Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 9: Các nhóm thuỷ sản và một số phương thức nuôi phổ biến
Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ 12 Bài 9: Các nhóm thuỷ sản và một số phương thức nuôi phổ biến sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12.
Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 9: Các nhóm thuỷ sản và một số phương thức nuôi phổ biến
I. Vai trò của thủy sản
- Cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein cho con người: nguồn thực phẩm giàu protein và rất cần thiết đối với con người.
- Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu: cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào, nâng cao giá trị của thuỷ sản, tăng cường khả năng xuất khẩu, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
- Phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân: là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước, tạo ra một lượng lớn việc làm cho người dân, giúp người dân tăng thu nhập và ổn định đời sống.
- Khẳng định chủ quyền biển đảo và an ninh quốc phòng: tham gia cứu hộ, cứu nạn, ngăn chặn âm mưu và các hành động gây rối, xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trên biển, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và khẳng định chủ quyền biển đảo quốc gia.
II – TRIỂN VỌNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN
1. Triển vọng phát triển thuỷ sản Việt Nam
a) Phát triển nhờ lợi thế của điều kiện tự nhiên
- Lợi thế:
+ Bờ biển dài hơn 3 260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nguồn thuỷ sản khá phong phú.
+ Có nhiều vũng – vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ; đất liền có hệ thống sông, suối, kênh rạch,... có thể nuôi thuỷ sản nước ngọt.
- Triển vọng:
+ Phát triển thuỷ sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia.
+ Giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu người lao động, người lao động có thu nhập tương đương với thu nhập bình quân chung của cả nước.
+ Xây dựng các làng cá ven biển, đảo thành các cộng đồng dân cư văn minh, có đời sống tinh thần đậm đà bản sắc riêng gắn với xây dựng nông thôn mới.
b) Phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thuỷ sản đạt khoảng 3,0-4,0%/năm.
- Tổng sản lượng thuỷ sản đạt 9,8 triệu tấn: sản lượng nuôi đạt 7,0 triệu tấn, sản lượng khai thác đạt 2,8 triệu tấn.
c) Phát triển nhờ chính sách hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam
- Tăng giá trị xuất khẩu sản phảm thuỷ sản chế biến.
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 14-16 tỉ USD/năm, đến năm 2045 trở thành một trong ba nước sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản dẫn đầu thế giới.
d) Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc
- Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn.
- Phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
2. Xu hướng phát triển thủy sản ở Việt Nam và trên thế giới
a) Phát triển bền vững gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Gắn tái cơ cấu ngành Thủy sản với điều kiện phát triển thủy sản cuar từng vùng, từng địa phương, thích ứng biến đổi khí hậu.
- Gắn tái cơ cấu ngành Thủy sản với tổ chức lại sanr xuất theo chuỗi giá trị nhằm giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh.
- Khai thác theo hướng gắn bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.
b) Tăng tỉ lệ nuôi, giảm tỉ lệ khai thác để phát triển bền vững
- Xu hướng quan trọng trong phát triển thủy sản.
- Đặt hạn mức khai thác nằm tỏng ngưỡng an toàn, tránh tình trạng tận diệt nguồn lợi thủy sản.
c) Áp dụng công nghệ cao để phát triển bền vững
- Công nghệ áp dụng:
+ Công nghệ sinh học
+ Công nghệ nuôi tiên tiến
+ Công nghệ IoT
- Ý nghĩa:
+ Giúp ngành thủy sản phát triển bền vững.
+ Bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên
+ Không làm suy thoái môi trường
+ Mang lại hiệu quả kinh tế
+ Được xã hội chấp nhận.
d) Hướng tới nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP
- Là xu hướng tất yếu để hội nhập.
- Ý nghĩa:
+ Sản phẩm thuỷ sản đáp ứng được các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.
+ Giúp con người quản lí tốt tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, hạn chế được dịch bệnh, nâng cao hiệu quả nuôi trồng, đảm bảo vệ sinh môi trường, góp phần phát triển thuỷ sản bền vững,
III. Yêu cầu cơ bản đối vowis người lao động của một số ngành nghề phổ biến tỏng thủy sản
- Có sức khoẻ tốt, chăm chỉ, chịu khó và có trách nhiệm cao trong công việc.
- Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về ngành nghề thuỷ sản; có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong nuôi trồng, khai thác và bảo vệ thuỷ sản.
- Tuân thủ an toàn lao động, có ý thức bảo vệ môi trường và tuân thủ công ước quốc tế liên quan đến nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.
- Yêu thích thiên nhiên, yêu sinh vật, thích tham gia các hoạt động dã ngoại.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 12 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 9: Các nhóm thuỷ sản và một số phương thức nuôi phổ biến
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 10: Giới thiệu về môi trường nuôi thuỷ sản
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 11: Quản lí môi trường nuôi thuỷ sản
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 12: Biện pháp xử lí môi trường nuôi thuỷ sản
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT