Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 24 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 24 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 24 (cả ba sách)
Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách cả năm bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 24 Chân trời sáng tạo
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 24 Kết nối tri thức
Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CD
Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 24 (sách cũ)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 24 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
I – Bài tập về đọc hiểu
Vẻ đẹp Mát-xcơ-va
Với những người đã đặt chan lên nước Nga, Mát-xcơ-va luôn là một thành phố để nhớ như nhớ về những gì lãng mạn và đẹp đẽ nhất. Nơi đó có những giấc mơ của thời tuổi trẻ, nơi đó có những câu thơ lừng danh của Pút-skin và rừng bạch dương nổi tiếng.
Bạch dương là loài cây biểu tượng của nước Nga. Những hàng cây trắng thẳng, cao vút lên quanh khu đồi Lê-nin, trải khắp ngoại ô Mat-xcơ-va và triền miên trên những con đường từ thủ đô đi đến những thành phố khác. Bạch dương xanh tuyệt đẹp trong mùa hè, ngả sắc vàng rợi trong mùa thu và toát lên vẻ cô liêu buồn bã nhớ thương giữa tuyết trắng tinh khôi trong mùa đông lạnh giá. Trong khi đó thì lá cây phong vào mùa đông lại đỏ rực lên, phủ khắp công viên một màu đỏ như lửa, như bộ lông khổng lồ, ấm áp của chú cáo lửa trong truyện cổ tích. Khách du lịch đến Mát-xcơ-va đều nhặt một vài chiếc lá phong làm quà lưu niệm để nhớ về nước Nga.
(Theo Trường Giang)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Mát-xcơ-va là một thành phố như thế nào?
a- Lãng mạn và cổ kính nhất
b- Sôi động và đẹp đẽ nhất
c- Lãng mạn và đẹp đẽ nhất
Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ những nét đặc biệt của Mát-xcơ-va?
a- Nơi đó có những giấc mơ, con đường và thơ Pút-skin
b- Nơi đó có những giấc mơ, thơ Pút-skin, rừng bạch dương
c- Nơi đó có rừng bạch dương, những giấc mơ, con đường
Câu 3. Hai dòng nào dưới đây miêu tả những điểm nổi bật của cây bạch dương?
a- Trắng thẳng, cao vút, triền miên trên những con đường
b- Đỏ rực lên, phủ khắp công viên một màu đỏ như lửa
c- Xanh tuyệt đẹp mùa hè, vàng rợi mùa thu, buồn bã mùa đông
Câu 4. Hai dòng nào dưới đây nêu đúng cảm xúc của tác giả khi nhớ về Mát-xcơ-va?
a- Thương nhớ giấc mơ tuổi thơ, bay bổng với vần thơ của đại thi hào Pút-skin
b- Ngây ngất nhớ vẻ đẹp gợi buồn của rừng bạch dương và sự ấm áp của lá phong đỏ rực
c- Nuối tiếc vẻ đẹp phồn hoa của đường phố thủ đô chạy dài miên man không dứt
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1.
a) Điền tr hoặc ch vào chỗ trống:
Mười lăm năm, mỗi sáng…iều
Bác Hồ….ăm….út, nâng niu từng cành
Cây càng khỏe, lá càng xanh
Như miền Nam đó,…ưởng thành nở hoa
Dạn dày sương gió nắng mưa
….ái ngon vẫn đậu đợi mùa…ín thơm
Mặc….o lửa đạn mưa bom
Ong xây bọng mật…ong vòm lá xanh
Đã nghe thơm nắng Ba Đình
Ngọt mùa vú sữa bờ kênh Tháp Mười.
(Theo Quốc Tuấn)
b) Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in nghiêng:
Cây chuối nghiêng ca thân mình
Cong cho buồng qua to kềnh không rơi
Cây cau chót vót lưng trời
Dâu moi cô vân không rời đàn con
Qua chuối chín cho ngọt thơm
Qua cau tô đo môi son cho bà
Cành cong nụ nơ đầy hoa
Cây lúa cong hạt cho mùa bông sây
Muôn ngàn hoa trái co cây
Cong trên vai trái đất này bé ơi!
(Theo Lê Hồng Thiện)
Câu 2.
a) Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, hai gạch dưới bộ phận vị ngữ của mỗi câu:
(1) Bạn gái mặc chiếc áo màu hồng đứng ở hàng đầu là Thục Anh, lớp trưởng lớp tôi
(2) Thục Anh là một học sinh rất gương mẫu
(3) Cây hoa lạ lạ, có nhiều bông trắng xinh xinh ấy là hoa mai
(4) Hoa mai là thứ hoa quý được nhiều người thích
b) Đánh dấu X vào ô thích hợp để nhận xét về các câu ở bài tập a:
Câu 3.
a) Gạch dưới những câu thuộc kiểu câu Ai là gì? sau đó gạch chéo (/) phân cách hai bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của câu đó:
(1) Hạ Long là niềm tự hào của mỗi người dân Việt
(2) Hôm qua, anh Sơn nói như thế là không đúng
(3) Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.
b) Điền vị ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu kể Ai là gì?:
(1) Cao Bá Quát là ………………………………………
(2) Chu Văn An là……………………………………….
(3) Tô Hoài là……………………………………………
(4) Trần Đăng Khoa là…………………………………..
Câu 4. Đọc dàn ý của bài văn tả cây dừa dưới đây:
- Giới thiệu cây dừa
- Tả bao quát cây dừa
- Tả các bộ phận của cây dừa (tàu lá, quả dừa, vỏ dừa, cùi dừa, nước dừa….)
- Nêu lợi ích của cây dừa
Dựa vào dàn ý trên, bạn Hoài Nam dự kiến viết bốn đoạn văn nhưng chưa đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn viết hoàn chỉnh bốn đoạn văn này (Viết vào chỗ có dấu […] và hoàn chỉnh đoạn văn trong vở nháp)
Đoạn 1: […] Nhưng em thích nhất là được ngồi dưới bóng mát rượi của cây dừa.
Đoạn 2: Từ xa nhìn lại, em thấy những cây dừa cao to, trồng rất thẳng hàng. Thân cây được bao bọc bên ngoài bằng lớp vỏ cứng sần sùi màu nâu đen […]
Đoạn 3: Vào ngày giỗ, tết, trái dừa cũng có mặt trên mâm ngũ quả của mọi nhà […]
Đoạn 4: Cây dừa tô điểm cho miền Nam một vẻ đáng yêu […]
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
Phần I.
1.c 2.b 3. a,b 4. a,b
Phần II.
Câu 1.
a)
Mười lăm năm, mỗi sáng chiều
Bác Hồ chăm chút, nâng niu từng cành
Cây càng khỏe, lá càng xanh
Như miền Nam đó, trưởng thành nở hoa
Dạn dày sương gió nắng mưa
Trái ngon vẫn đậu đợi mùa chín thơm
Mặc cho lửa đạn mưa bom
Ong xây bọng mật trong vòm lá xanh
Đã nghe thơm nắng Ba Đình
Ngọt mùa vú sữa bờ kênh Tháp Mười
b)
Cây chuối nghiêng cả thân mình
Cõng cho buồng qủa to kềnh không rơi
Cây cau chót vót lưng trời
Dẫu mỏi cổ vẫn không rời đàn con
Quả chuối chín cho ngọt thơm
Quả cau tô đỏ môi son cho bà
Cành cõng nụ nở đầy hoa
Cây lúa cõng hạt cho mùa bông sây
Muôn ngàn hoa trái cỏ cây
Cõng trên vai trái đất này bé ơi!
Câu 2.
a)
(1) Bạn gái mặc chiếc áo màu hồng đứng ở hàng đầu là Thục Anh, lớp trưởng lớp tôi.
(2) Thục Anh là một học sinh rất gương mẫu
(3) Cây hoa lạ lạ, có nhiều bông trắng xinh xinh ấy là hoa mai
(4) Hoa mai là thứ hoa quý được nhiều người thích
b) Đánh dấu X vào ô thích hợp để nhận xét:
Câu 3.
a) Hạ Long/ là niềm tự hào của mỗi người dân Việt
(3) Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy/ là tiếng trống trường đầu tiên âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.
b) VD: (1)…người văn hay chữ tốt (2) ….tấm gương sáng của người làm nghề dạy học. (3)….tác giả của truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” (4)….nhà thơ thiếu nhi
Câu 4. Tham khảo: Cây dừa
Chiều chiều, em cùng bố mẹ đi dạo mát ngoài biển. Ở đây có biết bao nhiêu cảnh mà em yêu. Nhưng em thích nhất là được ngồi dưới bóng mát rượi của cây dừa.
Từ xa nhìn lại, em thấy những cây dừa cao to, trồng rất thẳng hàng. Thân cây được bao bọc bên ngoài bằng lớp vỏ cứng, sần sùi màu nâu đen. Các tàu lá dừa màu xanh sẫm, to và xòe ra mọi phía. Và, hình như tàu lá dừa đang dùng chiếc vĩ cầm của mình kéo thành một bản nhạc hòa tấu cùng tiếng sóng biển, tiếng gió rì rào tạo nên những âm thanh êm dịu phá tan nỗi mệt mỏi sau những giờ làm việc căng thẳng của mọi người. Xen kẽ trong các tàu lá là những bông dừa màu vàng li ti. Gặp những cơn gió thổi qua, bông dừa rơi đầy trên cát. Những bông dừa rơi xuống nhường chỗ cho những trái dừa bé bỏng màu xanh non. Những trái dừa đó cứ lớn dần lên… Khi gọt bỏ lớp vỏ dày bên ngoài rồi khoét một lỗ nhỏ sẽ lộ ra bên trong một lớp cùi dày và rất nhiều nước. Nước dừa là món giải khát quen thuộc, dân dã dành cho mọi người.
Vào ngày giỗ, tết, trái dừa cũng có mặt trên mâm ngũ quả của mọi nhà. Trái dừa phơi khô còn dùng lào gáo múc nước. Các tàu dừa khô làm củi để đốt rất đượm.
Cây dừa tô điểm cho miền Nam một vẻ đẹp đáng yêu. Nhìn cây dừa em lại nhớ đến vẻ đẹp của quê hương mình.
(Theo Nguyễn Ái Thanh Đan)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 24 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
Bài 1. Tìm câu kể Ai là gì? trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của nó.
- (1) Các con của mẹ đều là những đứa trẻ ngoan, biết vâng lời mẹ. (2) Nhưng Thỏ anh đáng khen hơn. (3) Thỏ em là người luôn nghĩ đến mẹ. (4) Thỏ anh, ngoài mẹ ra còn biết nghĩ đến người khác, còn biết hái thêm nấm, mộc nhĩ và mang quà về cho em, những việc tốt không phải để được khen mà trước hết vì niềm vui được làm việc giúp ích cho người khác. (5)Thỏ anh là người chu đáo.
(6) Thỏ em nghe xong nhanh nhảu nói :
- (7) Thỏ anh là anh mà mẹ !
Câu kể Ai là gì? là câu số: | Tác dụng |
---|---|
...…… |
…………………………………………………...………….. |
……… |
…………………………………………………………… |
……… |
……………………………………………………………… |
……… |
……………………………………………………………. |
Bài 2. Ghép các từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để được câu kể Ai là gì? hợp nghĩa:
A | B |
---|---|
Đỉnh Phan-xi-phăng Nhà Rông Phong Nha-Kẻ Bàng Phố Hiến Đà Lạt Kinh thành Huế |
là nét văn hoá tiêu biểu của người dân Tây nguyên. là một Di sản văn hoá thế giới. là “nóc nhà”của Tổ quốc ta. là một thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước. là một Di sản thiên nhiên của thế giới. là một đô thị lớn của nước ta ở thế kỉ 16. |
Bài 3. Gạch hai gạch dưới vị ngữ của các câu kể Ai là gì? dưới đây:
a) Trường đua voi là một con đường rộng, phẳng lì, dài hơn trăm cây số.
b) Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ.
c) Ngỗng nghiêng ngó:
- Cậu có phải là Thỏ không?
- Tớ là Thỏ đây.
Bài 4. Viết tiếp vào chỗ chấm để được câu kể Ai là gì?
- Bà ngoại em ……………………………………………………………………………….
- Trường em …………………………………………………………………………………
- …………………….……………………………………………… thành phố đông dân nhất nước ta.
Bài 5: Đặt câu kể Ai là gì? để:
- Giới thiệu một bạn học sinh giỏi lớp em: ………………………………………………..
- Giới thiệu về môn học em thích: …………………………………………………………...
- Nhận định về vai trò của tiếng Anh: …………………………………………………….
- Nhận định về vẻ đẹp của một loại hoa: …………………………………………………….
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 24 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1. Chọn bài tập a hoặc b:
a) Điền truyện hoặc chuyện vào chỗ trống:
Kể ....... phải trung thành với ......... phải kể đúng các tình tiết của câu ........ các nhân vật có trong ........ Đừng biến giờ kể ...... thành giờ đọc........
b) Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm:
- Mơ hộp thịt ra chỉ thấy toàn mơ.
- Nó cứ tranh cai, mà không lo cai tiến công việc.
- Anh không lo nghi ngơi
Anh phải nghi đến sức khoẻ chứ!
Câu 2. Em đoán xem đây là những chữ gì. Viết vào chỗ trống những chữ em đoán.
a) Để nguyên - loại quả thơm ngon
Thêm hỏi - co lại chỉ còn bé thôi.
Thêm nặng - mới thật lạ đời
Bỗng nhiên thành vết xoong nồi nhọ nhem.
Là các chữ:................................
b) Bình thường dùng gọi chân tay
Muốn có bút vẽ - thêm ngay dấu huyền
Thêm hỏi - làm bạn với kim
Có dấu nặng, đúng người trên mình rồi
Là các chữ:.......................
Câu 3. Gạch dưới những câu kể Ai là gì? trong các câu dưới đây. Nêu tác dụng của từng câu.
- Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo.
- Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.
- Lá là lịch của cây.
- Cây lại là lịch đốt.
- Trăng lặn rồi trăng mọc
Là lịch của bầu trời.
- Bà tính nhẩm Mẹ ơi,
Mười ngón tay là lịch
- Con tới lớp, tới trường
Lịch lại là trang sách.
- Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đạm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn có câu kể Ai là gì? Để giới thiệu về các bạn trong lớp (hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em).
Câu 5. Đánh dấu X vào ☐ trước câu thơ có dạng Ai là gì? Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được.
☐ Người là Cha, là Bác, là Anh
☐ Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.
☐ Quê hương là chùm khế ngọt
☐ Cho con trèo hỏi mỗi ngày.
☐ Quê hương là đường đi học
☐ Con về rợp bướm vàng bay.
Câu 6. Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp để tạo câu kể Ai là gì?
.............là một thành phố lớn.
............. là quê hương của nhũng làn điệu dân ca quan họ.
............. là nhà thơ.
............. là nhà thơ lớn của Việt Nam.
Đáp án:
Câu 1. Chọn bài tập a hoặc b:
a) Điền truyện hoặc chuyện vào chỗ trống:
Kể chuyện phải trung thành với truyện, phải kể đúng các tình tiết của câu chuyện, các nhân vật có trong truyện. Đừng biến giờ kể chuyện thành giờ đọc truyện.
b) Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in nghiêng:
- Mở hộp thịt ra chỉ thấy toàn mỡ.
- Nó cứ tranh cãi, mà không lo cải tiến công việc.
- Anh không lo nghỉ ngơi. Anh phải nghĩ đến sức khỏe chứ!
Câu 2. Em đoán xem đây là những gì. Viết vào chỗ trống những chữ em đoán.
a) Để nguyên - loại quả thơm ngon Thêm hỏi - co lại chỉ còn bé thôi Thêm nặng - mới thật lạ đời Bỗng nhiên thành vết xoong nồi nhọ nhem. b) Bình thường dùng gọi chân tay Muốn có bút vẽ - thêm ngay dấu huyền Thêm hỏi - làm bạn với kim Có dấu nặng, đúng người trên mình rồi. |
Là các chữ: nho - nhỏ - nhọ Là các chữ: chi - chì - chỉ- chị |
Câu 3. Gạch dưới những câu kể Ai là gì? trong các câu dưới đây và ghi vào chỗ trống tác dụng của từng câu:
Câu kể Ai là gì? |
Tác dụng |
- Thì ra đó là môt thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào viêc chế tạo. - Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại. - Lá là lịch của cây. - Cây lại là lịch đốt. - Trăng lặn rồi trăng mọc Là lịch của bầu trời. - Bà tính nhẩm Mẹ ơi, Mười ngón tay là lịch - Con tới lớp, tới trường Lịch lại là trang sách. - Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đạm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. |
Giới thiệu về thứ máy mới. Câu nêu nhận định về giá trị chiếc máy tính đầu tiên. Câu nêu nhận định. Câu nêu nhận định. Câu nêu nhận định. Câu nêu nhận định. Câu nêu nhận định. Vừa nêu nhận định vừa hàm ý giới thiệu. |
Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu có câu kể Ai là gì? để giới thiệu về các bạn trong lớp (hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em)
Đây là ảnh chụp gia đình mình. Người ở ngồi trên ghế này là ông nội mình. Ông là sĩ quan về hưu đấy! Ngồi bên cạnh là bà nội mình. Xem này, ở trong hình thôi mà ánh mắt của bà cũng toát lên được vẻ đẹp hiền từ. Đứng cạnh ông nội là ba mình. Người ôm vai bà nội mình là mẹ mình đấy! Trông mẹ mình thật là đẹp phải không? Cạnh mẹ mình là em gái nhỏ của mình. Bé đang là học sinh lớp 1. Và đây, là mình. Khi chụp tấm hình này mình đang học lớp ba. Trông mình thật là buồn cười!
Câu 5. Đánh dấu X vào trước câu thơ có dạng Ai là gì?. Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được.
x Người là Cha, là Bác, là Anh.
x Quê hương là chùm khế ngọt.
x Quê hương là đường đi học.
Câu 6. Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp để đặt câu kể Ai là gì?
Hải Phòng là một thành phố lớn.
Bắc Ninh là quê hương của những làng điệu dân ca quan họ.
Xuân Quỳnh là nhà thơ.
Tố Hữu là nhà thơ lớn của Việt Nam.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 24 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Tàn nhang
Trong một góc công viên, rất nhiều trẻ con đang xếp hàng chờ được một họa sĩ trang trí lên trên mặt để trở thành những “người da đỏ” hay “người ngoài hành tinh” … Một cậu bé cũng nắm tay bà xếp hàng chờ đến lượt mình. Mặt cậu bé rất nhiều đốm tàn nhang nhỏ, nhưng đôi mắt thì sáng lên vì háo hức.
- Cậu lắm tàn nhang thế, làm gì còn chỗ nào trên mặt mà về! – Cô bé xếp hàng sau cậu bé nói to.
Ngượng ngập, cậu bé cúi gằm mặt xuống. Thấy vậy, bà cậu ngồi xuống bên cạnh.
- Sao cháu buồn thế? Bà yêu những đốm tàn nhang của cháu mà. Hồi còn nhỏ lúc nào bà cũng mong có tàn nhang đấy! – Rồi bà cụ đưa những ngón tay nhăn nheo vuốt má cậu bé. – Tàn nhang cũng xinh lắm, chắc chắn chú họa sĩ sẽ thích những vết tàn nhang của cháu!
Cậu bé mỉm cười:
- Thật không bà?
- Thật chứ! – Bà cậu đáp. – Đấy, cháu thử tìm xem thứ gì đẹp hơn những đốm tàn nhàng!
Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm:
- Những nếp nhăn, bà ạ!
(Theo Internet)
a) Trong công viên cậu bé và nhiều trẻ em khác đang làm gì?
b) Điều gì xảy ra khiến cậu bé ngượng ngập?
c) Bà cậu bé đã nói gì để an ủi cậu?
d) Cậu bé thấy thứ gì đẹp hơn những nốt tàn nhang của cậu?
e) Tình cảm của hai bà cháu như thế nào?
Câu 2: Đọc đoạn văn sau:
(1) Cô giáo dẫn một bạn gái vào lớp và nói với chúng tôi:“Đây là Ngọc Anh bạn mới của lớp ta.(2)Bạn Ngọc Anh là học sinh cũ của trường tiểu học Đoàn Thị Điểm. (3) Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy. (4) Các em hãy làm quen với nhau đi”. (5)Cả lớp tôi vỗ tay rào rào đón chào người bạn mới.
a) Tô màu vào số trước câu kể Ai là gì? có trong đoạn văn.
b) Hoàn thành bảng về tác dụng của các câu kể Ai là gì? có trong đoạn văn.
Câu 3: Với mỗi từ đã cho dưới đây hãy viết thành câu Ai là gì?
a) Mẹ em
b) Nhà em
c) Quê em
Câu 4: Dựa vào bài viết dưới đây, hãy viết bài văn miêu tả cây cam bằng lời văn của em.
Cây cam
Cam là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi. Là loài cây to, cao trung bình khoảng 3-4m ở tuổi trưởng thành, vỏ thân có màu vàng nhạt.Cây thân gỗ.Cành vươn dài. Lá có màu xanh lục, hình trứng.Hoa thuộc loại hoa kép màu trắng nhỏ mọc thành chùm 6 – 10 bông và có mùi hương rất dễ chịu.Quả nhỏ hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam có vị ngọt hoặc hơi chua.Cam được trồng rộng rãi ở những nơi có khí hậu ấm áp. Vị cam có thể biến đổi từ ngọt đến chua.
Đáp án:
Câu 1:
a. xếp hàng chờ được một hoạ sĩ trang trí lên mặt.
b. Một cô bé cất giọng chê những nốt tàn nhang trên khuôn mặt cậu bé.
c. “Bà yêu những đốm tàn nhang của cháu mà. Hồi còn nhỏ lúc nào bà cũng mong có tàn nhang đấy!”/ “Tàn nhang cũng xinh lắm, chắc chú hoạ sĩ sẽ thích những vết tàn nhang của cháu.”
d. những nếp nhăn
e. Hai bà cháu rất yêu thương nhau.
Câu 2:
a) Tô màu vào số trước câu kể Ai là gì? có trong đoạn văn.
- Tô màu vào câu (1), (2), (3).
b) Hoàn thành bảng về tác dụng của các câu kể Ai là gì? có trong đoạn văn.
Câu số |
Tác dụng (chỉ điền từ giới thiệu hoặc nhận định) |
1 |
Giới thiệu về tên của bạn gái. |
2 |
Giới thiệu Ngọc Anh là học sinh cũ của Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm. |
3 |
Nhận định bạn gái là một họa sĩ. |
Câu 3:
a) Mẹ em
- Mẹ em là giáo viên dạy Toán.
b) Nhà em
- Nhà em là ngôi nhà trong cùng của ngõ.
c) Quê em
- Quê em là nơi đẹp nhất trong trái tim em.
Câu 4:
Cây cam – Bài tham khảo
Cam là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi. Nó được trồng từ xa xưa, lai giống giữa loài bưởi và quýt. Cam là loại cây to, cao trung bình khoảng 3-10m ở tuổi trưởng thành, vỏ thân có màu vàng nhạt. Cây thân gỗ.Cành vươn dài có gai. Lá có màu xanh lục, hình trứng.Hoa thuộc loại hoa kép màu trắng nhỏ mọc thành chùm 6 – 10 bông và có mùi hương rất dễ chịu.Quả nhỏ hơn quả bưởikhi chín thường có màu da cam có vị ngọt hoặc hơi chua.Vỏ cam mỏng vị đắng, thường bi vứt đi nhưng có thể chế biến thành thức ăn cho súc vật.Cam được trồng rộng rãi ở những nơi có khí hậu ấm áp. Vị cam có thể biến đổi từ ngọt đến chua.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 24 có đáp án (Phiếu số 5)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1: Đọc lại bài tập đọc Vẽ về cuộc sống an toàn và cho biết những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì?
a) Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc
b) Gây cảm giác khó chịu cho người đọc
c) Tóm tắt ngắn gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm được thông tin nhanh
d) Thông báo địa điểm tổ chức cuộc thi cho người đọc
Câu 2: Ý nghĩa của bài Vẽ về cuộc sống an toàn?
Câu 3: Đọc lại bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và cho biết công việc lao động của người đánh cá được miêu tả đẹp như thế nào?
1. Đoàn thuyền ra khơi, tiếng hát của những người đánh cá cùng gió làm căng cánh buồm |
a. “Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng… Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” |
2. Lời ca của họ khi kéo lưới cho thấy tinh thần hăng say, hào hứng và vui vẻ trong lao động |
b. “Câu hát căng buồm với gió khơi/Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” |
3. Công việc kéo lưới, những mẻ cá nặng được miêu tả thật đẹp |
c. “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng/Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông/Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” |
4. Hình ảnh đoàn thuyền thật đẹp khi trở về |
d. “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” |
Câu 4: Ý nghĩa bài thơ Đoàn thuyền đánh cá?
A. Ca ngợi vẻ đẹp nên thơ của một làng chài vùng biển
B. Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển và cả vẻ đẹp của lao động
C. Ca ngợi những chú cá xinh đẹp và nhiều màu sắc
D. Ca ngợi biển cả quê hương thật tươi đẹp và giàu có
Câu 5: Đoán xem đây là những chữ gì
Bình thường dùng gọi chân tay
Muốn có bút vẽ thêm ngay dấu huyền
Thêm hỏi làm bạn với kim
Có dấu nặng, đúng người trên mình rồi.
A. ao – ào – áo - ạo
B. me – mè – mẻ - mẹ
C. chi – chì – chỉ - chị
D. tay – tày – tảy – tạy
Câu 6: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào viết đúng chính tả?
a) Chê chách
b) Trắng trẻo
c) Chứng cứ
d) Trách móc
e) Chôi nổi
Câu 7: Dùng câu kể Ai là gì? Giới thiệu về các bạn trong lớp em (hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em)
Câu 8: Ghép những từ ngữ thích hợp ở cột A với cột B để tạo thành câu Ai là gì?
1. Nguyễn Du |
a. là một thành phố lớn |
2. Trần Đăng Khoa |
b. là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ |
3. Bắc Ninh |
c. là nhà thơ |
4. Hải Phòng |
d. là nhà thơ lớn của Việt Nam |
Câu 9: Dựa vào bài viết dưới đây, hãy viết một đoạn văn miêu cây cam bằng lời văn của em:
Cây cam
Cây cam là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi. Là loài cây to, cao trung bình khoảng 3 - 4m ở tuổi trưởng thành, vở thân có màu vàng nhạt. Cây thân gỗ. Cành vươn dài. Lá có màu xanh lục, hình trứng. Hoa thuộc loại hoa kép, màu trắng nhỏ, mọc thành chùm 6 - 10 bông và có mùi hương rất dễ chịu. Qủa nhỏ hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua. Cam được trồng rộng rãi ở những nơi có khí hậu ấm áp, vị cam có thể biến đổi từ ngọt đến chua.
Câu 10: Tóm tắt mẩu tin sau bằng một hoặc hai câu
Được sự quan tâm của Hội Khuyến học phường An Sơn (Tam Kì, Quảng Nam), Liên đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh Trường Tiểu học Lê Văn Tám vừa tổ chức trao 10 suất học bổng cho các bạn học sinh nghèo học giỏi và 12 phần quà cho các bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở lớp học tình thương. Cũng trong dịp này, Liên đội đã tặng 2 suất học bổng cho các bạn ở Trường Tiểu học Tam Thăng.
Theo báo Thiếu Niên Tiền Phong
Đáp án:
Câu 1:
Dòng in đậm ở đầu bảng tin có tác dụng:
- Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc
- Tóm tắt ngắn gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm được thông tin nhanh
Câu 2:
Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội họa.
Câu 3:
1 – b: Đoàn thuyền ra khơi, tiếng hát của những người đánh cá cùng gió làm căng cánh buồm - “Câu hát căng buồm với gió khơi/Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”
2 – a: Lời ca của họ khi kéo lưới cho thấy tinh thần hăng say, hào hứng và vui vẻ trong lao động - “Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng… Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
3 – c: Công việc kéo lưới, những mẻ cá nặng được miêu tả thật đẹp - “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng/Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông/Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”
4 – d: Hình ảnh đoàn thuyền thật đẹp khi trở về - “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Đáp án đúng: 1 – b, 2 – a, 3 – c, 4 – d
Câu 4:
Ý nghĩa bài thơ Đoàn thuyền đánh cá:
Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển và cả vẻ đẹp của lao động
Đáp án đúng: B.
Câu 5:
Thêm hỏi – là bạn với kim là chỉ
Bình thường dùng gọi chân tay là chi
Muốn có bút vẽ: thêm ngay dấu huyền
Có dấu nặng đúng người trên mình rồi là chị
Vậy nên đáp án đúng là: C. chi – chì – chỉ - chị
Câu 6:
Trong các trường hợp sau đây, các trường hợp viết đúng chính tả là:
- Trắng trẻo
- Chứng cứ
- Trách móc
Chữa lỗi: chê chách -> chê trách, chôi nổi -> trôi nổi
Câu 7:
Đây là ảnh chụp của gia đình mình. Nhà mình gồm có bốn thành viên. Bố mình là giáo viên dạy thể dục. Mẹ mình là một kế toán. Em gái mình là học sinh trường Tiểu học Hai Bà Trưng Năm nay em mình đã vào lớp một rồi. Cậu bé mặc áo xanh là mình. Mình là học sinh lớp bốn trường Tiểu học Hai Bà Trưng.
Câu 8:
1 – d: Nguyễn Du - là nhà thơ lớn của Việt Nam
2 – c: Trần Đăng Khoa - là nhà thơ
3 – b: Bắc Ninh - là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ
4 – a: Hải Phòng - là một thành phố lớn
Đáp án đúng: 1 – d, 2 – c, 3 – b, 4 – a
Câu 9:
Cam là một loài cây mà em vô cùng yêu thích. Không chỉ bởi vì vẻ ngoài mà cả công dụng của nó. Cam là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi. Bởi vì thuộc về nhóm cây thân gỗ nên thân cây rất to, vào độ tuổi trưởng thành chúng có thể cao tới 3 - 4 m. Cành vươn dài tỏa ra nhiều phía. Vỏ của thân cây có màu vàng nhạt. Lá có màu xanh lục, hình trứng và đường gân hằn rõ. Hoa thuộc loại hoa kép, màu trắng nhỏ. Mỗi độ cây cao ra hoa, những bông hoa trắng li ti lại mọc thành chùm từ 6 - 10 bông, hương thơm dịu nhẹ rất dễ chịu. Quả cam nhỏ hơn quả bưởi, khi chín có màu da cam, phân thành các múi cam. Cam có vị ngọt hoặc hơi chua. Người ta có thể bóc vỏ rồi ăn trực tiếp hoặc vắt lấy nước uống. Cam được trồng rộng rãi ở những nơi có khí hậu ấm áp, vị cam có thể biến đổi từ ngọt đến chua.
Câu 10:
Liên đội Trường Tiểu học Lê Văn Tám (An Sơn, Tam Kì, Quảng Nam) trao học bổng và quà cho các bạn học sinh nghèo học giỏi và các bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án hay khác:
ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Đề thi, chuyên đề,bài tập cuối tuần Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo...
4.5 (243)
799,000đ
99,000 VNĐ
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi các môn lớp 4 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk các môn lớp 4.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4