Công thức xác định cấu trúc RNA (Phương pháp giải bài tập chi tiết)



Bài viết Công thức xác định cấu trúc RNA với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Công thức xác định cấu trúc RNA.

Công thức xác định cấu trúc RNA (Phương pháp giải bài tập chi tiết)

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

Vài nét về văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp

1.1. Công thức

- Xác định dạng vật chất di truyền là DNA hay RNA: Vật chất di truyền có đơn phân loại U thì đó là RNA, có đơn phân loại T thì đó là DNA.

- Xác định dạng cấu trúc của vật chất di truyền là mạch đơn hay mạch kép:

+ Nếu A ≠ T (U) hoặc G ≠ C thì vật chất di truyền có cấu trúc mạch đơn.

+ Nếu A = T, G = C (A = U, G = C) thì vật chất di truyền có thể có cấu trúc mạch kép hoặc mạch đơn.

1.2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Phân tích thành phần của nucleic acid được tách từ 2 chủng virus thu được kết quả như sau:

Chủng A: A = U = G = C.

Chủng B: A = C, T = G.

Vật chất di truyền của

A. chủng A và chủng B đều là DNA.

B. chủng A và chủng B đều là RNA.

C. chủng A là DNA, chủng B là RNA.

D. chủng A là RNA, chủng B là DNA.

Quảng cáo

Lời giải:

- Nucleic acid của chủng A chứa nucleotide loại U ⇒ Nucleic acid của chủng A là RNA.

• Nucleic acid của chủng B chứa nucleotide loại T ⇒ Nucleic acid của chủng B là DNA.

Chọn D.

Ví dụ 2: Phân tích thành phần của nucleic acid được tách từ 3 chủng virus thu được kết quả như sau:

Chủng A: A = T = G = 25%.

Chủng B: A = U = C = 30%.

Chủng C: A = T = 25%, C = 30%.

Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Nucleic acid của chủng A chắc chắn là DNA mạch kép.

II. Nucleic acid của chủng B và C đều là RNA.

III. Nucleic acid của chủng A và C đều có thể là DNA mạch đơn.

IV. Nucleic acid của chủng C là DNA mạch đơn.

Quảng cáo

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Hướng dẫn giải

• Xét chủng A:

+ Nucleic acid của chủng A có chứa nucleotide loại T nên nucleic acid là DNA.

+ Thành phần hóa học của nucleic acid chủng A là A = T = G = 25% ⇒ Tỉ lệ nucleotide loại C là 100% - (25% + 25% + 25%) = 25% ⇒ Nucleic acid chủng A có tỉ lệ A = T = G = C = 25% ⇒ Nucleic acid chủng A có thể có dạng mạch kép hoặc mạch đơn.

⇒ Nucleic acid của chủng A là DNA mạch đơn hoặc mạch kép.

• Xét chủng B:

+ Nucleic acid của chủng B có chứa nucleotide loại U ⇒ Nucleic acid là RNA.

+ Thành phần hóa học của nucleic acid chủng B là A = U = C = 30% ⇒ Tỉ lệ nucleotide loại G là 100% - (30% + 30% + 30%) = 10% ⇒ Nucleic acid chủng B có tỉ lệ G ≠ C ⇒ Nucleic acid chủng B có dạng mạch đơn.

⇒ Nucleic acid của chủng B là RNA mạch đơn.

Quảng cáo

• Xét chủng C:

+ Nucleic acid của chủng C có chứa nucleotide loại T nên nucleic acid là DNA.

+ Thành phần hóa học của nucleic acid chủng C là A = T = 25%, C = 30% ⇒ Tỉ lệ nucleotide loại G là: 100% - (25% + 25% + 30%) = 20% ⇒ Nucleic acid chủng C có tỉ lệ G ≠ C ⇒ Nucleic acid chủng C có dạng mạch đơn.

⇒ Nucleic acid của chủng C là DNA mạch đơn.

Vậy có hai phát biểu đúng là III và IV.

Chọn B.

2. Công thức xác định số loại bộ ba (codon) và khả năng xuất hiện một loại bộ ba (codon) trên RNA

2.1. Công thức

- Số bộ ba có thể được tạo ra n loại nucleotide bằng n3.

- Xác định xác suất xuất hiện một loại bộ ba trên RNA:

+ Bước 1: Xác định tỉ lệ từng loại nucleotide.

+ Bước 2: Xác định số trường hợp bộ ba thỏa mãn yêu cầu.

+ Bước 3: Xác định xác suất xuất hiện bộ ba: Xác suất xuất hiện một bộ ba nào đó bằng tích tỉ lệ của các nucleotide có trong bộ ba.

2.2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Một chuỗi polynucleotide được tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp hai loại nucleotide với tỉ lệ là 80% nucleotide loại A và 20% nucleotide loại U.

a. Xác định số loại bộ ba có thể tạo ra trên chuỗi pôlinucleotide trên?

b. Giả sử sự kết hợp các nucleotide là ngẫu nhiên thì tỉ lệ mã bộ ba AAU là bao nhiêu?

Lời giải:

a. Số loại bộ ba có thể tạo ra trên chuỗi pôlinucleotide trên = 23 = 8.

b. Xác định tỉ lệ mã bộ ba AAU

- Bước 1: Tỉ lệ từng loại nucleotide là: A = 0,8 và U = 0,2.

- Bước 2: Chỉ có 1 trường hợp bộ ba AAU.

- Bước 3: Nếu sự kết hợp các nucleotide là ngẫu nhiên thì tỉ lệ mã bộ ba AAU là: 0,8 × 0,8 × 0,2 = \(\frac{{16}}{{125}}.\)

Ví dụ 2: Từ 3 loại nucleotide là U, G, C có thể tạo ra bao nhiêu mã bộ ba chứa ít nhất một nucleotide loại C?

A.19.

B.27.

C.37.

D.8.

Lời giải:

- Số bộ ba có thể tạo ra từ 3 loại nucleotide trên là: 33 = 27 bộ ba.

- Số bộ ba không chứa nucleotide loại C từ 3 loại nucleotide trên là: 23 = 8 bộ ba.

⇒ Từ 3 loại nucleotide nói trên có thể tạo ra số mã bộ ba chứa ít nhất một nucleotide loại X là: 27 – 8 = 19 bộ ba.

Chọn A.

Ví dụ 3: Một phân tử mRNA nhân tạo có tỉ lệ các loại nucleotide là A : U : G : C = 4 : 3 : 2 : 1. Tỉ lệ bộ ba chứa cả ba loại nucleotide A, U, G được mong đợi là

A. 7,2%.

B. 21,6%.

C. 2,4%.

D. 14,4%.

Lời giải:

- Bước 1: Số loại bộ ba chứa cả ba loại nucleotide A, U, G là: 3 × 2 × 1 = 6.

- Bước 2: Tỉ lệ từng loại nucleotide là:

- Bước 3: Tỉ lệ bộ ba chứa cả ba loại nucleotide A, U, G được mong đợi là:

6 × 0,4 × 0,3 × 0,2 = 14,4%.

Chọn D.

3. Công thức xác định số lượng nucleotide, chiều dài và số liên kết hóa trị của RNA

3.1. Công thức

a. Số nucleotide của 1 RNA = rN = ARNA + URNA + CRNA + GRNA.

b. Chiều dài của RNA =L=rN×3,4. (Chú ý: Công thức tính chiều dài RNA dựa trên số nucleotide thường chỉ được áp dụng đối với mRNA có dạng một mạch thẳng, còn đối với tRNA và rRNA do mạch polynucleotide có các đoạn cuộn lại theo nguyên tắc bổ sung nên công thức này không còn đúng).

c. Số liên kết hóa trị trong RNA

- Tổng số liên kết hóa trị có trong RNA = 2rN – 1.

- Tổng số liên kết hóa trị nối giữa các nucleotide có trong RNA = rN – 1.

3.2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Một phân tử mRNA có U = 200, A = 300, G = 100, C = 400. Chiều dài của phân tử mRNA này là

A. 1000 Å.

B. 1700 Å.

C. 3400 Å.

D. 500 Å.

Lời giải:

- Số nucleotide của mRNA = 200 + 300 + 100 + 400 = 1000 Nu.

- Chiều dài của RNA =rN×3,4=1000×3,4=3400.

Chọn C.

Ví dụ 2: Một phân tử mRNA có chiều dài 4080 Å. Tỉ lệ các loại nucleotide của mRNA này là A : U : G : C = 2 : 3 : 3 : 4.

a. Tính tổng số nucleotide của mRNA.

b. Tính số nucleotide mỗi loại của mRNA.

c. Tính số liên kết hóa trị của mRNA.

Lời giải:

a. Tổng số nucleotide của mRNA

Vì mRNA chỉ có cấu trúc một mạch đơn ⇒Tổng số nucleotide của mRNA trên là:

L3,4=40803,4=1200Nu.

b. Số nucleotide mỗi loại của mRNA

A : U : G : C = 2 : 3 : 3 : 4 A2=U3=G3=C4=A+U+G+C2+3+3+4=120012=100.

Vậy số nucleotide mỗi loại của mRNA là:

A2=100A=200.

G3=100G=300. C4=100C=400.

c. Số liên kết hóa trị của mRNA (gồm số liên kết hóa trị giữa các nucleotide + số liên kết hóa trị trong các nucleotide) = 2rN – 1 = 2 × 1200 – 1 = 2399.

Xem thêm công thức Sinh học 9 với phương pháp giải chi tiết, hay khác:

Mục lục các chuyên đề Sinh học 9:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Chuyên đề Sinh học lớp 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Sinh 9 với đầy đủ Lý thuyết và rất nhiều câu hỏi trắc nghiệm có đáp án giúp bạn củng cố và ôn luyện kiến thức môn Sinh 9 để giành được điểm cao trong các bài thi và bài kiểm tra Sinh lớp 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên