Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 21: Một số ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thuỷ sản
Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ 12 Bài 21: Một số ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thuỷ sản sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12.
Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 21: Một số ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thuỷ sản
I. Công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn (RAS)
1. Khái niệm
Là công nghệ nuôi tái sử dụng nguồn nước.
2. Ưu và nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Năng suất cao
+ Tiết kiệm nước
+ Đảm bảo an toàn sinh học
+ Hạn chế ô nhiễm môi trường và sự xâm nhập tác nhân gây bệnh vào hệ thống nuôi
+ Kiếm soát được an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Hạn chế:
+ Chỉ áp dụng cho các loài nuôi có giá trị kinh tế cao.
+ Chi phí đầu tư ban đầu cao
+ Khi vận hành tốn năng lượng cho hoạt động (điện năng)
+ Cần nguồn nhân lực có trình độ để vận hành công nghệ.
3. Thành phần và nguyên lí hoạt động
- Thành phần: gồm bể nuôi, bể lọc cơ học, bể chứa chất thải hoà tan, bể lọc sinh học, bể chứa nước sạch sau khi xử lí
- Nguyên lí: Nước từ bể nuôi (1) sẽ đi vào bể lọc cơ học và được lọc bằng trống lọc (2). Nước sau khi lọc cơ học sẽ được đưa vào bể chứa (3). Nước từ bể chứa (3) sẽ được bơm vào bể lọc sinh học có giá thể chứa vi khuẩn (4), nước được chuyển xuống bể chứa (5) trước khi nước được quay lại bể nuôi (1).
4. Ứng dụng
Ứng dụng cho các đối tượng có giá trị kinh tế cao (cá chình, cá hồi, cá tầm, tôm hùm,..), ở những nơi khan hiếm nguồn nước sạch, nơi bị hạn chế diện tích nuôi.
II. Công nghệ Biofloc trong nuôi trồng thủy sản
1. Khái niệm
Là công nghệ sử dụng tập hợp các vi khuẩn, tảo, động vật nguyên sinh,...tổ chức lại với nhau trong một hỗn hợp dạng hạt lơ lửng trong nước nhằm mục đích cải thiện chất lượng nước, xử lí chất thải và ngăn ngừa dịch bệnh trong các hệ thống nuôi trồng thuỷ sản thâm canh.
2. Ưu và nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh từ nguồn nước vào hệ thống.
+ Cải thiện an toàn sinh học.
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng nước.
+ Cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn.
+ Nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.
- Nhược điểm:
+ Chi phí đầu tư ban đầu lớn.
+ Hệ thống sục khí cần hoạt động liên tục nên cần phải có nguồn điện ổn định, chi phí năng lượng cao.
+ Người nuôi phải có kiến thức và được đào tạo về kĩ thuật áp dụng Biofloc trong nuôi thuỷ sản.
3. Ứng dụng
Áp dụng thành công công nghệ Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng và cá rô phi.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 12 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 22: Bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản sản
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 23: Vai trò của phòng, trị bệnh thuỷ sản
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 24: Một số bệnh thuỷ sản phổ biến và biện pháp phòng, trị
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 25: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thuỷ sản
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT