Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 25: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thuỷ sản

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ 12 Bài 25: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thuỷ sản sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thủy sản.

Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 25: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thuỷ sản

Quảng cáo

I. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán sớm bệnh thủy sản

Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học như kĩ thuật PCR kit chẩn đoán nhanh, nhiều loại bệnh thuỷ sản nguy hiểm đã được phát hiện sớm và chính xác, nhờ đó việc phòng ngừa đạt hiệu quả cao, hạn chế dịch bệnh bùng phát và giảm thiểu thiệt hại do người nuôi.

1. Kĩ thuật PCR

- Kĩ thuật PCR: phát hiện virus gây bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh hoạ tử cơ,... trên tôm; virus gây bệnh Herpesvirus trên cá koi; virus gây bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ;...

- Quy trình

+ Bước 1. Thu mẫu thuỷ sản

+ Bước 2. Tách chiết DNA tổng số

+ Bước 3. Nhân bản đoạn gene đặc hiệu của tác nhân gây bệnh bằng phản ứng PCR

+ Bước 4. Điện di và kiểm tra sản phẩm PCR

Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 25: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thuỷ sản | Lâm nghiệp Thủy sản 12

Quảng cáo

2. Kit chẩn đoán

- Là dụng cụ chẩn đoán được tích hợp các thành phần cần thiết để phát hiện tác nhân gây bệnh trong mẫu bệnh phẩm một cách định tính, kết quả nhanh và thực hiện dễ dàng tại hiện trường.

- Ứng dụng: kit chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh trên cá biển, bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng trên tôm, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu trên cá hồi vân.

- Quy trình:

1. Thu mẫu thuỷ sản

2. Bổ sung dung dịch đệm

3. Nghiền mẫu

4. Hút dịch mẫu

5. Cho mẫu vào

6. Đọc kết quả sau 15 phút

Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 25: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thuỷ sản | Lâm nghiệp Thủy sản 12

Quảng cáo

II. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine

- Vaccine DNA có ưu điểm là tính ổn định cao, chi phí sản xuất thấp hơn vaccine vô hoạt, không chứa tác nhân gây bệnh nên có tính an toàn cao hơn vaccine truyền thống.

- Quy trình:

+ Phân lập mầm bệnh

+ Tách gene mã hoá kháng nguyên

+ Gắn gene mã hoá kháng nguyên vào plasmid và gắn vào hệ gene vi khuẩn

+ Tăng sinh vi khuẩn chứa plasmid đã gắn gene mã hoá kháng nguyên

+ Tinh sạch plasmid chứa gene mã hoá kháng nguyên

+ Bổ sung chất ổn định, đóng chai

+ Tiêm vaccine cho cá

III. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm vi sinh

- Sản xuất chế phẩm phòng, trị bệnh thuỷ sản.

- Quy trình:

+ Bước 1: Phân lập, tuyển chọn chủng vi sinh vật có khả năng phòng, trị bệnh thuỷ sản.

+ Bước 2: Nuôi cấy và nhân sinh khối các chủng vi sinh vật trong môi trường và điều kiện thích hợp.

Quảng cáo

+ Bước 3: Phối trộn sinh khối vi sinh vật với cơ chất thích hợp để tạo chế phẩm.

+ Bước 4: Đóng gói, bảo quản và sử dụng.

3. Công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm thảo dược

- Rất nhiều loại thảo dược đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng trong phòng, trị bệnh thuỷ sản.

- Đặc tính của các loại thảo dược là chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng bệnh cao và khả năng tăng cường miễn dịch cho động vật thuỷ sản.

- Ưu điểm: có thể dùng để phòng, trị bệnh, an toàn cho con người và thân thiện với môi trường.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 12 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên