Top 100 Đề thi Vật lí 10 Cánh diều có đáp án
Bộ 100 Đề thi Vật lí lớp 10 Cánh diều năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Vật lí 10.
Đề thi Vật Lí 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Vật Lí 10 Cánh diều (cả năm) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
- Đề thi Vật Lí 10 Giữa kì 1 Cánh diều
- Đề thi Vật Lí 10 Học kì 1 Cánh diều
- Đề thi Vật Lí 10 Giữa kì 2 Cánh diều
- Đề thi Vật Lí 10 Học kì 2 Cánh diều
Xem thêm đề thi Vật Lí 10 cả ba sách:
Top 10 Đề thi Vật Lí lớp 10 Giữa kì 1 năm 2024 có đáp án (cả ba sách)
Top 10 Đề thi Vật Lí 10 Học kì 1 năm 2024 có đáp án (cả ba sách)
Top 10 Đề thi Vật Lí 10 Giữa kì 2 năm 2024 có đáp án (cả ba sách)
Top 10 Đề thi Vật Lí 10 Học kì 2 năm 2024 có đáp án (cả ba sách)
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Vật lí lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1. Ngành Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu về:
A. Chất.
B. Năng lượng.
C. Mối quan hệ giữa chất và năng lượng.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 2. Đối tượng nào sau đây không phải là đối tượng nghiên cứu của môn vật lí.
A. Tấm pin năng lượng mặt trời.
B. Hiện tượng quang hợp.
C. Nguyên lí hoạt động của lò vi sóng.
D. Ô tô điện.
Câu 3. Bước nào sau đây không có trong phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
A. Quan sát, suy luận.
B. Đề xuất vấn đề.
C. Hình thành giả thuyết.
D. Xây dựng kế hoạch kiểm tra giả thuyết.
Câu 4. Chọn câu sai về nguy cơ mất an toàn trong sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật lí.
A. Nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng.
B. Nguy cơ hỏng thiết bị đo điện.
C. Nguy cơ cháy nổ trong phòng thực hành.
D. Nguy cơ gây tật cận thị ở mắt.
Câu 5. Vấn đề được hình thành từ suy luận dựa trên lý thuyết đã biết là
A. định luật vạn vật hấp dẫn.
B. hiện tượng phản xạ âm.
C. âm thanh không truyền được trong chân không.
D. ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Câu 6. Sai số của phép đo được phân thành mấy loại?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7. Công thức tính sai số tuyệt đối của phép đo
A. A = .
B. .
C. .
D. .100%.
Câu 8. Chọn câu đúng về ghi kết quả phép đo và sai số phép đo.
A. A = .
B. .
C. A = .
D. A = .
Câu 9. Độ dịch chuyển là
A. một đại lượng vô hướng, cho biết độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật.
B. một đại lượng vectơ, cho biết độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật.
C. một đại lượng vectơ, cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật.
D. một đại lượng vô hướng, cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật.
Câu 10. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật
A. chuyển động tròn.
B. chuyển động thẳng và không đổi chiều.
C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều một lần.
D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều hai lần.
Câu 11. Một học sinh bơi trong bể bơi thiếu niên dài 30 m. Học sinh bắt đầu xuất phát từ đầu bể bơi đến cuối bể bơi thì quay lại bơi tiếp về đầu bể rồi nghỉ. Quãng đường mà học sinh bơi được là
A. 30 m.
B. 0 m.
C. 60 m.
D. - 60 m.
Câu 12. Một người đi thang máy từ tầng G xuống tầng hầm cách tầng G 4 m, rồi lên tới tầng cao nhất của tòa nhà cách tầng G 60 m. Chọn hệ tọa độ có gốc là vị trí tầng G, chiều dương từ tầng G đến tầng cao nhất. Độ dịch chuyển của người đó khi đi từ tầng hầm lên tầng cao nhất là
A. 60 m.
B. 68 m.
C. – 60 m.
D. 64 m.
Câu 13. Một máy bay bay từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh hết 1 h 45 p. Nếu đường bay Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1400 km thì tốc độ trung bình của máy bay là bao nhiêu?
A. 600 km/h.
B. 700 km/h.
C. 800 km/h.
D. 900 km/h.
Câu 14. Tính chất nào sau đây là của vận tốc, không phải của tốc độ trong một chuyển động?
A. Đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động.
B. Có đơn vị là km/h.
C. Không thể có độ lớn bằng 0.
D. Có phương xác định.
Câu 15. Một người đi xe máy từ nhà đến siêu thị mất 0,25 h, sau đó trở về nhà trong thời gian 0,2 h. Hai địa điểm cách nhau 9 km. Coi quỹ đạo đi được là đường thẳng. Tốc độ trung bình của người đó là
A. 40,5 km/h.
B. 20 km/h.
C. 40 m/s.
D. 40 km/h.
Câu 16. Trong thí nghiệm thực hành đo tốc độ của vật chuyển động, sử dụng hai cổng quang điện để đo
A. thời gian chuyển động của viên bi thép.
B. tốc độ trung bình của viên bi thép.
C. đường kính của viên bi thép.
D. tốc độ tức thời của viên bi thép.
Câu 17. Một học sinh tiến hành đo tốc độ trung bình của viên bi thép chuyển động trên máng nghiêng và thu được kết quả thí nghiệm như bảng sau. Tốc độ trung bình của viên bi có giá trị là bao nhiêu? Biết quãng đường: s = 50 cm
Lần đo |
|||
Thời gian t(s) |
Lần 1 |
Lần 2 |
Lần 3 |
0,867 |
0,878 |
0,860 |
A. 57,670 cm/s.
B. 56,948 cm/s.
C. 58,140 cm/s.
D. 57,604 cm/s.
Câu 18. Đồ thị vận tốc – thời gian dưới đây, cho biết điều gì?
A. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.
B. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.
C. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.
D. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).
Câu 19.Hình dưới là đồ thị vận tốc – thời gian của một xe chuyển động trên đường thẳng. Gia tốc của xe trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 s là:
A. 0,8 m/s2.
B. 0,6 m/s2.
C. 0,4 m/s2.
D. 0,2 m/s2.
Câu 20. Đơn vị của gia tốc
A. N.
B. m/s.
C. m/s2.
D. km/h.
Câu 21. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, điều kiện nào dưới đây là đúng?
A. a > 0; v > v0.
B. a < 0; v < v0.
C. a > 0; v < v0.
D. a < 0; v > v0.
Câu 22. Một vật đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì tăng tốc. Sau 20 s, vận tốc của vật đạt 25 m/s. Gia tốc của vật có giá trị
A. 0,75 m/s2.
B. – 0,75 m/s2.
C. 0,5 m/s2.
D. 0,4 m/s2.
Câu 23. Công thức nào sau đây không liên quan đến chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. v = v0 + at.
B. s = vt.
C. .
D. v2 – v02 = 2ad.
Câu 24. Chuyển động thẳng biến đổi đều là
A. chuyển động thẳng mà vận tốc có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
B. chuyển động thẳng mà vận tốc có độ lớn tăng đều theo thời gian.
C. chuyển động thẳng mà vận tốc có độ lớn giảm đều theo thời gian.
D. chuyển động thẳng mà vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.
Câu 25. Đặc điểm nào sau đây không phải là của chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động thẳng chậm dần đều.
B. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều.
D. Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
Câu 26: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?
A. Một vận động viên nhảy dù đã bung dù và đang rơi trong không trung.
B. Một quả táo rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.
C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
D. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
Câu 27: Khi ném một vật theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí), thời gian chuyển động của vật phụ thuộc vào
A. Vận tốc ném.
B. Độ cao từ chỗ ném đến mặt đất.
C. Khối lượng của vật.
D. Thời điểm ném.
Câu 28: Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 10 km với tốc độ 720 km/h. Viên phi công phải thả quả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để quả bom rơi trúng mục tiêu? Lấy g = 10m/s2.
A. 9,7 km.
B. 8,6 km.
C. 8,2 km.
D. 8,9 km.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Bài 1 (1 điểm). Một chiếc thuyền chuyển động thẳng đều ngược dòng từ B đến A cách nhau 36 km mất khoảng thời gian 2,4 h. Vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ sông là 2 km/h. Vận tốc của thuyền đối với dòng chảy là bao nhiêu?
Bài 2 (1 điểm). Một người đi xe đạp đang đi với vận tốc 5,6 m/s thì bắt đầu gia tốc 0,60 m/s2 trong khoảng thời gian 4,0 s.
a. Tìm quãng đường người ấy đã đi trong khoảng thời gian này.
b. Tìm vận tốc cuối cùng sau khi tăng tốc.
Bài 3 (1 điểm).Một vận động viên ném một quả bóng theo phương thẳng đứng lên trên với tốc độ ban đầu là 18,0 m/s. Lấy g = 9,81 m/s2.
a. Quả bóng lên cao bao nhiêu ?
b. Sau thời gian bao lâu nó trở về điểm ném.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Vật lí lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Đâu không phải là ứng dụng của vật lí vào trong cuộc sống, khoa học, kĩ thuật và công nghệ?
A. Nghiên cứu và chế tạo xe ô tô điện.
B. Lai tạo giống cây trồng năng suất cao.
C. Ứng dụng đặc điểm của lazer vào việc mổ mắt.
D. Chế tạo pin mặt trời.
Câu 2: Kết quả đúng số chữ số có nghĩa của phép tính sau:
(250-23,1.0,3451) + 0,1034 - 4,56
A. 237,57159.
B. 237.
C. 237,5.
D. 237,57.
Câu 3:Đặt một khối sắt có thể tích V1 = 1 dm3 trên đĩa trái của cân Robecvan. Hỏi phải dùng bao nhiêu lít nước (đựng trong bình chứa có khối lượng không đáng kể) đặt lên đĩa phải để cân nằm thăng bằng? Cho khối lượng riêng của sắt là = 7800 kg/m3, của nước là = 1000 kg/m3.
A. 2 lít.
B. 3 lít.
C. 3,9 lít.
D. 7,8 lít.
Câu 4: Độ dịch chuyển là
A. độ dài quãng đường vật di chuyển.
B. khoảng cách mà vật di chuyển theo một hướng xác định.
C. khoảng cách giữa vị trí xuất phát và vị trí kết thúc quá trình di chuyển.
D. tỉ số giữa quãng đường và thời gian di chuyển.
Câu 5: Một bạn học sinh đạp xe từ nhà đến trường hết thời gian 30 phút. Biết quãng đường từ nhà đến trường dài 3 km thì tốc độ trung bình của bạn là bao nhiêu?
A. 90 km/h.
B. 0,1 km/h.
C. 10 km/h.
D. 6 km/h.
Câu 6:Một thùng đựng đầy nước cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3.
A. 8000 N/m2.
B. 2000 N/m2.
C. 6000 N/m2.
D. 60000 N/m2.
Câu 7: Phát biểu: “Con tàu đã đi 200 km theo hướng đông nam” nói về đại lượng nào?
A. Vận tốc.
B. Quãng đường.
C. Tốc độ.
D. Độ dịch chuyển.
Câu 8: Cho đồ thị độ dịch chuyển - thời gian như hình dưới. Đặc điểm của đồ thị này.
A. Vật chuyển động theo một chiều.
B. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.
C. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.
D. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.
Câu 9: Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật chuyển động thẳng như hình dưới. Tốc độ của vật chuyển động trước khi đổi chiều là bao nhiêu?
A. m/s.
B. 4 m/s.
C. – 4 m/s.
D. m/s.
Câu 10: Một ô tô tăng tốc từ lúc đứng yên, sau 6,0 s đạt vận tốc 18 m/s. Độ lớn gia tốc của ô tô.
A. – 3 m/s2.
B. 3 m/s2.
C. – 6 m/s2.
D. 6 m/s2.
Câu 11: Cho đồ thị vận tốc – thời gian. Đồ thị này cho biết đặc điểm gì của chuyển động?
A. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).
B. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.
C. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.
D. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.
Câu 12: Chọn câu sai: Chất điểm chuyển động theo một chiều với gia tốc a = 4 m/s2 có nghĩa là
A. lúc đầu vận tốc bằng 0 thì sau 1 s vận tốc của nó bằng 4 m/s.
B. lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 1 s vận tốc của nó bằng 6 m/s.
C. lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 2 s vận tốc của nó bằng 8 m/s.
D. lúc vận tốc bằng 4 m/s thì sau 2 s vận tốc của nó bằng 12 m/s.
Câu 13: Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần, sau 20 giây tàu đạt tốc độ 36 km/h. Tính gia tốc của tàu.
A. 0,5 m/s2.
B. 2 m/s2.
C. 1,5 m/s2.
D. 3 m/s2.
Câu 14: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?
A. Một vận động viên nhảy dù đã buông dù và đang rơi trong không trung.
B. Một quả táo rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.
C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
D. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
Câu 15: Một vật rơi tự do từ độ cao h trong thời gian 10 s. Hãy tính thời gian vật rơi trong 95 m cuối cùng. Lấy g = 10m/s2.
A. 1 s.
B. 0,1 s.
C. 2 s.
D. 3 s.
Câu 16: Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 10 km với tốc độ 720 km/h. Viên phi công phải thả quả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để quả bom rơi trúng mục tiêu? Lấy g = 10m/s2.
A. 9,7 km.
B. 8,6 km.
C. 8,2 km.
D. 8,9 km.
Câu 17: Pininfarina Battista 2020 đang là siêu xe tăng tốc nhanh nhất thế giới khi chỉ mất 1,9 giây để đạt vận tốc 100 km/h có khối lượng khoảng 1996 kg. Lực để tạo ra gia tốc này là bao nhiêu?
A. 9141,6 N.
B. 2141,6 N.
C. 2941,6 N.
D. 29141,6 N.
Câu 18: Độ lớn gia tốc của một vật có khối lượng xác định có mối quan hệ như thế nào với độ lớn của lực gây ra gia tốc cho vật?
A. Gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng.
B. Gia tốc tỉ lệ nghịch với lực tác dụng.
C. Gia tốc tỉ lệ với bình phương của lực tác dụng.
D. Gia tốc tỉ lệ với căn bậc hai của lực tác dụng.
Câu 19: Hai lực cân bằng không có đặc điểm nào sau đây?
A. Cùng phương.
B. Ngược chiều.
C. Cùng độ lớn.
D. Tác dụng vào hai vật khác nhau.
Câu 20: Lực ma sát trượt tỉ lệ với lực ép vuông góc giữa các bề mặt lại với nhau thông qua biểu thức nào?
A. - N
B.
C. .N
D.
Câu 21: Lực cản của chất lưu tác dụng lên một vật chuyển động phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Hình dạng của vật.
B. Kích thước của vật.
C. Trọng lượng của vật
D. Cả ba ý trên
Câu 22: Lực đàn hồi của lò xo thuộc loại lực nào sau đây?
A. Trọng lực.
B. Lực ma sát.
C. Lực căng.
D. Lực đẩy Acsimet.
Câu 23: Chọn đáp án đúng. Biểu thức của định luật II Newton xét về mặt Toán học?
A. a = .
B. .
C. .
D. .
Câu 24: Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 0,2 m/s và khi đi được quãng đường 50 cm vận tốc đạt được 0,9 m/s thì lực tác dụng.
A. 38,5 N.
B. 38 N.
C. 24,5 N.
D. 34,5 N.
Câu 25:Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là: Ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và thoả mãn điều kiện
A. .
B..
C. .
D. .
Câu 26: Biểu thức của định luật III Newton được viết cho hai vật tương tác A và B?
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 27: Áp lực là:
A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép.
C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.
Câu 28:Mômen lực tác dụng lên vật là đại lượng:
A. đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.
B. véctơ.
C. để xác định độ lớn của lực tác dụng.
D. luôn có giá trị âm.
II. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm)
Bài 1: Cho 3 lực đồng quy, đồng phẳng lần lượt hợp với trục Ox những góc 00, 600, 1200; F1 = F3 = 2F2 = 30N. Tìm hợp lực của ba lực trên.
Bài 2: Một vật có khối lượng 6 kg được treo như hình vẽ và được giữ yên bằng dây OA và OB. Biết OA và OB hợp với nhau một góc 450. Lực căng của dây OA và OB lần lượt là bao nhiêu?
Bài 3:Một thanh chắn đường AB dài 7,5 m; có khối lượng 25 kg, có trọng tâm G cách đầu A là 1,2 m. Thanh có thể quay quanh một trục O nằm ngang cách đầu A là 1,5 m. Để giữ thanh cân bằng nằm ngang thì phải tác dụng lên đầu B một lực bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 -
Năm học 2024 - 2025
Môn: Vật lí lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Khi một vật từ độ cao h, với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau (bỏ qua ma sát). Chọn câu sai.
A. Gia tốc rơi bằng nhau.
B. Thời gian rơi bằng nhau.
C. Công của trọng lực bằng nhau.
D. Độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không.
B. Trong chuyển động tròn đều, lực hướng tâm thực hiện công khác không.
C. Lực là đại lượng véctơ nên công cũng là véctơ.
D. Công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số.
Câu 3: Một lực không đổi liên tục kéo một vật chuyển động với vận tốc theo hướng của lực . Công suất của lực là:
A. F.v.
B. F.v2.
C. F.t.
D. Fvt.
Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất. Công có thể biểu thị bằng tích của
A. lực và quãng đường đi được.
B. lực và vận tốc.
C. năng lượng và khoảng thời gian.
D. lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian.
Câu 5: Khi khối lượng giảm đi bốn lần nhưng vận tốc của vật tăng gấp đôi thì động năng của vật sẽ
A. không đổi.
B. tăng gấp 2.
C. tăng gấp 4.
D. tăng gấp 8.
Câu 6: Động năng của vật tăng khi
A. vận tốc vật dương.
B. gia tốc vật dương.
C. gia tốc vật tăng.
D. ngoại lực tác dụng lên vật sinh công dương.
Câu 7: Một vật đang đứng yên thì tác dụng một lực F không đổi làm vật bắt đầu chuyển động và đạt được vận tốc v sau khi đi được quãng đường là s. Nếu tăng lực tác dụng lên 9 lần thì vận tốc vật sẽ đạt được bao nhiêu khi cùng đi được quãng đường s.
A. v
B. 3.v
C. 6.v
D. 9.v
Câu 8: Chọn câu sai:
A. Công của trọng lượng có thể có giá trị dương hay âm.
B. Công của trọng lực không phụ thuộc dạng đường đi của vật.
C. Công của lực ma sát phụ thuộc vào dạng đường đi của vật chịu lực.
D. Công của lực đàn hồi phụ thuộc dạng đường đi của vật chịu lực.
Câu 9: Một người nhấc một vật có m = 2 kg lên độ cao 2 m rồi mang vật đi ngang được một độ dời 10 m. Công tổng cộng mà người đã thực hiện là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2
A. 240 J.
B. 2400 J.
C. 120 J.
D. 1200 J.
Câu 10: Một người nặng 60 kg leo lên một cầu thang. Trong 10 s người đó leo được 8m tính theo phương thẳng đứng. Cho g = 10 m/s2. Công suất người đó thực hiện được tính là
A. 480 Hp.
B. 480 W.
C. l56 W.
D. 643 Hp.
Câu 11: Một lực không đổi liên tục kéo một vật chuyển động với vận tốc theo hướng của lực . Công của lực thực hiện trong khoảng thời gian t là:
A. F.v
B. F.v2
C. F.t
D. Fvt
Câu 12: Chọn câu đúng.
A. Công của trọng lượng có thể có giá trị dương hay âm.
B. Công của trọng lực phụ thuộc dạng đường đi của vật.
C. Công của lực ma sát không phụ thuộc vào dạng đường đi của vật chịu lực.
D. Công của lực đàn hồi phụ thuộc dạng đường đi của vật chịu lực.
Câu 13: Công suất là đại lượng
A. đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
B. đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm.
C. đặc trưng cho mức độ thay đổi vận tốc nhanh hay chậm.
D. đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
Câu 14: Lực nào sau đây không làm vật thay đổi động năng?
A. Lực cùng hướng với vận tốc vật.
B. Lực vuông góc với vận tốc vật.
C. Lực ngược hướng với vận tốc vật.
D. Lực hợp với vận tốc một góc nào đó.
Câu 15: Hai vật va chạm với nhau, động lượng của hệ thay đổi như thế nào? Xét hệ này được coi là hệ kín.
A. Tổng động lượng trước lớn hơn tổng động lượng sau.
B. Tổng động lượng trước bằng tổng động lượng sau.
C. Tổng động lượng trước nhỏ hơn tổng động lượng sau.
D. Động lượng của từng vật không thay đổi trong quá trình va chạm.
Câu 16: Trong va chạm đàn hồi, tổng động năng của các vật thay đổi như thế nào?
A. Tăng lên.
B. Giảm đi.
C. Không thay đổi.
D. Ban đầu tăng sau đó giảm.
Câu 17: Một ô tô khối lượng 1200 kg chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ô tô bằng:
A. 1,2.105 J.
B. 2,4.105 J.
C. 3,6.105 J.
D. 2,4.104 J.
Câu 18: Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật là:
A. 0,32 m/s.
B. 36 km/h.
C. 36 m/s.
D. 10 km/h.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là sai? Trong một hệ kín
A. các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau.
B. các nội lực từng đôi một trực đối.
C. không có ngoại lực tác dụng lên các vật trong hệ.
D. nội lực và ngoại lực cân bằng nhau.
Câu 20: Một vật 3 kg rơi tự do rơi xuống đất trong khoảng thời gian 2 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s2.
A. 60 kg.m/s.
B. 61,5 kg.m/s.
C. 57,5 kg.m/s.
D. 58,8 kg.m/s.
Câu 21: Một vật có khối lượng 1 kg chuyển động với vận tốc 2 m/s thì va chạm vào một vật có khối lượng 3 kg đang đứng yên. Sau va chạm 2 vật dính vào nhau và cùng chuyển động với cùng một vận tốc. Độ lớn vận tốc ngay sau va chạm đó là:
A. 1 m/s.
B. 0,5 m/s.
C. 0,25 m/s.
D. 0,75 m/s.
Câu 22: Hai vật có khối lượng = 2 kg và = 5 kg chuyển động với vận tốc = 5 m/s và = 2 m/s. Tổng động lượng của hệ trong các trường hợp và cùng phương, ngược chiều:
A. 0 kg.m/s.
B. 3 kg.m/s.
C. 6 kg.m/s.
D. 10 kg.m/s.
Câu 23: Từ điểm M có độ cao so với mặt đất bằng 4 m ném lên một vật với vận tốc đầu 4 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 200 g, lấy g = 10 m/s2. Khi đó cơ năng của vật bằng:
A. 6 J.
B. 9,6 J.
C. 10,4 J.
D. 11 J.
Câu 24: Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa (phần nhiên liệu bị đốt cháy), vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa:
A. Không đổi.
B. Tăng gấp đôi.
C. Tăng bốn lần.
D. Tăng tám lần.
Câu 25: Một vật có khối lượng không đổi động năng của nó tăng lên bằng 16 lần giá trị ban đầu của nó. Khi đó động lượng của vật sẽ:
A. Bằng 8 lần giá trị ban đầu.
B. Bằng 4 lần giá trị ban đầu.
C. Bằng 256 lần giá trị ban đầu.
D. Bằng 16 lần giá trị ban đầu.
Câu 26: Đơn vị của công là
A. J.
B. N.
C. K.
D. m.
Câu 27: Một học sinh nâng tạ có khối lượng 80 kg lên cao 60 cm trong t = 0,8 s. Trong trường hợp nâng tạ này học sinh đã hoạt động với công suất là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2
A. 400 W.
B. 500 W.
C. 600 W.
D. 700 W.
Câu 28: Chọn phát biểu đúng. Một vật nằm yên, có thể có
A. vận tốc.
B. động lượng.
C. động năng.
D. thế năng.
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Bài 1: Một búa máy có khối lượng = 1000 kg rơi từ độ cao 3,2 m vào một cái cọc có khối lượng = 100 kg. Va chạm là mềm. Lấy g = 10 m/s2. Tính tỉ số (tính ra phần trăm) giữa nhiệt tỏa ra và động năng của búa.
Bài 2. Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc 300 (m/s) thì nổ và vỡ thành hai mảnh có khối lượng lần lượt là 15 kg và 5 kg. Mảnh to bay theo phương thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 400 (m/s). Hỏi mảnh nhỏ bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu? Bỏ qua sức cản không khí.
Bài 3. Một học sinh làm thí nghiệm (trong điều kiện an toàn) ở sân thượng của toà nhà có độ cao 45 m, thả rơi tự do một vật có khối lượng 100 g xuống mặt đất (bãi cát). Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính vận tốc của vật khi vật chạm đất.
b. Tính độ cao của vật khi = 2
c. Tính vận tốc của vật khi 2 = 5
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Vật lí lớp 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Trong các đại lượng sau đây:
I. Động lượng. II. Động năng. III. Công. IV. Thế năng trọng trường.
Đại lượng nào là đại lượng vô hướng?
A. I, II, III.
B. I, III, IV.
C. II, III, IV.
D. I, II, IV.
Câu 2: Một người và xe máy có khối lượng tổng cộng là 300 kg đang đi với vận tốc 36 km/h thì nhìn thấy một cái hố cách 12 m. Để không rơi xuống hố thì người đó phải dùng một lực hãm có độ lớn tối thiểu là:
A. = - 1250 N .
B. = 16200 N.
C. = -16200 N.
D. = 1250 N.
Câu 3: Một người nhấc một vật có khối lượng 1 kg lên độ cao 6 m. Lấy g = 10 m/s2. Công mà người đã thực hiện là:
A. 1860 J.
B. 180 J.
C. 1800 J.
D. 60 J.
Câu 4: Nếu khối lượng của vật giảm 4 lần và vận tốc tăng lên 2 lần, thì động năng của vật sẽ:
A. Giảm 2 lần.
B. Giảm 4 lần
C. Không đổi.
D. Tăng 2 lần.
Câu 5: Một vật có khối lượng 2,0 kg sẽ có thế năng 4,0 J đối với mặt đất khi nó có độ cao là bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s2
A. 3,2 m.
B. 0,204 m.
C. 0,206 m
D. 9,8 m.
Câu 6: Một máy bơm nước (dùng nguồn điện) mỗi giây bơm được 15 lít nước lên bể có độ cao 10 m. Biết hiệu suất của máy bơm là 70%. Lấy g = 10 m/s2, khối lượng riêng của nước D = 1 kg/lít. Điện năng mà máy bơm đã tiêu thụ sau 30 phút hoạt động gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 3857 kJ.
B. 1890 kJ.
C. 2700 kJ.
D. 3857 J.
Câu 7: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 40 cm được treo thẳng đứng. Đầu trên cố định đầu dưới treo một quả cân 500 g thì chiều dài của lò xo là 45 cm. Hỏi khi treo vật có m = 600 g thì chiều dài lúc sau là bao nhiêu? Cho g = 10 m/s2
A. 0,42 m.
B. 0,45 m.
C. 0,43 m.
D. 0,46 m.
Câu 8: Vật nào sau đây không có khả năng sinh công?
A. Dòng nước lũ đang chảy mạnh
B. Hòn đá đang nằm yên trên mặt đất.
C. Búa máy đang rơi xuống
D. Viên đạn đang bay.
Câu 9: Một vật rơi tự do từ độ cao 16 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Ở độ cao nào so với mặt đất thì vật có động năng bằng ba lần thế năng?
A. 12 m.
B. 8 m.
C. 2 m.
D. 4 m.
Câu 10: Cho một lò xo đầu trên cố định đầu dưới treo một vật có khối lượng 200 g thì dãn ra một đoạn 2 cm cho g = 10 m/s2. Tính độ cứng của lò xo.
A. 200 N.
B. 100 N.
C. 300 N.
D. 400 N.
Câu 11: Trong quá trình rơi tự do của một vật thì:
A. Động năng tăng, thế năng giảm.
B. Động năng tăng, thế năng tăng.
C. Động năng giảm, thế năng giảm
D. Động năng giảm, thế năng tăng
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không chính xác?
A. Một quả bóng bàn rơi chạm sàn rồi bật trở lại do tính đàn hồi của vật và sàn.
B. Mặt lưới của vợt cầu lông được đan căng để tăng tính đàn hồi.
C. Một viên gạch rơi xuống sàn bị vỡ ra vì nó không có tính đàn hồi.
D. Lực căng của một sợi dây có bản chất là lực đàn hồi.
Câu 13: Chọn ý sai. Chuyển động tròn đều có
A. gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo.
B. tốc độ góc không đổi theo thời gian
C. quỹ đạo chuyển động là đường tròn.
D. vectơ gia tốc luôn không đổi.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không chính xác về chuyển động tròn ?
A. Quạt điện khi đang quay ổn định thì chuyển động của một điểm trên cánh quạt là chuyển động tròn đều.
B. Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo là đường tròn.
C. Số chỉ trên tốc kí của đồng hồ đo vận tốc xe cho ta biết vận tốc trung bình .
D. Vệ tinh địa tĩnh quay quanh trái đất.
Câu 15: Một bánh xe quay đều 100 vòng trong 4 giây. Chu kì quay của bánh xe là?
A. 0,04 s.
B. 0,02 s.
C. 25 s.
D. 50 s.
Câu 16: Một hệ gồm hai vật có khối lượng = 2 kg, = 3 kg đang chuyển động ngược chiều nhau với các tốc độ ban đầu lần lượt là = 4,5 m/s, = 4 m/s. Động lượng của hệ có độ lớn là:
A. 12 kg.m/s.
B. 3 kg.m/s.
C. 15 kg.m/s.
D. 21 kg.m/s.
Câu 17: Biểu thức khác của định luật II Newtơn là (liên hệ giữa xung lượng của lực và độ biến thiên động lượng):
A.
B.
C.
D.
Câu 18: Đại lượng nào không đổi khi một vật được ném theo phương nằm ngang?
A. Cơ năng.
B. Động lượng.
C. Động năng.
D. Thế năng
Câu 19: Một vật có khối lượng 2 kg thả rơi tự do từ độ cao 20 m xuống mặt đất. Độ biến thiên động lượng của vật trước khi chạm đất là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.
A. Δp = 40 kg.m/s.
B. Δp = 20 kg.m/s.
C. Δp = - 40 kg.m/s.
D. Δp = -20 kg.m/s.
Câu 20: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu = 10 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Cho g = 10 m/s2. Vị trí cao nhất mà vật lên được cách mặt đất một khoảng bằng:
A. 10 m.
B. 20 m.
C. 15 m.
D. 5 m.
Câu 21: Từ điểm M (có độ cao so với mặt đất bằng 0,8 m) ném lên một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg, lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của vật bằng bao nhiêu?
A. 4 J.
B. 8 J.
C. 1 J.
D. 5 J.
Câu 22: Một vật nhỏ được ném lên từ điểm A phía trên mặt đất; vật lên tới điểm B thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình chuyển động từ A đến B thì
A. cơ năng cực đại tại A.
B. cơ năng không đổi.
C. thế năng giảm.
D. động năng tăng.
Câu 23: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công:
A. W.h.
B. kJ.
C. HP.
D. N.m.
Câu 24: Chuyển động nào dưới đây là chuyển động bằng phản lực:
A. Chuyển động của máy bay trực thăng khi cất cánh.
B. Chuyển động của vận động viên nhảy cầu khi giậm nhảy.
C. Vận động viên bơi lội đang bơi.
D. Chuyển động của con sứa.
Câu 25: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì:
A. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương.
B. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương
C. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm
D. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm.
Câu 26: Lực nào sau đây không làm vật thay đổi động năng?
A. Lực cùng hướng với vận tốc vật
B. Lực vuông góc với vận tốc vật
C. Lực ngược hướng với vận tốc vật
D. Lực hợp với vận tốc một góc nào đó.
Câu 27: Động năng của vật tăng khi
A. vận tốc vật dương
B. gia tốc vật dương
C. gia tốc vật tăng
D. ngoại lực tác dụng lên vật sinh công dương.
Câu 28: Cho một vật có khối lượng 2 kg, chuyển động có động năng 4 J. Xác định động lượng.
A. 2 kg.m/s.
B. 8 kg.m/s.
C. 4 kg.m/s.
D. 16 kg.m/s.
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Bài 1. Hai điểm A, B nằm trên cùng bán kính của một vô lăng đang quay đều cách nhau 20 cm. Điểm A ở phía ngoài có vận tốc = 0,6 m/s, còn điểm B có vận tốc = 0,2 m/s. Tính tốc độ góc của vô lăng và khoảng cách từ điểm B đến trục quay.
Bài 2. Một gàu nước khối lượng 12 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5 m trong khoảng thời gian t giây (Lấy g = 10 m/s2). Công suất trung bình của lực kéo là 6 W. Thời gian t là bao nhiêu?
Bài 3. Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc 50 m/s ở độ cao 125 m thì nổ vỡ làm hai mảnh có khối lượng lần lượt là 2 kg và 3 kg. Mảnh nhỏ bay thẳng đứng xuống dưới và rơi chạm đất với vận tốc 100 m/s. Xác định độ lớn và hướng vận tốc của 2 mảnh ngay sau khi đạn nổ. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s2.
Xem thêm đề thi các môn học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)