Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 27: Khai thác nguồn lợi thuỷ sản
Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ 12 Bài 27: Khai thác nguồn lợi thuỷ sản sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12.
Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 27: Khai thác nguồn lợi thuỷ sản
I. Ý nghĩa, nhiệm vụ của khai thác nguồn lợi thủy sản
1. Ý nghĩa
- Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
- Đáp ứng nguồn thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Cung cấp nguồn nguyên liệu, góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến phát triển.
- Giúp ngư dân bám biển, vừa phát triển kinh tế biển vừa gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo.
2. Nhiệm vụ
- Tuân thủ đúng các quy định về vùng khai thác, biện pháp khai thác, ngư cụ khai thác, kích cỡ loài thuỷ sản khai thác,...
- Bảo đảm an toàn cho người, tàu cá và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm khai thác; chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai; phải cứu nạn khi gặp người, tàu bị nạn.
- Tham gia cứu hộ, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự trên vùng khai thác; tố giác hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản. Phải treo cờ Tổ quốc trên tàu cá khi thực hiện hoạt động khai thác
II. Một số phương pháp khai thác nguồn lợi thủy sản phổ biến
1. Lưới kéo
- Là phương pháp khai thác thuỷ sản chủ động, hoạt động theo nguyên lí: lọc nước, bắt thuỷ sản.
a) Chuẩn bị
- Chuẩn bị ở bờ:
+ Kiểm tra tàu, máy, lưới và các ngư cụ khác đảm bảo cho quá trình khai thác.
+ Chuẩn bị xăng dầu, nước đá, muối, thực phẩm, thuốc chữa bệnh,...
- Chuẩn bị ở ngư trường:
+ Lắp ráp lưới và các phụ tùng cần thiết thành một bộ ngư cụ khai thác hoàn chỉnh.
+ Xác định độ sâu ngư trường khai thác
+ Xem xét tốc độ và hướng của gió, hướng nước
b) Thả lưới
- Giảm tốc độ của tàu trước khi thả lưới.
- Vị trí: thả lưới ở đuôi tàu hoặc mạn tàu.
+ Độ sâu thả lưới phù hợp với độ sâu của ngư trường khai thác.
+ Cố định lưới sau khi việc thả lưới đã hoàn tất.
c) Dắt lưới (hay kéo lưới)
- Thời gian dắt lưới: là thời gian lưới được kéo đi trong nước, thời gian dắt lưới thường từ 1 đến 3 giờ.
- Tốc độ dắt lưới: Mỗi đối tượng khai thác khác nhau cần có tốc độ dắt lưới phù hợp.
- Hướng dắt lưới: Khi dắt lưới nên chọn hướng dắt sao cho đúng luồng di chuyển hoặc chọn đúng độ sâu cư trú của đối tượng thuỷ sản khai thác.
d) Thu lưới và bắt thuỷ sản
- Giảm tốc độ kéo, thu lưới bằng máy tời chuyên dụng.
- Bắt thuỷ sản từ lưới lên tàu bằng ngư cụ phù hợp; phân loại, làm sạch thuỷ sản và cho vào hầm chứa trên tàu để bảo quản.
- Khi bắt thuỷ sản, cần chú ý tình trạng thuỷ sản lúc bắt (còn sống, đã chết, độ tươi) để xác định vị trí thả lưới thích hợp cho lần sau.
2. Lưới rê
- Là phương pháp khai thác thuỷ sản thụ động, hoạt động theo nguyên lí: lưới được thả chặn ngang đường di chuyển của thuỷ sản, thuỷ sản trên đường di chuyển sẽ bị vướng vào lưới và bị giữ lại.
a) Chuẩn bị
-Chuẩn bị ở bờ:
+ Kiểm tra tàu, máy, lưới và các ngư cụ khác đảm bảo cho quá trình khai thác.
+ Chuẩn bị xăng dầu, nước đá, muối, thực phẩm, thuốc chữa bệnh,...
- Chuẩn bị ở ngư trường:
+ Đo đạc hoặc dự đoán độ sâu ngư trường và độ sâu mà đối tượng khai thác có thể xuất hiện
+ Dự đoán hướng di chuyển của đàn thuỷ sản
+ Xem xét hướng dòng chảy (hướng nước) và hướng gió, cũng như tốc độ của gió và nước
b) Thả lưới
- Giảm tốc độ của tàu trước khi thả lưới.
- Điều khiển hướng thả lưới ngang với dòng chảy, xuôi hoặc ngang với hướng gió, đảm bảo lưới không bị rỗi, không bị vướng vào chân vịt của tàu.
c) Ngâm lưới
- Sau khi thả, lưới được ngâm hoặc trôi trong nước, đây cũng chính là thời gian khai thác.
- Thời gian ngâm lưới thường kéo dài từ 2 đến 4 giờ.
- Trong thời gian ngâm lưới cần cử người trực để theo dõi, quan sát lưới và tình hình khu vực xung quanh.
d) Thu lưới và bắt thuỷ sản
- Đây là công đoạn cần nhiều người tham gia:
+ Một người điều khiển tàu chạy dọc theo chiều dài giềng phao với tốc độ phù hợp để giúp thu lưới nhanh và giảm được lực thu kéo lưới.
+ Khoảng 3-4 người kéo lưới
+ Khoảng 1-2 người gỡ thuỷ sản.
- Khi bắt thuỷ sản cần chú ý tình trạng thuỷ sản (còn sống, đã chết, độ tươi) để xác định thời điểm thả lưới thích hợp cho lần sau.
3. Lưới vây
- Là phương pháp khai thác thuỷ sản chủ động, hoạt động theo nguyên lí: lọc nước bắt thuỷ sản.
a) Chuẩn bị
- Chuẩn bị xăng dầu, lương thực, thực phẩm cho chuyến khai thác.
- Kiểm tra tình trạng lưới và các ngư cụ phục vụ cho chuyến khai thác, tiến hành sửa chữa hoặc thay mới nếu cần thiết.
b) Thăm dò thuỷ sản
- Thăm dò dựa vào kinh nghiệm của người khai thác
- Sử dụng các thiết bị để thăm.
- Kết hợp cả hai cách.
c) Thả lưới
- Sau khi thăm dò, cho tàu đến gần vị trí hoạt động tập trung của thuỷ sản.
- Chọn vị trí và hướng thả lưới thích hợp.
- Tiến hành thả lưới sao cho đạt hiệu quả bủa vây cao nhất.
d) Thu lưới và bắt thuỷ sản
- Sau khi kết thúc thả lưới thì tiến hành thu lưới.
- Khi chỉ còn phần tùng lưới nằm lại trong nước, tiến hành bắt thuỷ sản bằng dụng cụ chuyên dụng (vợt, bơm hút,...).
- Sau khi đã bắt thuỷ sản xong, tiến hành rửa và cho vào hầm chứa.
4. Câu
- Là hình thức khai thác thuỷ sản có tính chọn lọc cao, không tàn phá nguồn lợi thuỷ sản và môi trường; ngư cụ khai thác đơn giản, chi phí thấp,...
- Có hai dạng câu:
+ Câu có mồi là sử dụng mồi (thức ăn của thuỷ sản) móc vào lưỡi câu, đưa đến gần khu vực có cá, cá ăn mồi sẽ mắc câu.
+ Câu không có mồi là sử dụng dây câu có mật độ lưỡi cao và sắc, được thả chặn ngang đường di chuyển của cá, cá đi qua vùng thả câu sẽ bị mắc vào lưỡi câu.
a) Chuẩn bị
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ (cần câu, dây, lưỡi câu,...), mồi câu (đối với câu có mồi), dụng cụ thu cá,...
b) Thả câu
- Yêu cầu: dây câu không bị vướng; mồi câu, lưỡi câu ở độ sâu phù hợp.
- Thời gian thả câu tuỳ thuộc vào loài thuỷ sản khai thác.
c) Ngâm câu
- Mục đích: chờ thuỷ sản đến ăn mồi hoặc di chuyển qua và mắc vào lưỡi câu.
- Thời gian ngâm câu tuỳ thuộc vào hình thức câu và loài thuỷ sản khai thác.
d) Thu câu (thu dây câu) và bắt thuỷ sản
- Thu câu sao cho thuỷ sản không làm đứt dây câu
- Khi bắt thuỷ sản lên mặt nước, dùng dụng cụ thích hợp để thu thuỷ sản.
- Đối với những loài thuỷ sản có kích thức lớn dùng tời hoặc cẩu để đưa cá lên tàu.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 12 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 22: Bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản sản
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 23: Vai trò của phòng, trị bệnh thuỷ sản
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 24: Một số bệnh thuỷ sản phổ biến và biện pháp phòng, trị
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 25: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thuỷ sản
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT