Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1 (cả ba sách)
Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách cả năm bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1 Chân trời sáng tạo
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1 Kết nối tri thức
1. Kiến thức trọng tâm
- Em học luyện từ và câu: Danh từ
- Em học về tìm đoạn văn và câu chủ đề
- Em học về tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến.
2. Đọc hiểu – Luyện tập
Thi hát (trích)
Một buổi sáng cả khu rừng xôn xao trước bảng thông báo...
- Thi hát hả? Tuyệt lắm!
Buổi sáng hôm ấy, một góc khu rừng được trang hoàng lộng lẫy. Không khí vô cùng náo nhiệt, cuộc thi bắt đầu.
Thí sinh thứ nhất có khuôn mặt nhọn hoắt, thân hình nở nang. Hắn tự xưng là Sói Xám. Sói ta hát vang bài hát của họ nhà Sói: ú, ú, ú... Sợ mất giải, ả Cáo cũng tất tả bước lên sân khấu, Cáo hát bài: ư, ư, ư...
Với bộ lông vàng óng, mượt mà, điểm những vằn cam tươi, khuôn mặt tròn xinh xắn và đôi tai tam giác nhỏ nhắn. Có lẽ chị Mèo là thí sinh khả ái nhất của cuộc thi hôm nay. Giọng ca của chị cất lên nghe thánh thót như tiếng chuông buổi sớm: Ngao, ngao, ngao, meo, meo, meo... Mọi người đang say sưa thưởng thức giọng ca ngọt lịm của chị Mèo thì bỗng bịch một cái, một món quà từ trên cây rớt xuống. Hóa ra kể trộm là tên Chuột nhắt. Tưởng đã đánh cắp phần quà của ban giám khảo, không ngờ, vừa nghe tiếng chị Mèo, Chuột nhắt sợ quá ngã ngất đi. Thế là, ban giám khảo trao giải nhất cho chị Mèo vì tiếng hát của chị không chỉ làm say lòng người mà còn làm kẻ xấu phải run sợ.
Tối hôm ấy, cả khu rừng tổ chức liên hoan thật là vui và có lẽ vui nhất chính là chị Mèo Vàng - người vừa đoạt giải nhất trong cuộc thi hát năm nay.
Sưu tầm
................................
................................
................................
Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CD
Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1 (sách cũ)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu
Phép màu giá bao nhiêu?
Một cô bé tám tuổi có em trai An-đờ-riu đang bị bệnh rất nặng mà gia đình không có tiền chạy chữa. Cô nghe bố nói với mẹ bằng giọng thì thầm tuyệt vọng: “Chỉ có phép màu mới cứu sống được An-đờ-riu”.
Thế là cô bé về phòng mình, lấy ra con heo đất giấu kĩ trong tủ. Cô đập heo, dốc hết tiền và đếm cẩn thận. Rồi cô lén đến hiệu thuốc, đặt toàn bộ số tiền lên quầy, nói:
- Em của cháu bị bệnh rất nặng, bố cháu nói chỉ có phép màu mới cứu được. Cháu đến mua phép màu. Phép màu giá bao nhiêu ạ ?
- Ở đây không bán phép màu, cháu à. Chú rất tiếc! – Người bán thuốc nở nụ cười buồn, cảm thông với cô bé.
- Cháu có tiền trả mà. Nếu không đủ, cháu sẽ cố tìm thêm. Chỉ cần cho cháu biết giá bao nhiêu?
Một vị khách ăn mặc lịch sự trong cửa hàng chăm chú nhìn cô bé. Ông cúi xuống, hỏi:
- Em cháu cần loại phép màu gì?
- Cháu cũng không biết ạ - Cô bé rơm rớm nước mắt. – Nhưng, cháu muốn lấy hết số tiền dành dụm được để mua về cho em cháu khỏi bệnh.
- Cháu có bao nhiêu? – Vị khách hỏi.
Cô bé nói vừa đủ nghe:“Một đô-la, mười một xu ạ .”
Người đàn ông mỉm cười: “Ồ! Vừa đủ giá của phép màu.”
Một tay ông cầm tiền của cô bé, tay kia ông nắm tay em và nói:
- Dẫn bác về nhà cháu nhé! Để xem bác có loại phép màu mà em cháu cần không.
Người đàn ông đó là bác sĩ Các-ton Am-b, một phẫu thuật gia thần kinh tài năng. Chính ông đã đưa An-đờ-riu đến bệnh viện và mổ cho cậu bé không lấy tiền. Ít lâu sau, An-đờ-riu về nhà và khỏe mạnh. Bố mẹ cô bé đều nói: “Mọi chuyện diễn ra kì lạ như có một phép màu. Thật không thể tưởng tượng nổi!”. Còn cô bé chỉ mỉm cười. Em đã hiểu và biết được giá của phép màu kì diệu đó.
(Theo báo Điện tử)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Chuyện gì đã xảy ra với em trai và bố mẹ của cô bé?
a- Em trai bị bệnh rất nặng, bố mẹ phải đưa em đến bệnh viện ngay để mổ.
b- Em trai bị bệnh rất nặng, bố mẹ không đủ tiền mua phép màu để cứu em.
c- Em trai bị bệnh rất nặng, bố mẹ nghĩ chỉ có phép màu mới cứu được em.
2. Muốn em trai khỏi bệnh, cô bé đã làm gì?
a- Lấy tất cả tiền trong heo đất, lẻn ra hiệu thuốc để hỏi mua phép màu.
b- Lẻn ra hiệu thuốc để tìm người có thể tạo ra phép màu chữa bệnh cho em.
c- Vào phòng mình, ngồi cầu khấn phép màu xuất hiện chữa bệnh cho em.
3. Bác sĩ Am-b đã làm gì để có phép màu?
a- Đưa thêm tiền để cô bé đủ tiền mua phép màu
b- Chỉ dẫn cho cô bé đến được nơi bán phép màu
c- Đưa em cô bé vào viện chữa bệnh, không lấy tiền.
4. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất “giá” của “phép màu kì diệu” trong bài?
a- Giá của phép màu là tất cả số tiền của cô bé: một đô la, mười một xu
b- Giá của phép màu là niềm tin của cô bé và lòng tốt của người bác sĩ
c- Giá của phép màu là lòng tốt của người bác sĩ gặp cô bé ở hiệu thuốc
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1: Điền vào chỗ trống và chép lại
a) l hoặc n
….ên…..on mới biết….on cao
….uôi con mới biết công…ao mẹ thầy.
………………………………………………………………..
………………………………………………………………..
b) an hoặc ang
Hoa b…..xòe cánh trắng
L…tươi màu nắng v……
Cành hồng khoe nụ thắm
Bay l…..hương dịu d…..
(Theo Nguyễn Bao)
………………………………………………………………..
………………………………………………………………..
………………………………………………………………..
Câu 2: Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ và viết vào bảng :
Tiếng | Âm đầu | Vần | Thanh |
---|---|---|---|
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ |
M : M ……………… ……………… ……………… ……………… ……………… ……………… ……………… |
ôt ……………… ……………… ……………… ……………… ……………… ……………… ……………… |
nặng ……………… ……………… ……………… ……………… ……………… ……………… ……………… |
Câu 3: Tìm và ghi lại 4 từ láy ấm có cặp vần âp - ênh:
M: gập ghềnh
(1)…………………. (3)…………………. |
(2)…………………. (4)…………………. |
Câu 4: a) Cho tình huống sau: Một bạn chạy va vào một em bé làm em bé ngã
Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể tiếp sự việc diễn ra theo một trong hai trường hợp sau:
(1) Bạn nhỏ để mặc em bé ngã
(2) Bạn nhỏ dừng lại để hỏi han và giúp em bé.
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
b) Em hãy tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể tiếp sự việc diễn ra theo trường hợp còn lại (chưa viết ở bài a)
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
I- 1.c 2.a 3.c 4.b
II- 1.
a)
Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.
b)
Hoa ban xòe cánh trắng
Lan tươi màu nắng vàng
Cành hồng khoe nụ thắm
Bay làn hương dịu dàng.
2. Giải đáp:
Tiếng | Âm đầu | Vần | Thanh |
---|---|---|---|
con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ |
c ng đ c t b c |
on ưa au a au o o |
ngang nặng ngang hỏi huyền hỏi hỏi |
3. Gợi ý
(1) tấp tểnh ; (2) tập tễnh ; (3) bập bềnh ; (4) bấp bênh
4. Gợi ý
- Trường hợp 1 (Bạn nhỏ để mặc em bé ngã ) : bỏ chay, bỏ mặc em bé, chê em khóc nhè, mắng em bé, vẫn tiếp tục chạy nhảy.
- Trường hợp 2 (Bạn nhỏ dừng lại để hỏi han và giúp em bé ) : đỡ em bé dậy, phủi quần áo, dỗ em bé, xin lỗi em, dỗ cho em bé nín.
VD: Giờ ra chơi, Hùng và Việt đuổi nhau trên sân trường. Bỗng Việt xô vào bé Hồng lớp 1 làm Hồng ngã sóng soài, bật khóc. Hùng hốt hoảng chạy lại, đỡ Hồng dậy và cuống quýt nói : “Ôi, anh xin lỗi em nhé! Xin lỗi em nhé!”
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
Bài 1:Điền s hoặc x vào từng chỗ trống cho phù hợp:
…ao động …ao giấy tờ
…in mời lát …au
...em xét ... âu chuỗi
Bài 2 : Khoanh vào chữ cái trước từ nói về lòng nhân hậu, tình thương yêu con người :
a. thương người b. nhân từ c. thông minh |
d. nhân ái e. khoan dung f. thiện chí |
g. hiền từ h. đùm bọc i. che chở |
Bài 3 : Tìm 2 từ trái nghĩa với nhân hậu: ......................................................
Tìm 2 từ trái nghĩa với đoàn kết : ........................................................
Bài 4 : Xếp các từ sau vào mỗi cột cho phù hợp :
nhân dân; nhân đạo; nhân tâm; nhân tài; nhân lực; nhân vật; nhân nghĩa; nhân quyền
A Tiếng nhân trong từ có nghĩa là người …………………………………… …………………………………… ………………………………….. ………………………………….. |
B Tiếng nhân trong từ có nghĩa là lòng thương người …………………………………… …………………………………… ………………………………….. ………………………………….. |
Bài 5 : Khoanh tròn vào chữ cái trước câu dùng sai từ có tiếng nhân:
a. Thời đại nào nước ta cũng có nhiều nhân tài.
b. Nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù.
c. Bà tôi là người nhân hậu, thấy ai khó khăn bà thường hết lòng giúp đỡ.
d. Bác của tôi rất nhân tài
Bài 6: Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 7 đến 10 câu ) tả ngoại hình một người mà em yêu quý.
(Học sinh viết đoạn văn vào vở Luyện Tiếng Việt nộp kèm phiếu vào sáng thứ hai).
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Bài học về sự quan tâm
Trong tháng thứ hai của khóa học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã ra một câu hỏi cuối cùng hết sức bất ngờ trong bài thi: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta”. Một câu hỏi không thuộc chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!
Thật ra tôi nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi. Nhưng làm sao tôi biết được tên cô chứ? Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bỏ trống.
Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng: “Thưa, thầy có tính điểm không ạ?”. Giáo sư trả lời: “Chắc chắn rồi – ông nói tiếp – trong cuộc sống và công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người. Tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”.
Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này.
(Theo Thanhnien Online)
a. Vì sao trong đề thi, vị giáo sư lại hỏi tên người phụ nữ quét dọn trường học?
b. Nhân vật “tôi” thay đổi thế nào sau bài học của vị giáo sư?
c. Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm đến mọi người xung quanh? Khi làm những việc đó em cảm thấy thế nào?
Câu 2: Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
a. Câu thơ trên có bao nhiêu tiếng?
b. Những tiếng nào không có âm đầu?
Bài 3: Tìm và ghi lại các cặp tiếng bắt vần với nhau trong đoạn thơ sau đây:
Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối trong thầm thì
Cọ xòe ô che nắng
Râm mát đường em đi.
(Theo Bùi Minh Chính)
Bài 4: Em hãy kể lại một việc mà em đã giúp đỡ người khác (hoặc được người khác giúp đỡ hoặc chứng kiến mọi người giúp đỡ nhau).
Đáp án:
Câu 1:
a. Vì cô ấy cũng quan trọng và xứng đáng được nhận sự quan tâm của các bạn sinh viên
b. Sau bài học của giáo sư, nhân vật tôi không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này.
c. Em luôn chào hỏi lễ phép với người lớn tuổi, hỏi han quan tâm bạn khi bạn bị ốm…
Khi làm những việc đó em cảm thấy rất vui, hạnh phúc và gần gũi với mọi người xung quanh hơn.
Câu 2:
a. Câu thơ trên có 14 tiếng (dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng)
b. Tiếng “oi” không có âm đầu.
Câu 3:
- Các cặp tiếng bắt vần với nhau là: vắng – nắng, thì – đi.
Câu 4:
Bài tham khảo
Trưa thứ năm tuần trước, trên đường đi học về em đã làm được một việc tốt mà đến giờ nghĩ lại em vẫn còn thấy vui đó là em đã giúp một bà cụ sang đường.
Hôm đó trên đường đi học về trời nóng oi bức đến ngột ngạt, không có lấy một cơn gió thoảng qua khiến không khí như cô đặc lại. Đến đoạn ngã tư gần trường em, xe cộ đi lại tấp nập, nườm nượp, còi xe inh ỏi. Nào là xe phụ huynh đến trường đón con, nào là khách đi qua đường. Ai ai cũng hối hả như nhanh chóng để về nhà thật nhanh cho thoát khỏi cơn nóng khủng khiếp này. Đến đứng đợi ở cột đèn giao thông để sang đường, bất giác em nhìn thấy một bà cụ cũng đang đứng đợi ở đó. Một tay bà xách túi đồ, tay kia chống gậy, dáng bà gầy gầy lưng còng. Chân bà cứ định bước xuống lòng đường rồi lại rụt lại về phía vỉa hè. Em thầm nghĩ chắc bà chưa quen sang đường. Nghĩ vậy em liền chạy đến bên bà rồi nói:
- Bà ơi, để cháu dắt bà sang đường nhé!
Bà ngẩng đầu lên xúc động đáp:
- Cảm ơn cháu nhé. Bà muốn sang nhà con gái bà ở bên kia đường nhưng xe cộ đông đúc quá nên bà không dám sang.
Thế là hai bà cháu nắm tay nhau cùng sang đường. Sang đến bên kia đường bà rưng rưng xúc động:
- Cảm ơn cháu nhé, cháu thật là một cô bé ngoan.
Chia tay bà cụ rồi, em còn suy nghĩ mãi. Những cụ già ta gặp hàng ngày trên đường cũng giống như ông bà chúng ta ở nhà. Em nghĩ rằng, mình cần biết yêu thương và giúp đỡ các cụ nhiều hơn.
Về tới nhà em kể cho bố mẹ nghe câu chuyện đó, mẹ xoa đầu và khen em ngoan. Em thầm hứa sẽ cố gắng làm thật nhiều việc có ích hơn nữa để giúp đỡ mọi người.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1 Điền vào chỗ trống:
a) l / hoặc n
Không thể ....ẫn chị Chấm với bất cứ người nào khác. Chị có một thân hình ...ở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo ...ẳn, chắc ....ịch. Đôi ....ông mày không tỉa bao giờ, mọc . ..oà xoà tự nhiên, ....àm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi.
b) an hoặc ang:
- Mấy chú ng... con d... hàng ng.... lạch bạch đi kiếm mồi.
- Lá bàng đang đỏ ngọn cây,
Sếu gi.......m....... lạnh đang bay ng.......... trời.
(2) Giải câu đố :
a) Tên một vật chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n:
Muốn tìm nam, bắc, đông, tây
Nhìn mặt tôi, sẽ biết ngay hướng nào?
Là cái................
b) Tên một loài hoa chứa tiếng có vần an hoặc ang:
Hoa gì trắng xoá núi đồi
Bản làng thêm đẹp khi trời vào xuân?
Là hoa..............
Câu 2: Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng?
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Câu 3: Ghi lại cách đánh vần tiếng bầu.
................... - ................... - ................... - huyền - bầu
Câu 4: Tiếng bầu do những bộ phận sau tạo thành:
bầu =.................. + .................. + huyền
Câu 5: Phân tích các bộ phận tạo thành những tiếng dưới đây:
Tiếng |
Âm đầu |
Vần |
Thanh |
ơi |
|
|
|
thương |
M: th |
ương |
ngang |
lấy |
|
|
|
bí |
|
|
|
cùng |
|
|
|
tuy |
|
|
|
rằng |
|
|
|
khác |
|
|
|
giống |
|
|
|
nhưng |
|
|
|
chung |
|
|
|
một |
|
|
|
giàn |
|
|
|
Rút ra nhận xét:
a) Tiếng có đủ các bộ phận như tiếng bầu: ........
b) Tiếng không có đủ các bộ phận như tiếng bầu:........
Câu 6: Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc. Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy viết những sự việc chính của câu chuyện (để chuẩn bị kể miệng trước lớp).
Đáp án:
Câu 1. Điền vào chỗ trống:
a) l hoặc n
Không thể lẫn chị Chấm với bất cứ người nào khác. Chị có một thân hình nở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo lẳn, chắc nịch. Đôi lông mày không tỉa bao giờ, mọc lòa xòa tự nhiên, làm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi.
b) an hoặc ang
- Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi
- Lá bàng đang đỏ ngọn cây.
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.
(2) Giải câu đố:
a) Tên một vật chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n
Muốn tìm Nam, Bắc, Đông, Tây
Nhìn mặt tôi, sẽ biết ngay hướng nào.
Là cái la bàn.
b) Tên một loài hoa chứa tiếng có vần an hoặc ang
Hoa gì trắng xoá núi đồi
Bản làng thêm đẹp khi trời vào xuân?
Là hoa ban.
Câu 2: Có 14 tiếng.
Câu 3: Ghi lại cách đánh vần tiếng bầu: bờ - âu - bâu - huyền - bầu.
Câu 4:
Tiếng bầu do những bộ phận sau tạo thành: tiếng "bầu" do âm đầu b, vần âu và thanh huyền tạo thành.
nên ta có thể điền như sau:
bầu = b + ầu + huyền
Câu 5:
Phân tích các bộ phận tạo thành những tiếng dưới đây:
Tiếng |
Âm đầu |
Vần |
Thanh |
ơi |
|
ơi |
ngang |
thương |
M: th |
ương |
ngang |
lấy |
l |
ây |
sắc |
bí |
b |
i |
sắc |
cùng |
c |
ung |
huyền |
tuy |
t |
uy |
ngang |
rằng |
r |
ăng |
huyền |
khác |
kh |
ac |
sắc |
giống |
gi |
ông |
sắc |
nhưng |
nh |
ưng |
ngang |
chung |
ch |
ung |
ngang |
một |
m |
ôt |
nặng |
giàn |
gi |
an |
huyền |
Rút ra nhận xét:
a) Tiếng có đủ các bộ phận như tiếng bầu: thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng, khác, giống nhưng, chung, một, giàn.
b) Tiếng không có đủ các bộ phận như tiếng bầu: ơi - chỉ có vần và thanh, không có âm điệu.
Câu 6:
Bài tham khảo
Một hôm, trên đường tan học về nhà, lúc gần đến cổng bệnh viện Nhi Đồng 1, em thấy một cô trạc tuổi ba mươi, tay bồng con, tay xách mấy túi đồ đạc lỉnh kỉnh, nét mặt lộ rõ vẻ lo âu. Chừng như cô ấy muốn qua đường mà không được vì dòng ôtô, xe máy cứ nườm nượp chạy không ngừng. Em vội đến bên cô và bảo:
- Cô ơi, cô có cần cháu giúp không ạ?
- Ô may quá! Cháu giúp cô sang bên kia đường nhé ! Cô đưa em bé đi khám bệnh.
Em xách đỡ túi quần áo của bé rồi dẫn cô qua đường lúc đèn đỏ vừa bật lên. Nhân thể, em theo chân cô vào tận phòng nộp sổ khám bệnh. Lúc hai mẹ con cô đã ngồi yên trên ghế, em mới ra về. Cô nắm chặt tay và cảm ơn em mãi.
Về đến nhà, thấy em tủm tỉm cười, mẹ hỏi có gì mà vui thế. Em kể lại chuyện vừa rồi cho mẹ nghe, mẹ xoa đầu em khen:
- Con gái mẹ giỏi lắm! Giúp đỡ người khác là điều nên làm, con ạ!
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1 có đáp án (Phiếu số 5)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1:
Em hãy nối những hình ảnh nhân hóa trong bài với những liên tưởng tương ứng
A |
B |
1. Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, mặc áo thâm dài, người bự phấn,… |
a. Hình ảnh này làm hiện lên Dế Mèn như một võ sĩ oai vệ, lời lẽ mạnh lẽ, nghĩa hiệp |
2. Dế Mèn xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò: “Em đừng sợ. ….” |
b. Dế Mèn dũng cảm che chở, bảo vệ kẻ yếu, đi thẳng tới chỗ mai phục của bọn nhện |
3. Dế Mèn dắt Nhà Trò đi một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện |
c. Hiện lên hình ảnh Nhà Trò là một cô gái vô cùng đáng thương và yếu đuối |
Câu 2:
Em hiểu gì về câu thơ “Mẹ là đất nước, tháng ngày của con” trong bài thơ “Mẹ ốm”?
Câu 3:
Tìm thêm một tiếng để tạo từ chứa các tiếng có cùng âm đầu là l hoặc n:
M: lo …. → lo lắng
Lũ ….
Nặng ….
Lúc ….
…. Nao
Náo ….
Câu 4:
Tìm thêm một tiếng để tạo từ có các tiếng cùng có vần an hoặc ang
M: hạn … → hạn hán
Chán …
… thang
…. vảng
…. nan
… mạn
Câu 5:
Ý nghĩa của câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể?
A. Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, phê phán những con người tham lam, chỉ nghĩ đến món lợi vật chất mà quên đi tình cảm con người.
B. Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, đồng thời ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng
C. Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, đồng thời ca ngợi những con người hào hiệp, trượng nghĩa, trừng phạt những kẻ gian manh, hống hách, giúp đỡ người nghèo khổ
D. Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, đồng thời phê phán những kẻ tham quan khiến người dân phải sống trong cảnh khốn khổ vì lụt lội
Câu 6:
Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu ca dao sau:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
M:
Tiếng |
Âm đầu |
Vần |
Trong |
tr |
ong |
Câu 7:
Gạch chân dưới những tiếng bắt vần với nhau trong các câu thơ dưới đây:
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Tố Hữu
Câu 8:
Trong các tiếng dưới đây, những tiếng nào không đủ cả ba bộ phận: âm đầu, vần, thanh?
A uôm ếch nói ao chuôm
Rào rào, gió nói cái vườn rộng rênh
Âu âu, chó nói đêm thanh
Tẻ… te… gà nói sáng banh ra rồi.
Trần Đăng Khoa
Câu 9:
Trong hai bài văn sau, chỉ có một bài kể chuyện. Em cho biết đó là từ nào và giải thích tại sao?
Bài số 1:
Gia đình nọ có hai đứa con. Một hôm, người cha ra vườn thấy một quả cam chín. Ông hái về cho cậu con trai.
- Con ăn đi cho chóng lớn!
Cậu bé cầm quả cam thích thú. Chắc ngon và ngọt lắm đây. Bỗng cậu nghĩ đến chị: “Chị ấy đang làm cỏ, chắc rất mệt”.
Cậu đem quả cam tặng chị. Cô bé cảm ơn em và nghĩ: “Mẹ đang cuốc đất, chắc là mẹ khát nước lắm”. Rồi cô mang cam tặng mẹ. Người mẹ sung sướng nói: “Con gái mẹ ngoan quá!”
Nhưng mẹ cũng không ăn mà để phần cho bố. Buổi tối, nhìn quả cam trên bàn, người cha xoa đầu các con âu yếm. Sau đó, ông bổ quả cam thành bốn và chia cho cả nhà.
Bài số 2:
Bây giờ là mùa cam. Cây cam nào cũng nặng trĩu quả. Em thích nhất là cây cam sành ở giữa vườn. Nó là giống cam Bố Hạ, hương vị thơm ngon. Thân cây thấp, chỉ cao hơn người em một ít. Lá cây rậm, quả sai, tán dày vồng lên, trông giống như một lùm cây, che khuất cả thân cây. Lách qua tán lá mà nhìn mới thấy thân cây rất nhỏ, cách mặt đất chừng nửa mét, nó đã tỏa ra nhiều cành. Cành cây nhỏ,vậy mà mỗi cành cũng có hàng chục quả cam. Những cành nhiều quả phải có que để chống. Quả cam tròn, hơi dẹt, vỏ dày xù xì nhưng màu vàng đẹp, toát ra mùi thơm. Lá xanh, quả vàng, màu sắc thật là hài hòa, hấp dẫn, bổ quả cam ra ta sẽ thấy những múi cam xếp bên nhau, tép và nước đều vàng mọng, chỉ ăn một múi thôi ta đã thấy ngọt lịm.
Câu 10:
Hãy ghi lại trật tự các tình tiết của câu chuyện em sẽ kể theo đề bài sau: Một cậu bé vui sướng cầm tiền mẹ vừa mới cho ra phố mua kem. Bỗng cậu gặp một ông lão ăn xin già yếu. Ông chìa bàn tay gầy gò, run rẩy trước mọi người để cầu xin sự giúp đỡ.
Em hãy hình dung sự việc diễn ra tiếp theo để kể trọn vẹn câu chuyện thể hiện tình thương, sự cảm thông với ông lão ăn xin trong cậu bé mạnh hơn mong muốn được ăn kem
Đáp án:
Câu 1:
1 – c : Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, mặc áo thâm dài, người bự phấn,… → Hiện lên hình ảnh Nhà Trò là một cô gái vô cùng đáng thương và yếu đuối
2 – a: Dế Mèn xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò: “Em đừng sợ. ….” → Hình ảnh này làm hiện lên Dế Mèn như một võ sĩ oai vệ, lời lẽ mạnh lẽ, nghĩa hiệp
3 – b: Dế Mèn dắt Nhà Trò đi một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện → Dế Mèn dũng cảm che chở, bảo vệ kẻ yếu, đi thẳng tới chỗ mai phục của bọn nhện
Đáp án đúng: 1 – c, 2 – a, 3 – b
Câu 2:
Câu thơ “Mẹ là đất nước, tháng ngày của con” cho thấy: Mẹ có ý nghĩa vô cùng to lớn, giống như là đất nước, là ngày tháng đối với bạn nhỏ. Đất nước là nơi con người được sinh ra, nơi họ lớn lên, trưởng thành rồi mất đi. Đó là nơi họ gắn bó máu thịt cả đời người. Mẹ gần gũi, quan trọng và có ý nghĩa thiêng liêng với bạn nhỏ giống như đất nước. Tháng ngày là chỉ thời gian, thời gian là thứ vô cùng quý giá và quan trọng đối với mỗi người. Bạn nhỏ trân trọng thời gian, tháng ngày giống như trân trọng và yêu quý người mẹ của mình
Câu 3:
Lũ lụt, nặng nề, lúc lắc, nôn nao, náo nức
Câu 4:
Chán nản, lang thang, lảng vảng, gian nan, lãng mạn
Câu 5:
Ý nghĩa của câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể
Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, đồng thời ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng
Đáp án đúng: B.
Câu 6:
Tiếng |
Âm đầu |
Vần |
Trong |
tr |
ong |
đầm |
đ |
âm |
gì |
g |
i |
đẹp |
đ |
ep |
bằng |
b |
ăng |
sen |
s |
en |
lá |
l |
a |
xanh |
x |
anh |
bông |
b |
ông |
trắng |
tr |
ăng |
lại |
l |
ai |
chen |
ch |
en |
nhị |
nh |
i |
vàng |
v |
ang |
Câu 7:
Các tiếng bắt vần với nhau đó là: bầy – cây (vần ây), dần – ngân – sân (vần ân)
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Câu 8:
Những tiếng không đủ cả ba bộ phận âm đầu, vần và thanh đó là: a, uôm, ếch, ao, âu, âu
A uôm ếch nói ao chuôm
Rào rào, gió nói cái vườn rộng rênh
Âu âu, chó nói đêm thanh
Tẻ… te… gà nói sáng banh ra rồi.
Câu 9:
Hướng dẫn giải
- Đọc lại từng bài
- Bài số một:
+Kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối chuyện gia đình nhường cam cho nhau từ ông bố nhường cam cho cậu con trai, cậu con trai lại nhường cho chị gái, chị gái lại nhường lại cho mẹ, người mẹ lại nhường cam lại cho chồng. Buổi tối đến người cha thấy vậy liền chia thành bốn phần cho cả nhà.
+Các nhân vật xuất hiện trong bài văn đó là bố, mẹ, cậu con trai và cô con gái
+Bài văn đem tới cho người đọc ý nghĩa gia đình là nơi ấm áp nhất, nơi những thành viên đều biết nghĩ đến nhau, nhường nhịn và sẻ chia mọi thứ cho nhanh vô điều kiện
=> Bài văn số một là kể chuyện
- Bài số hai:
+Tả lại chi tiết các bộ phận của cây cam, cung cấp cho người đọc các thông tin hữu ích để hình dung rõ hơn về cây cam
+Bài văn không có sự xuất hiện của nhân vật, cũng không có một câu chuyện hoàn chỉnh nào
=> Bài văn số hai không phải là kể chuyện
Đáp án đúng:
Bài văn số một là văn kể chuyện bởi vì bài văn đó đã trình bày một chuỗi các sự việc có đầu có cuối xoay quanh việc cả gia đình nhường cam cho nhau từ ông bố nhường cam cho cậu con trai, cậu con trai lại nhường cho chị gái, chị gái lại nhường lại cho mẹ, người mẹ lại nhường cam lại cho chồng. Buổi tối đến người cha thấy vậy liền chia thành bốn phần cho cả nhà. Các nhân vật xuất hiện trong bài văn đó là bố, mẹ, cậu con trai và cô con gái. Bài văn đem tới cho người đọc ý nghĩa gia đình là nơi ấm áp nhất, nơi những thành viên đều biết nghĩ đến nhau, nhường nhịn và sẻ chia mọi thứ cho nhanh vô điều kiện.
Câu 10:
Hướng dẫn giải
- Nhân vật: Cậu bé, ông lão ăn xin
- Cốt truyện: Câu bé háo hức cầm số tiền mẹ cho đi mua kem → Bắt gặp ông cụ già ăn xin khốn khổ → Đấu tranh nội tâm nên dùng tiền mua kem hay tặng lại nó cho ông cụ → Tình yêu thương chiến thắng tất cả, cậu bé đưa toàn bộ số tiền mình định mua kem tặng cho ông lão
- Ý nghĩa: Tình yêu thương, giúp đỡ nhìn người xung quanh mình sẽ khiến cho thế giới này vì thế mà đẹp hơn rất nhiều.
Đáp án đúng
Có thể tham khảo câu chuyện sau:
Cậu bé nắm chặt lấy tờ giấy bạc, trong đầu cậu hiện lên hình ảnh que kem mát lạnh ngon lành. “Nếu đưa cho ông lão số tiền này mình sẽ không được ăn kem nữa”. Nghĩ thế nhưng nhìn thân hình gầy còm như muốn lả đi của ông lão, cậu lại chạnh lòng: “Hẳn là ông lão đang đói lắm! Thật tội nghiệp!”. Đoạn cậu đặt tờ hai nghìn vào tay ông lão và nói: “Cháu chỉ có thế thôi, cháu xin biếu ông”. Cậu bé bước đi tiếp, lòng thấy vui vui vì nghĩ rằng ông lão có thể mua tạm chiếc bánh mì ăn cho đỡ đói.
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án hay khác:
ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Đề thi, chuyên đề,bài tập cuối tuần Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo...
4.5 (243)
799,000đ
99,000 VNĐ
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi các môn lớp 4 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk các môn lớp 4.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4