Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 20: Nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ 12 Bài 20: Nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thủy sản.

Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 20: Nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP

Quảng cáo

I. Khái niệm và lợi ích của nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.

1. Khái niệm

- Khái niệm: là quy phạm thực hành áp dụng trong nuôi trồng thuỷ sản nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và góp phần thúc đầy nuôi trồng thuỷ sản hướng tới sự phát triển bền vững.

2. Lợi ích của nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP

- Đối với cơ sở nuôi: Giảm chi phí sản xuất, sản phẩm có chất lượng ổn định, tạo dựng được mối quan hệ tốt với người lao động và cộng đồng xung quanh.

- Đối với người tiêu dùng và xã hội: Biết rõ được nguồn gốc thực phẩm, công bằng trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn,...

- Đối với người lao động: Được làm việc trong môi trường an toàn đảm bảo vệ sinh, nâng cao kĩ năng lao động thông qua đào tạo về VietGAP.

- Đối với cơ sở chế biến thuỷ sản: Có nguồn nguyên liệu đảm bảo, giảm chi phí ở các công đoạn kiểm tra thuỷ sản, tăng cơ hội xuất khẩu sản phẩm,...

II. Quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP

1. Chuẩn bị nơi nuôi

Quảng cáo

- Lựa chọn địa điểm nuôi: nằm trong vùng quy hoạch nuôi thuỷ sản, không có nguy cơ về an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, vệ sinh môi trường,

- Cải tạo, vệ sinh nơi nuôi: cải tạo, vệ sinh và xử lí mầm bệnh cư trú tại nơi nuôi như nạo vét bùn, phát quang bờ, dùng vôi để cải tạo đáy ao và diệt tạp, phơi đáy ao.

- Cấp nước: Cấp đủ lượng nước sạch phù hợp với từng loại động vật thuỷ sản, khi cấp nước cần có lưới lọc để ngăn chặn rác và cá tạp vào nơi nuôi. Kiểm tra và điều chỉnh các chỉ tiêu môi trường nước phù hợp với tiêu chuẩn VietGAP.

- Chuẩn bị các dụng cụ nuôi: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ phục vụ nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP

- Nhận diện và phòng ngừa các mối nguy: Nhận diện các mối nguy về an toàn thực phẩm, an toàn môi trường, an toàn lao động và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn

Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 20: Nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP | Lâm nghiệp Thủy sản 12

Quảng cáo

2. Lựa chọn và thả giống

- Nguồn gốc giống: rõ ràng, được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống có kiểm soát chất lượng đàn bố mẹ và quy trình sản xuất theo quy định đảm bảo an toàn sinh học.

- Chất lượng con giống: Con giống phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, phù hợp với yêu cầu của VietGAP

- Vận chuyển và thả con giống: vận chuyển bằng dụng cụ chuyên dụng, đánh bắt, vận chuyển nhẹ nhàng tránh xây xát, thực hiện các biện pháp khử trùng con giống trước khi thả vào nơi nuôi. Mật độ và mùa vụ thả phải đúng theo quy trình,

3. Quản lí và chăm sóc

a) Thức ăn và cho ăn

- Thức ăn:

+ Có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng theo quy định, được đóng bao bì đúng quy cách.

+ Kích cỡ và chất lượng thức ăn phù hợp với từng đối tượng và giai đoạn phát triển của động vật thuỷ sản.

+ Bảo quản đúng quy định, không để bị nấm mốc và biến chất.

+ Kiểm tra chất lượng thức ăn trước khi sử dụng, không sử dụng thức ăn đã quá hạn, không đạt tiêu chuẩn.

Quảng cáo

+ Không sử dụng hormone, chất kích thích tăng trưởng cho động vật thuỷ sản.

- Cho ăn:

+ Thời điểm: sáng sớm hoặc chiều mát.

+ Lượng thức ăn và cách cho ăn phù hợp với từng loại động vật thuỷ sản.

b) Quản lí môi trường

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi các yếu tố môi trường để có biện pháp xử lí kịp thời. - Định kì sử dụng các chế phẩm sinh học làm sạch môi trường ao nuôi.

- Sử dụng quạt nước để tăng lượng khí oxygen hoà tan cho ao nuôi.

- Hằng ngày theo dõi hoạt động của động vật thuỷ sản để kịp thời phát hiện những bất thường của động vật thuỷ sản và có các biện pháp xử lí kịp thời.

Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 20: Nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP | Lâm nghiệp Thủy sản 12

c) Quản lí dịch bệnh

- Lập kế hoạch phòng trừ dịch bệnh cho động vật thuỷ sản.

- Sử dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp từ khâu vệ sinh ao nuôi, lấy nước vào ao, khử trùng con giống trước khi thả và phòng bệnh trong quá trình nuôi.

- Thường xuyên theo dõi sức khoẻ động vật thuỷ sản, có quy trình phòng bệnh phù hợp cho từng đối tượng, thực hiện phòng và trị bệnh đúng quy trình.

- Có hồ sơ theo dõi toàn bộ diễn biến về dịch bệnh, nguyên nhân phát sinh, các loại thuốc phòng và điều trị cho động vật thuỷ sản.

4. Thu hoạch

- Dùng xe chuyên dụng chở động vật thuỷ sản tới nơi tiêu thụ.

- Ghi chép số lượng, ngày giờ, địa chỉ chuyển đi và chuyển đến.

5. Thu gom, xử lí chất thải

- Các chất thải từ hoạt động nuôi thuỷ sản phải được thu gom, phân loại và xử lí theo đúng quy định

- Mọi hoạt động thu gom, xử lí chất thải phải được ghi chép, lưu trữ theo đúng quy định của VietGAP thuỷ sản.

6. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc

- Mỗi hộ nuôi cần có sổ nhật kí để ghi chép lại các thông tin kĩ thuật trong suốt quá trình nuôi

- Ghi chép đầy đủ số lượng, nguồn gốc thức ăn đã cho ăn; số lượng, nguồn gốc, cách thức sử dụng các loại thuốc, hoá chất đã dùng.

- Ghi chép sự biến động của các yếu tố môi trường, dịch bệnh.

7. Kiểm tra nội bộ

- Kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần với nội dung cơ bản trong quy trình nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 12 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên