Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 14: Ngành nghề và dịch vụ trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử
Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ 12 Bài 14: Ngành nghề và dịch vụ trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12.
Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 14: Ngành nghề và dịch vụ trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử
I. Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử
1. Thiết kế thiết bị điện tử
- Mô tả công việc: nghiên cứu, ứng dụng kiến thức về kĩ thuật điện tử để tạo ra bản thiết kế mạch nguyên lí, thử nghiệm hoạt động của mạch nguyên lí, bản thiết kế mạch in và các thành phần cần thiết khác của thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra.
- Người thực hiện: kĩ sư, kĩ thuật viên.
- Yêu cầu trình độ:
+ Kĩ sư: đại học ngành kĩ thuật điện tử.
+ Kĩ thuật viên: trung cấp, cao đẳng nghề kĩ thuật điện tử.
- Yêu cầu năng lực:
+ Có kiến thức chuyên môn về kinh kiện điện tử, phương pháp và quy trình thiết kế mạch điện.
+ Sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế và kiểm thử mạch điện
+ Có năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Môi trường làm việc:
+ Phòng kĩ thuật hoặc trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm của nhà máy, công ti, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế và sản xuất thiết bị điện tử.
+ Trường đại học, viện nghiên cứu.
+ Cơ quan quản lí nhà nước và tổ chức có liên quan.
2. Sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử
- Mô tả công việc: sử dụng các dây chuyền công nghệ hoặc máy và công cụ hỗ trợ để tạo ra thiết bị điện tử vật liệu, linh kiện theo bản thiết kế ban đầu và quy trình kiểm soát chất lượng.
- Người thực hiện: kĩ sư điện tử, kĩ sư sản xuất, kĩ sư quản lí chất lượng, thợ sản xuất
- Yêu cầu trình độ:
+ Kĩ sư: đại học ngành kĩ thuật điện tử.
+ Thợ: trung cấp, cao đẳng nghề kĩ thuật điện tử.
- Yêu cầu năng lực:
+ Có kiến thức chuyên môn về kĩ thuật điện tử và hệ thống điện tử.
+ Am hiểu quy trình, quy chuẩn kĩ thuật trong sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử.
+ Có kĩ năng sử dụng máy sản xuất và các công cụ, thiết bị đo lường, thiết bị bảo hộ.
+ Tuân thủ quy trình và quy tắc an toàn điện.
- Môi trường làm việc: nhà máy, xưởng sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử.
3. Lắp đặt thiết bị điện tử
- Mô tả công việc: kết nối và kiểm tra hoạt động của thiết bị điện tử riêng lẻ theo tiêu chuẩn kĩ thuật và an toàn.
- Người thực hiện: kĩ sư kĩ thuật điện tử, kĩ thuật viên, thợ điện tử
- Yêu cầu trình độ:
+ Kĩ sư: đại học ngành kĩ thuật điện tử
+ Kĩ thuật viên: trung cấp, cao đẳng nghề kĩ thuật điện tử.
+ Thợ: sơ cấp nghề điện tử.
- Yêu cầu năng lực:
+ Có kiến thức về kĩ thuật điện tử, thiết bị và hệ thống điện tử.
+ Có kĩ năng đọc hiểu sơ đồ lắp đặt, kĩ năng lắp đặt và sử dụng công cụ, thiết bị hỗ trợ lắp đặt, sử dụng dụng cụ bảo hộ
+ Tuân thủ quy chuẩn kĩ thuật và an toàn điện.
- Môi trường làm việc:
+ Hiện trường, trung tâm, phòng kĩ thuật của cơ sở kinh doanh thiết bị điện tử.
+ Bộ phận quản lí thiết bị điện tử ở các phòng kĩ thuật của cơ quan, nhà máy, công ti.
4. Vận hành thiết bị điện tử
- Mô tả công việc: hoạt động duy trì chế độ làm việc bình thường của thiết bị điện đáp ứng các yêu cầu chất lượng, độ tin cậy và kinh tế.
- Người thực hiện: kĩ sư, kĩ thuật viên.
- Yêu cầu trình độ:
+ Kĩ sư: đại học ngành kĩ thuật điện tử.
+ Kĩ thuật viên: trung cấp, cao đẳng nghề kĩ thuật điện tử.
- Yêu cầu năng lực:
+ Có kiến thức về kĩ thuật điện tử, thiết bị và hệ thống điện tử.
+ Nắm vững thông số kĩ thuật, quy trình vận hành của thiết bị và hệ thống điện tử.
+ Nắm vững quy định và quy chuẩn an toàn điện.
- Môi trường làm việc: phòng kĩ thuật của các cơ quan, tổ chức, nhà máy có sử dụng các thiết bị điện tử.
5. Bảo dưỡng và sửa chữa
- Mô tả công việc: kiểm tra, chuẩn đoán trạng thái kĩ thuật, theo dõi thường xuyên, ngăn ngừa sự cố và khắc phục sai hỏng đảm bảo sự hoạt động ổn định và an toàn của các thiết bị điện tử.
- Người thực hiện: kĩ sư, kĩ thuật viên, thợ điện tử
- Yêu cầu trình độ:
+ Kĩ sư: đại học ngành kĩ thuật điện tử.
+ Kĩ thuật viên: trung cấp, cao đẳng nghề kĩ thuật điện tử.
+ Thợ: sơ cấp nghề điện tử.
- Yêu cầu năng lực:
+ Có kiến thức chuyên môn về kĩ thuật điện tương ứng với vị trí việc làm.
+ Có kĩ năng sử dụng thành thạo công cụ, thiết bị hỗ trợ lắp đặt, công cụ, dụng cụ bảo hộ
+ Tuân thủ quy chuẩn kĩ thuật và an toàn điện.
- Môi trường làm việc:
+ Công ti cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện tử
+ Phòng kĩ thuật của cơ quan, tổ chức, nhà máy có sử dụng thiết bị điện tử.
II. Một số dịch vụ phổ biến trong xã hội có ứng dụng kĩ thuật điện tử
- Dịch vụ viễn thông: nhắn tin, thoại, fax, thư điện tử, internet, ...
- Dịch vụ tài chính: thẻ điện tử, dịch vụ ngân hàng điện tử và thương mại điện tử.
- Dịch vụ trong đào tạo: giáo dục trực tuyến, học liệu điện tử
- Dịch vụ trong giao thông: đặt vé trực tuyến, giám sát phương tiện giao thông, hệ thống thanh toán tự động qua trạm thu phí.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 12 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 15: Điện trở, tụ điện và cuộn cảm
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 16: Diode, transistor và mạch tích hợp IC
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 18: Giới thiệu về điện tử tương tự
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 21: Tín hiệu số và các cổng logic cơ bản
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT