4 Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo (có đáp án)

Với bộ 4 đề thi Giữa kì 2 Sinh học 10 năm 2024 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Chân trời sáng tạo và sưu tầm từ đề thi Sinh học 10 của các trường THPT trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 2 Sinh 10.

4 Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo (có đáp án)

Xem thử

Chỉ từ 70k mua trọn bộ Đề thi Sinh 10 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Vai trò của các điểm kiểm soát trong chu kì tế bào là

A. rút ngắn thời gian của quá trình phân bào.

B. kéo dài thời gian của quá trình phân bào.

C. đảm bảo tính chính xác của quá trình phân bào.

D. đảm bảo tính đột biến của quá trình phân bào.

Câu 2: Trong chu kì tế bào, pha nào sau đây không thuộc kì trung gian?

A. Pha M.

B. Pha G1.

C. Pha S.

D. Pha G2.

Quảng cáo

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chu kì tế bào?

A. Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chất chu kì.

B. Chu kì tế bào là hoạt động sống chỉ diễn ra ở sinh vật đa bào.

C. Thời gian của chu kì tế bào là thời gian của các giai đoạn trong chu kì tế bào.

D. Kết quả của chu kì tế bào là từ một tế bào mẹ ban đầu hình thành 2 tế bào con.

Câu 4: Quá trình nguyên phân không bao gồm kì nào sau đây?

A. Kì trung gian.

B. Kì giữa.

C. Kì đầu.

D. Kì cuối.

Câu 5: Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn trong nguyên phân có ý nghĩa nào sau đây?

A. Tạothuận lợi cho sự phân li của nhiễm sắc thể.

B. Tạo thuận lợi cho sự nhân đôi của nhiễm sắc thể.

C. Tạothuận lợi cho sự tiếp hợp của nhiễm sắc thể.

D. Tạo thuận lợi cho sự trao đổi chéo của nhiễm sắc thể.

Quảng cáo

Câu 6: Nhân tố nào sau đây gây ảnh hưởng đến quá trình giảm phân?

A. Môi trường sống.

B. Chế độ ăn uống.

C. Di truyền và hormone.

D. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 7:Tại kì trung gian trước khi diễn ra giảm phân, tế bào nhân đôi nhiễm sắc thể và DNA bao nhiêu lần?

A. 1 lần.

B. 2 lần.

C. 3 lần.

D. 4 lần.

Câu 8: Sự khác nhau trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và thực vật là do

A. tế bào động vật có kích thước nhỏ.

B. tế bào động vật có nhiều lysosome.

C. tế bào thực vật có thành cellulose.

D. tế bào thực vật có không bào lớn.

Quảng cáo

Câu 9: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là

A. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn.

B. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép.

C. có sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể.

D. có sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào.

Câu 10: Ở lúa nước 2n = 24, số nhiễm sắc thể có trong 1 tế bào ở cuối kì sau của nguyên phân là

A. 72.

B. 12.

C. 24.

D. 48.

Câu 11: Sử dụng mẫu vật là hoa hành có thể quan sát được quá trình nào sau đây?

A. Giảm phân.

B. Quang hợp.

C. Nguyên phân.

D. Hô hấp tế bào.

Câu 12: Khi quan sát tiêu bản, nếu thấy các nhiễm sắc thể đơn đang phân li về hai cực của tế bào thì kết luận tế bào đang ở kì nào của nguyên phân?

A. Kì đầu.

B. Kì giữa.

C. Kì sau.

D. Kì cuối.

Câu 13: Quan sát tiêu bản của một rễ hành, ta có thể thấy trường hợp nào sau đây?

A. Các tế bào đang ở các kì khác nhau.

B. Một số tế bào đang ở cùng một kì.

C. Một số tế bào không nhìn rõ nhiễm sắc thể.

D. Tất cả các trường hợp trên.

Câu 14: Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào dựa trên đặc tính nào sau đây?

A. Tính đặc thù của các tế bào.

B. Tính đa dạng của các tế bào giao tử.

C. Tính ưu việt của các tế bào nhân thực.

D. Tính toàn năng của các tế bào.

Câu 15: Nhân tố nào sau đây có vai trò quan trọng nhất trong điều khiển sự biệt hóa bằng thành phần môi trường?

A. Hàm lượng nitrogen.

B. Hormone sinh trưởng.

C. Enzyme chuyển hóa.

D. Hàm lượng carbohydrate.

Câu 16: Nhân bản vô tính ở động vật không đem đến triển vọng nào sau đây?

A. Nhân nhanh nguồn gene động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

B. Tạo nguồn cơ quan, nội tạng thay thế dùng trong chữa trị bệnh ở người.

C. Tạo ra các loài động vật biến đổi gene để sản xuất thuốc chữa bệnh.

D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gene của cá thể gốc được chọn lựa.

Câu 17: Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của công nghệ tế bào gốc?

A. Tái tạo các mô để thay thế các mô, cơ quan bị tổn thương hoặc bị bệnh.

B. Mở ra phương pháp điều trị mới trong điều trị vô sinh và hiếm muộn.

C. Bảo tồn giống động vật quý hiếm, phục hồi các nhóm động vật đã bị tuyệt chủng.

D. Tạo ra những động vật có khả năng bất tử để sản xuất các chế phẩm sinh học.

Câu 18: Kích thước nhỏ đem lại lợi thế nào sau đây cho vi sinh vật?

A. Giúp vi sinh vật có khả năng hấp thụ chuyển hóa, sinh trưởng và sinh sản nhanh.

B. Giúp vi sinh vật có khả năng phân bố rộng khắp trong mọi loại môi trường.

C. Giúp vi sinh vật có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường.

D. Giúp vi sinh vật có khả năngdi chuyển nhanh trong mọi loại môi trường.

Câu 19: Căn cứ vào nguồn carbon, vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng là

A. quang tự dưỡng và quang dị dưỡng.

B. tự dưỡng và dị dưỡng.

C. quang dưỡng và hóa dưỡng.

D. hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng.

Câu 20: Vì sao để quan sát tế bào vi sinh vật người ta thường thực hiện nhuộm màu trước khi quan sát?

A. Vì tế bào vi sinh vật nhỏ và có màu nhạt.

B. Vì tế bào vi sinh vật sinh trưởng nhanh.

C. Vì tế bào vi sinh vật có thành tế bào dày.

D. Vì tế bào vi sinh vật di chuyển rất nhanh.

Câu 21: Loại que cấy nào sau đây được sử dụng để trải đều vi khuẩn trên bề mặt thạch rắn?

A. Que cấy thẳng.

B. Que cấy vòng.

C. Que cấy móc.

D. Que cấy trang.

Câu 22: Dựa vào trạng thái môi trường, môi trường nuôi cấy vi sinh vật được chia thành 2 loại gồm

A. môi trường tự nhiên và môi trường phòng thí nghiệm.

B. môi trường tự nhiên và môi trường tổng hợp.

C. môi trường dạng đặc và môi trường dạng lỏng.

D. môi trường tổng hợp và môi trường bán tổng hợp.

Câu 23: Phân lập là khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu vi sinh vật vì phương pháp này giúp

A. tách riêng từng loài vi sinh vật từ hỗn hợp nhiều loài vi sinh vật.

B. xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài vi sinh vật.

C. quan sát rõ hơn hình dạng và cấu tạo tế bào của các loài vi sinh vật.

D. theo dõi các quá trình tổng hợp sinh học bên trong tế bào ở mức độ phân tử.

Câu 24: Gôm là

A. một số loại protein mà vi sinh vật tiết vào môi trường.

B. một số amino acid mà vi sinh vật tiết vào môi trường.

C. một số polysaccharide mà vi sinh vật tiết vào môi trường.

D. một số enzyme mà vi sinh vật tiết vào môi trường.

Câu 25: Vi sinh vật dị dưỡng phân giải các hợp chất hữu cơ nhằm

A. lấy nguồn nguyên liệu cho các hoạt động sống của chúng.

B. loại bỏ các chất hữu cơ dư thừa giúp làm sạch môi trường sống.

C. tạo ra các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người.

D. tạo ra các chất khoáng góp phần cải tạo chất lượng của đất.

Câu 26:Để phân giải nucleic acid, vi sinh vật cần tạo ra enzyme nào sau đây?

A. Protease.

B. Lipase.

C. Nuclease.

D. Amylase.

Câu 27: Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên?

A. Chuyển hóa vật chất trong tự nhiên.

B. Làm sạch môi trường.

C. Cải thiện chất lượng đất.

D. Tăng sức đề kháng cho vật nuôi.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình tổng hợp nucleic acid của vi sinh vật?

A. Quá trình tổng hợp DNA, RNA ở vi sinh vật diễn ra tương tự ở mọi tế bào sinh vật.

B. Các phân tử nucleic acid được tạo ra nhờ sự liên kết của các đơn phân là nucleotide.

C. Vi sinh vật không có khả năng tự tổng hợp nucleotide mà phải thu nhận từ thức ăn.

D. Một số vi sinh vật có khả năng tổng hợp 3 thành phần cấu tạo nên các nucleotide.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Nếu sự phân chia tế bào một cách không bình thường sẽ dẫn đến hậu quả gì? Giải thích.

Câu 2 (1 điểm): Tại sao trong công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể dùng một loại mô bất kì để tái tạo thành cơ thể hoàn chỉnh?

Câu 3 (1 điểm): Hãy nêu một vài ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn mà em biết tùy theo kiểu dinh dưỡng của chúng.

Đáp án đề 1

A. Phần trắc nghiệm

1. C

2. A

3. B

4. A

5. A

6. D

7. A

8. C

9. D

10. D

11. A

12. C

13. D

14. D

15. B

16. C

17. D

18. A

19. B

20. A

21. D

22. C

23. A

24. C

25. A

26. C

27. D

28. C

B. Phần tự luận

Câu 1:

Nếu sự phân chia tế bào không bình thường sẽ dẫn đến các tế bào được sinh ra một cách không bình thường (tế bào đột biến) dẫn tới các ảnh hưởng xấu đến hoạt động sống của cơ thể. Ví dụ như sự tăng sinh tế bào một cách mất kiểm soát dẫn đến bệnh ung thư.

Câu 2:

Trong công nghệ tế bào thực vật, có thể dùng một loại mô bất kì để tái tạo thành cơ thể hoàn chỉnh vì mỗi tế bào thực vật đều có tính toàn năng, có thể phân chia và biệt hóa thành cơ thể hoàn chỉnh.

Câu 3:

Một vài ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn:

- Vi sinh vật hóa dị dưỡng được ứng dụng trong khử mùi chuồng trại, nước thải chăn nuôi; ứng dụng trong công nghệ thực phẩm như sản xuất rượu, bia, giấm, sữa chua,…; ứng dụng trong sản xuất men vi sinh;…

- Vi sinh vật hóa tự dưỡng được dùng để dản xuất phân bón hữu cơ vi sinh,…

- Vi sinh vật quang tự dưỡng được ứng dụng sản xuất thực phẩm chức năng, thức ăn trong nuôi thủy sản,…

- Vi sinh vật quang dị dưỡng được ứng dụng để sản xuất thu sinh khối làm thức ăn cho gia súc, tôm cá,…; xử lí nước ao nuôi trong nuôi trồng thủy sản;…

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 SINH HỌC 10 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

4 Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo (có đáp án)

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào bao gồm 2 giai đoạn là

A. nguyên phân và giảm phân.

B. giảm phân và hình thành giao tử.

C. phân chia nhân và phân chia tế bào chất.

D. kì trung gian và phân chia tế bào (pha M).

Câu 2: Ung thư là

A. một nhóm bệnh liên quan đến sự giảm sinh sản bất thường của tế bào nhưng không có khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.

B. một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào nhưng không có khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.

C. một nhóm bệnh liên quan đến sự giảm sinh sản bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.

D. một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Câu 3: Đối với sinh vật đa bào sinh sản hữu tính, chu kì tế bào không có vai trò nào sau đây?

A. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào.

B. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể.

C. Tạo ra các tế bào mới giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển.

D. Tạo ra các tế bào mới thay thế cho các tế bào già hay bị tổn thương.

Câu 4: Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân?

A. Kì đầu, kì sau, kì cuối, kì giữa.

B. Kì sau, kì giữa, kì đầu, kì cuối.

C. Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

D. Kì giữa, kì sau, kì đầu, kì cuối.

Câu 5: Tế bào con được tạo thành sau quá trình giảm phân có số lượng nhiễm sắc thể

A. tăng lên gấp đôi.

B. giảm đi một nửa.

C. tăng lên gấp ba.

D. không thay đổi.

Câu 6:Hiện tượng các nhiễm sắc thể dãn xoắn trong nguyên phân có ý nghĩa nào sau đây?

A. Tạo thuận lợi cho sự phân li và tổ hợp nhiễm sắc thể.

B. Tạothuận lợi cho sự nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể.

C. Tạothuận lợi cho sự tiếp hợp của nhiễm sắc thể.

D. Tạo thuận lợi cho sự trao đổi chéo của nhiễm sắc thể.

Câu 7: Tại sao có thể quan sát hình dạng đặc trưng của nhiễm sắc thể rõ nhất ở kì giữa của quá trình nguyên phân?

A. Vì lúc này nhiễm sắc thể dãn xoắn tối đa.

B. Vì lúc này nhiễm sắc thể đóng xoắn tối đa.

C. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã nhân đôi xong.

D. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã phân li xong.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự phân chia nhân và phân chia tế bào chất trong nguyên phân?

A. Nhân và tế bào chất đều được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con.

B. Nhân và tế bào chất đều không được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con.

C. Nhân được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con, tế bào chất không được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con.

D. Nhân không được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con, tế bào chất được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con.

Câu 9:Đặc điểm nào sau đây có ở quá trình giảm phân mà không có ở quá trình nguyên phân?

A. Có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng.

B. Có sự co xoắn và dãn xoắn của các nhiễm sắc thể.

C. Có sự phân li của các nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào.

D. Có sự sắp xếp của các nhiễm sắc thể trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Câu 10: Năm tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì giữa giảm phân I. Số chromatid đếm được trong trường hợp này là

A. 40.

B. 80.

C. 120.

D. 160.

Câu 11: Mẫu vật nào dưới đây có thể sử dụng để quan sát quá trình nguyên phân?

A. Hoa hành.

B. Hoa hẹ.

C. Ống sinh tinh của châu chấu đực.

D. Rễ củ hành.

Câu 12: Dưới kính hiển vi, hình thái nhiễm sắc thể rõ nét, đặc trưng nhất ở kì nào?

A. Kì đầu.

B. Kì giữa.

C. Kì sau.

D. Kì cuối.

Câu 13:Sau khi tách được bao phấn từ hoa hành, cần cố định mẫu trong dung dịch

A. H2SO4.

B. Cồn.

C. Carnoy.

D. HCl.

Câu 14: Công nghệ tế bào động vật gồm những kĩ thuật chính nào sau đây?

A. Nuôi cấy mô và cấy truyền phôi.

B. Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi.

C. Dung hợp tế bào trần và cấy truyền phôi.

D. Nhân bản vô tính và dung hợp tế bào trần.

Câu 15: Các tế bào toàn năng có khả năng nào sau đây?

A. Biệt hóa và phản biệt hóa.

B. Nguyên phân liên tục.

C. Duy trì sự sống vĩnh viễn.

D. Giảm phân liên tục.

Câu 16:So với phương pháp sinh sản hữu tính, phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật có ưu điểm nào sau đây?

A. Tiến hành dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhân giống.

B. Tiến hành trong môi trường tự nhiên, không tốn công sức.

C. Tạo ra số lượng lớn cây giống đồng nhất về mặt di truyền.

D. Tạo ra cây giống thích nghi với nhiều điều kiện môi trường.

Câu 17:Để tạo ra hàng loạt cây trồng từ một phần của cây mẹ mà vẫn giữ được các đặc tính di truyền thì cần sử dụng phương pháp nào sau đây?

A. Dung hợp tế bào trần.

B. Cấy truyền phôi.

C. Nuôi cấy mô tế bào.

D. Nuôi cấy hạt phấn.

Câu 18:Để theo dõi các quá trình tổng hợp sinh học bên trong tế bào ở mức độ phân tử cần sử dụng kĩ thuật nghiên cứu vi sinh vật nào sau đây?

A. Kĩ thuật cố định.

B. Kĩ thuật nhuộm màu.

C. Kĩ thuật siêu li tâm.

D. Kĩ thuật đồng vị phóng xạ.

Câu 19: Nhóm vi sinh vật nhân sơ thuộc giới sinh vật nào sau đây?

A. Giới Khởi sinh.

B. Giới Nguyên sinh.

C. Giới Nấm.

D. Giới Thực vật.

Câu 20: Trong các vi sinh vật gồm vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, vi nấm, tảo lục đơn bào, loài vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại là

A. vi nấm.

B. tảo lục đơn bào.

C. vi khuẩn lam.

D. vi khuẩn lưu huỳnh màu lục.

Câu 21: Loại que cấy nào sau đây được làm bằng kim loại, đầu có vòng tròn, dùng để cấy chủng vi khuẩn từ môi trường rắn hoặc lỏng lên môi trường rắn, lỏng?

A. Que cấy thẳng.

B. Que cấy vòng.

C. Que cấy móc.

D. Que cấy trang.

Câu 22: Để chuyển một lượng dung tích nhỏ và chính xác vi sinh vật từ môi trường lỏng, cần sử dụng dụng cụ nào sau đây?

A. Ống hút thủy tinh.

B. Micropipette đầu rời.

C. Ống hút nhỏ giọt.

D. Đầu tăm bông vô trùng.

Câu 23: Khi nuôi cấy trên môi trường đặc thích hợp, từ một tế bào vi khuẩn ban đầu sẽ phát triển thành

A. một quần thể tế bào vi khuẩn đa dạng về chủng loài.

B. một quần thể tế bào vi khuẩn thuần nhất về chủng loài.

C. một quần thể tế bào vi khuẩn có hình dạng tròn, màu trắng sữa.

D. một quần thể tế bào vi khuẩn có hình dạng sợi, màu hồng cam.

Câu 24: Ở vi khuẩn và tảo, hợp chất mở đầu cần cho việc tổng hợp tinh bột và glycogen là

A. lactose.

B. amino acid.

C. ADP.

D. ADP – glucose.

Câu 25: Để tổng hợp protein, vi sinh vật đã thực hiện liên kết các amino acid bằng loại liên kết nào sau đây?

A. Liên kết peptide.

B. Liên kết hóa trị.

C. Liên kết hydrogen.

D. Liên kết glycoside.

Câu 26: Sản xuất nước mắm là ứng dụng của quá trình nào sau đây ở vi sinh vật?

A. Phân giải carbohydrate.

B. Phân giải protein.

C. Phân giải lipid.

D. Phân giải nucleic acid.

Câu 27: Đặc điểm chung của quá trình tổng hợp ở vi sinh vật là gì?

A. Sử dụng nguồn carbon vô cơ.

B. Sử dụng nguồn năng lượng hóa học.

C. Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất hữu cơ khác.

D. Sử dụng năng lượng và enzyme để tổng hợp các chất.

Câu 28: Vì sao trong quá trình phân giải ở vi sinh vật, sự phân giải ngoại bào đóng vai trò quan trọng?

A. Tạo ra các chất đơn giản, vi sinh vật có thể hấp thụ và tiếp tục phân giải nội bào.

B. Tạo ra chất hữu cơ cần thiết giúp vi sinh vật phát triển.

C. Giúp tạo ra năng lượng cho vi sinh vật.

D. Tạo ra các enzyme nội bào cho vi sinh vật.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Ở tế bào phôi, chỉ 15 – 20 phút là hoàn thành một chu kì tế bào, nhưng tế bào thần kinh ở người trưởng thành thì hầu như không phân bào. Hãy giải thích tại sao.

Câu 2 (1 điểm): Tại sao chỉ từ một tế bào (hợp tử) lại có thể phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh có đầy đủ cơ quan?

Câu 3 (1 điểm): Thủy triều đỏ là sự kiện thường xảy ra ở các cửa sông, cửa biển, là tên gọi chung cho hiện tượng bùng phát tảo biển nở hoa, do một số loại tảo làm xuất hiện màu đỏ hoặc nâu. Vậy thủy triều đỏ có phải do vi sinh vật gây ra?

Đáp án đề 2

A. Phần trắc nghiệm

1. D

2. D

3. B

4. C

5. B

6. B

7. B

8. C

9. A

10. B

11. D

12. B

13. C

14. B

15. A

16. C

17. C

18. D

19. A

20. A

21. B

22. B

23. B

24. D

25. A

26. B

27. D

28. A

B. Phần tự luận

Câu 1:

Ở tế bào phôi, chỉ tầm 15 – 20 phút là hoàn thành một chu kì tế bào, nhưng tế bào thần kinh ở người trưởng thành thì hầu như không phân bào là do khi tế bào thần kinh biệt hóa thành tế bào thần kinh trưởng thành sẽ bị mất trung tử nên các tế bào này sẽ tồn tại ở pha G0 của chu kì tế bào và mất khả năng hình thành tế bào con.

Câu 2:

Chỉ từ một tế bào (hợp tử) lại có thể phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh có đầy đủ cơ quan vì hợp tử có thể phân chia thông qua quá trình nguyên phân để tạo thành phôi, các tế bào gốc phôi có tính toàn năng, có khả năng phân chia và biệt hóa thành các mô, cơ quan và cả cơ thể.

Câu 3:

Thủy triều đỏ do vi sinh vật gây ra: Thủy triều đỏ được gây ra bởi một số loại tảo sống và nở hoa làm cho nước biển có màu đỏ hoặc nâu. Các loài tảo gây ra thủy triều đỏ thường là thực vật phù du, sinh vật nguyên sinh đơn bào có kích thước hiển vi. Do đó, thủy triều đỏ là do vi sinh vật gây ra.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có đặc điểm như thế nào?

A. Có vật chất di truyền giống nhau.

B. Có vật chất di truyền khác nhau.

C. Có cấu trúc tế bào phức tạp hơn.

D. Có cấu trúc tế bào đơn giản hơn.

Câu 2: Sự nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể diễn ra ở

A. pha G2.

B. pha S.

C. pha G2.

D. pha M.

Câu 3: Pha M gồm 2 quá trình là

A. phân chia nhân và phân chia tế bào chất.

B. nhân đôi DNA và nhân đôi nhiễm sắc thể.

C. sinh trưởng tế bào và sinh sản tế bào.

D. phân chia nhân và phân chia bào quan.

Câu 4: Khối u lành tính khác với khối ác tính ở điểm là

A. có khả năng tăng sinh không giới hạn.

B. chỉ định vị ở một vị trí nhất định trong cơ thể.

C. có khả năng tách khỏi vị trí ban đầu và di chuyển đến vị trí mới.

D. có cơ chế kiểm soát chu kì tế bào không hoạt động hoặc hoạt động bất thường.

Câu 5: Hoạt động nào sau đây không thể diễn ra nếu điểm kiểm soát G1 phát hiện các sai hỏng?

A. Chu kì tế bào bị dừng lại.

B. Tế bào tiến vào pha S.

C. Tế bào tiến vào pha G0.

D. Tế bào tiến thẳng vào pha M.

Câu 6: Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để chữa trị ung thư?

A. Phẫu thuật cắt bỏ khối u.

B. Chiếu xạ hoặc dùng hóa chất để tiêu diệt các tế bào khối u.

C. Sử dụng liệu pháp miễn dịch tăng cường khả năng đề kháng.

D. Sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt các tế bào khối u.

Câu 7:Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chu kì tế bào?

A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào.

B. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình phân bào.

C. Trong chu kì tế bào có sự biến đổi hình thái và số lượng nhiễm sắc thể.

D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau.

Câu 8: Nguyên phân không có ý nghĩa nào sau đây?

A. Giúp cơ thể đa bào lớn lên.

B. Giúp thay thế các tế bào già, bị tổn thương; tái sinh bộ phận.

C. Giúp gia tăng số lượng cá thể của quần thể đơn bào.

D. Giúp tạo ra sự đa dạng di truyền của các loài sinh sản hữu tính.

Câu 9: Trong kì đầu của nguyên phân, nhiễm sắc thể có hoạt động nào?

A. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép.

B. Bắt đầu co xoắn lại.

C. Co xoắn tối đa.

D. Bắt đầu dãn xoắn.

Câu 10: Đặc điểm của phân bào II trong giảm phân là

A. số NST trong tế bào là n ở mỗi kì.

B. số NST trong tế bào là 2n ở mỗi kì.

C. tương tự như quá trình nguyên phân.

D. có xảy ra sự trao đổi chéo.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về giảm phân?

A. Giảm phân tạo ra các tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.

B. Giảm phân I là giai đoạn thực chất làm giảm đi một nửa số lượng nhiễm sắc thể ở các tế bào con.

C. Giảm phân có 2 lần phân chia nhiễm sắc thể.

D. Giảm phân có 2 lần nhân đôi nhiễm sắc thể.

Câu 12: Khi làm tiêu bản quan sát tế bào rễ hành nguyên phân, cho rễ hành vào đĩa đồng hồ cùng với dung dịch carmin, sau đó

A. rửa sạch rễ hành với nước cất.

B. đun nóng trên đèn cồn.

C. lấy rễ hành ra và quan sát.

D. cho rễ hành vào dung dịch carnoy.

Câu 13: Dùng hoa hành làm mẫu vật quan sát quá trình giảm phân vì

A. hoa hành có mô phân sinh ngọn phát triển.

B. hoa hành có bộ nhiễm sắc thể lớn, dễ quan sát.

C. hoa hành có chứa các tế bào bao phấn.

D. hoa hành dễ bắt màu thuốc nhuộm.

Câu 14: Nếu không có mẫu vật hoa hành, chúng ta có thể sử dụng mẫu vật nào sau đây để quan sát quá trình giảm phân?

A. Lá cây thài lài tía.

B. Lá cây rong đuôi chó.

C. Rễ cây hẹ.

D. Châu chấu đực.

Câu 15: Tế bào có tính toàn năng có nghĩa là

A. hệ gene của tế bào quy định một đặc tính nổi trội duy nhất.

B. hệ gene của tế bào có khả năng phân chia liên tục.

C. hệ gene của tế bào quy định tất cả các đặc tính và tính trạng của cơ thể sinh vật.

D. hệ gene của tế bào quy định một số đặc tính và tính trạng của cơ thể sinh vật.

Câu 16: Cây trồng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô tế bào có đặc điểm gì?

A. Không sạch bệnh, đồng nhất về di truyền.

B. Sạch bệnh, đồng nhất về di truyền.

C. Sạch bệnh, không đồng nhất về di truyền.

D. Hệ số nhân giống thấp.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật?

A. Các cây con được tạo ra nhờ quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

B. Các cây con được tạo ra có vật chất di truyền trong nhân giống cây mẹ.

C. Các cây con được tạo ra có năng suất và chất lượng cao vượt trội so với cây mẹ.

D. Các cây con được tạo ra luôn có năng suất và chất lượng giống nhau.

Câu 18: Thành tựu nào sau đây không thuộc công nghệ tế bào?

A. Nhân nhanh nhiều giống cây trồng.

B. Tạo ra nhiều giống cây trồng biến đổi gene.

C. Tạo ra cây mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau khác nhau.

D. Bảo tồn nhiều loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.

Câu 19: Vi sinh vật nào sau đây có cấu tạo nhân sơ?

A. Vi khuẩn.

B. Vi nấm.

C. Vi tảo.

D. Động vật nguyên sinh.

Câu 20: Kiểu dinh dưỡng có nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon từ CO2

A. quang tự dưỡng.

B. quang dị dưỡng.

C. hóa tự dưỡng.

D. hóa dị dưỡng.

Câu 21: Để nghiên cứu hình dạng, kích thước của một nhóm vi sinh vật cần sử dụng phương pháp nào sau đây?

A. Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi.

B. Phương pháp nuôi cấy.

C. Phương pháp phân lập vi sinh vật.

D. Phương pháp định danh vi khuẩn.

Câu 22: Đặc điểm có ở hầu hết các loài vi sinh vật là gì?

A. Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.

B. Thuộc nhiều giới: Nguyên sinh, Nấm và Động vật.

C. Kích thước siêu hiển vi (được đo bằng nanomet).

D. Chỉ phân bố ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt.

Câu 23: Kĩ thuật nghiên cứu nào vi sinh vật nào sau đây cho phép nhìn cấu trúc dưới mức tế bào?

A. Kĩ thuật cố định và nhuộm màu.

B. Kĩ thuật siêu li tâm.

C. Kĩ thuật đồng vị phóng xạ.

D. Kĩ thuật cấy trang.

Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không đúng với que cấy thẳng?

A. Được làm bằng kim loại.

B. Được làm bằng thủy tinh.

C. Có đầu nhọn (thẳng).

D. Có khả năng trích sâu trên môi trường đặc.

Câu 25: Khuẩn lạc vi khuẩn thường có đặc điểm nào sau đây?

A. Thường lan rộng, dạng sợi dài, xốp, có nhiều màu sắc.

B. Thường khô, tròn đều, lồi ở tâm và có màu trắng sữa.

C. Thường nhầy ướt, bề mặt thường dẹt và có nhiều màu sắc.

D. Thường nhầy ướt, tròn đều, lồi ở tâm và có màu trắng sữa.

Câu 26:Vai trò của tăm bông vô trùng trong nuôi cấy vi sinh vật là gì?

A. Dùng để cấy nấm hoặc xạ khuẩn.

B. Dùng để dàn trải vi khuẩn trên bề mặt thạch rắn.

C. Dùng để cấy giống từ môi trường lỏng lên bề mặt của môi trường rắn.

D. Dùng để chuyển một lượng vi khuẩn xác định lên bề mặt môi trường rắn hoặc lỏng.

Câu 27: Các đại phân tử lớn không thể đi qua màng sinh chất của vi sinh vật. Để phân giải được các chất đó, vi sinh vật sẽ thực hiện cơ chế nào?

A. Hình thành chân giả, lấy các chất đó vào cơ thể.

B. Phân giải ngoại bào.

C. Sử dụng các kênh protein đặc biệt trên màng tế bào.

D. Ẩm bào.

Câu 28: Ứng dụng nào sau đây không phải từ quá trình tổng hợp của vi sinh vật?

A. Sản xuất protein đơn bào.

B. Sản xuất rượu, sữa chua, dưa muối.

C. Sản xuất chất kháng sinh.

D. Sản xuất acid amin.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Tại sao các nhiễm sắc thể kép lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử nhưng sau khi phân chia xong, nhiễm sắc thể đơn lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh?

Câu 2 (1 điểm): Tại sao khi nướng, bánh mì lại trở nên xốp?

Câu 3 (1 điểm): Tại sao việc ứng dụng công nghệ tế bào góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới?

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Trình tự các pha diễn ra trong kì trung gian của tế bào sinh vật nhân thực là

A. Pha S → Pha G1 → Pha G2.

B. Pha M → Pha G1 → Pha G2.

C. Pha G1 → Pha G2 → Pha M.

D. Pha G1 → Pha S → Pha G2.

Câu 2: Số điểm kiểm soát chính trong chu kì tế bào của sinh vật nhân thực là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 3: Trình tự các kì diễn ra trong pha phân chia tế bào (pha M) của chu kì tế bào là

A. kì sau → kì đầu → kì giữa → kì cuối.

B. kì giữa → kì đầu → kì sau → kì cuối.

C. kì đầu → kì giữa → kì sau → kì cuối.

D. kì đầu → kì sau → kì giữa → kì cuối.

Câu 4: Nguyên nhân nào sau đây không được sử dụng để giải thích cho hiện tượng tỉ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng?

A. Tuổi thọ của con người ngày càng được gia tăng.

B. Ô nhiễm môi trường sống ngày càng nặng nề.

C. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh.

D. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh ngày càng phổ biến.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần giảm bào.

B. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình phân bào.

C. Trong chu kì tế bào không có sự biến đổi hình thái và số lượng nhiễm sắc thể.

D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau.

Câu 6:Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về bệnh ung thư?

A. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hệ thống điều hòa rất tinh vi.

B. Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể.

C. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể.

D. Chu kì tế bào diễn ra ổn định.

Câu 7: Tế bào nào ở người có chu kì tế bào ngắn nhất?

A. Tế bào ruột.

B. Tế bào gan.

C. Tế bào phôi.

D. Tế bào cơ.

Câu 8: Trong quá trình nguyên phân, các nhiễm sắc thể co xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng cho loài và dễ quan sát nhất ở kì nào sau đây?

A. Kì đầu.

B. Kì giữa.

C. Kì sau.

D. Kì cuối.

Câu 9:Trong quá trình nguyên phân, sự phân chia vật chất di truyền được thực hiện nhờ

A. màng nhân.

B. nhân con.

C. trung thể.

D. thoi phân bào.

Câu 10: Trong giảm phân, ý nghĩa về mặt di truyền của sự trao đổi chéo NST là

A. làm tăng số lượng NST trong tế bào.

B. tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền.

C. tạo ra nhiều loại giao tử, góp phần tạo ra sự đa dạng sinh học.

D. duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình giảm phân?

A. Ở kì giữa II, NST xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

B. Ở kì đầu II có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng.

C. Nhiễm sắc thể kép tách nhau ra ở tâm động và di chuyển về 2 cực của tế bào diễn ra ở kì sau I.

D. Sau khi kết thúc giảm phân I, nhiễm sắc thể nhân đôi trong kì trung gian trước khi bước vào giảm phân II.

Câu 12: Khi làm tiêu bản quan sát quá trình nguyên phân, sau khi ngâm rễ hành với dung dịch carmin acetic, cần đun nóng trên đèn cồn để

A. rễ hành được sạch hơn.

B. loại bỏ vi khuẩn trong rễ hành.

C. các rễ được nhuộm màu.

D. các nhiễm sắc thể phân tán đồng đều.

Câu 13:Dung dịch carnoy có tác dụng

A. làm dãn xoắn nhiễm sắc thể.

B. cố định mẫu.

C. làm mẫu trong suốt.

D. làm nhiễm sắc thể bị đột biến.

Câu 14: Khi làm tiêu bản quan sát quá trình giảm phân, chúng ta dùng ngón tay cái ấn vào lá kính chứa mẫu vật để

A. dàn đều tế bào.

B. mẫu được nhuộm màu.

C. tế bào xếp chồng lên nhau.

D. tễ bào vỡ ra.

Câu 15: Ý nghĩa của nuôi cấy mô tế bào là gì?

A. Tạo ra các sản phẩm không đồng nhất về mặt di truyền.

B. Có hệ số nhân giống thấp.

C. Tạo ra các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền.

D. Luôn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Câu 16:Cấy truyền phôi ở động vật là

A. kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào cùng một loại môi trường nhân tạo để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene giống nhau.

B. kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con cái khác nhau để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene giống nhau.

C. kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào các loại môi trường nhân tạo khác nhau để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene khác nhau.

D. kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con cái khác nhau để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene khác nhau.

Câu 17:Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào không bao gồm nội dung nào sau đây?

A. Dựa trên tính toàn năng của tế bào.

B. Dựa trên hình dạng của tế bào.

C. Dựa trên khả năng biệt hóa và phản biệt hóa.

D. Dựa trên khả năng phân chia và điều khiển sự biệt hóa.

Câu 18:Thành phần nào dưới đây có vai trò đặc biệt quan trọng trong nuôi cấy mô tế bào thực vật?

A. Nhiệt độ và độ ẩm.

B. Nước và ánh sáng.

C. Hormone sinh trưởng.

D. Chất ức chế.

Câu 19: Các vi khuẩn nitrate hoá, vi khuẩn oxi hoá lưu huỳnh có kiểu dinh dưỡng là

A. quang tự dưỡng.

B. quang dị dưỡng.

C. hóa tự dưỡng.

D. hóa dị dưỡng.

Câu 20: Đặc điểm nào sau đây đúng với vi sinh vật?

A. Có kích thước rất nhỏ, thấy rõ dưới kính hiển vi.

B. Hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh.

C. Thích ứng nhanh với điều kiện môi trường và dễ bị biến đổi.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 21: Vi sinh vật được chia thành 4 kiểu dinh dưỡng dựa vào

A. nguồn carbon.

B. nguồn năng lượng.

C. nguồn nitrogen.

D. nguồn carbon và năng lượng.

Câu 22: Nhóm nào sau đây không phải vi sinh vật?

A. Vi khuẩn.

B. Tảo đơn bào.

C. Động vật nguyên sinh.

D. Rêu.

Câu 23: Một loài vi sinh vật có thể phát triển trong môi trường có ánh sáng, giàu CO2, giàu một số chất vô cơ khác.Loài sinh vật đó có hình thức dinh dưỡng là

A. quang tự dưỡng.

B. quang dị dưỡng.

C. hóa dị dưỡng.

D. hóa tự dưỡng.

Câu 24: Vai trò của pipette (ống hút thủy tinh) trong nuôi cấy vi sinh vật là gì?

A. Dùng để chuyển một lượng vi khuẩn xác định lên bề mặt môi trường rắn hoặc lỏng.

B. Dùng cấy vi khuẩn từ môi trường rắn hoặc lỏng lên môi trường rắn, lỏng.

C. Dùng để dàn trải vi khuẩn trên bề mặt thạch rắn.

D. Dùng để cấy vi sinh vật có tạo khuẩn ti.

Câu 25: Bước đầu tiên khi cấy giống từ môi trường lỏng sang ống nghiệm chứa môi trường lỏng là

A. chuẩn bị micropipette.

B. vô trùng que cấy.

C. lấy sinh khối ra khỏi ống dịch mẫu.

D. cấy giống vi khuẩn vào môi trường lỏng mới.

Câu 26: Thao tác nào sau đây là đúng khi thực hiện cấy giống từ môi trường lỏng sang ống thạch nghiêng?

A. Đặt que cấy từ đầu ống nghiệm, cấy theo hình chữ chi xuống đáy ống nghiệm.

B. Đặt que cấy từ đáy ống nghiệm, cấy theo hình chữ chi lên đầu ống nghiệm.

C. Đặt que cấy ở giữa ống nghiệm, cấy đều sang các bên.

D. Đặt que cấy ở giữa ống nghiệm, cấy theo đường thẳng đều sang các bên.

Câu 27: Ở vi sinh vật, sự liên kết giữa glycerol và acid béo có thể tạo thành sản phẩm nào?

A. Glucose.

B. Protein.

C. Lipid.

D. Nucleic acid.

Câu 28: Đâu không phải là vai trò của vi sinh vật đối với đời sống con người?

A. Phân giải cellulose trong các dụng cụ tre, nứa.

B. Phân giải đường làm chua dưa muối.

C. Tổng hợp protein sản xuất sinh khối ở tảo.

D. Phân giải protein làm nước mắm và tương.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Tại sao quá trình nguyên phân thuộc chu kì tế bào còn giảm phân thì không?

Câu 2 (1 điểm):Tại sao dưa, cà muối lại bảo quản được lâu?

Câu 3 (1 điểm):Nếu trong tương lai em là một nhà khoa học, em sẽ ứng dụng công nghệ tế bào để tạo ra sản phẩm gì nhằm phục vụ cho đời sống con người? Tại sao em lại có lựa chọn đó?

Xem thử

Xem thêm bộ đề thi Sinh học 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên