3 Đề thi Học kì 2 Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (có đáp án)

Với bộ 3 đề thi Học kì 2 Vật Lí 10 năm 2024 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Chân trời sáng tạo và sưu tầm từ đề thi Vật lí 10 của các trường THPT trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Vật Lí 10 Cuối học kì 2.

3 Đề thi Học kì 2 Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (có đáp án)

Xem thử

Chỉ từ 60k mua trọn bộ đề thi Vật Lí 10 Cuối kì 2 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Vật Lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tính chất của năng lượng?

A. Năng lượng là một đại lượng vô hướng.

B. Năng lượng có thể tồn tại ở những dạng khác nhau.

C. Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, hoặc chuyển hóa qua lại giữa các dạng khác nhau và giữa các hệ, thành phần của hệ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Quảng cáo

Câu 2: Khi đang hoạt động, sự chuyển hóa năng lượng của bàn là là

A. từ điện năng sang nhiệt năng.

B. từ điện năng sang cơ năng.

C. từ điện năng sang hóa năng.

D. từ điện năng sang quang năng.

Câu 3: Có những dạng năng lượng nào trong hình ảnh dưới đây:

3 Đề thi Học kì 2 Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (có đáp án)

A. Quang năng.

B. Cơ năng.

C. A và B đều đúng.

D. A và B đều sai.

Câu 4: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công suất:

A. J.s.

B. kg.m/s.

C. J.m.

D. W.

Quảng cáo

Câu 5: Một vật khối lượng 2 kg rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8 m/s2. Công suất trung bình của trọng lực trong khoảng thời gian 1,2 s là:

A. 230,5 W.

B. 250 W.

C. 180,5 W.

D. 115,25 W.

Câu 6: Tính công suất trung bình của một chiếc xe. Biết xe có khối lượng 1,5 tấn; bắt đầu chạy từ trạng thái đứng yên với gia tốc là 3,5 m/s2 trong thời gian 5 s. Công suất trung bình của xe bằng

A. 5,82.104 W.

B. 4,82.104 W.

C. 2,59.104 W.

D. 4,59.104 W.

Câu 7: Chọn phát biểu sai? Khi nói về đặc điểm của động năng.

A. Động năng là một đại lượng có hướng.

B. Giá trị của động năng được tính theo công thức Wđ = =12mv2.

C. Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật và tốc độ chuyển động của vật.

D. Động năng có giá trị phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

Quảng cáo

Câu 8: Động năng của một chiếc ô tô có khối lượng 3 tấn đang chuyển động với tốc độ không đổi 54 km/h là:

A. 459 kJ.

B. 22,5 kJ.

C. 337,5 kJ.

D. 675 kJ.

Câu 9: Một vật yên nằm yên có thể có:

A. động năng.

B. thế năng.

C. động lượng.

D. vận tốc.

Câu 10: Một thác nước cao 30 m đổ xuống phía dưới 104 kg nước trong mỗi giây. Thế năng của nước bằng bao nhiêu, lấy g = 10 m/s2.

A. 2.106 J.

B. 3.106 J.

C. 4.106 J.

D. 5.106 J.

Câu 11: Cơ năng là đại lượng

A. vô hướng, luôn dương hoặc bằng không.

B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.

C. vectơ cùng hướng với vectơ vận tốc.

D. vectơ, có thể âm, dương hoặc bằng không.

Câu 12: Hòn đá có khối lượng m = 50 g được ném thẳng đứng từ mặt đất lên trên với vận tốc v0 = 20 m/s. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Thế năng bằng 14 động năng khi vật có độ cao:

A. 16 m.

B. 5 m.

C. 4 m.

D. 20 m.

Câu 13: Điền từ còn thiếu để hoàn thành khái niệm trong câu sau:

Đại lượng đặc trưng cho khả năng …(1)… của vật này lên vật khác thông qua tương tác giữa chúng được gọi là ...(2)….

A. (1) chuyển động; (2) động năng.

B. (1) chuyển động; (2) động lượng.

C. (1) truyền chuyển động; (2) động năng.

D. (1) truyền chuyển động; (2) động lượng.

Câu 14: Chọn câu sai:

A. Động lượng là một đại lượng vecto có hướng cùng với hướng của vecto vận tốc.

B. Động lượng không phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

C. Vecto động lượng của nhiều vật bằng tổng các vecto động lượng của các vật đó.

D. Đơn vị của động lượng là kg.m/s.

Câu 15: Một viên đạn 20 g bay với tốc độ 260 m/s. Độ lớn động lượng của nó là

A. 5200 kg.m/s.

B. 520 kg.m/s.

C. 52 kg.m/s.

D. 5,2 kg.m/s.

Câu 16: Hệ gồm hai vật 1 và 2 có khối lượng và tốc độ lần lượt là 1 kg; 3 m/s và 1,5 kg; 2 m/s. Biết hai vật chuyển động theo hướng ngược nhau. Tổng động lượng của hệ này là

A. 6 kg.m/s.

B. 0 kg.m/s.

C. 3 kg.m/s.

D. 4,5 kg.m/s.

Câu 17: Vecto động lượng là vecto

A. cùng phương, ngược chiều với vecto vận tốc.

B. có phương hợp với vecto vận tốc một góc α bất kỳ.

C. có phương vuông góc với vecto vận tốc.

D. cùng phương, cùng chiều với vecto vận tốc.

Câu 18: Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do với gia tốc 9,8 m/s2 từ trên cao xuống trong khoảng thời gian 0,5 s. Chọn chiều dương hướng thẳng đứng từ trên xuống. Khi đó, độ biến thiên động lượng có độ lớn là:

A. 50 kg.m/s.

B. 4,9 kg.m/s.

C. 10 kg.m/s.

D. 0,5 kg.m/s.

Câu 19: Một lực 50 N tác dụng vào vật khối lượng 0,1 kg ban đầu nằm yên thời gian tác dụng là 0,01 s. Xác định tốc độ của vật

A. 5 m/s.

B. 4 m/s.

C. 50 m/s.

D. 40 m/s.

Câu 20: Một xe chở cát khối lượng 38 kg đang chạy trên một đường nằm ngang không ma sát với tốc độ 1 m/s. Một vật nhỏ khối lượng 2 kg bay theo phương chuyển động của xe, cùng chiều với tốc độ 7 m/s (đối với mặt đất) đến chui vào cát và nằm yên trong đó. Tốc độ mới của xe là:

A. 1,3 m/s.

B. 0,5 m/s.

C. 0,6 m/s.

D. 0,7 m/s.

Câu 21: Chọn phát biểu đúng:

A. 1 rad là số đo góc ở tâm một đường tròn chắn cung có độ dài bằng bán kính đường tròn đó.

B. 1 rad là số đo góc ở tâm một đường tròn chắn cung có độ dài bằng đường kính đường tròn đó.

C. 1 rad = 180o.π.

D. 1 rad ≈ 40o.

Câu 22: Một đường tròn có bán kính 0,5 m, chiều dài của cung tròn chắn bởi góc 90o là:

A. 0,52 m.

B. 0,78 m.

C. 1 m.

D. 1,5 m.

Câu 23: Một chiếc xe đạp chuyển động đều trên một đường tròn bán kính 100 m. Xe chạy một vòng hết 2 phút. Xác định gia tốc hướng tâm của xe:

A. aht = 0,27 m/s2.

B. aht = 0,72 m/s2.

C. aht = 2,7 m/s2.

D. aht = 0,0523 m/s2.

Câu 24: Một vệ tinh nhân tạo đang chuyển động tròn đều quanh trái đất ở độ cao h = R (R là bán kính trái đất) với vận tốc v. Chu kỳ của vệ tinh này là:

A. T = 2πRv .

B. T = 4πRv .

C. T = 8πRv .

D. T = πR2v .

Câu 25: Hình vẽ là đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa độ dãn lò xo và lực tác dụng. Giới hạn đàn hồi của vật là điểm nào trên đồ thị:

3 Đề thi Học kì 2 Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (có đáp án)

A. Điểm A.

B. Điểm B.

C. Điểm C.

D. Điểm D.

Câu 26: Treo hai lò xo giống hệt nhau theo phương thẳng đứng. Sau đó, gắn vào 2 lần xo 2 vật m1m2 (m2 > m1) thì:

A. Lò xo treo vật m2 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m1.

B. Lò xo treo vật m1 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m2.

C. Lò xo treo vật m1 dãn bằng lò xo treo vật m2.

D. Không đủ dữ liệu để so sánh.

Câu 27: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Trong giới hạn đàn hồi, lò xo có độ dãn …(1)… với lực tác dụng. Hệ số tỉ lệ đặc trưng cho mỗi lò xo và được gọi là …(2)… (hệ số đàn hồi) của lò xo.

A. (1) tỉ lệ thuận; (2) độ cứng.

B. (1) tỉ lệ nghịch; (2) độ cứng.

C. (1) tỉ lệ thuận; (2) độ biến dạng.

D. (1) tỉ lệ nghịch; (2) độ biến dạng.

Câu 28: Một lò xo có một đầu cố định, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 5 N thì lò xo dãn 8 cm. Độ cứng của lò xo là:

A. 1,5 N/m.

B. 120 N/m.

C. 62,5 N/m.

D. 15 N/m.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Bài 1: Một ô tô khối lượng m = 2 tấn lên dốc có độ nghiêng α = 30o so với phương ngang, vận tốc đều 10,8 km/h. Công suất của động cơ lúc là 60 kW. Tìm hệ số ma sát giữa ô tô và mặt đường.

Bài 2: Một vật không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt dốc có độ cao 20 m. Tới chân mặt dốc, vật có vận tốc 15 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực ma sát trên mặt dốc này bằng bao nhiêu, biết khối lượng vật là 20 kg.

Bài 3: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài 24 cm thì lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?

Đáp án chi tiết đề số 1

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1: Đáp án đúng là D.

Năng lượng của một hệ bất kì có một số tính chất sau:

- Năng lượng là một đại lượng vô hướng.

- Năng lượng có thể tồn tại ở những dạng khác nhau.

- Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, hoặc chuyển hóa qua lại giữa các dạng khác nhau và giữa các hệ, thành phần của hệ.

- Trong hệ SI, năng lượng có đơn vị là jun (J).

- Một đơn vị thông dụng khác của năng lượng là calo. Một calo là lượng năng lượng cần thiết để làm tăng nhiệt độ 1 g nước lên 1oC.

1 cal = 4,184 J

Câu 2: Đáp án đúng là: A

Khi đang hoạt động, bàn là chuyển năng lượng từ điện năng sang nhiệt năng để làm nóng và là phẳng quần áo.

Câu 3: Đáp án đúng là: C

Trong hình ảnh ta thấy có:

- Quang năng chuyển hóa thành điện năng thông qua pin quang điện.

- Cơ năng chuyển hóa thành điện năng thông qua cối xay gió.

Câu 4: Đáp án đúng là: D

Biểu thức xác định công suất: P=At

A: công của lực (J).

t: thời gian thực hiện công (s)

Đơn vị của công suất: J/s hay là W

Câu 5: Đáp án đúng là: D

Thời gian để vật rơi xuống đến đất là: t=2hg=2.109,8=1,43s

Như vậy sau 1,2 s vật chưa chạm đất.

Công suất trung bình của trọng lực trong khoảng thời gian này bằng:

P=At=P.st=mg.12.g.t2t=12.m.g2.t=12.9,82.1,2=115,25W

Câu 6: Đáp án đúng là: D

Áp dụng biểu thức xác định công suất:

P=At=F.dt=m.a.12.a.t2t=12.m.a2.t=12.1,5.1000.3,52.5=4,59.104W

Câu 7: Đáp án đúng là: A

Động năng của một vật là năng lượng mà vật có được do chuyển động, giá trị của động năng được tính theo công thức Wđ = 12mv2 .

Đặc điểm của động năng:

- Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật và tốc độ chuyển động của vật.

- Động năng là một đại lượng vô hướng, không âm.

- Động năng có giá trị phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

Câu 8: Đáp án đúng là: C

Đổi đơn vị: v = 54 km/h = 15 m/s; m = 3 tấn = 3000 kg.

Động năng của ô tô tải bằng: Wđ = 0,5mv2 = 0,5.3000.152 = 337500 J = 337,5 kJ.

Câu 9: Đáp án đúng là: B

Một vật nằm yên có thể có thế năng. Động năng, động lượng hay vận tốc thì chỉ xuất hiện khi vật chuyển động.

Câu 10: Đáp án đúng là: B

Chọn gốc thế năng là mặt đất.

Thế năng của nước: Wt = mgh = 104.10.30 = 3000000 J = 3.106 J.

Câu 11: Đáp án đúng là: A

Cơ năng là đại lượng vô hướng, luôn dương hoặc bằng không.

Câu 12: Đáp án đúng là: C

Đổi đơn vị 50 g = 0,05 kg.

Cơ năng của vật: W = Wt + Wđ = 0 + 0,5.m.v2 = 0,5.0,05.202 = 10 J

Tại độ cao h, thế năng bằng 14 động năng

Wt=14WdWt=15Wmgh=15W

h=W5mg=105.0,05.10=4 m

Câu 13: Đáp án đúng là: D

Đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của vật này lên vật khác thông qua tương tác giữa chúng được gọi là động lượng.

Động lượng của một vật là đại lượng được đo bằng tích của khối lượng và vận tốc của vật.

p=m.v

Trong hệ SI, đơn vị của động lượng là kg.m/s.

Câu 14: Đáp án đúng là: B

A, C, D - Đúng.

B – Động lượng phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

Câu 15: Đáp án đúng là: D

Đổi đơn vị: 20 g = 0,02 kg.

Động lượng của viên đạn: p = m.v = 0,02.260 = 5,2 kg.m/s.

Câu 16: Đáp án đúng là: B

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật 1. Vecto động lượng của nhiều vật bằng tổng các vecto động lượng của các vật đó. Do đó: p=p1+p2=mv1+mv2

Hai vật chuyển động ngược hướng nên: p = m1.v1m2.v2 = 1.3 – 1,5.2 = 0 kg.m/s.

Câu 17: Đáp án đúng là: D

Động lượng của một vật là đại lượng được đo bằng tích của khối lượng và vận tốc của vật.

p=m.v

Vecto động lượng có hướng cùng hướng với vecto vận tốc của vật.

Câu 18: Đáp án đúng là: B

Độ biến thiên động lượng:

∆p = F.Δt = P.Δt = m.g.Δt = 1.9,8.0,5 = 4,9 N.s = 4,9 kg.m/s

Câu 19: Đáp án đúng là: A

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe lúc đầu.

Dạng khác của định luật II New-ton:

F.Δt=Δp=m.ΔvF.Δt=m.ΔvΔv=F.Δtm

Δv=50.0,010,1=5 m/s

Câu 20: Đáp án đúng là: A

Va chạm của hai vật là va chạm mềm. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe chở cát lúc đầu.

Theo phương ngang không có lực nào tác dụng lên hệ nên ta coi hệ là hệ kín, khi đó động lượng của hệ bảo toàn, hay:

m1.v1 + m2.v2 = (m1 + m2).v v=m1v1+m2.v2m1+m2=38.1+2.738+2=1,3 m/s

.

Câu 21: Đáp án đúng là: A

1 rad là số đo góc ở tâm một đường tròn chắn cung có độ dài bằng bán kính đường tròn đó.

Câu 22: Đáp án đúng là: B

Đổi 90o = π2 rad

Ta có: s = αradian.R = π2.0,50,78 m

Câu 23: Đáp án đúng là: A

Xe chạy 1 vòng hết 2 phút, nên tốc độ góc của xe đạp: ω = 2π2.60=π60 rad/s.

Gia tốc hướng tâm của xe đạp là: aht=ω2.R=π602.100=0,27 m/s2

Câu 24: Đáp án đúng là: B

Tốc độ của vệ tinh là: v = ω.(R + h) = ω.(R + R) = ω.2R = 2πT.2R=4πRT

T=4πRv

Câu 25: Đáp án đúng là: B

Giới hạn trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi của nó gọi là giới hạn đàn hồi. Tức là, ngoại lực tác dụng lên lò xo có độ lớn tăng dần thì độ dãn của lò xo cũng tăng; khi ngừng tác dụng lực, lò xo lấy lại chiều dài ban đầu. Trong khoảng giới hạn đàn hồi thì lực tác dụng tỉ lệ thuận với độ biến dạng, khi vượt quá giới hạn đàn hồi thì mối liên hệ này không còn là tỉ lệ thuận nữa.

Câu 26: Đáp án đúng là: A

Khi treo 2 vật vào lò xo, 2 lò xo chịu tác dụng của trọng lực. m2 > m1 nên P2 > P1 vậy lò xo treo vật m2 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m1.

Câu 27: Đáp án đúng là: A

Trong giới hạn đàn hồi, lò xo có độ dãn tỉ lệ thuận với lực tác dụng. Hệ số tỉ lệ đặc trưng cho mỗi lò xo và được gọi là độ cứng (hệ số đàn hồi) của lò xo.

Câu 28: Đáp án đúng là: C

Áp dụng Định luật Hooke: Fđh = k.|Δl| k=FΔl=50,08=62,5 N/m.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Bài 1:

3 Đề thi Học kì 2 Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (có đáp án)

Phân tích các lực tác dụng lên vật và lựa chọn trục tọa độ Oxy như hình vẽ.

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật.

Vật chịu tác dụng của: trọng lực P ; lực tác dụng của mặt phẳng nghiêng lên vật N ; lực kéo Fk và lực ma sát Fms .

Theo định luật II Newton: N+P+Fk+Fms=ma (1)

Chiếu lên trục Ox, ta có: Fk - Fms - Px = 0 (do vật chuyển động đều nên a = 0)

Fk = Px + Fms = mg.sinα + µ.mg.cosα

Mặt khác, t lại có, công suất của động cơ là: P=At=Fk.v

μ=Fkmgsinαmgcosα=Pvmgcosαtanα=60.1033.2000.10.3213=33

Bài 2:

Chọn gốc thế năng tại chân dốc.

Cơ năng của vật tại đỉnh dốc là: W1 = mgh = 20.10.20 = 4000 J.

Cơ năng của vật tại chân dốc là: W2 = 0,5.m.v2 = 0,5.20.152 = 2250 J.

Công của lực ma sát: Ams = W2W1 = 2250 – 4000 = -1750 J.

Bài 3:

Ta có: Fđh = k.|Δl| k=F1Δl1=F2Δl2

l1 = l1l0 = 24 – 20 = 4 cm = 0,04 m.

k=F1Δl1=F2Δl250,04=10Δl2Δl2=10.0,045=0,08

∆∆l2 = l2l0 = l2 - 0,2 = 0,08 m ⇒ l2 = 0,2 + 0,08 = 0,28 m = 28 cm.

MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KÌ 2  Năm học 2024 - 2025

Môn: VẬT LÍ - LỚP 10 – BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức, kĩ năng

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng số câu

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Trắc nghiệm

Tự luận

1

Năng lượng

1.1. Năng lượng và công

1

1

1

 

3

 

1.2. Công suất – Hiệu suất

1

 

1

 

2

 

1.3. Động năng và thế năng

1

1

1

 

3

 

1.4. Định luật bảo toàn cơ năng

1

 

1

1

2

1

2

Động lượng

2.1. Động lượng

1

 

1

 

2

 

2.2. Định luật bảo toàn động lượng

1

 

1

1

2

1

2.3. Các loại va chạm

 

 

1

1

1

1

3

Chuyển động tròn

3.1. Động học của chuyển động tròn

1

1

1

 

3

 

3.2 Động lực học của chuyển động tròn

1

1

 

 

2

 

3.2. Lực hướng tâm

1

1

1

 

3

 

4

Biến dạng của vật rắn

4.1. Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo

1

1

 

 

2

 

4.2. Định luật Hooke

1

1

1

 

3

 

Tổng số câu

 

 

 

 

 

28

3

Tỉ lệ điểm

 

 

 

 

 

7

3

Lưu ý:

- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu hỏi tự luận được tính riêng cho từng câu.

- Câu tự luận thuộc các câu hỏi vận dụng cao.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Vật Lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Ta biết: Một calo là lượng năng lượng cần thiết để làm tăng nhiệt độ 1 g nước lên 1oC. Phép đổi nào sau đây là đúng:

A. 1 cal = 4,184 J.

B. 1 cal = 41,84 J.

C. 1 cal = 418,4 J.

D. 1 cal = 4184 J.

Câu 2: Mặt Trời trao đổi năng lượng với vật khác dưới dạng nào sau đây?

A. Thực hiện công.

B. Truyền nhiệt.

C. Phát ra các tia nhiệt.

D. Không trao đổi năng lượng.

Câu 3: Đâu là biểu thức xác định công của một lực:

A. A=Fdcosθ

B. A=F.dcosθ

C. A = F.cosθ

D. A = F.d.cosθ.

Câu 4: Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 9,8 m/s2. Để vật rơi xuống đất, trọng lực thực hiện một công bằng:

A. 196 J.

B. -196 J.

C. 98 J.

D. -98 J.

Câu 5: Kéo một vật nặng bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 100 N. Xác định công của lực tác dụng lên vật để dịch chuyển vật được một đoạn là 170 m, biết góc hợp giữa dây và mặt phẳng nằm ngang là 30o:

A. 51900 J.

B. 34500 J.

C. 28000 J.

D. 14722 J.

Câu 6: Chọn phát biểu sai? Công suất của một lực

A. là đại lượng đặc trưng cho công của lực đó thực hiện trong 1 đơn vị thời gian.

B. đo tốc độ sinh công của lực đó.

C. có đơn vị N/m.s.

D. là đại lượng đặc trưng cho công của lực đó thực hiện trên quãng đường 1 m.

Câu 7: Công suất có độ lớn được xác định bằng

A. giá trị công có khả năng thực hiện.

B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian.

C. công thực hiện trên một đơn vị độ dài.

D. tích của công và thời gian thực hiện công.

Câu 8: Một người nhấc một vật có khối lượng 6 kg lên độ cao 1 m rồi mang vật đó đi ngang được một độ dời 30 m trong khoảng thời gian 15 s. Công suất mà người đó thực hiện trong toàn bộ quá trình:

A. 124 W.

B. 4 W.

C. 107 W.

D. 10,7 W.

Câu 9: Khi kéo một vật trên mặt sàn, một người đã tốn một công là A2 = 120 J. Nhưng trên thực tế, công có ích chỉ là 100 J. Vậy công hao phí có giá trị là bao nhiêu:

A. 20 J.

B. 50 J.

C. 100 J.

D. 120 J.

Câu 10: Chọn câu đúng:

A. Công thức tính động năng Wđ = 12mv .

B. Đơn vị động năng là: kg.m2/s2.

C. Đơn vị động năng là đơn vị công suất.

D. Đơn vị động năng là: W.s2.

Câu 11: Xe ô tô chạy thẳng đều trên đường nằm ngang với tốc độ 72 km/h. Động năng của xe là 200 kJ. Xe có khối lượng bằng:

A. 1,5 tấn.

B. 3 tấn.

C. 1 tấn.

D. 2 tấn.

Câu 12: Một vật có khối lượng m ở độ cao h so với một vị trí làm gốc dự trữ một dạng năng lượng được gọi là thế năng trọng trường.

A. Wt = mgh.

B. Wt = 12mgh .

C. Wt = mg.

D. Wt = mh.

Câu 13: Một vật có khối lượng 10 kg, lấy g = 9,8 m/s2. Tính thế năng trọng trường của vật tại đáy giếng cách mặt đất 5 m với gốc thế năng tại mặt đất.

A. 490 J.

B. - 490 J.

C. 400 J.

D. - 400 J.

Câu 14: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ô tô không thay đổi:

A. Ô tô tăng tốc.

B. Ô tô giảm tốc.

C. Ô tô chuyển động tròn đều.

D. Ô tô chuyển động thẳng đều trên đoạn đường có ma sát.

Câu 15: Xe A có khối lượng 1 tấn và tốc độ 60 km/h; xe B có khối lượng 2 tấn và tốc độ 30 km/h. Độ lớn động lượng tổng cộng của 2 xe là:

A. 33333 kg.m/s.

B. 34333 kg.m/s.

C. 42312 kg.m/s.

D. 28233 kg.m/s.

Câu 16: Điều nào sau đây sai khi nói về động lượng?

A. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và tốc độ của vật.

B. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.

C. Động lượng của một vật là một đại lượng vectơ.

D. Trong hệ kín, tổng động lượng của hệ được bảo toàn.

Câu 17: Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực F = 10-2 N. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 6 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là:

A. 2.10-2 kg.m/s.

B. 3.10-2 kg.m/s.

C. 10-2 kg.m/s.

D. 6.10-2 kg.m/s.

Câu 18: Một chiếc xe khối lượng 10 kg đang đỗ trên mặt sàn phẳng nhẵn nằm ngang. Tác dụng lên xe một lực đẩy 80 N theo phương ngang để xe chuyển động về phía trước trong khoảng thời gian 2 s, thì độ biến thiên vận tốc của xe trong khoảng thời gian này có độ lớn bằng:

A. 1,6 m/s.

B. 0,16 m/s.

C. 16 m/s.

D. 160 m/s.

Câu 19: Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m1 = 300 g, m2 = 2 kg chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang ngược hướng với nhau với tốc độ 2 m/s và 0,8 m/s. Bỏ qua mọi lực cản. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật m1. Sau khi va chạm, hai xe dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc v. Giá trị của v là:

A. -0,43 m/s.

B. 0,43 m/s.

C. 0,67 m/s.

D. -0,67 m/s.

Câu 20: Nếu αđộ = 90o thì αradian sẽ là:

A. π6 .

B. π4 .

C. π2 .

D. π.

Câu 21: Nếu αradian = π4 thì αđộ sẽ là:

A. 45o.

B. 60o.

C.120o.

D. 150o.

Câu 22: Đâu là hệ thức liên hệ trực tiếp giữa chiều dài của một cung tròn và số đo góc ở tâm chắn cung:

A. s = αradianR.

B. s = αradian.R.

C. s = αradian.R2.

D. Không có đáp án nào.

Câu 23: Xem như Trái Đất chuyển động tròn đều quanh Mặt Trời với bán kính quỹ đạo là r = 150.000.0000 km và chu kì quay T = 365 ngày. Tìm tốc độ góc và tốc độ của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời:

A. 3,98.10-7 rad/s; 59,8 km/s.

B. 9,96.10-8 rad/s; 14,9 km/s.

C. 1,99.10-7 rad/s; 29,9 km/s.

D. 3,98.10-7 rad/s; 29,9 km/s.

Câu 24: Chọn câu trả lời đúng khi nói về điều kiện để một vật có thể vật chuyển động tròn đều?

A. Ngoài các lực cơ học, vật còn chịu thêm tác dụng của lực hướng tâm.

B. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm.

C. Vật không chịu tác dụng của lực nào ngoài lực hướng tâm.

D. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật nằm theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm khảo sát.

Câu 25: Chọn đáp án sai. Công thức tính độ lớn lực hướng tâm:

A. Fht = m.aht.

B. Fht=m.v2R .

C. Fht = m.R.ω2.

D. Fht = R.ω2.

Câu 26: Một xe đua chạy quanh một đường tròn nằm ngang, bán kính 250 m. Vận tốc xe không đổi có độ lớn là 50 m/s. Khối lượng xe là 2 tấn. Độ lớn của lực hướng tâm của chiếc xe là:

A. 10 N.

B. 4.102 N.

C. 4.103 N.

D. 2.104 N.

Câu 27: Biến dạng kéo là khi:

A. Kích thước của vật theo phương tác dụng của lực tăng lên so với kích thước tự nhiên của nó.

B. Kích thước của vật theo phương tác dụng của lực giảm đi so với kích thước tự nhiên của nó.

C. Kích thước của vật theo phương tác dụng của lực không đổi so với kích thước tự nhiên của nó.

D. Không có đáp án nào đúng.

Câu 28: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm, khi bị biến dạng kéo chiều dài lò xo là 26 cm, tính độ biến dạng của lò xo:

A. 6 cm.

B. - 6 cm.

C. 44 cm.

D. 30 cm.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Bài 1: Ô tô 2 tấn chuyển động thẳng nhanh dần đều từ vị trí đứng yên sau khi đi được 200 m đạt vận tốc 20 m/s. Biết hệ số ma sát là 0,2. Tính công lực phát động và lực ma sát, cho g = 10 m/s2.

Bài 2: Một nhà du hành vũ trụ có khối lượng M = 75 kg đang đi bộ ngoài không gian. Do một sự cố, dây nối người với con tàu bị tuột. Để quay về tàu, người đó ném một bình oxi mang theo người có khối lượng m = 10 kg về phía ngược lại với tàu với tốc độ 12 m/s. Giả sử ban đầu người đang đứng yên so với tàu, hỏi sau khi ném bình khí, người sẽ chuyển động về tàu với tốc độ là bao nhiêu?

Bài 3: Một ôtô có khối lượng 1200 kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vồng lên (coi là cung tròn) với tốc độ là 36 km/h. Biết bán kính cong của đoạn cầu là 50 m. Lấy g = 10 m/s2 Áp lực của ôtô vào mặt đường tại điểm cao nhất là bao nhiêu?

Đáp án chi tiết đề số 2

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1: Đáp án đúng là A.

Một đơn vị thông dụng khác của năng lượng là calo. Một calo là lượng năng lượng cần thiết để làm tăng nhiệt độ 1 g nước lên 1oC. 1 cal = 4,184 J

Câu 2: Đáp án đúng là: C

Mặt Trời trao đổi năng lượng với vật khác dưới dạng phát ra các tia nhiệt.

Câu 3: Đáp án đúng là: D

Về mặt toán học, công của một lực được đo bằng tích của ba đại lượng: độ lớn lực tác dụng F, độ lớn độ dịch chuyển d và cosin góc hợp bởi vecto lực tác dụng và vecto độ dịch chuyển theo biểu thức: A = F.d.cosθ

Câu 4: Đáp án đúng là: A

Do vecto trọng lực có cùng phương, cùng chiều với phương của vecto độ dịch chuyển của vật nên góc θ = 0o.

Trọng lực thực hiện một công bằng:

A = F.d.cosθ = F.d = P.d = m.g.d = 2.9,8.10 = 196 J.

Câu 5: Đáp án đúng là: D

Do vecto lực kéo hợp với phương vecto độ dịch chuyển của vật góc 30o nên θ = 30o.

Lực kéo thực hiện một công bằng:

A = F.d.cosθ = 100.170.cos30o = 14722 J

Câu 6: Đáp án đúng là: D

Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công của lực, được xác định bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

P=At

⇒ P = 0.

Câu 7: Đáp án đúng là: B

Công suất đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm. Công suất có độ lớn được xác định bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian: P=At .

Câu 8: Đáp án đúng là: B

Quá trình mà người này tác dụng lực lên vật để nhấc vật lên cao có thực hiện công và quá trình mang vật đi ngang không thực hiện công. Công tổng cộng này là:

A = P.s1 + 0 = m.g.s1 = 6.10.1 = 60 J.

Công suất của người đó trong 15 s là:

P=At=6015=4W

Câu 9: Đáp án đúng là: A

Công hao phí có giá trị:

Ahp = A2A1 = 120 – 100 = 20 J.

Câu 10: Đáp án đúng là: B

A - Công thức tính động năng Wđ = 12mv1 .

B - Đúng.

C - Đơn vị động năng là đơn vị công.

D - Đơn vị động năng là: W.s.

Câu 11: Đáp án đúng là: C

Đổi đơn vị: 72 km/h = 20 m/s; 200 kJ = 200000 J.

Ta có: Wd=12mv2m=2Wdv2=2200000202=1000  kg = 1 tấn

Câu 12: Đáp án đúng là: A

Một vật có khối lượng m ở độ cao h so với một vị trí làm gốc dự trữ một dạng năng lượng được gọi là thế năng trọng trường Wt = mgh.

Câu 13: Đáp án đúng là: B

Chọn gốc thế năng là mặt đất. Khi đó, h = - 5 m.

Thế năng của nước: Wt = mgh = 10.9,8.(-5) = - 490 J.

Câu 14: Đáp án đúng là: D

A, B – Ô tô có độ lớn vận tốc thay đổi nên động lượng sẽ thay đổi.

C – Chuyển động tròn đều, ô tô có độ lớn vận tốc không đổi nhưng hướng của vận tốc thay đổi nên động lượng sẽ thay đổi.

D – Trong chuyển động thẳng đều, cả hướng lẫn độ lớn của vận tốc đều không đổi nên động lượng không thay đổi.

Câu 15: Đáp án đúng là: A

Đổi đơn vị: 1 tấn = 1000 kg; 2 tấn = 2000 kg.

60 km/h = 60.10003600=503 m/s ; 30 km/h = 30.10003600=253 m/s

Động lượng của xe A: pA=mA.vA=1000.503=500003 kg.m/s

Động lượng của xe B: pB=mB.vB=2000.253=500003 kg.m/s

Tổng động lượng của 2 xe: pA + pB ≈ 33333 kg.m/s.

Câu 16: Đáp án đúng là: B

Đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của vật này lên vật khác thông qua tương tác giữa chúng được gọi là động lượng.

Động lượng của một vật là đại lượng được đo bằng tích của khối lượng và vận tốc của vật.

p=m.v

Trong hệ SI, đơn vị của động lượng là kg.m/s.

Câu 17: Đáp án đúng là: D

Vận tốc của vật sau 6 s: v=v0+atv=Fm.t

Động lượng của vật là: p=m.v=m.v=m.Fm.t=F.t=6.102 kg.m/s .

Câu 18: Đáp án đúng là: C

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe lúc đầu.

Dạng khác của định luật II New-ton: F.Δt=Δp=m.Δv

Chiếu biểu thức vecto xuống chiều dương đã chọn F.Δt=m.ΔvΔv=F.Δtm

Δv=80.210=16 m/s

Câu 19: Đáp án đúng là: A

Đổi đơn vị: 300 g = 0,3 kg.

Theo phương ngang không có lực nào tác dụng lên hệ nên ta coi hệ là hệ kín, khi đó động lượng của hệ bảo toàn, hay:

m1.v1 + m2.v2 = (m1 + m2).v v=m1v1+m2.v2m1+m2=0,3.2+2.(0,8)0,3+2=0,43 m/s

Câu 20: Đáp án đúng là: C

α(radian) = α(độ). π180°=90°.π180°=π2

Câu 21: Đáp án đúng là: A

α(độ) = α(radian). 180°π=π4.180°π=45°

Câu 22: Đáp án đúng là: B

Khi góc chắn cung có số đo là α (radian) thì chiều dài cung tròn sẽ bằng: s = α(radian).R

Câu 23: Đáp án đúng là: C

Tốc độ góc của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời là:

ω=2πT=2π365.24.36001,99.107 rad/s

Tốc độ của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời là:

v = ω.R = 1,99.10-7 . 150000000 ≈ 29,9 km/s.

Câu 24: Đáp án đúng là: B

Điều kiện để một vật có thể chuyển động tròn đều: hợp lực tác dụng lên vật phải hướng vào tâm của quỹ đạo của vật. Hợp lực này là lực hướng tâm.

Câu 25: Đáp án đúng là: D

Fht có phương dọc theo bán kính, chiều hướng vào tâm quỹ đạo và được gọi là lực hướng tâm, có độ lớn không đổi, bằng:

Fht=m.aht=m.v2R=m.ω2.R

Câu 26: Đáp án đúng là: D

Ta có: Fht=m.aht=m.v2R=2.103.502250=2.104 N

Câu 27: Đáp án đúng là: A

Biến dạng kéo: Kích thước của vật theo phương tác dụng của lực tăng lên so với kích thước tự nhiên của nó.

Câu 28: Đáp án đúng là: A

Độ biến dạng của lò xo là hiệu số giữa chiều dài khi bị biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo. Khi lò xo bị biến dạng kéo: độ biến dạng của lò xo dương, độ lớn của độ biến dạng được gọi là độ dãn.

∆l = l - l0 = 26 - 20 = 6 cm.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Bài 1: Đổi đơn vị: m = 2 tấn = 2000 kg; v = 20 m/s; v0 = 0 m/s

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe, do xe chuyển động nhanh dần đều, ta có:

v2 - v02 = 2ad ⇒ a = 1 m/s2.

Fms = µ.N = µ.mg = 0,2.2000.10 = 4000 N.

Ô tô chịu tác dụng của lực kéo Fk của động cơ và lực cản Fms của mặt đường.

Áp dụng định luật II Newton theo phương ngang, ta có: Fk+Fms=ma

Chiếu phương trình lên phương chuyển động:

Fk - Fms = ma ⇒ Fk = Fms + ma = 4000 + 2000.1 = 6000 N.

AF = Fk.d = 6000.200 = 1,2.106 J.

AFms = -Fms.s = -4000.200 = -0,8.106 J.

Bài 2:

Gọi m, v là khối lượng và vận tốc của bình oxi. M, V là khối lượng và vận tốc của người.

Chọn chiều dương cùng với chiều chuyển động của bình oxi.

Ngoài không gian không có lực nào tác dụng nên hệ người – bình oxi nên ta coi hệ là hệ kín. Xét trong hệ quy chiếu gắn với tàu, tổng động lượng ban đầu của hệ bằng 0.

Theo định luật bảo toàn động lượng, sau khi người ném bình khí, tổng động lượng của hệ được bảo toàn, hay: 0=M.V+m.vM.V=m.vV=mM.v

Người chuyển động ngược chiều với chiều ném bình oxi, nên:

V=mM.v=1075.12=1,6 m/s. Tốc độ của người khi đó là 1,6 m/s.

Bài 3:

Đổi 36 km/h = 10 m/s

Khi ôtô chuyển động đến vị trí cao nhất trên mặt cầu vồng lên:

Fht=m.aht=P+N

Chiếu lên chiều dương hướng vào tâm quỹ đạo ta có:

N = P – Fht = mg – maht = mg – m.v2R

N=m.gv2R=1200.1010250=9600N

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Vật Lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Đại lượng nào sau đây không phải là một dạng năng lượng?

A. Cơ năng.

B. Hóa năng .

C. Nhiệt năng.

D. Nhiệt lượng.

Câu 2: Trong hệ SI, công được đo bằng:

A. cal.

B. W.

C. J.

D. W/s.

Câu 3: Khi kéo một vật trượt lên trên mặt phẳng nghiêng, lực tác dụng vào vật nhưng không sinh công là

A. Trọng lực.

B. Phản lực.

C. Lực ma sát.

D. Lực kéo.

Câu 4: Một vật khối lượng 2 kg có thế năng 4 J đối với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vật ở độ cao so với mặt đất là

A. 0,2 m.

B. 1 m.

C. 0,5 m.

D. 0,32 m.

Câu 5: 1W bằng:

A. 1 J.s

B. 1 J/s

C. 10 J.s

D. 10 J/s

Câu 6: Một bóng đèn sợi đốt có công suất 100 W tiêu thụ năng lượng 1000 J. Thời gian thắp sáng bóng đèn là

A. 1 s

B. 10 s

C. 100 s

D. 1000 s

Câu 7: Động năng là đại lượng

A. vô hướng, luôn dương.

B. vô hướng, có thể dương hoặc bằng 0.

C. vecto, luôn dương.

D. vecto, luôn dương hoặc bằng 0.

Câu 8: Năng lượng của vật có được khi vật nằm yên tại một độ cao nhất định so với mặt đất là:

A. Động năng.

B. Cơ năng.

C. Thế năng.

D. Hóa năng.

Câu 9: Một vật có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 20 m/s thì động năng của nó bằng

A. 7200 J.

B. 200 J.

C. 200 kJ.

D. 72 kJ.

Câu 10: Cơ năng của một vật bằng

A. 12mv+mgh

B. 12mv2+mgh

C. 12mv+mg

C. 12mv+gh

Câu 11: Khi một quả bóng được ném lên thì

A. động năng chuyển thành thế năng.

B. thế năng chuyển thành động năng.

C. động năng chuyển thành cơ năng.

D. cơ năng chuyển thành động năng.

Câu 12: Hiệu suất là tỉ số giữa:

A. năng lượng hao phí và năng lượng có ích.

B. năng lượng có ích và năng lượng hao phí.

C. năng lượng hao phí và năng lượng toàn phần.

D. năng lượng có ích và năng lượng toàn phần.

Câu 13: Hiệu suất càng cao thì

A. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng lớn.

B. năng lượng tiêu thụ càng lớn.

C. năng lượng hao phí càng lớn.

D. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng ít.

Câu 14: Động lượng có đơn vị là:

A. N.m/s.

B. kg.m/s.

C. N.m.

D. N/s.

Câu 15: Một vật có khối lượng 0,5 kg chuyển động thẳng dọc theo trục tọa độ Ox với vận tốc 10 m/s. Động lượng của vật bằng

A. 9 kg.m/s.

B. 5 kg.m/s.

C. 10 kg.m/s.

D. 4,5 kg.m/s.

Câu 16: Chọn câu đúng nhất: Nội dung của định luật bảo toàn động lượng:

A. Động lượng của hệ kín thay đổi.

B. Động lượng toàn phần của hệ kín là một đại lượng bảo toàn.

C. Động lượng của một vật trong hệ không đổi.

D. Động lượng của mỗi vật trong hệ thay đổi.

Câu 17: Khi nào động lượng của hệ vật được bảo toàn?

A. Hệ kín.

B. Bất cứ khi nào.

C. Hệ vật chịu thêm tác dụng của ngoại lực.

D. Hệ vật vừa có ngoại lực và nội lực tác dụng.

Câu 18: Để xác định vận tốc của xe trước và sau va chạm cần đo những đại lượng nào?

A. Độ dài tấm chắn sáng và thời gian nó chắn cổng quang điện.

B. Khối lượng và độ dài tấm chắn sáng.

C. Khối lượng tấm chắn sáng và thời gian nó chắn cổng quang điện.

D. Diện tích tấm chắn sáng và thời gian.

Câu 19: Để xác định động lượng của hai xe trước và sau va chạm cần đo các đại lượng nào sau đây?

A. Khối lượng, độ dài tấm chắn sáng và thời gian vật chắn cổng quang điện.

B. Khối lượng, thời gian vật chắn cổng quang điện.

C. Khối lượng, độ dài tấm chắn sáng.

D. Độ dài tấm chắn sáng và thời gian vật chắn cổng quang điện.

Câu 20: Công thức nào sau đây biểu diễn không đúng quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng của một vật chuyển động tròn đều:

A. f=2π.rv .

B. T=2π.rv .

C. v = ωr.

D. ω=2πT .

Câu 21: Trong chuyển động tròn đều, vận tốc có

A. cùng hướng với vecto gia tốc.

B. hướng vào tâm đường tròn.

C. hướng ra xa tâm đường tròn.

D. phương tiếp tuyến với đường tròn.

Câu 22: Trong chuyển động tròn đều, lực hướng tâm có

A. cùng hướng với vận tốc.

B. ngược hướng với vận tốc.

C. luôn hướng vào tâm.

D. tiếp tuyến với quỹ đạo.

Câu 23: Gắn vật có khối lượng m vào dây, quay đều trong mặt phẳng thẳng đứng. Lực nào đã đóng vai trò lực hướng tâm?

A. Lực căng dây.

B. Trọng lực.

C. Hợp của lực căng dây và trọng lực.

D. Phản lực tác dụng lên vật.

Câu 24: Đơn vị của độ cứng là:

A. N.m.

B. N/m.

C. N.m2.

D. N/m2.

Câu 25: Kết luận nào sau đây không đúng đối với lực đàn hồi.

A. Xuất hiện khi vật bị biến dạng.

B. Luôn là lực kéo.

C. Tỉ lệ với độ biến dạng.

D. Ngược hướng với lực làm nó bị biến dạng.

Câu 26: Khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng.

B. Trong giới hạn đàn hồi, khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn.

C. Lực đàn hồi có chiều cùng với chiều của lực gây biến dạng.

D. Lực đàn hồi luôn ngược chiều với chiều của lực gây biến dạng.

Câu 27: Áp suất phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Áp lực và diện tích mặt bị ép .

B. Lực kéo và thể tích của vật.

C. Trọng lực và thể tích của vật.

D. Áp lực và chu vi của vật.

Câu 28: Hai vật làm bằng sứ và sắt có cùng khối lượng được treo vào hai đầu của một thanh nằm ngang và đang thăng bằng. Sau đó nhúng đồng thời cả hai vật chìm trong nước ở hai bình khác nhau. Phương án nào sau đây là đúng?

A. Thanh nghiêng về bên vật bằng sắt.

B. Thanh nghiêng về bên vật bằng sứ.

C. Thanh vẫn thăng bằng.

D. Chưa xác định được vì chưa biết độ sâu của nước trong các bình.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Bài 1: Từ mặt đất người ta phóng viên đạn 2 kg vật với vận tốc 300 m/s, hợp với phương ngang góc 60o. Ở vị trí cao nhất, viên đạn nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau, mảnh 1 bay thẳng đứng lên trên với vận tốc 400 m/s. Tìm tốc độ của mảnh 2?

Bài 2: Gắn vật có khối lượng 500 g vào sợi dây dài 50 cm, quay đều trong mặt phẳng nằm ngang. Sợi dây chỉ chịu lực căng tối đa 10 N. Tính vận tốc lớn nhất vật có thể đạt được để dây không bị đứt?

Bài 3: Treo vật có khối lượng 500 g vào lò xo thì lò xo dãn ra 0,025 m, lấy g = 10 m/s2. Tìm độ cứng của lò xo?

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Vật Lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng:

A. Động lượng có đơn vị là kg.m/s2.

B. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.

C. Vật có khối lượng và đang chuyển động thì có động lượng.

D. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.

Câu 2: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?

A. J/s.

B. HP.

C. kW.h.

D. W.

Câu 3: Cho một lò xo đầu trên cố định đầu dưới treo một vật có khối lượng 200 g thì dãn ra một đoạn 2 cm cho g = 10 m/s2. Muốn Δl = 5 cm thì treo thêm m/ là bao nhiêu?

A. 300 g.

B. 400 g.

C. 500 g.

D. 600 g.

Câu 4: Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng vật 1000 kg chuyển động đều lên cao 30 m. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó là:

A. 20 s.

B. 5 s.

C. 15 s.

D. 10 s.

Câu 5: Chọn phát biểu sai khi nói về thế năng trọng trường.

A. Thế năng trọng trường của một vật là năng lượng mà vật có do nó được đặt tại một vị trí xác định trong trọng trường của Trái đất.

B. Thế năng trọng trường có đơn vị là N/m2.

C. Thế năng trọng trường xác định bằng biểu thức Wt = mgh.

D. Khi tính thế năng trọng trường, có thể chọn mặt đất làm mốc tính thế năng.

Câu 6: Một khẩu súng có khối lượng 4 kg (không kể khối lượng viên đạn) bắn ra viên đạn có khối lượng 50 g theo phương ngang. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có vận tốc 800 m/s. Vận tốc giật lùi của súng (theo phương ngang) là:

A. 2 m/s.

B. 6 m/s.

C. 10 m/s.

D. 12 m/s.

Câu 7: Chọn câu sai:

A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng và trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng.

B. Lực đàn hồi có hướng ngược với hướng của biến dạng.

C. Độ cứng không phụ thuộc vào kích thước và bản chất của vật đàn hồi.

D. Giới hạn đàn hồi là độ giãn tối đa mà lò xo chưa bị hỏng.

Câu 8: Một vật được ném thẳng lên cao. Nếu bỏ qua sức cản không khí thì đại lượng nào sau đây của vật không đổi khi vật đang chuyển động.

A. Thế năng.

B. Động năng.

C. Cơ năng.

D. Động lượng.

Câu 9: Ở độ cao 5 m so với mốc thế năng, ném một vật có m = 0,5 kg với vận tốc 2 m/s, lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của vật sẽ bằng bao nhiêu?

A. 5 J.

B. 26 J.

C. 45 J.

D. 25 J.

Câu 10: Một vật rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Ở độ cao nào so với mặt đất thì vật có thế năng bằng động năng?

A. 1 m.

B. 0,6 m.

C. 5 m.

D. 0,7 m.

Câu 11: Một vật chuyển động tròn đều với bán kính r, tốc độ góc ω. Tốc độ của vật

A. không phụ thuộc vào r.

B. luôn không đổi khi thay đổi tốc độ góc ω.

C. bằng thương số của bán kính r và tốc độ góc ω.

D. tỉ lệ với bán kính r.

Câu 12: Một vật được ném thẳng đứng lên cao, khi vật đạt độ cao cực đại thì tại đó:

A. động năng cực đại, thế năng cực tiểu.

B. động năng cực tiểu, thế năng cực đại.

C. động năng bằng thế năng.

D. động năng bằng nửa thế năng.

Câu 13: Gọi A là công của lực thực hiện trong thời gian t. Biểu thức nào sau đây là đúng với biểu thức công suất?

A. P=At

B. P = A.t

C. P=tA

D. P = At2

Câu 14: Chọn ý sai. Một vật chuyển động đều trên đường tròn có bán kính xác định thì

A. quỹ đạo là đường tròn.

B. tốc độ dài là không đổi.

C. tốc độ góc không đổi.

D. vectơ gia tốc không đổi.

Câu 15: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc dài 10 m, góc nghiêng giữa mặt dốc và mặt phẳng nằm ngang là 30o. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật ở chân dốc là:

A. 10 2 m/s.

B. 10 m/s.

C. 52 m/s .

D. 5 m/s.

Câu 16: Chọn phát biểu sai.

A. Lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng là lực hướng tâm.

B. Lực hướng tâm tác dụng lên một vật chuyển động tròn đều có độ lớn tỉ lệ với bình phương tốc độ dài của vật.

C. Khi một vật chuyển động tròn đều, hợp lực của các lực tác dụng lên vật là lực hướng tâm.

D. Gia tốc hướng tâm tỉ lệ nghịch với khối lượng vật chuyển động tròn đều.

Câu 17: Gọi m là khối lượng của vật, v là vận tốc của vật. Động lượng của vật có độ lớn

A. 0,5mv2.

B. mv2.

C. 0,5mv.

D. mv.

Câu 18: Một vật nhỏ được ném thẳng đứng hướng xuống từ một điểm phía trên mặt đất. Trong quá trình vật rơi

A. thế năng tăng.

B. động năng giảm.

C. cơ năng không đổi.

D. cơ năng cực tiểu ngay trước khi chạm đất.

Câu 19: Một quả bóng đang bay với động lượng p thì đập vuông góc vào bức tường thẳng đứng, bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là:

A. 0

B. -2p

C. 2p

D. p

Câu 20: Từ điểm M có độ cao so với mặt đất là 0,8 m ném xuống một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg, lấy g = 10 m/s2, mốc thế năng tại mặt đất. Khi đó cơ năng của vật bằng

A. 5 J.

B. 8 J.

C. 4 J.

D. 1 J.

Câu 21: Một vật rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Ở độ cao nào so với mặt đất thì vật có thế năng bằng động năng?

A. 1 m.

B. 0,6 m.

C. 5 m.

D. 0,7 m.

Câu 22: Chọn câu đúng: Biểu thức p=p12+p22 là biểu thức tính độ lớn tổng động lượng của hệ trong trường hợp:

A. Hai vectơ vận tốc cùng hướng.

B. Hai vectơ vận tốc cùng phương ngược chiều.

C. Hai vectơ vận tốc vuông góc với nhau.

D. Hai vectơ vận tốc hợp với nhau một góc 60o.

Câu 23: Một vật có khối lượng 500 g trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng xuống mặt phẳng nằm ngang. Vật chuyển động trên mặt phẳng ngang 8 m thì dừng lại, ma sát trên mặt phẳng nghiêng không đáng kể, ma sát trên mặt phẳng ngang là 0,1. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ cao h?

A. 1,2 m.

B. 1,6 m.

C. 0,8 m.

D. 2 m.

Câu 24: Một đĩa tròn bán kính r = 10 cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay 1 vòng hết 0,2 s. Tốc độ của một điểm nằm trên mép đĩa là

A. 3,14 m/s.

B. 6,28 m/s.

C. 62,8 m/s.

D. 31,4 m/s.

Câu 25: Một bánh xe quay đều 100 vòng trong 2 s. Chu kỳ quay của bánh xe là

A. 0,02 s.

B. 0,2 s.

C. 50 s.

D. 2 s.

Câu 26: Một ô tô lên dốc (có ma sát) với vận tốc không đổi. Chọn kết luận đúng?

A. Trọng lực sinh công âm.

B. Lực kéo của động cơ sinh công âm.

C. Lực ma sát sinh công dương.

D. Phản lực của mặt đường lên ô tô sinh công dương.

Câu 27: Trường hợp nào sau đây cơ năng của vật được bảo toàn?

A. Vật chuyển động trong chất lỏng.

B. Vật rơi tự do.

C. Vật chuyển động thẳng đều từ dưới lên trên.

D. Vật rơi trong không khí.

Câu 28: Một vật có khối lượng m = 1 kg khi có động năng bằng 8 J thì nó đã đạt vận tốc là:

A. 8 m/s.

B. 2 m/s.

C. 4 m/s.

D. 16 m/s.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Bài 1: Một bánh đà của công nông là đĩa đồng chất có dạng hình tròn có R = 50 cm đang quay tròn đều quanh trục của nó. Biết thời gian quay hết một vòng là 0,2 s. Tính tốc độ, tốc độ góc của 2 điểm A, B nằm trên cùng 1 đường kính của bánh đà. Biết điểm A nằm trên vành đĩa, điểm B nằm trên trung điểm giữa tâm O của vòng tròn và vành đĩa.

Bài 2. Một viên đạn được bắn ra khỏi nòng súng ở độ cao 20 m đang bay ngang với vận tốc 12,5 m/s thì vỡ thành hai mảnh. Với khối lượng lần lượt là 0,5 kg và 0,3 kg. Mảnh to rơi theo phương thẳng đứng xuống dưới và có vận tốc khi chạm đất là 40 m/s. Khi đó mảnh hai bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu. Lấy g = 10m/s2.

Bài 3. Để đóng một cái cọc có khối lượng m1 = 10 kg xuống nền đất người ta dùng một búa máy. Khi hoạt động, nhờ có một động cơ công suất P = 1,75 kW, sau 5 s búa máy nâng vật nặng khối lượng m2 = 50 kg lên đến độ cao h0 = 7 m so với đầu cọc, và sau đó thả rơi xuống nện vào đầu cọc. Mỗi lần nện vào đầu cọc vật nặng này lên h = 1 m. Biết khi va chạm, 20% cơ năng ban đầu biến thành nhiệt và làm biến dạng các vật. Hãy tính:

a. Động năng vật nặng truyền chơ cọc.

b. Lực cản trung bình của đất.

c. Hiệu suất của động cơ búa máy. Lấy g =10 m/s2.

Xem thử

Xem thêm bộ đề thi Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên