Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 14: Sinh sản của cá và tôm
Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ 12 Bài 14: Sinh sản của cá và tôm sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12.
Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 14: Sinh sản của cá và tôm
I. Đặc điểm sinh sản của cá, tôm
1. Đặc điểm sinh sản của cá
a) Tuổi thành thục sinh dục
- Khái niệm: là tuổi nhỏ nhất trong đời (lần đầu tiên) cá có sản phẩm sinh dục thành thục (trứng và tinh trùng có khả năng thụ tinh).
- Các loài khác nhau có tuổi thành thục sinh dục khác nhau; trong cùng một loài, tuổi thành thục sinh dục của con đực cũng có thể khác con cái.
b) Mùa sinh sản
- Là mùa điều kiện môi trường thuận lợi cho sự tồn tại, phát triển của phối và cá con.
- Mùa sinh sản:
+ Miền Bắc: cuối mùa xuân, đầu mùa hè (tháng 3, tháng 4)
+ Miền Nam: đầu mùa mưa (tháng 5).
c) Phương thức sinh sản
- Cá đẻ trứng, thụ tinh ngoài trong môi trường nước.
- Phương thức: cá đến tuổi thành thục sinh dục sẽ ghép đôi với nhau, cá cái bơi trước đẻ trứng, cá đực bơi sau tưới tinh lên trứng.
d) Điều kiện sinh sản
- Phụ thuộc yếu tố môi trường sinh thái như nhiệt độ, độ mặn, oxygen hoà tan, dòng chảy, thời tiết, ánh sáng, thức ăn,...
e) Sức sinh sản
- Tương đối cao do đặc tính đẻ trứng, thụ tinh ngoài ở môi trường nước.
- Có hai cách tính sức sinh sản của cá là:
+ sức sinh sản tương đối
+ sức sinh sản tuyệt đối.
- Phụ thuộc: loài, điều kiện sống, khối lượng và tuổi cá thể,...
2. Đặc điểm sinh sản của tôm
a) Tuổi thành thục sinh dục
- Phụ thuộc vào tuổi và khối lượng cơ thể,
+ Tôm sú, tuổi thành thục sinh dục khoảng 8 tháng tuổi.
+ Tôm thẻ chân trắng thành dục sinh dục khoảng 10 tháng tuổi.
b) Mùa sinh sản
- Các loài tôm khác nhau có mùa sinh sản khác nhau.
c) Phương thức sinh sản
- Phương thức giao vĩ và đẻ trứng: con đực bắt cặp với con cái và đưa tinh trùng vào trong túi chứa tính của con cái. Con cái đẻ, trứng sẽ được thụ tinh khi đi qua túi chứa tinh.
- Đa số các loài tôm nước mặn, trứng sau khi thụ tinh sẽ được phóng thích ra môi trường nước.
d) Điều kiện sinh sản
Trong tự nhiên, một số loài tôm có tập tính di cư sinh sản, các cá thể tôm thành thục sinh sản sẽ bơi đến vùng có đặc điểm sinh thái phù hợp và sinh sản tại đó.
e) Sức sinh sản
Phụ thuộc loài, kích cỡ, tình trạng sức khoẻ và điều kiện sống
II. Kĩ thuật ương, nuôi cá, tôm giống
1. Kĩ thuật ương nuôi cá giống
- Ương nuôi từ cá bột lên cá hương
- Ương nuôi từ cá hương lên cá giống.
a) Giai đoạn 1: ương nuôi từ cá bột lên cá hương
- Chuẩn bị ao:
+ Diện tích từ 500 m2 đến 2 000 m2
+ Độ sâu từ 1,2 m đến 1,5 m
+ Nước qua lưới, thả cá trong vòng từ 5 đến 7 ngày sau khi lấy nước ao vào.
- Lựa chọn, thả giống:
+ Cỡ cá thả: Cá bột được chọn để thả đã tiêu hết noãn hoàng, có khả năng tự bơi để kiếm ăn, chiều dài cơ thể dao động từ 1 mm đến 10 mm.
+ Thời vụ thả:
• Miền Bắc: tháng 2 đến tháng 5 và tháng 7 đến tháng 9.
• Miền Nam có thể ương nuôi quanh năm, tập trung vào mùa mưa.
+ Thả giống: sáng sớm hoặc chiều muộn, cân bằng nhiệt độ giữa trong túi cá và ngoài môi trường, mật độ ương nuôi dao động từ 100 đến 250 con/m2.
- Chăm sóc và quản lí:
+ Theo dõi môi trường và sức khỏe cá để có biện pháp xử lí kịp thời.
+ Định kì sử dụng chế phẩm sinh học theo hướng dẫn của nhà sản xuất để cải thiện môi trường nước trong ao.
- Thu hoạch:
+ Thời gian khoảng 25 ngày, ngừng cho cá ăn khoảng 1-2 ngày.
+ Thu vào sáng sớm hoặc chiều mát.
+ Cách thu: dùng lưới có cỡ mắt lưới nhỏ thu cá dần, thao tác nhẹ nhàng, tránh làm cá bị xây xát.
+ Bảo quản đưa vào giai hoặc bể chứa ít nhất từ 4 giờ đến 5 giờ.
b) Giai đoạn 2: ương nuôi từ cá hương lên cá giống
- Chuẩn bị ao:
+ Chiều sâu từ 1,2 m đến 1,5 m
+ Diện tích từ 1.000 m2 đến 2000 m2.
+ Quy trình giống giai đoạn ương nuôi từ cá bột lên cá hương.
- Lựa chọn, thả giống:
+ Cỡ cá thả: Kích cỡ khác nhau tuỳ từng loài, chiều dài cá dao động từ 0,7 cm đến 7 cm. + Thời vụ thả:
• Miền Bắc: tháng 2 đến tháng 6 và tháng 8 đến tháng 10.
+ Miền Nam: quanh năm.
- Thả giống:
+ Thời gian: sáng sớm hoặc chiều mát.
+ Mật độ: từ 10 đến 20 con/m2
- Chăm sóc và quản lí:
+ Dùng thức ăn công nghiệp có độ đạm dao động từ 30% đến 40%.
+ Lượng ăn hàng ngày: khối lượng thức ăn/khối lượng cá trong ao: thời gian đầu tỉ lệ này là từ 10% đến 15%, sau giảm dần còn từ 7% đến 10%.
- Thu hoạch:
+ Thời gian: 30-60 ngày.
+ Phương pháp thu hoạch: tương tự như giai đoạn ương nuôi cá bột lên cá hương.
2. Kĩ thuật ương nuôi tôm giống trong bể
- Chuẩn bị bể nuôi:
+ Loại bể: bể xi măng, bể composite hoặc bể lót bạt, thể tích từ 4 m3 đến 8 m3.
+ Bể được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng bằng chlorine hoặc iodine với liều lượng phù hợp và rửa lại bằng nước sạch.
+ Nước được xử lí theo đúng quy trình.
- Lựa chọn, thả giống:
+ Đặc điểm: ấu trùng khoẻ mạnh, có tính hướng quang, được sản xuất tại trại giống có đủ điều kiện theo quy định.
+ Thời vụ:
• Miền Bắc: từ tháng 3 đến tháng 11
• Miền Nam: quanh năm.
+ Mật độ:
• Tôm sú: ương từ 150 đến 250 ấu trùng/L
• Tôm thẻ chân trắng: từ 200 đến 250 ấu trùng/L
+ Trước khi thả, tắm qua dung dịch formol nồng độ 200 ppm trong 30 giây.
+ Thả từ từ để ấu trùng quen dần với môi trường nước bể ương.
+ Nước vận chuyển và nước bể ương không được chênh lệch quá 0,5 °C và 1%% độ mặn.
- Chăm sóc và quản lí:
+ Loại thức ăn và lượng thức ăn sẽ khác nhau tuỳ vào giai đoạn biến thái của ấu trùng:
• Trong giai đoạn từ 1,5 đến 2 ngày đầu (giai đoạn Nauplius): không cho ăn.
• Trong bốn ngày tiếp theo (giai đoạn Zoea): cho ăn tảo tương hoặc khô xen kẽ thức ăn nhân tạo.
• Ba ngày tiếp theo (giai đoạn Mysis): cho ăn thức ăn nhân tạo kết hợp thức ăn tươi sống.
• Giai đoạn hậu ấu trùng (Postlarvae): cho ăn thức ăn nhân tạo phù hợp.
- Chăm sóc: thường xuyên theo dõi môi trường và tình trạng sức khoẻ của ấu trùng
+ Giai đoạn Nauplius và Zoea: không thay nước.
+ Từ giai đoạn Mysis: có thể không thay nước hoặc thay một phần thể tích nước tuỳ vào hệ thống ương nuôi.
- Thu hoạch:
+ Thời điểm: Tôm chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng được khoảng 12 ngày (đối với tôm thẻ chân trắng) hoặc khoảng 15 ngày (đối với tôm sú).
+ Rút bớt nước trong bể, dùng dụng cụ phù hợp chuyển tôm sang thiết bị chuyên dụng.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 12 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 15: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thuỷ sản
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 17: Phương pháp bảo quản và chế biến thức ăn thuỷ sản
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 18: Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản, chế biến thức ăn thuỷ sản
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 19: Công nghệ nuôi một số loài thuỷ sản phổ biến ở Việt Nam
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT