4 Đề thi Học kì 2 Sinh học 10 Cánh diều (có đáp án)
Với bộ 4 đề thi Học kì 2 Sinh học 10 năm 2024 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Cánh diều và sưu tầm từ đề thi Sinh học 10 của các trường THPT trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 2 Sinh 10.
4 Đề thi Học kì 2 Sinh học 10 Cánh diều (có đáp án)
Chỉ từ 70k mua trọn bộ đề thi Sinh 10 Cuối kì 2 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào cần sự tham gia của yếu tố nào sau đây?
A. Tế bào tiết.
B. Tế bào đích.
C. Các phân tử tín hiệu.
D. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 2: Khi tế bào tăng kích thước, nếu nhận được tín hiệu đủ điều kiện nhân đôi DNA tại điểm kiểm soát G1 thì
A. tế bào ra khỏi chu kì và bước vào pha G0.
B. chuyển sang pha M.
C. chuyển sang pha S.
D. tế bào tiếp tục ở pha G1.
Câu 3: Trước khi bắt đầu giảm phân I, nhiễm sắc thể trong nhân tế bào
A. ở trạng thái kép.
B. ở trạng thái đơn.
C. không có tâm động.
D. có tâm động.
Câu 4: Hormone từ tế bào tuyến giáp được vận chuyển trong máu đến các tế bào cơ làm tăng cường hoạt động phiên mã, dịch mã và trao đổi chất ở các tế bào cơ. Trong quá trình truyền tin này, tế bào đích là
A. tế bào tuyến giáp.
B. tế bào cơ.
C. tế bào hồng cầu.
D. tế bào tiều cầu.
Câu 5: Nuôi cấy mô tế bào động vật để tạo mô, cơ quan thay thế đã đạt được thành tựu nào dưới đây?
A. Tạo ra các dòng tế bào động vật chuyển gene ứng dụng trong sản xuất thuốc.
B. Tạo tế bào sụn và nguyên bào xương dùng trong điều trị những bệnh như thoái hóa xương, khớp.
C. Tạo ra các cơ thể động vật hoàn toàn giống nhau về mặt di truyền.
D. Tạo ra các tế bào máu có khả năng tồn tại vĩnh cửu.
Câu 6: Đâu không phải là ý nghĩa của kĩ thuật vi nhân giống?
A. Tạo ra số lượng lớn cây giống trong một thời gian ngắn.
B. Bảo tồn được một số nguồn gene thực vật quý hiếm.
C. Tạo ra các cây giống chống chịu tốt với tất cả điều kiện môi trường.
D. Tạo ra nguyên liệu khởi đầu cho quy trình chuyển gene vào tế bào thực vật.
Câu 7: Vi sinh vật thuộc những giới nào trong hệ thống phân loại 5 giới?
A. Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật.
B. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm.
C. Giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.
D. Giới Khởi sinh, Giới Thực vật, giới Động vật.
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây của vi sinh vật đã trở thành thế mạnh mà công nghệ sinh học đang tập trung khai thác?
A. Có kích thước rất nhỏ.
B. Có khả năng gây bệnh cho nhiều loài.
C. Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh.
D. Có khả năng phân bố ở một số môi trường.
Câu 9: Tảo, vi khuẩn lam có kiểu dinh dưỡng là
A. quang dị dưỡng.
B. hoá dị dưỡng.
C. quang tự dưỡng.
D. hoá tự dưỡng.
Câu 10: Kích thước vi sinh vật càng nhỏ thì
A. tốc độ trao đổi chất càng cao, tốc độ sinh trưởng và sinh sản càng nhanh.
B. tốc độ trao đổi chất càng cao, tốc độ sinh trưởng và sinh sản càng chậm.
C. tốc độ trao đổi chất càng thấp, tốc độ sinh trưởng và sinh sản càng nhanh.
D. tốc độ trao đổi chất càng thấp, tốc độ sinh trưởng và sinh sản càng chậm.
Câu 11: Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể bắt đầu suy giảm ở
A. pha tiềm phát.
B. pha lũy thừa.
C. pha cân bằng.
D. pha suy vong.
Câu 12: Vi sinh vật nhân sơ sinh sản vô tính bằng hình thức nào sau đây?
A. Phân đôi.
B. Nảy chồi.
C. Hình thành bào tử.
D. Tất cả các hình thức trên.
Câu 13: Pha tiềm phát không có đặc điểm đặc điểm nào sau đây?
A. Dinh dưỡng đầy đủ cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
B. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường và tổng hợp các enzyme trao đổi chất.
C. Các chất độc hại cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn tích lũy nhiều.
D. Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể chưa tăng (gần như không thay đổi).
Câu 14: Thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ khiến vi sinh vật
A. sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng.
B. sinh trưởng và sinh sản nhanh chóng hơn.
C. tăng cường quang hợp để tự tổng hợp chất dinh dưỡng.
D. tăng cường hô hấp kị khí để tự tổng hợp chất dinh dưỡng.
Câu 15: Đối với vi sinh vật, polysaccharide được tổng hợp có vai trò
A. làm nguyên liệu xây dựng tế bào hoặc chất dự trữ cho tế bào.
B. làm nguyên liệu xây dựng tế bào và thực hiện chức năng xúc tác.
C. làm nguyên liệu xây dựng tế bào hoặc thực hiện chức năng di chuyển.
D. làm chất kháng sinh để ức chế sự phát triển quá mức của các sinh vật khác.
Câu 16: Trong quá trình lên men rượu, nấm men chuyển hóa glucose thành các sản phẩm là
A. ethanol và O2.
B. ethanol và CO2.
C. ethanol, lactic acid và CO2.
D. ethanol, lactic acid và O2.
Câu 17: Các sản phẩm giàu amino acid như nước tương, nước mắm là sản phẩm ứng dụng của quá trình
A. phân giải protein.
B. phân giải polysaccharide.
C. phân giải glucose.
D. phân giải amylase.
Câu 18: Con người có thể nuôi nấm men hoặc vi tảo dự trữ carbon và năng lượng bằng cách tích lũy nhiều lipid trong tế bào để
A. sản xuất dầu diesel sinh học.
B. sản xuất glutamic acid.
C. sản xuất nhựa hóa dầu.
D. sản xuất thuốc kháng sinh.
Câu 19: Cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong chăm sóc sức khỏe là
A. vi sinh vật có khả năng phân giải chất khó tan trong đất.
B. vi sinh vật có khả năng tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học.
C. vi sinh vật có khả năng phân giải rác hữu cơ.
D. vi sinh vật có khả năng phân giải protein.
Câu 20: Virus có hình thức sống
A. kí sinh trong cơ thể sinh vật.
B. hoại sinh trên cơ thể sinh vật.
C. cộng sinh trong cơ thể sinh vật.
D. tự do ngoài môi trường.
Câu 21: Dựa vào đặc điểm có hay không có màng phospholipid kép, virus được chia làm 2 loại là
A. virus trần và virus có màng bọc.
B. virus DNA và virus RNA.
C. virus ở thực vật và virus ở động vật.
D. virus trần và virus DNA.
Câu 22: Virus chỉ có thể bám dính lên bề mặt tế bào chủ khi
A. có thụ thể tương tích.
B. virus có màng bọc.
C. có protein tương thích.
D. có bộ gen tương thích.
Câu 23: Vì sao virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc?
A. Vì virus không có cấu tạo tế bào nên phải kí sinh nội bào bắt buộc để sử dụng vật chất có sẵn trong tế bào chủ khi nhân lên.
B. Virus có kích thước rất nhỏ nên phải kí sinh nội bào bắt buộc để được bảo vệ trước tác động của ngoại cảnh.
C. Virus có quá trình trao đổi chất mạnh nên cần kí sinh nội bào bắt buộc để lấy được nguồn chất dinh dưỡng dồi dào.
D. Virus rất mẫn cảm với chất kháng sinh nên cần kí sinh nội bào bắt buộc để được bảo vệ khỏi tác động của chất kháng sinh.
Câu 24: Hoạt động nào sau đây không lây nhiễm HIV?
A. Sử dụng chung bơm kim tiêm.
B. Truyền máu bị nhiễm HIV.
C. Bắt tay, ôm hôn.
D. Mẹ bị nhiễm HIV cho con bú.
Câu 25: Nhóm sinh vật nào sau đây thường là vật trung gian truyền bệnh virus ở thực vật?
A. Các loài chim.
B. Vật nuôi trong gia đình.
C. Vi khuẩn.
D. Côn trùng.
Câu 26: Để xâm nhập vào tế bào thực vật virus không sử dụng phương thức nào sau đây?
A. Virus truyền từ cây này sang cây kia thông qua các vết thương.
B. Virus truyền từ tế bào này sang tế bào bên cạnh qua cầu sinh chất.
C. Virus trực tiếp phá hủy thành cellulose để xâm nhập vào tế bào thực vật.
D. Virus truyền từ cây mẹ sang cây con qua hạt phấn, hạt giống hay hình thức nhân giống vô tính.
Câu 27: Virus có đặc điểm nào sau đây thường có tần số và tốc độ đột biến cao?
A. Virus có vỏ capsid.
B. Virus có hệ gene là DNA.
C. Virus có hệ gene là RNA.
D. Virus có vỏ ngoài.
Câu 28: Để phòng tránh lây nhiễm COVID - 19 do SARS -CoV-2 gây ra, cần thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Tiêu diệt muỗi vằn truyền bệnh, mắc màn khi đi ngủ.
B. Tránh tiếp xúc với động vật, không để động vật cắn.
C. Không dùng chung bơm kim tiêm.
D. Đeo khẩu trang, khử khuẩn, không tụ tập đông người, tiêm vaccine.
B. Phần tự luận
Câu 1 (1 điểm): Trong thực tiễn sản xuất, người nông dân thường dùng kĩ thuật giâm cành đối với một số cây trồng như sắn, mía, rau muống, khoai lang,... Đặc tính nào của tế bào thực vật là nguyên lí để thực hiện kĩ thuật trên?
Câu 2 (1 điểm): Người ta thường bảo quản thịt, cá, trứng trong dung dịch muối đậm đặc hoặc ướp với muối hạt. Vì sao cách này giúp gia tăng thời gian bảo quản thực phẩm.
Câu 3 (1 điểm): Tại sao virus gây bệnh cúm A hay HIV/AIDS lại thường có nhiều biến thể? Đặc điểm đó gây khó khăn gì trong phát triển vaccine phòng bệnh và thuốc chữa bệnh?
Đáp án đề 1
A. Phần trắc nghiệm
1. D |
2. C |
3. A |
4. B |
5. B |
6. C |
7. B |
8. C |
9. C |
10. A |
11. D |
12. D |
13. C |
14. A |
15. A |
16. B |
17. A |
18. A |
19. B |
20. A |
21. A |
22. A |
23. A |
24. C |
25. D |
26. C |
27. C |
28. D |
B. Phần tự luận
Câu 1:
Trong kĩ thuật giâm cành, một đoạn cành hoặc thân có đủ mắt, chồi (các tế bào đã biệt hóa) có thể phát triển thành một cây mới hoàn chỉnh → Tính toàn năng và phản biệt hóa của tế bào thực vật chính là nguyên lí để thực hiện kĩ thuật giâm cành.
Câu 2:
Bảo quản thịt, cá, trứng trong dung dịch muối đậm đặc hoặc ướp với muối hạt giúp tăng thời gian bảo quản thực phẩm vì: Muối làm thay đổi áp suất thẩm thấu của môi trường khiến hầu hết các vi sinh vật gây hại cho thực phẩm bị mất nước dẫn đến ức chế sự sinh trưởng của những vi sinh vật này.
Câu 3:
- Virus gây bệnh cúm A hay HIV/AIDS là những virus có hệ gene là RNA, enzyme polymerase do chúng tổng hợp không có cơ chế sửa sai nên có tần số và tốc độ đột biến rất cao. Bên cạnh đó, các biến chủng cũng được tạo ra do cơ chế tái tổ hợp virus từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy, virus gây bệnh cúm A hay HIV/AIDS thường có nhiều biến thể.
- Việc có nhiều biến chủng dẫn đến khả năng kháng thuốc của virus rất nhanh, đòi hỏi phải điều chế thuốc mới liên tục, gây khó khăn trong phát triển vaccine phòng bệnh và thuốc chữa bệnh.
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 SINH HỌC 10 - CÁNH DIỀU
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Đối với thụ thể bên trong tế bào, các phân tử tín hiệu
A. không thể liên kết với thụ thể.
B. liên kết với thụ thể ở bên ngoài tế bào.
C. liên kết với thụ thể màng.
D. đi qua màng và liên kết với thụ thể tạo thành phức hợp tín hiệu – thụ thể.
Câu 2: Trong sự phân chia tế bào, các tế bào mới được tạo ra từ một tế bào
A. đều khác nhau.
B. đều khác nhau và một số giống tế bào mẹ.
C. đều giống nhau và giống tế bào mẹ.
D. một số tế bào giống nhau và một số tế bào khác nhau.
Câu 3: Hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội
A. gấp đôi bộ nhiễm sắc thể đơn bội trong các giao tử.
B. gấp ba lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội trong các giao tử.
C. gấp bốn lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội trong các giao tử.
D. bằng bộ nhiễm sắc thể đơn bội trong các giao tử.
Câu 4: Hormone từ tế bào tuyến giáp được vận chuyển trong máu đến các tế bào cơ làm tăng cường hoạt động phiên mã, dịch mã và trao đổi chất ở các tế bào cơ. Sự truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ được thực hiện theo hình thức nào sau đây?
A. Truyền tin cận tiết.
B. Truyền tin nội tiết.
C. Truyền tin qua synapse.
D. Truyền tin qua kết nối trực tiếp.
Câu 5: Động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính năm 1996 là
A. lợn Ỉ.
B. bò Sahiwal.
C. cừu Dolly.
D. dê Beetal.
Câu 6: Tế bào nào sau đây có tính toàn năng?
A. Tế bào hồng cầu.
B. Tế bào bạch cầu.
C. Tế bào thần kinh.
D. Tế bào hợp tử.
Câu 7: Vi sinh vật có thể phân bố trong các loại môi trường là
A. môi trường đất, môi trường nước.
B. môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn.
D. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
Câu 8: Nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của vi khuẩn là
A. ánh sáng.
B. hóa học.
C. chất hữu cơ.
D. ánh sáng và hóa học.
Câu 9: Nhóm sinh vật nào dưới đây thuộc nhóm vi sinh vật?
A. Trùng roi, trùng giày, tảo đơn bào, rêu.
B. Nấm men, trùng roi, tảo silic, vi khuẩn lactic.
C. Trùng giày, rêu, giun, sán.
D. Trùng giày, trùng biến hình, giun, sán.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vi sinh vật?
A. Vi sinh vật là những cơ thể sống nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được.
B. Vi sinh vật nhỏ bé nên quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh.
C. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực.
D. Vi sinh vật rất đa dạng nhưng phân bố của chúng rất hẹp.
Câu 11: Sinh trưởng của vi sinh vật là
A. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.
B. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên phân.
C. sự tăng lên về số lượng tế bào của cơ thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.
D. sự tăng lên về số lượng tế bào của cơ thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên phân.
Câu 12: Vi sinh vật nhân thực có thể sinh sản bằng các hình thức nào dưới đây?
A. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính.
B. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử hữu tính.
C. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính và hữu tính.
D. Hình thành bào tử vô tính và hữu tính.
Câu 13: Để khắc phục hiện tượng mật độ tế bào vi khuẩn không tăng ở pha cân bằng có thể thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Bổ sung thêm một lượng vi sinh vật giống thích hợp.
B. Bổ sung thêm nguồn chất dinh dưỡng vào môi trường.
C. Bổ sung thêm khí oxygen với nồng độ thích hợp.
D. Bổ sung thêm khí nitrogen với nồng độ thích hợp.
Câu 14: Vì sao một số chất hoá học như phenol, các kim loại nặng, alcohol thường dùng làm chất diệt khuẩn?
A. Vì các chất này có thể gây biến tính và làm bất hoạt protein, phá hủy cấu trúc màng sinh chất,…
B. Vì các chất này có thể tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu sự sinh trưởng của một hoặc một vài nhóm vi sinh vật.
C. Vì các chất này có thể gây biến đổi vật chất di truyền làm giảm khả năng thích nghi của vi sinh vật với môi trường.
D. Vì các chất này có thể ngăn cản sự hấp thụ nước khiến các vi sinh vật bị chết do thiếu nước trầm trọng.
Câu 15: Vi sinh vật nào sau đây quang hợp không thải O2?
A. Vi khuẩn màu tía và màu lục.
B. Vi khuẩn lam và vi tảo.
C. Vi tảo và vi khuẩn màu tía.
D. Vi khuẩn màu tía và vi tảo.
Câu 16: Quá trình phân giải có vai trò là
A. hình thành các hợp chất đặc trưng để xây dựng và duy trì các hoạt động sống của tế bào.
B. hình thành năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp và các hoạt động của tế bào.
C. hình thành nguyên liệu và năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp và các hoạt động của tế bào.
D. hình thành các hợp chất tích lũy năng lượng để duy trì các hoạt động sống của tế bào.
Câu 17: Con người ứng dụng quá trình tổng hợp các chất ức chế sự phát triển của các sinh vật khác ở vi sinh vật để
A. sản xuất dầu diesel sinh học.
B. sản xuất glutamic acid.
C. sản xuất nhựa hóa dầu.
D. sản xuất thuốc kháng sinh.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phân giải ở vi sinh vật?
A. Vi sinh vật có thể phân giải các hợp chất hữu cơ và chuyển hóa các chất vô cơ giúp khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.
B. Con người có thể ứng dụng quá trình phân giải của vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường, tạo ra các sản phẩm hữu ích khác.
C. Khả năng phân giải của vi sinh vật trong tự nhiên là đa dạng và ngẫu nhiên nhưng luôn có hại cho con người.
D. Vi sinh vật có khả năng phân giải làm hư hỏng thực phẩm, gây mất mĩ quan các vật dụng, đồ gỗ dùng xây dựng nhà cửa,…
Câu 19: Trong quy trình sản xuất ethanol sinh học, người ta đã sử dụng vi sinh vật nào dưới đây để chuyển hóa đường thành ethanol?
A. Nấm mốc Aspergillus niger.
B. Vi khuẩn Bacillus thuringiensis.
C. Nấm men Saccharomyces cerevisiae.
D. Vi tảo Arthrospira platensis.
Câu 20: Dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật là
A. vi khuẩn.
B. virus.
C. vi tảo.
D. vi nấm.
Câu 21: Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ là giai đoạn nào trong chu trình nhân lên của virus?
A. Hấp phụ.
B. Xâm nhập.
C. Sinh tổng hợp.
D. Lắp ráp.
Câu 22: Cấu trúc đóng vai trò là thụ thể của virus có màng bọc là
A. vỏ capsid.
B. lông đuôi.
C. lõi nucleic acid.
D. các gai glycoprotein trên lớp màng phospholipid kép.
Câu 23: Virus trần khác virus có màng bọc ở điểm là
A. có màng phospholipid kép bao bọc bên ngoài vỏ capsid.
B. chỉ có vật chất di truyền là DNA mạch thẳng, dạng kép.
C. chỉ có vật chất di truyền là RNA mạch vòng, dạng đơn.
D. có thụ thể là protein của vỏ capsid.
Câu 24: Cây bị nhiễm virus thường có biểu hiện là
A. lá bị đốm vàng, đốm nâu, bị sọc hay vằn, bị xoăn và héo, bị úa vàng và rụng; thân còi cọc hoặc bị lùn.
B. lá bị đốm vàng, đốm nâu, bị sọc hay vằn, bị xoăn và héo, bị màu đỏ và rụng; thân cây mọc cao vống lên.
C. lá chuyển sang màu xanh đậm bất thường, bị xoăn, rụng sớm; thân cây còi cọc hoặc lùn, dễ bị đổ gãy.
D. lá bị đốm vàng, đốm nâu, bị nhỏ đi và dày lên bất thường, dễ rụng sớm; thân cây phát triển nhiều nhánh.
Câu 25: Sự lây truyền của virus từ cơ thể mẹ sang cơ thể con thông qua quá trình mang thai là phương thức
A. lây truyền dọc.
B. lây truyền ngang.
C. lây truyền chéo.
D. lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp.
Câu 26: Miễn dịch đặc hiệu khác miễn dịch không đặc hiệu ở điểm là
A. được hình thành sau khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh.
B. là phản ứng miễn dịch chung đối với tất cả các mầm bệnh.
C. giúp ngăn cản mầm bệnh xâm nhập vào tế bào và cơ thể.
D. được hình thành mà không cần yêu cầu tiếp xúc với mầm bệnh.
Câu 27: Vì sao để hạn chế sự lây truyền của virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở lúa, người ta thường phun thuốc diệt rầy nâu?
A. Vì rầy nâu là tác nhân trực tiếp gây ra bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
B. Vì rầy nâu là vật chủ trung gian truyền virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
C. Vì rầy nâu hút nhựa cây khiến cây bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá héo nhanh hơn.
D. Vì rầy nâu hút nước của cây khiến cây bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá héo nhanh hơn.
Câu 28: Khi đưa chế phẩm vaccine vector phòng virus SARS – CoV – 2 vào cơ thể thì
A. gene đích sẽ không biểu hiện và không hình thành được kháng thể.
B. gene đích sẽ được biểu hiện và hình thành kháng thể kích thích cơ thể sản sinh kháng nguyên tương ứng.
C. gene đích sẽ được biểu hiện và hình thành kháng nguyên kích thích cơ thể sản sinh kháng thể tương ứng.
D. gene đích sẽ không biểu hiện và hình thành kháng thể kích thích cơ thể sản sinh kháng nguyên tương ứng.
B. Phần tự luận
Câu 1 (1 điểm): Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được tạo ra từ vi nhân giống lại có kiểu gene như dạng gốc?
Câu 2 (1 điểm): Vì sao khi sử dụng thuốc kháng sinh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ?
Câu 3 (1 điểm): Tại sao cho đến nay chúng ta vẫn chưa có thuốc đặc trị hay chế tạo được vaccine phòng HIV?
Đáp án đề 2
A. Phần trắc nghiệm
1. D |
2. C |
3. A |
4. B |
5. C |
6. D |
7. D |
8. D |
9. B |
10. D |
11. A |
12. C |
13. B |
14. A |
15. A |
16. C |
17. D |
18. C |
19. C |
20. B |
21. A |
22. D |
23. D |
24. A |
25. A |
26. A |
27. B |
28. C |
B. Phần tự luận
Câu 1:
Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được tạo ra từ vi nhân giống có kiểu gene hoàn toàn như dạng gốc vì cơ thể hoàn chỉnh được sinh ra từ một tế bào của dạng gốc, có bộ gene trong nhân được sao chép lại nguyên vẹn dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân.
Câu 2:
Sử dụng thuốc kháng sinh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ vì nếu sử dụng thuốc kháng sinh không đúng loại, liều lượng, thời gian thì việc điều trị bệnh không hiệu quả mà còn dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh ở nhiều vi sinh vật gây bệnh, làm cho việc tiếp tục sử dụng kháng sinh đó để điều trị bệnh không còn hiệu quả.
Câu 3:
Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có thuốc đặc trị hay chế tạo được vaccine phòng HIV vì: Bộ gen của HIV là RNA, HIV sử dụng polymerase do chính nó tổng hợp để tái bản bộ gen, trong khi đó polymerase do virus tổng hợp không có cơ chế sửa sai nên tần số đột biến của virus sẽ rất cao. Chính vì có tần số đột biến cao nên khả năng kháng thuốc và kháng vaccine của virus cũng sẽ cao.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Màng sinh chất lõm vào hình thành eo thắt phân chia thành hai tế bào là đặc điểm của
A. phân chia tế bào chất ở thực vật.
B. phân chia tế bào chất ở động vật.
C. phân chia nhân ở thực vật.
D. phân chia nhân ở động vật.
Câu 2: Giảm phân là cơ chế tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới do
A. sự nhân đôi của DNA và NST.
B. sự phân li độc lập.
C. sự tổ hợp ngẫu nhiên của các NST.
D. sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST.
Câu 3: Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng như thế nào đến quá trình giảm phân?
A. Quy định thời điểm bắt đầu giảm phân.
B. Quy định số lần giảm phân.
C. Ức chế hình thành thoi phân bào hoặc sự phân chia tế bào chất.
D. Làm tăng tốc độ quá trình giảm phân hình thành giao tử.
Câu 4: Đặc điểm khác biệt chính của một tế bào đáp ứng với một tín hiệu và một tế bào không có đáp ứng với tín hiệu là có
A. lipid màng liên kết với tín hiệu.
B. con đường truyền tin nội bào.
C. phân tử truyền tin nội bào.
D. thụ thể đặc hiệu.
Câu 5: Dưa hấu, cam và bưởi không hạt có thể được tạo ra từ kĩ thuật
A. nuôi cấy hạt phấn.
B. dung hợp tế bào trần.
C. vi nhân giống.
D. nhân bản vô tính.
Câu 6: Tế bào gốc ở động vật có thể hình thành khi
A. tế bào động vật bị đột biến.
B. tế bào động vật phân chia.
C. tế bào sinh dưỡng được được kích hoạt phản biệt hóa.
D. tế bào sinh dưỡng được biệt hóa thành một loại tế bào có tính chuyên hóa.
Câu 7: Nhóm vi sinh vật nào sau đây có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ?
A. Vi sinh vật hóa tự dưỡng.
B. Vi sinh vật hóa dị dưỡng.
C. Vi sinh vật quang tự dưỡng.
D. Vi sinh vật hóa dưỡng.
Câu 8: Khuẩn lạc nấm men
A. thường khô, tròn đều và lồi ở tâm, thường có màu trắng sữa.
B. thường nhầy ướt, bề mặt thường dẹt và có nhiều màu sắc (trắng sữa, vàng, đỏ, hồng, cam,...), một số khuẩn lạc đặc biệt có dạng bột mịn.
C. thường lan rộng, tạo thành dạng sợi dài, xốp, có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đen, xanh.
D. thường ướt, hình bầu dục và lõm ở tâm, thường có nhiều màu sắc.
Câu 9: Vi sinh vật thuộc giới Khởi sinh có đặc điểm là
A. sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập đoàn đơn bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.
B. sinh vật nhân sơ, đơn bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.
C. sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập đoàn đơn bào, dị dưỡng.
D. sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, dị dưỡng.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật?
A. Vi sinh vật sử dụng nguồn carbon là CO2 thuộc kiểu dinh dưỡng là dị dưỡng.
B. Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng thuộc kiểu dinh dưỡng là quang dưỡng.
C. Chỉ cần cung cấp nguồn carbon và năng lượng phù hợp thì vi sinh vật có thể phát triển thuận lợi.
D. Vi sinh vật hóa dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng.
Câu 11: Đặc điểm môi trường dinh dưỡng nào sau đây phù hợp với pha cân bằng của quần thể vi khuẩn?
A. Dinh dưỡng đầy đủ cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
B. Dinh dưỡng đầy đủ nhưng tiêu hao nhanh cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
C. Dinh dưỡng bắt đầu thiếu hụt cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
D. Dinh dưỡng cạn kiệt và các chất độc hại cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn tích lũy tăng dần.
Câu 12: Hình thức sinh sản nào dưới đây chỉ có ở vi sinh vật nhân thực?
A. Phân đôi.
B. Nảy chồi.
C. Hình thành bào tử vô tính.
D. Hình thành bào tử tiếp hợp.
Câu 13: Vi sinh vật A có khả năng sinh trưởng ở nhiệt độ từ 15 oC đến 45 oC, sinh trưởng tối ưu ở 30 – 35 oC. Chúng thuộc nhóm vi sinh vật nào dưới đây?
A. Nhóm vi sinh vật ưa lạnh.
B. Nhóm vi sinh vật ưa ấm.
C. Nhóm vi sinh vật ưa nhiệt.
D. Nhóm vi sinh vật cực ưa nhiệt.
Câu 14: Thuốc kháng sinh có đặc điểm nào dưới đây?
A. Có khả năng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh ở thực vật.
B. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu một hoặc một vài nhóm vi sinh vật gây bệnh.
C. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế nhiều nhóm vi sinh vật gây bệnh.
D. Có khả năng ức chế sinh trưởng của vi sinh vật gây bệnh ở nồng độ cao.
Câu 15: Con người đã ứng dụng khả năng quang tổng hợp của vi sinh vật để
A. sản xuất amino acid.
B. sản xuất thực phẩm, dược phẩm (tảo và vi khuẩn lam).
C. sản xuất dầu diesel sinh học.
D. sản xuất sản phẩm dùng một lần từ những polymer sinh học.
Câu 16: Vi sinh vật có khả năng tổng hợp enzyme nào sau đây để phân giải tinh bột?
A. Protease.
B. Cellulase.
C. Amylase.
D. Lipase.
Câu 17: Đâu không phải là ứng dụng của quá trình tổng hợp amino acid và protein ở vi sinh vật?
A. Sản xuất glutamic acid nhờ vi khuẩn Corynebacterium glutamicum.
B. Sản xuất lysine nhờ vi khuẩn Brevibacterium flavum.
C. Sản xuất protein nhờ nấm men S. cerevisiae.
D. Sản xuất nhựa sinh học nhờ vi khuẩn Bacillus cereus hay Cupriavidus necator.
Câu 18: Phát triển nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phân giải ở vi sinh vật?
A. Vi sinh vật sinh tổng hợp protease để phân giải protein thành các amino acid.
B. Lên men lactic là quá trình chuyển hóa kị khí đường glucose, lactose thành sản phẩm chủ yếu là lactic acid.
C. Vi sinh vật sử dụng hệ enzyme cellulase có sẵn trong môi trường để biến đổi cellulose thành các phân tử đường.
D. Vi sinh vật phân giải protein thành các amino acid sử dụng để tổng hợp các phân tử protein mới.
Câu 19: Sản xuất ethanol sinh học từ phụ phẩm nông nghiệp là ứng dụng của vi sinh vật
A. trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
B. trong chế biến và bảo quản thực phẩm.
C. trong công nghiệp.
D. trong lâm nghiệp.
Câu 20: Thành phần nào của virus có vai trò mang thông tin di truyền?
A. Vỏ capsid.
B. Lõi nucleic acid.
C. Màng phospholipid kép.
D. Gai glycoprotein.
Câu 21: Virus trần xâm nhập vào tế bào chủ bằng cách
A. đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ.
B. đưa nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ cấu trúc bao quanh để giải phóng vật chất di truyền.
C. đưa gai glycoprotein trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ cấu trúc bao quanh để giải phóng vật chất di truyền.
D. nhân lên bên ngoài tế bào chủ rồi đưa vật chất di truyền vào trong tế bào.
Câu 22: Phage T4 có thụ thể nằm ở
A. vỏ capsid.
B. glycoprotein.
C. lõi nucleic acid.
D. đầu tận cùng của lông đuôi.
Câu 23: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về sự phóng thích của virus có màng bọc ra khỏi tế bào vật chủ?
A. Tổng hợp các đoạn màng có gắn glycoprotein và hợp với màng sinh chất.
B. Tổ hợp vỏ capsid, hệ gene đi ra ngoài theo kiểu xuất bào.
C. Tiết enzyme làm tan màng tế bào và chui ra ngoài.
D. Kéo theo màng sinh chất của tế bào chủ và tạo thành vỏ ngoài của virus.
Câu 24: Sinh vật nào sau đây không làm lây virus từ cây bệnh sang cây khỏe?
A. Côn trùng.
B. Động vật ăn thực vật.
C. Động vật ăn thịt.
D. Nấm.
Câu 25: Yếu tố nào sau đây không phải là miễn dịch không đặc hiệu?
A. Da và niêm mạc.
B. Tế bào lympho.
C. Dịch tiết của cơ thể như nước mắt, dịch vị.
D. Các đại thực bào, bạch cầu trung tính.
Câu 26: Virus khi nhân lên trong tế bào thực vật sẽ lan sang các tế bào khác bằng cách
A. tổng hợp enzyme làm thủng thành tế bào và chui sang tế bào bên cạnh.
B. phân chia nhanh làm vỡ tế bào rồi chui sang tế bào bên cạnh.
C. trực tiếp qua cầu sinh chất.
D. nảy chồi giải phóng dần và xâm nhập vào tế bào bên cạnh.
Câu 27: Để hạn chế sự lây truyền virus cúm A từ động vật sang người, không sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
B. Không mua bán các loại gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc.
C. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết; cần giết mổ và sử dụng ngay để tránh lãng phí.
D. Khu chuồng trại chăn nuôi phải sạch sẽ, có hàng rào cách li với những loài hoang dã.
Câu 28: Virus gây bệnh trên đối tượng nào sau đây thường có màng bọc?
A. Động vật.
B. Thực vật.
C. Nấm.
D. Vi khuẩn.
B. Phần tự luận
Câu 1 (1 điểm): Bằng cách nào có thể tạo được các mô da lành dùng cho điều trị các trường hợp bị bỏng và phải cấy ghép da?
Câu 2 (1 điểm): Em đã làm gì để có sức khỏe tốt? Vì sao giữ gìn cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh lại có tác dụng phòng bệnh do virus?
Câu 3 (1 điểm): Có thể tiếp tục dùng loại kháng sinh đã được bác sĩ kê cho lần khám trước với liều lượng cao hơn để nhanh chóng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh tương tự trong lần mắc bệnh sau đó không? Vì sao?
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Đáp ứng tế bào là
A. sự thay đổi hình dạng thụ thể dẫn đến hoạt hóa thụ thể.
B. những thay đổi trong tế bào đích.
C. những thay đổi trong phân tử tín hiệu.
D. sự truyền tín hiệu hóa học trong tế bào.
Câu 2: Ảnh hưởng của yếu tố nào sau đây có thể dẫn đến bệnh ung thư?
A. Môi trường sống ô nhiễm.
B. Yếu tố di truyền.
C. Sử dụng thực phẩm không an toàn.
D. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 3: Để hình thành trứng và tinh trùng cần phải trải qua quá trình
A. nhân đôi nhiễm sắc thể.
B. giảm phân.
C. thụ tinh.
D. phân giải.
Câu 4: Các phân tử tín hiệu kị nước như testosterone đi qua màng của tất cả các tế bào nhưng chỉ ảnh hưởng đến các tế bào đích bởi vì
A. chỉ các tế bào đích mới có các đoạn DNA thích hợp.
B. chỉ các tế bào đích có các enzyme vận chuyển testosterone.
C. thụ thể nội bào chỉ có ở tế bào đích.
D. chỉ trong các tế bào đích testosterone mới có thể bắt đầu chuỗi truyền tin nội bào dẫn đến kích hoạt sự phiên mã gene.
Câu 5: Kĩ thuật loại bỏ thành tế bào và lai giữa các tế bào cùng loài hoặc khác loài gọi là
A. vi nhân giống.
B. dung hợp tế bào trần.
C. nuôi cấy hạt phấn.
D. nuôi tế bào đơn bội.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nhân bản vô tính ở động vật?
A. Dê Barbari là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính.
B. Nhân bản vô tính chỉ được phép làm trên động vật.
C. Nhân bản vô tính tạo ra các cá thể hoàn toàn khác nhau.
D. Các cá thể nhân bản vô tính giống nhau về kiểu hình nhưng có kiểu gene khác nhau.
Câu 7: Căn cứ để phân loại các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật là
A. dựa vào nguồn carbon và nguồn cung cấp vật chất.
B. dựa vào nguồn oxygen và nguồn cung cấp năng lượng.
C. dựa vào nguồn oxygen và nguồn cung cấp vật chất.
D. dựa vào nguồn carbon và nguồn cung cấp năng lượng.
Câu 8: Vi khuẩn và vi khuẩn cổ thuộc
A. giới Khởi sinh.
B. giới Nguyên sinh.
C. giới Nấm.
D. giới Thực vật.
Câu 9: Vì sao khuẩn lạc nấm mốc thường lan rộng?
A. Do tế bào nấm mốc phát triển tạo thành sợi dài, xốp.
B. Do tế bào nấm mốc phát triển tạo thành dạng rắn.
C. Do môi trường nuôi cấy nấm mốc thường khô và loãng.
D. Do khuẩn lạc nấm mốc thường kết hợp với khuẩn lạc vi sinh vật khác và lan rộng.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm của vi sinh vật?
A. Vi sinh vật không thể tồn tại trong cơ thể thực vật và động vật.
B. Vi sinh vật có kích thước nhỏ nên quá trình hấp thu và chuyển hóa vật chất chậm.
C. Vi sinh vật thuộc giới Nấm là sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập đoàn đơn bào, dị dưỡng.
D. Vi sinh vật rất đa dạng nhưng phân bố của chúng rất hẹp.
Câu 11: Sinh khối vi khuẩn đạt cao nhất vào thời điểm
A. đầu pha tiềm phát, cuối pha lũy thừa.
B. cuối pha tiềm phát, đầu pha lũy thừa.
C. đầu pha lũy thừa, cuối pha cân bằng.
D. cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng.
Câu 12: Hình thức sinh sản vô tính bằng phân đôi theo hình thức phân bào không có thoi vô sắc xảy ra ở
A. một số vi sinh vật nhân sơ.
B. phần lớn vi sinh vật nhân sơ.
C. tất cả vi sinh vật nhân sơ.
D. tất cả vi sinh vật nhân thực.
Câu 13: Mô tả nào dưới đây nói về pha tiềm phát (pha lag) của quần thể vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường dinh dưỡng lỏng, hệ kín?
A. Vi khuẩn phân chia rất chậm, số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi.
B. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và DNA, chuẩn bị cho quá trình phân bào; mật độ tế bào trong quần thể gần như không thay đổi.
C. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng phân chia rất chậm, số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi.
D. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và DNA, các tế bào trong quần thể phân chia mạnh mẽ.
Câu 14: Vi sinh vật B có khả năng sinh trưởng ở pH khoảng 5,5 – 8,0, sinh trưởng tối ưu ở pH 6,5 – 7,0. Chúng thuộc nhóm vi sinh vật nào dưới đây?
A. Nhóm vi sinh vật ưa acid.
B. Nhóm vi sinh vật ưa kiềm.
C. Nhóm vi sinh vật chịu kiềm.
D. Nhóm vi sinh vật ưa trung tính.
Câu 15: Kháng sinh penicillin được sản xuất từ
A. vi khuẩn Bacillus cereus.
B. nấm men S. cerevisiae.
C. nấm mốc Penicillium chrysogenum.
D. nấm mốc Penicillium glaucum.
Câu 16: Muối chua rau củ, thực chất là tạo điều kiện để quá trình nào sau đây xảy ra?
A. Phân giải nucleic acid và lên men lactic.
B. Phân giải protein và lên men lactic.
C. Phân giải carbohydrate và lên men lactic.
D. Phân giải lipid và lên men lactic.
Câu 17: Đâu không phải là tác hại của vi sinh vật?
A. Vi sinh vật phân hủy làm hỏng lương thực như gạo, ngô.
B. Vi sinh vật phân hủy làm hỏng thực phẩm như thịt, cá.
C. Vi sinh vật phân giải protein trong đậu tương thành nước tương.
D. Vi sinh vật phân hủy đồ gỗ, các vật dụng trong gia đình.
Câu 18: Việc làm nước tương (xì dầu) trong dân gian thực chất tạo điều kiện thuận lợi để vi sinh vật thực hiện quá trình nào sau đây là chủ yếu?
A. Tổng hợp amino acid.
B. Phân giải protein.
C. Phân giải cellulose.
D. Phân giải lipid.
Câu 19: Sản xuất khí sinh học (biogas) từ rác thải hữu cơ nhờ
A. vi khuẩn lactic và vi khuẩn acetic.
B. các nhóm vi sinh vật lên men và sinh methane.
C. nhóm vi sinh vật cố định đạm.
D. nhóm vi khuẩn ưa kiềm, chịu nhiệt.
Câu 20: Thành phần cấu tạo chính của virus là
A. màng bọc và vỏ capsid.
B. vỏ capsid và gai glycoprotein.
C. màng bọc và gai glycoprotein.
D. lõi nucleic acid và vỏ capsid.
Câu 21: Virus có đặc điểm nào sau đây?
A. Kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật.
B. Không có cấu tạo tế bào.
C. Kích thước rất nhỏ.
D. Tất cả các đặc điểm trên.
Câu 22: Virus trần khác virus có màng bọc ở điểm là
A. có màng phospholipid kép bao bọc bên ngoài vỏ capsid.
B. chỉ có vật chất di truyền là DNA mạch thẳng, dạng kép.
C. chỉ có vật chất di truyền là RNA mạch vòng, dạng đơn.
D. có thụ thể là protein của vỏ capsid.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chu trình nhân lên của virus?
A. Các thành phần của virus sẽ hợp nhất với nhau để hình thành cấu trúc nucleocapsid xảy ra ở giai đoạn lắp ráp.
B. Virus cố định trên tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ.
C. Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ.
D. Virus sử dụng vật chất di truyền của chính nó để tổng hợp protein và nucleic acid.
Câu 24: Lây truyền dọc là sự lây truyền của virus từ cơ thể mẹ sang cơ thể con thông qua
A. đường hô hấp.
B. quá trình mang thai.
C. đường tiêu hóa.
D. vết trầy xước trên cơ thể.
Câu 25: Đối với các bệnh lây qua đường máu thì cần sử dụng biện pháp phòng, chống nào dưới đây?
A. Cần có biện pháp cách li, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
B. Khoanh vùng, tiêu hủy động vật bị bệnh.
C. Không dùng chung bơm kim tiêm.
D. Phun thuốc khử trùng tại những nơi người bệnh đi qua.
Câu 26: Không sử dụng biện pháp nào sau đây để phòng, chống virus gây bệnh ở thực vật?
A. Phun thuốc trừ sâu.
B. Tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh.
C. Tạo giống cây trồng kháng virus.
D. Chọn giống cây sạch bệnh.
Câu 27: Loại virus nào sau đây thường được sử dụng để sản xuất vaccine vector?
A. Virus gây bệnh trên động vật.
B. Virus gây bệnh trên vi khuẩn.
C. Virus gây bệnh trên thực vật.
D. Virus gây bệnh trên nấm.
Câu 28: Virus thực vật không thể lây truyền bằng phương thức nào sau đây?
A. Thông qua các vết thương do côn trùng hút chích.
B. Thông qua con đường thực bào hoặc dung hợp màng tế bào.
C. Thông qua quá trình thụ phấn.
D. Thông qua vết sây sát do nông cụ gây ra trong quá trình chăm sóc.
B. Phần tự luận
Câu 1 (1 điểm): Tại sao lai (dung hợp) tế bào trần là phương pháp làm tăng tính đa dạng di truyền ở cây trồng?
Câu 2 (1 điểm): Tại sao những người bị hội chứng HIV – AIDS thường dễ mắc các bệnh như lở loét da và tiêu chảy?
Câu 3 (1 điểm): Yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình làm sữa chua, dưa chua hoặc bánh mì. Nêu các biện pháp kiểm soát hoặc điều khiển các yếu tố đó theo hướng có lợi cho sự phát triển của vi sinh vật.
Xem thêm bộ đề thi Sinh học 10 Cánh diều năm 2024 hay khác:
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)