: Trong giảm phân, nhiễm sắc thể trải qua hai lần phân bào liên tiếp, nhưng chỉ nhân đôi

A. một lần.

B. hai lần.

C. ba lần.

D. bốn lần.

Câu 14:Trong giảm phân II, các NST có trạng thái kép ở các kì nào sau đây?

A. Kì giữa II, kì sau II và kì cuối II.

B. Kì đầu II, kì sau II và kì cuối II.

C. Kì đầu II, kì giữa II.

D. Tất cả các kì.

Câu 15: Các nhân tố bên ngoài như nhiệt độ, các hóa chất, bức xạ có tác động

A. kích thích quá trình giảm phân.

B. ức chế quá trình giảm phân.

C. quy định thời điểm bắt đầu giảm phân.

D. làm tăng tốc độ quá trình giảm phân hình thành giao tử.

Câu 16: Sự phối hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế

A. duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể (2n) của loài qua các thế hệ tế bào.

B. duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể (n) của loài qua các thế hệ tế bào.

C. duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ.

D. duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài sinh sản vô tính qua các thế hệ.

Câu 17:Phát biểu nào đúng khi nói về quá trình giảm phân?

A. Kết quả của giảm phân luôn tạo ra 4 loại giao tử.

B. Trao đổi chéo là cơ chế tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất trong giảm phân.

C. Loài nào có số lượng nhiễm sắc thể càng lớn thì qua giảm phân càng tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.

D. Tất cả các sinh vật đều có thể phân chia giảm phân.

Câu 18:Đặc trưng nào dưới đây của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân I?

A. Các nhiễm sắc thể đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.

B. Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép.

C. Các nhiễm sắc thể kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.

D. Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

Câu 19:Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn?

A. 2.

B. 4.

C. 8.

D. 16.

Câu 20: Khi làm tiêu bản quan sát quá trình nguyên phân, mục đích của việc ngâm củ hành trong nước và trồng hành để thu hoạch bộ phận là

A. rễ hành.

B. thân hành.

C. lá hành.

D. hoa hành.

Câu 21: Quan sát tiêu bản giảm phân ở hoa hẹ, ta thấy tế bào có các nhiễm sắc thể đang xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo, tế bào này đang ở

A. kì đầu.

B. kì giữa.

C. kì sau.

D. kì cuối.

Câu 22: Khi làm tiêu bản quan sát tế bào nguyên phân, người ta thường lấy mẫu ở đầu chóp rễ hành chủ yếu vì

A. đầu chóp rễ hành chứa mô phân sinh ngọn.

B. đầu chóp rễ hành chứa nhiều tế bào hơn.

C. đầu chóp rễ hành mềm dễ ép tạo tiêu bản.

D. đầu chóp rễ hành dễ bắt màu với thuốc nhuộm.

Câu 23: Trong quy trình làm và quan sát tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào thực vật, phải đặt túi phấn lên lam kính có sẵn HCl nhằm

A. làm cho NST dừng di chuyển.

B. làm cho NST tăng kích thước.

C. làm cho NST tách rời nhau ra.

D. làm cho NST được bắt màu tốt hơn.

Câu 24: Nhân bản vô tính ở động vật là quá trình

A. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn giống nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh dưỡng ban đầu.

B. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn khác nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh dưỡng ban đầu.

C. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn khác nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh dục chín ban đầu.

D. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn giống nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh dục chín ban đầu.

Câu 25: Đâu không phải là thành tựu của công nghệ tế bào thực vật?

A. Nhân nhanh các giống cây trồng.

B. Tạo mô, cơ quan thực vật thay thế.

C. Tạo giống cây trồng mới.

D. Sản xuất các chất có hoạt tính sinh học trong tế bào thực vật.

Câu 26: Nhân bản vô tính không được phép thực hiện trên người vì

A. người có bộ NST lớn khó thực hiện.

B. không đủ trang thiết bị hiện đại.

C. các lí do về đạo đức sinh học.

D. gặp khó khăn trong việc chuyển gene.

Câu 27: Nguyên liệu nào sau đây không dùng làm nguyên liệu đầu vào của công nghệ vi nhân giống cây trồng?

A. Mô phân sinh đỉnh.

B. Lá cây.

C. Thân cây.

D. Mô bần.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phản biệt hóa?

A. Là quá trình kích hoạt tế bào đã biệt hóa thành tế bào mới giảm hoặc không còn tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng.

B. Phản biệt hóa có thể thực hiện ở hầu hết các loại tế bào khác nhau của cơ thể thực vật.

C. Phản biệt hóa ở tế bào động vật thường dễ thực hiện hơn ở tế bào thực vật.

D. Khả năng phản biệt hóa của tế bào động vật có sự khác biệt rất lớn giữa các loại tế bào, mô, cơ quan.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Tế bào có phân chia mãi không? Cho ví dụ.

Câu 2 (1 điểm): Lấy ví dụ một số cây trồng, vật nuôi được điều khiển sinh sản bằng hormone sinh dục.

Câu 3 (1 điểm): Tại sao công nghệ tế bào thường được phối hợp với công nghệ gene trong quy trình nghiên cứu, sản xuất các dược phẩm có bản chất là protein?

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Sinh học lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Đáp ứng tế bào là

A. sự thay đổi hình dạng thụ thể dẫn đến hoạt hóa thụ thể.

B. những thay đổi trong tế bào đích.

C. những thay đổi trong phân tử tín hiệu.

D. sự truyền tín hiệu hóa học trong tế bào.

Câu 2: Ảnh hưởng của yếu tố nào sau đây có thể dẫn đến bệnh ung thư?

A. Môi trường sống ô nhiễm.

B. Yếu tố di truyền.

C. Sử dụng thực phẩm không an toàn.

D. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 3: Để hình thành trứng và tinh trùng cần phải trải qua quá trình

A. nhân đôi nhiễm sắc thể.

B. giảm phân.

C. thụ tinh.

D. phân giải.

Câu 4: Các phân tử tín hiệu kị nước như testosterone đi qua màng của tất cả các tế bào nhưng chỉ ảnh hưởng đến các tế bào đích bởi vì

A. chỉ các tế bào đích mới có các đoạn DNA thích hợp.

B. chỉ các tế bào đích có các enzyme vận chuyển testosterone.

C. thụ thể nội bào chỉ có ở tế bào đích.

D. chỉ trong các tế bào đích testosterone mới có thể bắt đầu chuỗi truyền tin nội bào dẫn đến kích hoạt sự phiên mã gene.

Câu 5: Kĩ thuật loại bỏ thành tế bào và lai giữa các tế bào cùng loài hoặc khác loài gọi là

A. vi nhân giống.

B. dung hợp tế bào trần.

C. nuôi cấy hạt phấn.

D. nuôi tế bào đơn bội.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nhân bản vô tính ở động vật?

A. Dê Barbari là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính.

B. Nhân bản vô tính chỉ được phép làm trên động vật.

C. Nhân bản vô tính tạo ra các cá thể hoàn toàn khác nhau.

D. Các cá thể nhân bản vô tính giống nhau về kiểu hình nhưng có kiểu gene khác nhau.

Câu 7: Căn cứ để phân loại các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật là

A. dựa vào nguồn carbon và nguồn cung cấp vật chất.

B. dựa vào nguồn oxygen và nguồn cung cấp năng lượng.

C. dựa vào nguồn oxygen và nguồn cung cấp vật chất.

D. dựa vào nguồn carbon và nguồn cung cấp năng lượng.

Câu 8: Vi khuẩn và vi khuẩn cổ thuộc

A. giới Khởi sinh.

B. giới Nguyên sinh.

C. giới Nấm.

D. giới Thực vật.

Câu 9: Vì sao khuẩn lạc nấm mốc thường lan rộng?

A. Do tế bào nấm mốc phát triển tạo thành sợi dài, xốp.

B. Do tế bào nấm mốc phát triển tạo thành dạng rắn.

C. Do môi trường nuôi cấy nấm mốc thường khô và loãng.

D. Do khuẩn lạc nấm mốc thường kết hợp với khuẩn lạc vi sinh vật khác và lan rộng.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm của vi sinh vật?

A. Vi sinh vật không thể tồn tại trong cơ thể thực vật và động vật.

B. Vi sinh vật có kích thước nhỏ nên quá trình hấp thu và chuyển hóa vật chất chậm.

C. Vi sinh vật thuộc giới Nấm là sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập đoàn đơn bào, dị dưỡng.

D. Vi sinh vật rất đa dạng nhưng phân bố của chúng rất hẹp.

Câu 11: Sinh khối vi khuẩn đạt cao nhất vào thời điểm

A. đầu pha tiềm phát, cuối pha lũy thừa.

B. cuối pha tiềm phát, đầu pha lũy thừa.

C. đầu pha lũy thừa, cuối pha cân bằng.

D. cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng.

Câu 12: Hình thức sinh sản vô tính bằng phân đôi theo hình thức phân bào không có thoi vô sắc xảy ra ở

A. một số vi sinh vật nhân sơ.

B. phần lớn vi sinh vật nhân sơ.

C. tất cả vi sinh vật nhân sơ.

D. tất cả vi sinh vật nhân thực.

Câu 13: Mô tả nào dưới đây nói về pha tiềm phát (pha lag) của quần thể vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường dinh dưỡng lỏng, hệ kín?

A. Vi khuẩn phân chia rất chậm, số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi.

B. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và DNA, chuẩn bị cho quá trình phân bào; mật độ tế bào trong quần thể gần như không thay đổi.

C. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng phân chia rất chậm, số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi.

D. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và DNA, các tế bào trong quần thể phân chia mạnh mẽ.

Câu 14: Vi sinh vật B có khả năng sinh trưởng ở pH khoảng 5,5 – 8,0, sinh trưởng tối ưu ở pH 6,5 – 7,0. Chúng thuộc nhóm vi sinh vật nào dưới đây?

A. Nhóm vi sinh vật ưa acid.

B. Nhóm vi sinh vật ưa kiềm.

C. Nhóm vi sinh vật chịu kiềm.

D. Nhóm vi sinh vật ưa trung tính.

Câu 15: Kháng sinh penicillin được sản xuất từ

A. vi khuẩn Bacillus cereus.

B. nấm men S. cerevisiae.

C. nấm mốc Penicillium chrysogenum.

D. nấm mốc Penicillium glaucum.

Câu 16: Muối chua rau củ, thực chất là tạo điều kiện để quá trình nào sau đây xảy ra?

A. Phân giải nucleic acid và lên men lactic.

B. Phân giải protein và lên men lactic.

C. Phân giải carbohydrate và lên men lactic.

D. Phân giải lipid và lên men lactic.

Câu 17: Đâu không phải là tác hại của vi sinh vật?

A. Vi sinh vật phân hủy làm hỏng lương thực như gạo, ngô.

B. Vi sinh vật phân hủy làm hỏng thực phẩm như thịt, cá.

C. Vi sinh vật phân giải protein trong đậu tương thành nước tương.

D. Vi sinh vật phân hủy đồ gỗ, các vật dụng trong gia đình.

Câu 18: Việc làm nước tương (xì dầu) trong dân gian thực chất tạo điều kiện thuận lợi để vi sinh vật thực hiện quá trình nào sau đây là chủ yếu?

A. Tổng hợp amino acid.

B. Phân giải protein.

C. Phân giải cellulose.

D. Phân giải lipid.

Câu 19: Sản xuất khí sinh học (biogas) từ rác thải hữu cơ nhờ

A. vi khuẩn lactic và vi khuẩn acetic.

B. các nhóm vi sinh vật lên men và sinh methane.

C. nhóm vi sinh vật cố định đạm.

D. nhóm vi khuẩn ưa kiềm, chịu nhiệt.

Câu 20: Thành phần cấu tạo chính của virus là

A. màng bọc và vỏ capsid.

B. vỏ capsid và gai glycoprotein.

C. màng bọc và gai glycoprotein.

D. lõi nucleic acid và vỏ capsid.

Câu 21: Virus có đặc điểm nào sau đây?

A. Kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật.

B. Không có cấu tạo tế bào.

C. Kích thước rất nhỏ.

D. Tất cả các đặc điểm trên.

Câu 22: Virus trần khác virus có màng bọc ở điểm là

A. có màng phospholipid kép bao bọc bên ngoài vỏ capsid.

B. chỉ có vật chất di truyền là DNA mạch thẳng, dạng kép.

C. chỉ có vật chất di truyền là RNA mạch vòng, dạng đơn.

D. có thụ thể là protein của vỏ capsid.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chu trình nhân lên của virus?

A. Các thành phần của virus sẽ hợp nhất với nhau để hình thành cấu trúc nucleocapsid xảy ra ở giai đoạn lắp ráp.

B. Virus cố định trên tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ.

C. Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ.

D. Virus sử dụng vật chất di truyền của chính nó để tổng hợp protein và nucleic acid.

Câu 24: Lây truyền dọc là sự lây truyền của virus từ cơ thể mẹ sang cơ thể con thông qua

A. đường hô hấp.

B. quá trình mang thai.

C. đường tiêu hóa.

D. vết trầy xước trên cơ thể.

Câu 25: Đối với các bệnh lây qua đường máu thì cần sử dụng biện pháp phòng, chống nào dưới đây?

A. Cần có biện pháp cách li, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

B. Khoanh vùng, tiêu hủy động vật bị bệnh.

C. Không dùng chung bơm kim tiêm.

D. Phun thuốc khử trùng tại những nơi người bệnh đi qua.

Câu 26: Không sử dụng biện pháp nào sau đây để phòng, chống virus gây bệnh ở thực vật?

A. Phun thuốc trừ sâu.

B. Tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh.

C. Tạo giống cây trồng kháng virus.

D. Chọn giống cây sạch bệnh.

Câu 27: Loại virus nào sau đây thường được sử dụng để sản xuất vaccine vector?

A. Virus gây bệnh trên động vật.

B. Virus gây bệnh trên vi khuẩn.

C. Virus gây bệnh trên thực vật.

D. Virus gây bệnh trên nấm.

Câu 28: Virus thực vật không thể lây truyền bằng phương thức nào sau đây?

A. Thông qua các vết thương do côn trùng hút chích.

B. Thông qua con đường thực bào hoặc dung hợp màng tế bào.

C. Thông qua quá trình thụ phấn.

D. Thông qua vết sây sát do nông cụ gây ra trong quá trình chăm sóc.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Tại sao lai (dung hợp) tế bào trần là phương pháp làm tăng tính đa dạng di truyền ở cây trồng?

Câu 2 (1 điểm): Tại sao những người bị hội chứng HIV – AIDS thường dễ mắc các bệnh như lở loét da và tiêu chảy?

Câu 3 (1 điểm): Yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình làm sữa chua, dưa chua hoặc bánh mì. Nêu các biện pháp kiểm soát hoặc điều khiển các yếu tố đó theo hướng có lợi cho sự phát triển của vi sinh vật.

Xem thử

Xem thêm đề thi các môn học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên