Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu
“Ông lão ăn mày” nhân hậu
Người ta gọi ông là “Ông lão ăn mày” vì ông nghèo và không nhà cửa. Thực ra, ông chưa hề chìa tay xin ai thứ gì.
Có lẽ ông chưa ngoài 70 tuổi nhưng công việc khó nhọc, sự đói rét đã làm ông già hơn ngày tháng. Lưng ông hơi còng, tóc ông mới bạc quá nửa nhưng đôi má hóp, chân tay khô đét và đen sạm. Riêng đôi mắt vẫn còn tinh sáng. Ông thường ngồi đan rổ rá trước cửa nhà tôi. Chỗ ông ngồi đan, đố ai tìm thấy một nút lạt, một cọng tre,một sợi mây nhỏ.
Một hôm, trời đang ấm bỗng nổi rét. Vừa đến cửa trường, thấy học trò tụ tập bàn tán xôn xao, tôi hỏi họ và được biết : dưới mái hiên trường có người chết.
Tôi hồi hộp nghĩ: “Hay là ông lão….”. Đến nơi, tôi thấy ngay một chiếc chiếu cuốn tròn, gồ lên. Tôi hỏi một thầy giáo cùng trường:
- Có phải ông cụ vẫn đan rổ rá phải không?
- Phải đấy! Ông cụ khái tính đáo để! Tuy già yếu, nghèo đói, ông cụ vẫn tự kiếm ăn, không thèm đi xin.
Chiều hôm sau, lúc tan trường, tôi gặp một cậu bé trạc mười tuổi, gầy gò, mặc chiếc áo cũ rách, ngồi bưng mặt khóc ở đúng chỗ ông lão mất đêm kia.
Tôi ngạc nhiên, hỏi:
- Sao cháu ngồi khóc ở đây?
- Bố mẹ cháu chết cả. Cháu đi đánh giầy vẫn được ông cụ ở đây cho ăn, cho ngủ. Cháu bị lạc mấy hôm, bây giờ về không thấy ông đâu…
Cậu bé thổn thức mãi mới nói được mấy câu. Tôi muốn báo cho cậu biết ông cụ đã chết nhưng sự thương cảm làm tôi nghẹn lời.
(Theo Nguyễn Khắc Mẫn)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các từ ngữ tả ngoại hình của “Ông lão ăn mày”?
a- Lưng hơi còng; tóc bạc quá nửa; má hóp; chân khô đét; tay đen sạm; mắt còn tinh sáng
b- Lưng hơi còng; tóc bạc quá nửa; má hóp; chân tay khô đét; đen sạm; mắt còn tinh sáng
c- Lưng còng; tóc bạc; má hóp; môi khô nẻ; chân tay khô đét; đen sạm; mắt còn tinh sáng
Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng hai chi tiết cho thấy cậu bé đánh giày là một người sống có tình có nghĩa?
a- Ngồi bưng mặt khóc ở chỗ ông cụ mất; thổn thức mãi mới nói được mấy câu.
b- Thổn thức mãi mới nói được mấy câu; đi đánh giày vẫn được ông cụ cho ăn.
c- Đi đánh giày vẫn được ông cụ cho ăn; ngồi bưng mặt khóc ở chỗ ông cụ mất.
Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các chi tiết cho thấy “Ông lão ăn mày” là người có lòng tự trọng và biết thương người?
a- Giữ thật sạch chỗ ngồi đan rổ rá; tự làm việc để kiếm ăn, không đi xin người khác; cho cậu bé mồ côi ăn nhờ, ngủ nhờ
b- Chưa hề chìa tay xin ai thứ gì; ngồi đan rổ rá đểm kiếm sống; sống cùng với cậu bé đánh giày dưới mái hiên trường
c- Giữ thật sạch chỗ ngồi đan rổ rá; cho cậu bé mồ côi ăn nhờ, ngủ nhờ; chết trong tấm chiếu cuốn tròn ở dưới mái hiên
Câu 4: Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện?
a- Chết trong còn hơn sống nhục
b- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
c- Đói cho sạch, rách cho thơm
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1: Điền vào chỗ trống rồi chép lại các thành ngữ, tục ngữ:
a) s hoặc x
-….inh…au đẻ muộn/…………………………
-….ương …..ắt da đồng/………………………
b) ăn hoặc ăng
-……ngay nói th…./……………………….
-tre già m…..mọc /…………………………
Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu tục ngữ, ca dao nói về lòng nhân hậu, tình đoàn kết :
a) Chị ngã em ……….
b) Ăn ở có………..mười phần chẳng thiệt
c) Vì tình vì………………không ai vì đĩa xôi đầy
d) Ngựa chạy có bầy, chim bay có……………
e) Khi đói cùng chung một dạ, khi rét cùng chung một……………..
(Từ cần điền: nhân, nghĩa, bạn, lòng, nâng )
Câu 3: Tìm từ phức có tiếng hiền điền vào từng chỗ trống cho thích hợp:
a) Bạn Mai lớp em rất…………..
b) Dòng sông quê tôi chảy……………giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
c) Ngoại luôn nhìn em với cặp mắt…………………………..
Câu 4: a) Ghi lại chi tiết ở đoạn 2 (“Có lẽ…sợi mây nhỏ.” ) trong câu chuyện trên cho thấy “Ông lão ăn mày” có tính cẩn thận, sạch sẽ, không để người khác phải chê trách:
……………………………………………………………………..
b) Hãy hình dung cậu bé đánh giày về kịp lúc “Ông lão ăn mày” sắp mất và viết đoạn văn kể lại một vài hành động của cậu.
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
I- 1.b 2.a
3.a 4.c
II.
1.
a) Sinh sau đẻ muộn; xương sắt da đồng
b) Ăn ngay nói thẳng; tre già măng mọc
2. a) Chị ngã em nâng
b) Ăn ở có nhân mười phần chẳng thiệt
c) Vì tình vì nghĩa không ai vì đĩa xôi đầy
d) Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn
e) Khi đói cùng chung một dạ, khi rét cùng chung một lòng.
3. a) hiền lành b) hiền hòa c) hiền từ
4. a) (Chi tiết) Chỗ ông ngồi đan, đố ai tìm thấy một nút lạt, một cọng tre, một sợi mây nhỏ
b) Gợi ý: Thấy ông cụ đang hấp hối, cậu bé đánh giày khóc nức nở: “Ông ơi, ông đừng chết! Ông chết thì cháu ở với ai?”. Rồi cậu bẻ đôi chiếc bánh mì mới mua, móc lấy ruột bánh và đưa lên miệng cụ, nài nỉ : “Ông ăn cho lại sức đi. Bánh cháu mua về đẻ hai ông cháu mình ăn đây. Ông đừng bỏ cháu mà đi, ông nhé!”. Không thấy ông cụ mấp máy môi, cậu càng khóc to hơn. Tiếng khóc thảm thiết của cậu bé âm vang trong trời đêm giá lạnh.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
Bài 1: Khoanh vào chữ cái trước từ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với mẹ trong bài thơ “Mẹ ốm”:
a.Yêu thương
|
b. Chăm sóc
|
c. Biết ơn
|
d. Hiếu thảo
|
Bài 2: Ghi chữ Đ vào ô trống trước câu đúng, chữ S vào ô trống trước câu sai:
Kể chuyện là kể lại toàn bộ câu chuyện một cách tỉ mỉ, chi tiết, không thêm hay bớt bất kì chi tiết nào.
Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu, có cuối, liên quan đến một hay nhiều nhân vật.
Kể chuyện là kể cho mọi người biết được ý nghĩ câu chuyện.
Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.
Bài 3: Nối từ ngữ với nghĩa của từ cho phù hợp:
Từ ngữ
|
Nghĩa của từ
|
1.Võ sĩ
2.Tráng sĩ
3.Dũng sĩ
4.Chiến sĩ
5.Hiệp sĩ
6.Anh hùng
|
a. Người có sức mạnh và chĩ khí mạnh mẽ, chiến đấu cho một sự nghiệp cao cả.
b. Người lập công trạng lớn đối với đất nước
c. Người lính, người chiến đấu trong một đội ngũ
d. Người sống bằng nghề võ.
e. Người có sức mạnh, dũng cảm đương đầu với khó khăn, nguy hiểm.
f. Người có sức mạnh và lòng hào hiệp, sẵn sàng làm viêc nghĩa.
|
Mẫu: 3 - e
Bài 4: Dùng bút chì gạch chân từ lạc nhóm:
nhân ái
thương nhân
nhân từ
|
nhân hậu
nhân kiệt
nhân quyền
|
chở che
cưu mang
kiến thiết
|
Bài 5: Đọc thầm và chọn câu trả lời đúng:
Tiết học văn
Cô bắt đầu tiết học văn bằng một chất giọng ấm áp. Chúng em chăm chú lắng nghe. Cô say sưa giảng bài, từng lời dạy của cô như rót vào tay chúng em dịu ngọt. Cô trìu mến nhìn chúng em và đặt những câu hỏi xung quanh bài giảng. CHúng em hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài, tiếp thu thật tốt. Cả lớp im phăng phắc, tuyệt đối giữ trật tự. Bài giảng của cô thật thu hút. Trong bài giảng ấy có cả những cánh buồm, cả bầu trời ngát xanh tuyệt đẹp. Cô đã đưa chúng em vào bài học đầy ắp những ước mơ.
a. Đoạn trích trên có mấy nhân vật:
b. Sự việc trong đoạn trích diễn ra ở đâu?
Trong lớp học
|
Trong giờ học văn
|
Không có sự việc
|
c. Đoạn trích trên thuộc loại văn nào?
Kể chuyện
|
Miêu tả
|
Kể lại một sự việc
|
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu chuyện sau:
Tìm chỗ ngồi
Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát .......... (sau/xau), bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế .......... (rằng/rằn):
- Thưa ông ! Phải .......... (chăng/chăn) lúc ra ngoài, tôi vô ý giẫm vào chân ông?
- Vâng, nhưng .......... (sin/xin) bà đừng .......... (băn khoăn/băn khoăng), tôi không .......... (sao/ xao)!
- Dạ không! Tôi chỉ muốn hỏi để .......... (sem/xem) tôi có tìm đúng hàng ghế của mình không.
Câu 2. Giải câu đố:
a) Để nguyên - tên một loài chim
Bỏ sắc - thường thấy ban đêm trên trời.
Là chữ .......... và chữ ..........
b) Để nguyên – vằng vặc trời đêm
Thêm sắc - màu phấn cùng em tới trường.
Là chữ .......... và chữ ..........
Câu 3. Tìm các từ ngữ:
a) Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.
M: lòng thương người, ………………………
b) Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương
M: độc ác,. …………………
c) Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại.
M: cưu mang,
d) Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ:
M: Ức hiếp. ……………………………
Câu 4. Xếp các từ có tiếng nhân (nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài) thành hai nhóm:
a) Từ có tiếng nhân có nghĩa là người:
b) Từ có tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người:
Câu 5. Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 2:
Câu 6. Nối câu tục ngữ thích hợp ở bên A với lời khuyên, lời chê ở bên B:
A
|
B
|
a) ở hiền gặp lành.
|
1) Khuyên con người hãy đoàn kết. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
|
b) Trâu buộc ghét trâu ăn.
|
2) Khuyên con người sống nhân hậu, hiền lành thì sẽ gặp điều tốt đẹp.
|
c) Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
|
3) Chê những người xấu tính, hay ghen tị khi thấy người khác hạnh phúc, may mắn.
|
Câu 7:
Đọc đoạn văn miêu tả ngoại hình của một chú bé liên lạc cho bộ đội trong kháng chiến (Tiếng Việt 4, tập một, trang 24) và trả lời các câu hỏi:
Tôi nhìn em. Một em bé gầy, tóc húi ngắn, hai túi của chiếc áo cánh nâu trễ xuống đến tận đùi như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng. Quần của em ngắn chỉ tới gần đầu gối để lộ đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy. Tôi đặc biệt chú ý đến đôi mắt của em, đôi mắt sáng và xếch lên khiến người ta có ngay cảm giác là một em bé vừa thông minh vừa gan dạ.
Theo Vũ Cao
a) Tác giả đã chú ý miêu tả những chi tiết nào về ngoại hình của chú bé?
- Dáng người ............... ;
- Tóc ...............
- Hai túi áo ...............
- Quần ...............
- Đôi mắt ...............
b) Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé ? (Chọn những từ ngữ thích hợp để trả lời: nhanh nhẹn, nghịch ngợm, hiếu động, yếu ớt thông minh, lanh lợi, nhà nghèo, gan dạ, vất vả chăm chỉ.)
Đáp án:
Câu 1. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu chuyện sau :
Tìm chỗ ngồi
Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát sau, bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế rằng:
- Thưa ông! Phải chăng lúc ra ngoài tôi vồ ý giẫm vào chân ông?
- Vâng, nhưng xin bà đừng băn khoăn, tôi không sao!
- Dạ không! Tôi chỉ muốn hỏi để xem tôi có tìm đúng hàng ghế của mình không.
Câu 2. Giải câu đố:
a) Để nguyên - tên một loài chim
Bỏ sắc - thường thấy ban đêm trên trời.
Là chữ: sáo, sao
b) Để nguyên - vằng vặc trời đêm
Thêm sắc - màu phấn cùng em tới trường
Là chữ: trăng, trắng.
Câu 3. Tìm các từ ngữ:
a) Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.
M: lòng thương người, yêu thương, xót thương tha thứ, lòng vị tha, lòng nhân ái, bao dung, thông cảm, đồng cảm, yêu quý, độ lượng.
b) Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương.
M: độc ác, hung dữ, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, dữ dằn, dữ tợn, hung ác, nanh ác, tàn ác...
c) Thể hiện tinh thần đùm bọc giúp đỡ đồng loại.
M: cưu mang, bảo bọc, bảo vệ, che chở, nâng đỡ, ủng hộ, bênh vực, cứu giúp, cứu trợ, hỗ trợ.
d) Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ
M: ức hiếp, hà hiếp, hiếp đáp, hành hạ, đánh đập, lấn lướt, bắt nạt.
Câu 4. Xếp các từ có tiếng nhân (nhân dân, nhân hiệu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài) thành 2 nhóm:
a) Từ có tiếng nhân có nghĩa là người: nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài
b) Từ có tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người: nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ
Câu 5. Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 2:
Nhân loại trên thế giới đều yêu thích hòa bình.
Bác Hồ giàu lòng nhân ái với các cháu
Câu 6. Nối câu tục ngữ thích hợp ở bên A với lời khuyên, lời chê ở bên B:
a - 2; b - 3; c - 1
Câu 7:
a) Tác giả đã chú ý miêu tả những chi tiết nào về ngoại hình của chú bé?
- Dáng người gầy;
- Tóc hớt ngắn
- Hai túi áo trễ xuống tận đùi;
- Quần ngắn đến đầu gối
- Đôi mắt sáng và xếch;
- Bắp chân luôn động đậy
b) Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé?
- Thân hình và trang phục của chú bé cho biết hoàn cảnh sống của chú, đó là con của một nhà nghèo, vất vả.
- Đôi mắt và đôi bắp chân cho biết chú bé là một người hiếu động, nhanh nhẹn.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Lỗi lầm và sự biết ơn
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Người kia cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát.
Người bị miệt thị lúc này bị sa lầy và lún dần xuống, người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, anh lấy một miếng kim loại khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
Người bạn kia hết sức ngạc nhiên, bèn hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”.
Anh bạn điềm tĩnh trả lời: “Khi ai đó xúc phạm chúng ta, chúng ta nên viết điều đó lên cát – nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá – nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi.”
Mỗi chúng ra hãy học cách viết những nỗi buồn lên cát, khắc tạc những niềm vui và hạnh phúc lên đá để chúng mãi không phai.
(Theo Hạt giống tâm hồn)
a. Sau cuộc tranh cãi gay gắt, một trong hai người bạn đã làm gì?
b. Sau khi được cứu sống khỏi vũng lầy, người bị miệt thị lúc trước đã làm gì?
c. Theo em, vì sao người được cứu lúc này lại khắc chữ trên đá?
d. Theo em, câu chuyện trên đã cho chúng ta bài học gì?
A. Phải biết quan tâm đến bạn bè lúc khó khăn, hoạn nạn.
B. Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè vượt qua khó khăn nhất thời.
C. Biết xóa bỏ những điều không vui trong cuộc sống.
D. Biết bỏ qua những lỗi lầm và ghi nhớ ân nghĩa.
Câu 2: Tìm các từ ngữ phù hợp và điền vào bảng sau:
Thể hiện lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại
|
Thể hiện tinh thần đùm bọc hoặc giúp đỡ
|
...
|
...
|
Câu 3: Đánh dấu × vào ô trống để biết tác dụng của dấu hai chấm.
Câu có dấu hai chấm
|
Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật
|
Báo hiệu bộ phận đứng sau là ý nghĩ (lời nói bên trong) của nhân vật.
|
Cô giáo chăm chú nghe hòa đọc bài xong rồi nói: “Con có giọng đọc rất diễn cảm”
|
|
|
Chim sơn ca tự hỏi: “Tại sao mình không đem tiếng hát của mình đến cho mọi người trong khu rừng nghe nhỉ?”
|
|
|
Câu 4: Hãy sử dụng dấu hai chấm để viết lại các câu sau:
a. Trên sân khấu có rất nhiều loại nhạc cụ để chuẩn bị cho buổi biểu diễn trống, kèn, đàn ghi-ta và cả cây sáo trúc.
Câu 5: Dựa vào khổ thơ thứ hai trong bài thơ Nàng tiên ốc (SGK Tiếng Việt 4 tập 1, trang 18) em hãy tưởng tượng và kể lại những việc nàng tiên ốc đã làm giúp bà cụ.
Đáp án:
Câu 1:
a. Một trong hai người bạn đã viết lên cát : “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
b. Một trong hai người bạn đã viết lên cát : “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
c. Vì anh ta muốn ghi nhớ hành động tốt đẹp từ người bạn của mình.
d. Khoanh đáp án : D
Câu 2:
Thể hiện lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại
|
Thể hiện tinh thần đùm bọc hoặc giúp đỡ
|
Nhân hậu, nhân từ, nhân nghĩa, nhân đức, lòng thương người, nhân ái, vị tha, yêu thương, thương yêu, yêu mến, quý mến, độ lượng, bao dung, cảm thông, thương xót, chia sẻ,...
|
Cưu mang, bảo bọc, che chở, nhường nhịn, cứu giúp, cứu trợ ,...
|
Câu 3:
Câu có dấu hai chấm
|
Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật
|
Báo hiệu bộ phận đứng sau là ý nghĩ (lời nói bên trong) của nhân vật.
|
Cô giáo chăm chú nghe hòa đọc bài xong rồi nói: “Con có giọng đọc rất diễn cảm”
|
x
|
|
Chim sơn ca tự hỏi: “Tại sao mình không đem tiếng hát của mình đến cho mọi người trong khu rừng nghe nhỉ?”
|
|
x
|
Câu 4:
- Trên sân khấu có nhiều loại nhạc cụ để chuẩn bị cho buổi biểu diễn như : trống, kèn, đàn ghi-ta và cả cây sáo trúc.
Câu 5:
Bài tham khảo
Từ ngày nàng tiên ốc về ở trong nhà bà cụ, vừa thương bà cụ sống lủi thủi một mình lại vừa muốn cảm tạ tấm lòng nhân hậu nên nàng đã quyết định giúp bà mọi việc trong nhà.Nàng quét dọn nhà cửa gọn gàng, sân vườn đâu đâu cũng sạch cỏ. Đàn lợn trong chuồng con nào con nấy đều no căng bụng. Mâm cơm đầy nóng hổi nàng dọn sẵn ra, chỉ chờ bà cụ về ăn. Tấm lòng của nàng thật đẹp đẽ và đáng trân trọng.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 có đáp án (Phiếu số 5)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1:
Ý nghĩa của bài văn Dế Mèn bênh vực kẻ yếu?
A. Kể lại một trận tỉ thí cân tài cân sức giữa Dế Mèn và bọn nhện khiến không ít người cảm phục
B. Phê phán bọn quan lại tham lam đạp lên mồ hôi của dân mà ăn chơi đến độ béo múp míp
C. Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh
D. Ca ngợi sức mạnh hơn người, không gì địch nổi của Dế Mèn
Câu 2:
Ý nghĩa của bài thơ Truyện cổ nước mình?
A. Cho thấy truyện cổ có nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa hơn truyện hiện đại
B. Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông.
C. Phê phán những kẻ đã làm truyện cổ ngày càng mai một, không thể lưu giữ cho con cháu cho tới ngày nay
D. Ca ngợi sự thần kì, kì diệu của truyện cổ trong cuộc sống của mỗi chúng ta
Câu 3:
Đọc lại bài thơ “Nàng tiên Ốc” sách giáo khoa tiếng Việt 4, tập 1, trang 18 rồi kể lại bằng lời của em.
Câu 4:
Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng
a. Đêm trăn thanh từ đâu nghe văn vẳn tiếng sáo diều vi vu vi vu
b. Xĩ số lớp em là 40 học sinh
Câu 5:
Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng
Bọn nhện chăn từ bên nọ xang bên kia đường biết bao tơ nhện. Lại thêm xừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc.Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy lủng củng những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ
Câu 6:
Em hãy chọn các từ thích hợp để điền vào các chỗ trống sau đây
a. Giàu lòng ….
b. Trọng dụng …
c. Thu phục ….
d. Lời khai của ….
e. Nguồn …. dồi dào
(Từ gợi ý: nhân chứng, nhân tâm, nhân ái, nhân lực, nhân tài)
Câu 7:
Trong những câu sau đây, câu nào dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật
a) Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt. Sóc bèn van xin:
- Xin ông thả cháu ra
b) Hai cảnh nối nhau vừa bày ra trước mắt tôi: đàn ong mải mê, rầm rộ; một bác Xiến Tóc to xác, quá lười cứ ra vào ngẩn ngơ
c) Một hôm, biển động, sóng đánh dữ, Ốc không bò đi đâu được, đành nằm một chỗ ao ước: “Giá mình có được tám cẳng hai càng như Cua”
d) Tôi xòe cả hai càng, bảo Nhà Trò:
- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây.
Câu 8:
Trong những câu sau đây, câu nào dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước?
a) Hai cảnh nối nhau vừa bày ra trước mắt tôi: đàn ong mải mê, rầm rộ; một bác Xiến Tóc to xác, quá lười cứ ra vào ngẩn ngơ
b) Ông lão nghe xong, bảo rằng:
- Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.
c) Bụt đưa tay chỉ vào cây tre mà đọc: Khắc xuất! Khắc xuất!
d) Trên bàn la liệt đồ đạc lộn xộn: sách, vở, bát, đũa, đĩa, nồi, chảo,…
Câu 9:
Em hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho hợp lí
Khi kể chuyện, cần chú ý:
- Chọn kể những hành động ……… của nhân vật.
- Thông thường, nếu hành động xảy ra trước thì kể ……….., xảy ra sau thì kể …….
Câu 10:
Em hãy điền từ vào ô trống để hoàn thành câu sau
Trong bài văn kể chuyện, nhiều khi cần miêu tả ngoại hình của nhân vật.
Những …….. có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm …………..
A. đặc điểm …. sinh động, hấp dẫn
B. đặc điểm thói quen sinh hoạt …. sinh động, hấp dẫn
C. đặc điểm ngoại hình tiêu biểu …. sinh động, hấp dẫn
D. đặc điểm ngoại hình tiêu biểu …. huyền bí, kì ảo
Đáp án:
Câu 1:
Ý nghĩa của bài văn Dế Mèn bênh vực kẻ yếu:
Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh
Đáp án đúng: C.
Câu 2:
Ý nghĩa của bài thơ Truyện cổ nước mình:
Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông.
Đáp án đúng: B.
Câu 3:
Hướng dẫn giải
Các sự việc chính trong câu chuyện
- Bà lão bắt được con ốc đặc biệt
- Kể từ đó mỗi ngày đi làm về bà đều phát hiện ra sự khác thường khi trở về nhà
- Bà lão quyết định về sớm, rình để biết chân tướng câu chuyện
- Khi nhìn thấy nàng tiên bước ra từ trong vỏ ốc, bà đập vỏ ốc và ôm lấy nàng tiên
- Từ đó hai người sống yêu thương nhau như mẹ con trong nhà
Đáp án đúng
Tham khảo cách kể sau
Ngày xưa có một bà lão rất nghèo, không có cái gì để nương tựa. Hằng ngày, bà phải mò cua bắt ốc kiếm ăn.
Một hôm, bà bắt được một con ốc rất xinh. Bà ngắm ốc trên tay. Vỏ ốc biêng biếc xanh với những đường vân mềm mại. Bà lão bỗng động lòng trước ốc. Về nhà, bà thả ốc vào chung nước, không nỡ bán đi. Từ hôm đó, bà nhận thấy trong nhà có nhiều điều khác lạ. Đi làm về, nhà cửa đã có ai quét sạch bong. Đàn lợn trong chuồng đã được ăn no. Trong bếp, cơm nước đã nấu tinh tươm. Vườn rau đã dọn sạch cỏ. Mấy ngày liền như vậy, bà lão lấy làm lạ: từ trong chum nước một làng tiên bước ra. Nàng tiên đi lại, quét sân, quét nhà rồi ra vườn nhặt cỏ, tưới rau. Bà lão hiểu ra mọi chuyện. Bà rón rén đến bên chum nước nhặt vỏ ốc lên, đập vỡ vỏ ốc để nàng không thể bước vào được nữa. Nghe thấy tiếng động, nàng tiên giật mình chạy lại. Nàng tìm vỏ ốc nhưng vỏ đã bị bà lão đập vỡ rồi. Bà lão ôm lấy nàng tiên rồi dịu dàng nói:
- Con ở lại đây với ta nhé!
Từ đó, bà lão và nàng tiên Ốc sống hạnh phúc bên nhau. Họ thương yêu nhau như hai mẹ con trong nhà.
Câu 4:
a. Đêm trăn thanh từ đâu nghe văn vẳn tiếng sáo diều vi vu vi vu
trăn -> trăng, văn -> văng, vẳn -> vẳng
b. Xĩ số lớp em là 40 học sinh
Xĩ -> Sĩ
Câu 5:
Bọn nhện chăn từ bên nọ xang bên kia đường biết bao tơ nhện. Lại thêm xừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc.Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy lủng củng những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ
Sửa lỗi:
chăn -> chăng, xang -> sang, xừng -> sừng
Câu 6:
a. Giàu lòng nhân ái
b. Trọng dụng nhân tài
c. Thu phục nhân tâm
d. Lời khai của nhân chứng
e. Nguồn nhân lực dồi dào
Câu 7:
Trong những câu đã cho, dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật:
a) Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt. Sóc bèn van xin:
- Xin ông thả cháu ra
c) Một hôm, biển động, sóng đánh dữ, Ốc không bò đi đâu được, đành nằm một chỗ ao ước: “Giá mình có được tám cẳng hai càng như Cua”
d) Tôi xòe cả hai càng, bảo Nhà Trò:
- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây.
Câu 8:
a) Hai cảnh nối nhau vừa bày ra trước mắt tôi: đàn ong mải mê, rầm rộ; một bác Xiến Tóc to xác, quá lười cứ ra vào ngẩn ngơ
d)Trên bàn la liệt đồ đạc lộn xộn: sách, vở, bát, đũa, đĩa, nồi, chảo,…
Câu 9:
Khi kể chuyện, cần chú ý:
- Chọn kể những hành động tiêu biểu của nhân vật.
- Thông thường, nếu hành động xảy ra trước thì kể trước, xảy ra sau thì kể sau
Câu 10:
Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn
Đáp án đúng: C. đặc điểm ngoại hình tiêu biểu …. sinh động, hấp dẫn
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án hay khác: