Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28 (cả ba sách)
Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách cả năm bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28 Chân trời sáng tạo
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28 Kết nối tri thức
Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CD
Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28 (sách cũ)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
Ôn tập giữa học kì II
A- Kiểm tra đọc
I- Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (5 điểm)
Đọc một trong số các đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học (SGK) và trả lời câu hỏi (TLCH); sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở phần II (Giải đáp – Gợi ý)
(1) Trống đồng Đông Sơn (từ Niềm tự hào đến có gạc)
TLCH: Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?
(2) Sầu riêng (từ Sầu riêng đến kì lạ)
TLCH: Hương vị của sầu riêng được miêu tả quyến rũ như thế nào?
(3) Hoa học trò (từ Nhưng hoa càng đỏ đến bất ngờ dữ vậy)
TLCH: Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
(4) Đoàn thuyền đánh cá (3 khổ thơ cuối)
TLCH: Em thích hình ảnh nào trong 3 khổ thơ trên? Vì sao?
(5) Con sẻ (từ Con chó chậm rãi đến khản đặc)
TLCH: Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào?
II- Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
Cậu bé nạo ống khói
Trước cổng trường, một cậu bé nạo ống khói đang đứng, tay tựa vào tường, đầu gục vào tay. Người cậu đen ngòm những bồ hóng và cậu khóc nức nở.
Có hai, ba nữ sinh đi qua. Họ lại gần hỏi tại sao cậu khóc như vậy. Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời và cứ khóc mãi. Các bạn nữ sinh lại hỏi;
- Kìa nói đi, bạn làm sao vậy? Tại sao lại khóc?
Cậu bé bỏ tay xuống, để lộ khuôn mặt trông rất hiền hậu. Cậu bé kể lại việc cậu vừa đi nạo ống khói kiếm được ba hào nhưng chẳng may vô ý bỏ tiền vào cái túi quần bị thủng nên rơi mất. Bây giờ cậu không dám về nhà vì sợ chủ đánh. Nói rồi cậu càng khóc thảm thiết hơn, đầu gục vào cánh tay như một kẻ tuyệt vọng.
Một nữ sinh đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh lấy hai đồng xu trong túi ra và nói:
- Mình chỉ có hai xu, nhưng chúng ta góp nhau lại.
Một bạn khác cũng nói: “Mình cũng có hai xu đây. Thế nào tất cả chúng ta cũng kiếm đủ ba hào !”. Một vài cô nữ sinh mang tiền đi mua vở và mua hoa liền vội vàng đem tiền đến….
Số tiền ba hào đã đủ nhưng xu vẫn tiếp tục đổ ra như mưa. Những em bé không có tiền cũng đem cho những chùm hoa nhỏ, gọi là cũng góp phần mình.
Bác gác cổng chạy tới, nói to: “Bà hiệu trưởng đến”. Tức thì các học sinh bỏ chạy tứ tung như một đàn chim sẻ. Cậu bé nạo ống khói còn lại một mình trên đường phố lau nước mắt. Không những hai tay cậu đầy cả xu mà trong túi áo và cả mũ của cậu có không biết bao nhiêu là chùm hoa nho nhỏ.
(Theo A-mi-xi)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng và làm bài tập (câu 8)
Câu 1. Dòng nào dưới đây gồm các chi tiết tả ngoại hình cậu bé nạo ống khói?
a- Người cậu đen ngòm những bồ hóng; khuôn mặt trông rất hiền hậu
b- Đang đứng, tay tựa vào tường, đầu gục vào tay; khóc nức nở mãi
c- Khuôn mặt trông rất hiền hậu; khóc thảm thiết, như kẻ tuyệt vọng
Câu 2. Chuyện gì xảy ra với cậu bé nạo ống khói?
a- Đi nạo ống khói và bị lạc, không tìm được đường về nhà
b- Đánh rơi mất tiền, sợ về nhà bị chủ đánh, khóc thảm thiết
c- Không kiếm được tiền vì không có ai thuê nạo ống khói
Câu 3. Các bạn nữ sinh đã làm những gì để giúp đỡ cậu bé?
a- Hỏi cậu vì sao lại đứng khóc; an ủi cậu, khuên cậu đừng sợ
b- Quyên góp tiền để giúp cậu; đem cho cậu những chùm hoa nhỏ
c- Hỏi cậu vì sao lại đứng khóc; cho cậu những chùm hoa nhỏ
Câu 4. Câu chuyện kết thúc như thế nào?
a- Các nữ sinh ném cho cậu bé một ít tiền rồi vội vàng chạy đi
b- Cậu bé mỉm cười vui sướng; hai tay đầy xu, túi áo và mũ có nhiều hoa
c- Cậu bé lau nước mắt, hai tay cậu đầy xu, túi áo và mũ có nhiều chùm hoa.
Câu 5. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện?
a- Chung lưng đấu cật
b- Nhường cơm sẻ áo
c- Một miếng khi đói bằng một gói khi no
Câu 6. Câu “Bây giờ cậu không dám về nhà vì sợ chủ đánh.” thuộc kiểu câu nào em đã học?
a- Ai làm gì?
b- Ai thế nào?
c- Ai là gì?
Câu 7. Dòng nào dưới đây nêu đúng chủ ngữ của câu “Một nữ sinh đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh lấy hai đồng xu trong túi ra và nói”?
a- Một nữ sinh
b- Một nữ sinh đội cái mũ
c- Một nữ sinh đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh
Câu 8. Gạch dưới 3 tính từ trong dãy từ sau: khóc, hiền hậu, thảm thiết, tuyệt vọng, vội vàng, nho nhỏ, thổi, nhô
B- Kiểm tra viết
I- Chính tả nghe- viết (5 điểm)
Vườn cải
Bốn luống cải chạy đều một hàng. Màu xanh tươi tắn giãi lên trên màu đất vàng sẫm. Có luống vừa bén chân, mới trổ được đôi ba tờ lá bé. Những mảnh lá xanh rờn có khía răng cưa chu vi, khum xuống sát đất. Cũng có luống những tàu lá cải đã vổng cao, khía lá rách mạnh vào chiều sâu. Ở giữa chòm lá xòe, vươn lên một cái thân dài mụ mẫm và phấn trắng. Đầu thân lơ thơ những chùm hoa nhỏ.
(Theo Tô Hoài)
II- Tập làm văn (5 điểm)
Tả một cây hoa mà em yêu thích
(Chú ý: HS viết bài tập làm văn vào giấy ô li)
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
A- Đọc (10 điểm)
I- Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (5 điểm)
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm (đọc sai từ 2 đến 4 tiếng:0,5 điểm , đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và các cụm từ cho rõ nghĩa: 1 điểm (ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
- Bước đầu thể hiện cảm xúc trong giọng đọc: 1 điểm (giọng đọc chưa thể hiện rõ cảm xúc: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện đúng cảm xúc: 0 điểm)
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 1 phút): 1 điểm (đọc khoảng 2 phút: 0,5 điểm; đọc trên 2,5 phút: 0 điểm)
- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm , trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
VD: (1) Trống đồng Đông Sơn rất đa dạng cả về hình dáng,kích thước lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.
(2) Hương vị của sầu riêng được miêu tả rất quyến rũ: mùi thơm đậm, bay xa, lâu tan trong không khí; xa hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng đã ngửi thấy mùi hương ngào ngạt; thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà ngọt cái vị của mật ong già hạn, vị ngọt đến đam mê.
(3) Vẻ đẹp của hoa phượng rất đặc biệt: hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui; buồn vì báo hiệu sắp kết thúc năm học, sắp xa mái trường, vui vì báo hiệu được nghỉ hè. Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như nhà nhà dán câu đối đỏ.
(4) VD: Thích hình ảnh “Ta hát bài ca gọi cá vào / Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao” vì nó cho thấy cảnh đánh cá trong đêm trăng rất đẹp và vui
Thích hình ảnh “Câu hát căng buồm cùng gió khơi / Đoàn thuyền chạy đua với mặt trời” vì nó cho thấy con thuyền đi trên biển rất đẹp và mạnh mẽ.
(5) Con sẻ già lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm con chó, lông dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết, nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó, lao xuống cứu con,lấy thân mình phủ kín sẻ con.
II- Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
1.a (0,5 điểm)
2.b (0,5 điểm)
3.b (0,5 điểm)
4.c (0,5 điểm)
5.b (0,5 điểm)
6.b (0,5 điểm)
7.c (0,5 điểm)
hiền hậu, thảm thiết, nho nhỏ (1,5 điểm – gạch đúng mỗi từ, được 0,5 điểm)
B- Viết (10 điểm)
I- Chính tả nghe – viết (5 phút – 16 phút)
- Em nhờ bạn (hoặc người thân) đọc để viết bài chính tả
- Cách đánh giá, cho điểm như đã hướng dẫn ở bài kiểm tra học kì I
II- Tập làm văn (5điểm, thời gian làm bài khoảng 35 phút)
Cách đánh giá, cho điểm như đã hướng dẫn ở bài kiểm tra học kì I
Tham khảo: Bạn thích nhất cây hoa nào? Nếu hỏi, chắc chắn sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau. Cây hoa cúc màu vàng tươi rực rỡ, cây hoa huệ trắng muốt tinh khiết, giò phong lan tim tím nhớ thương… Còn với em, cây hoa hồng nhung trồng trước hiên nhà là cây hoa em yêu thích nhất.
Mới ngày nào, chỉ là những nụ hồng e ấp, nhỏ xíu, thế mà hôm nay thật là bất ngờ: những bông hồng đã nở ! Những bông hoa như những nàng công chúa xinh đẹp, kiểu diễm. Chúng quả không hổ danh là nữ hoàng của các loài hoa. Các cô nàng khoác lên mình những chiếc áo choàng màu đỏ thắm, một màu đò thật sang trọng, kiêu sa. Vào mỗi buổi sáng, chiếc áo của các cô còn được điểm xuyết bằng những hạt sương như những viên kim cương lấp lánh trong nắng sớm. Chiếc áo hô hồng được tạo nên bởi lớp lớp cánh hoa ôm ấp lấy nhau. Cánh hoa thật mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm, tạo nên bông hồng duyên dáng. Nhị hoa màu vàng làm nổi bật vẻ sang trọng của hồng nhung. Đầu nhị có đôi chút phấn trắng như hạt cát vàng nhấp nhánh.
Mỗi khi đi học về, em thường đến bên hoa. Em nhắm mắt lại, thả mình theo những cánh hoa và có cảm giác thật là khoan khoái.
(Theo Nguyễn Minh Anh)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.
- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoác
Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì.
Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.
Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.”
Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Câu 1. Vì sao An không thích chiếc áo mới mà mẹ mua cho? (0,5 điểm)
a. Vì chiếc áo quá rộng so với cơ thể của cậu.
b. Vì mẹ tự đi mua áo mà không hỏi cậu trước.
c. Vì chiếc áo bị may lỗi ở phần cánh tay.
d. Vì cậu không thích kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo.
Câu 2. An có thái độ và hành động như thế nào khi nhận chiếc áo mới? (0,5 điểm)
a. Cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói.
b. Cậu bảo mẹ mang trả lại chiếc áo cho cửa hàng.
c. Cậu không nhận chiếc áo cũng không nói gì với mẹ.
d. Cậu không chịu mặc chiếc áo mới mẹ mua cho.
Câu 3. Vì sao bố muốn An cùng đi ra phố? (0,5 điểm)
a. Bố muốn An hiểu được giá trị của đồng tiền và việc lao động.
b. Bố muốn đưa An đi mua một chiếc áo khác đúng với sở thích của cậu.
c. Bố muốn An chứng kiến cảnh nhiều bạn nhỏ còn không có áo để mặc.
d. Bố muốn An quên đi chuyện chiếc áo để tập trung học tập.
Câu 4. Ba ý nào sau đây nêu đúng lí do An cảm thấy hối hận với hành động của mình? (0,5 điểm)
a. Vì An thấy mình hạnh phúc hơn nhiều bạn nhỏ khác.
b. Vì An cảm động trước câu nói của bố.
c. Vì An cảm thấy mình có lỗi với mẹ.
d. Vì An sợ bố mẹ sẽ giận và không mua áo mới cho mình nữa.
Câu 5. Câu chuyện có ý nghĩa gì? (1,0 điểm)
Câu 6. Nếu là An, em sẽ nói với bố mẹ điều gì? (1,0 điểm)
Câu 7. Dòng nào tách đúng bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu? (0,5 điểm)
a. Những cơn gió //rét buốt rít liên hồi ở ngoài cửa sổ.
b. Những cơn gió rét buốt// rít liên hồi ở ngoài cửa sổ.
c. Những cơn gió rét buốt rít //liên hồi ở ngoài cửa sổ.
d. Những cơn gió rét buốt rít liên hồi //ở ngoài cửa sổ.
Câu 8. Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (0,5 điểm)
Bố nói với An:
- Hãy biết trân trọng những thứ mà mình đang có, con nhé!
a. Đánh dấu phần chú thích.
b. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
d. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.
Câu 9. Em hãy chuyển câu hỏi “Con có biết rằng cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm không?” thành một câu khiến. (1,0 điểm)
Câu 10. Đặt 1 câu tả cơn gió lạnh mùa đông có sử dụng so sánh hoặc nhân hóa. (1,0 điểm)
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)
Trong hiệu cắt tóc
Hiệu cắt tóc rất đông khách. Mọi người đều phải chờ theo thứ tự. Cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào. Tất cả mọi người đều đứng dậy chào: “Kính chào đồng chí Lê-nin”. Lê-nin chào mọi người và hỏi:“Tôi phải xếp sau đồng chí nào nhỉ?”. Không ai muốn vị đứng đầu chính phủ phải mất thời gian chờ đợi nên tất cả cùng nói: “Xin mời đồng chí cứ cắt tóc trước ạ!”. Song Lê-nin vui vẻ nói: “Cảm ơn các đồng chí, tôi cũng phải theo thứ tự chứ!”. Nói xong, ông kéo ghế ngồi và lấy tờ báo ra xem.
(Theo Hồ Lãng)
II. Tập làm văn (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau:
Câu 1. Hãy tả lại một bộ phận (lá, hoa hoặc quả) của một loài cây mà em yêu thích.
Câu 2*. Hãy đóng vai một loại trái cây để tự giới thiệu về mình và những lợi ích mình đem lại cho mọi người.
Đáp án:
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Câu 1. Chọn câu trả lời d: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác d: 0 điểm
Câu 2. Chọn câu trả lời a: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác a: 0 điểm
Câu 3. Chọn câu trả lời c: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác c: 0 điểm
Câu 4. Chọn cả 3 câu trả lời a, b, c: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác: 0 điểm
Câu 5. Gợi ý:
Chúng ta hãy trân trọng những gì mình đang có vì xung quanh còn nhiều người thiệt thòi hơn.
Câu 6. Gợi ý:
Con xin lỗi bố mẹ. Con đã có thái độ không đúng khiến bố mẹ buồn.
Câu 7. Chọn câu trả lời b: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm
Câu 8. Chọn câu trả lời b: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm
Câu 9.
- Chuyển được câu hỏi thành câu khiến: 1,0 điểm
Ví dụ: Con cần/nên biết rằng cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm .
- Không viết được câu khiến: 0 điểm
Câu 10.
- Đặt được câu theo yêu cầu: 1,0 điểm
Ví dụ:
- Những cơn gió mùa đông đang gào lên giận dữ ngoài cửa sổ.
- Những con gió mùa đông như những chiếc roi quất vào da thịt.
- Đặt được câu có so sánh hoặc nhân hóa nhưng sử dụng từ ngữ chưa thích hợp: 0,5 điểm; không đặt được câu theo yêu cầu: 0 điểm.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)
III. Tập làm văn (8 điểm)
Câu 1.
Tham khảo:
Có một loại cây mà khi nhắc đến nó người ta lại nhớ đến kỷ niệm đẹp của tuổi học trò, đó là cây phượng. Lá phượng giống lá me, mỏng, màu xanh thẫm mọc song song hai bên cuống trông xa như đuôi con chim phượng, chắc vì thế mà cây có tên là Phượng. Mùa xuân phượng ra lá, lá xanh um mát rợi như lá me non. Lá ban đầu khép lại sau lại xòe ra cho gió đu đưa. Mùa hè lá phượng bắt đầu già màu, lá chuyển màu xanh thẫm để rồi sau đó bắt đầu cho một thời kỳ mới – thời kỳ ra hoa. Ban đầu chỉ lấm tấm vài bông nhưng sau đó là cả một sân trường. Mùa đông phượng trút hết lá để lại những cành khẳng khiu, trơ trụi. Thật may mắn khi tạo hóa đã tạo ra cho chúng ta một loại cây có lá và hoa thật đẹp - loài hoa học trò.
(Châu Hoàng Thúc, lớp 4G, trường Tiểu học Ngô Mây)
Câu 2.
Tham khảo:
Mỗi loại trái cây đều có những đặc điểm về màu sắc, hình dáng, hương vị và mang lại lợi ích riêng cho mọi người. Họ bưởi nhà tôi cũng vậy. Cơ thể tôi tròn, căng mọng từ nhỏ và lớn dần cùng thời gian. Theo đó, tôi cũng thay những bộ trang phục cho phù hợp, từ xanh đậm, đến xanh nhạt, rồi vàng ươm. Tuổi thơ tôi chẳng xa lạ gì với các bạn nhỏ chơi chuyền, chơi bóng. Nhưng tôi không thích như thế. Tôi muốn đem những vị ngon ngọt, mát lành nhất đến cho mọi người. Tôi trở thành món quả bổ dưỡng, thức quà ngon sạch cho các vị khách. Và tôi không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
Cho bài văn sau:
RỪNG XUÂN
Trời xuân chỉ hơi xe lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan vắt hờ hững trên sườn đồi. Rừng hôm nay như một ngày hội của màu xanh, màu xanh với nhiều góc độ đậm nhạt, dày mỏng khác nhau. Những rừng cây bụ bẫm còn đang ở màu nâu hồng chưa có đủ chất diệp lục để chuyển sang màu xanh. Những lá cời non mới thoáng một chút xanh vừa ra khỏi màu nâu vàng. Những lá xưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh ngọc thạch với những chùm hoa nhỏ li ti và trắng như những hạt mưa bay. Những chiếc lá ngoã non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ. Tất cả những sắc non tơ ấy in trên nền xanh sẫm đậm đặc của những tán lá già của những cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chúm bao…
Nhưng không phải chỉ có màu xanh mà thôi, giữa những đám lá sồi xanh, có những đám lá già còn rớt lại đỏ như những viên hồng ngọc. Lác đác trên nhiều cành, còn có những chiếc lá già đốm vàng, đốm đỏ, đốm tía, và kìa, ở tận cuối xa, những chùm lá lại vàng lên chói chang như những ngọn lửa thắp sáng cả một vùng. Nắng đậm dần lên chiếu qua các tầng lá đủ màu sắc rọi xuống tạo ra một vùng ánh sáng mờ tỏ chỗ lam, chỗ hồng, có chỗ nắng chiếu vào những hạt sương tóe lên những tia ngũ sắc ngời ngời như ta nhìn qua những ống kính vạn hoa.
Trong bầu ánh sáng huyền ảo ấy, hôm nay diễn ra một buổi hội của một số loài chim.
(Ngô Quân Miện)
I. Đọc thành tiếng:
Đọc thành tiếng một đoạn của bài đọc trên phiếu thăm:
II. Đọc thầm và làm bài tập
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Trong bài, sự vật nào được so sánh với chiếc khăn voan?
A. Trời xuân
B. Vệt sương.
C. Rừng xuân.
D. Ánh mặt trời
Câu 2. Lá cây nào được so sánh với “Thứ lụa xanh màu ngọc thạch’?
A. Lá cời
B. Lá ngõa.
C. Lá sưa.
D. Lá sồi
Câu 3. Cây nào còn sót lại đốm lá già đỏ như những viên hồng ngọc?
A. Cây sồi
B. Cây vải.
C. Cây dâu da.
D. Cây cơm nguội
Câu 4. Bài văn miêu tả cảnh gì?
A. Cảnh ngày hội mùa xuân
B. Cảnh ngày hội của các loài chim.
C. Cảnh rừng xuân.
D. Cảnh buổi chiều
Câu 5. Dấu hai chấm trong câu “ Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc, …” có tác dụng gì?
A. Dẫn lời nói trực tiếp
B. Dẫn lời giới thiệu.
C. Liệt kê.
D. Ngắt câu
Câu 6. Dòng nào nêu những hành động thể hiện con người có lòng dũng cảm?
A. Chống lại cái ác, bênh vực lẽ phải.
B. Trả lại của rơi cho người đánh mất.
C. Dám nói lên sự thật.
D. Không nhận sự thương hại của người khác
Câu 7. Câu kể “Sầu riêng là loại trái cây quý của miền Nam” dùng để làm gì?.
A. Khẳng định.
B. Sai khiến.
C. Giới thiệu.
D. Nhận định
Câu 8. Đặt một câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu “Cao Bá Quát là một người Văn hay chữ tốt”.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả: Nghe – viết
THĂM NHÀ BÁC
Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng soi tăm cá
Có bưởi, cam thơm, mát bóng dừa. (...)
Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, dơn chăn gối
Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn. (...)
Con cá rô ơi, chớ có buồn
Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn
Dừa ơi, cứ nở hoa đơm trái
Bác vẫn chăm tay tưới uots bồn.
Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Nhý dòng sông chảy nặng phù sa.
(Tố Hữu)
II. Tập làm văn
Đề bài: Em hãy viết bài văn miêu tả một loại cây mà em yêu thích.
Đáp án:
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng: (2 điểm)
BÀI ĐỌC
ĐẢO SAN HÔ
Cách Bà Rịa khoảng năm trăm cây số về phía đông nam bờ biển nước ta có một chùm đảo san hô nhiều màu. Đó là quần đảo Trường Sa, mảnh đất xa xôi nhất của Tổ quốc ta. Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung. Mỗi một đảo là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt nước biển Đông xanh mênh mông.
CH: Đảo hô có ở quần đảo nào của nước ta?
CÂY XOÀI
Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư.Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn mang biếu chú Tư vài chục quả. Lần này chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú ra đốn phần cây xoài ngả sang vườn nhà chú. Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra. Ba tôi về thấy vậy chỉ lắc đầu mà không nói gì.
CH: Vì sao cây soài nhà bạn nhỏ lại nghiêng sang nhà chú Tư?
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ (0,25 điểm).
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,25 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm).
+ Ngắt hơi đúng các câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,25 điểm.
(Ngắt hơi sai từ 2 đến 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt hơi sai quá 4 chỗ: 0 điểm).
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: (0,25 điểm).
(Chưa biểu cảm: 0 điểm).
+ Tốc độ đọc (khoảng 80-100 tiếng) không quá 1 phút: 0,25 điểm.
(Chưa rõ ràng: 0,5 điểm; sai: 0 điểm).
II. Đọc hiểu
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 |
A |
1 |
2 |
C |
1 |
3 |
A |
1 |
4 |
C |
1 |
5 |
C |
1 |
6 |
C |
1 |
7 |
A |
1 |
Câu 8: (1đ) “Ai là một người Văn hay chữ tốt?”
B. Kiểm tra Viết
I. Hướng dẫn chấm
- Bài kiểm tra cho theo thang điểm 10.
- Sau khi cộng với phần điểm đọc thành tiếng thành điểm của môn tiếng Việt đọc mới được làm tròn thành số nguyên (Thí dụ: 9.25 làm tròn thành 9; 9.5 làm tròn thành 10).
II. Đáp án - biểu điểm
Câu 1. Chính tả (3 điểm)
- Bài viết rõ ràng, chữ viết đẹp, đúng mẫu, không mắc lỗi chính tả: 2 điểm
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh điệu, không viết hoa theo quy định ): trừ 0,15 điểm. (Những lỗi sai giống nhau hoàn toàn chỉ trừ một lần điểm).
- Nếu chữ viết không rõ ràng, khoảng cách, kiểu chữ không đúng, trình bày chưa đẹp trừ toàn bài 0,5 điểm.
Câu 2. Tập làm văn 7 điểm
Đề bài: Viết một bài văn tả một loại cây mà em yêu thích.
* Yêu cầu cần đạt
- Thể loại: HS viết một bài văn theo thể loại tả cây cối.
- Nội dung: 6điểm
+ HS biết trình bày rõ ba phần của một bài văn: phần đầu, phần chính, phần cuối.
+ HS biết tả cây cối theo trình tự bài văn.
- Hình thức: 1 điểm
Bố cục rõ ràng cân đối, chuyển đoạn rõ.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.
+ Chữ viết rõ, dễ đọc, đúng chính tả.
+ Bài làm sạch sẽ, không bôi xoá tuỳ tiện.
* Đánh giá cho điểm: Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt, chữ viết. GV có thể cho điểm các mức 2,5 điểm, 2 điểm, 1,5 điểm….
Tham khảo:
Mùa xuân không chỉ rực rỡ với ánh vàng óng của nắng, với sắc hồng phai của đào, sắc vàng tươi của mai, mùa xuân còn là thời điểm mà muôn khóm hồng bung xòe những cánh hoa nhiều sắc của mình. Tôi thích nhất là những đóa hồng nhung đỏ rực.
Nhà tôi trồng một khóm hồng nhung trước cổng, trong chiếc bồn sứ trắng ngần. Ngày mới đem về, hồng chỉ có vài nhánh cây thấp bé. Chẳng bao lâu, khóm hồng đâm chồi, vươn cành rồi xanh tốt um tùm. Mỗi cây hoa mảnh mai, chỉ to bằng đốt ngón tay, nhưng cao phải gần hai mét. Chúng không mọc thẳng mà uốn lượn, đan cài vào nhau một cách mềm mại. Thân cây được khoác một lớp vỏ xanh ngọc biêng biếc. Lá cây hoa hồng rất đặc biệt, chúng mọc theo từng nhánh quanh thân. Những chiếc lá đã già xanh tươi, óng ả dưới nắng. Còn những chiếc lá còn non trên ngọn nhuộm một màu đỏ thẫm. Có lẽ nào, chúng gần những bông hoa nên màu sắc của hoa đã lan truyền sang lá?
Nhìn kìa, những bông hồng nhung đỏ thắm đang ngả nghiêng theo gió... Hoa to bằng chiếc chén uống trà. Mỗi bông hoa đều có những lớp cánh mềm mại và mịn màng xen kẽ vào nhau. Cánh hoa hình trái tim, màu đỏ, càng vào bên trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt. Mấy cánh hoa khum khum quấn chặt như muốn bảo vệ thứ gì đó quý báu bên trong. Không ít lâu, cánh hoa bung nở, bông hồng chẳng khác nào tà váy của nàng công chúa trong truyện cổ tích. Khi đã bung nở, cánh hoa để lộ nhụy vàng bên trong. Hóa ra, thứ quý báu mà chúng muốn bảo vệ chính là nhụy vàng này đây. Cánh mịn, nhụy tươi đã tạo nên hương thơm ngào ngạt, quyến rũ của những bông hồng nhung. Hồng uống sương đêm, tắm nắng mai nên nó lúc nào cũng tươi mơn mởn như nụ cười người thiếu nữ. Nắng lên, sắc hoa càng lộng lẫy bội phần, mời gọi từng đàn ong bướm dập dìu ghé thăm làm mật. Cây hoa hồng kiêu sa lắm, quanh mép lá là những chiếc răng rưa, khắp thân là vàn chiếc gai nhọn. Răng cưa hay chiếc gai còn để chúng tự bảo vệ mình, nhưng chúng chẳng bao giờ xua đuổi ong bướm. Có lẽ, chúng hiểu ong bướm sẽ điểm tô cho vẻ đẹp kiêu sa của nó. Không chỉ có những bông hoa đã nở rộ, bao nụ hồng còn e ấp trên đài xanh. Chắc chúng đợi nắng tắm, đợi ong gọi mới bừng tỉnh giấc.
Giờ đây, khóm hồng nhung nhà tôi lúc nào cũng rực rỡ. Có những cành vươn ra khỏi bồn, mềm mại rủ xuống mặt đất. Hằng ngày, tôi vẫn thường tưới cho chúng những dòng nước mát rượi, để tiếp sức cho chúng ngày một rực rỡ, ngào ngạt.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
- Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 19 đến Tuần 27 (Tiếng Việt lớp 4 – Sgk tập 2) do HS bốc thăm.
- Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn (thơ) đã đọc theo yêu cầu của giáo viên.
II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)
Em hãy đọc thầm bài văn sau:
HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC
Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.
- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:
- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:
- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.
Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:
- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.
Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:
- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.
Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:
- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.
Lê Ngọc Huyền
Em trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng .
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Câu 1:(0,5đ) Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?
A. Tác dụng của nước.
B. Hình dáng của nước.
C. Mùi vị của nước.
D. Màu sắc của nước
Câu 2:(0,5đ) Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau?
A. Nước có hình chiếc cốc
B. Nước có hình cái bát
C. Nước có hình của vật chứa nó.
D. Nước có hình cái chai
Câu 3:(0,5đ) Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?
A. Nước không có hình dáng nhất định, có hình của vật chứa nó.
B. Nước có hình dáng nhất định.
C. Nước tồn tại ở thể rắn, thể lỏng và thể khí
D. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí.
Câu 4:(0,5đ) Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt?
A. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.
B. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.
C. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.
D. Cả ba ý trên.
Câu 5:(1đ) Nối các câu ở cột A với các kiểu câu ở cột B cho phù hợp.
Câu 6:(0,5đ) Dấu gạch ngang trong câu: - Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? có tác dụng gì?
A. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
D. Cả ba ý trên.
Câu 7:(0,5đ) Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc..................à?
A. nhỏ xinh
B. xinh xinh
C. xinh tươi
D. xinh xắn
Câu 8:(1đ) Viết tiếp bộ phận vị ngữ để tạo thành câu kể Ai làm gì?
Bác Tủ Gỗ……………………………………
Câu 9:(1 điểm) Chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi và 1 câu khiến: “Nam học bài.”
- Câu hỏi:
- Câu khiến:
Câu 10:(1đ) Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác em cần lưu ý điều gì?
Hãy viết một câu để bày tỏ ý kiến của mình.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm) - 15 phút:
GV đọc cho học sinh viết đoạn văn sau:
Hình dáng của nước
Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:
- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.
Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:
- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.
Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:
- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.
II. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Em hãy miêu tả một loài cây mà em yêu thích nhất.
Đáp án
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng: 3 điểm
Tiêu chí |
Điểm |
* Đọc đúng tiếng, đúng từ; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa
|
0,5 Điểm
|
* Biết nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm của bài
|
0,5 Điểm
|
* Giọng đọc bước đầu có biểu cảm
|
0,5 Điểm
|
* Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu
|
0,5 Điểm
|
* Trả lời đúng ý câu hỏi
|
1 Điểm
|
II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 |
B |
0,5 |
2 |
C |
0,5 |
3 |
A |
0,5 |
4 |
D |
0,5 |
6 |
B |
0,5 |
7 |
C |
0,5 |
Câu 5: (1đ) Nối các câu ở cột A với các kiểu câu ở cột B cho phù hợp.
Câu 8: (1đ) Viết tiếp bộ phận vị ngữ để tạo thành câu kể Ai làm gì?
Bác Tủ Gỗ giảng giải để các bạn hiểu về hình dạng của nước.
Hoặc: Bác Tủ Gỗ nói(phân tích) để các bạn hiểu về hình dạng của nước.
Câu 9: (1đ) Chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi và 1 câu khiến: Nam học bài.
- Câu hỏi: Nam học bài phải không?
- Câu khiến: Nam hãy học bài đi!
HS đặt câu đúng theo cách khác cho điểm tương đương.
Câu 10 : (1đ) Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác con cần có thái độ như thế nào?
Hãy viết một câu để bày tỏ ý kiến của mình.
Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác con cần có thái độ bình tĩnh, tôn trọng ý kiến của người khác.
Hoặc: Cần có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận….
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm) - 15 phút: Bài " Hình dáng của nước" đoạn(Từ: Chai Nhựa gần đấy… hết)
- Tốc độ đạt yêu cầu: chữ viết rõ ràng; Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm
- Viết đúng chính tả: 1 điểm (Mắc lỗi chính tả trong bài như: Viết sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định: trừ 0,25 đ/ lỗi. Trong một bài viết, các lỗi giống nhau chỉ tính là một lỗi và trừ một lần điểm.)
II. Tập làm văn: (8 điểm) - 40 phút:
STT |
Điểm thành phần |
|
Mức điểm |
1 |
Mở bài |
Giới thiệu cây định tả: Cây gì? trồng ở đâu? Cây đó có gì đặc biệt với em. |
1 điểm |
2 |
Thân bài |
- Miêu tả được các đặc điểm của một cây theo trình tự hợp lí, lô gic, câu văn có hình ảnh
|
4 điểm |
3 |
Kết bài |
Nêu cảm nghĩ về cây vừa tả, yêu mến, cách chăm sóc, bảo vệ… |
1 điểm |
4 |
Chữ viết, chính tả |
Chữ viết đúng kiểu, đúng cỡ, rõ ràng |
0,5 điểm |
5 |
Dùng từ, đặt câu |
Từ, câu phù hợp, có hình ảnh |
0,5 điểm |
6 |
Sáng tạo |
- Bài viết có ý độc đáo
|
1 điểm |
Tùy từng mức độ của học sinh, GV cho điểm từ 8 -7,5 – 6 - 6,5 - 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 - 3,5 - 3 - 2,5 – 2 - 1,5 – 1 - 0,5 |
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28 có đáp án (Phiếu số 5)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1: Em hãy nối câu chuyện với nhân vật tương ứng xuất hiện trong câu chuyện đó
1. Bốn anh tài |
a. con chó săn |
2. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa |
b. Ga-li-lê |
3. Khuất phục tên cướp biển |
c. Bác sĩ Ly |
4. Ga-vrốt ngoài chiến lũy |
d. Cẩu Khây |
5. Dù sao thì trái đất vẫn quay |
e. Trần Đại Nghĩa |
5. Con sẻ |
f. Ga-vrốt |
Câu 2: Bài tập đọc nào thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất?
a) Bốn anh tài
b) Khuất phục tên cướp biển
c) Chuyện cổ tích về loài người
d) Bè xuôi sông La
e) Thắng biển
f) Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
g) Trống đồng Đông Sơn
Câu 3: Những bài tập đọc nào thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu?
a) Sầu riêng
b) Chợ Tết
c) Trống đồng Đông Sơn
d) Hoa học trò
e) Đoàn thuyền đánh cá
f) Bè xuôi sông La
Câu 4: Trong những bài tập đọc sau, bài nào không thuộc chủ điểm Những người quả cảm?
a) Bài thơ về tiểu đội xe không kính
b) Ga-vrốt ngoài chiến lũy
c) Chuyện cổ tích về loài người
d) Dù sao trái đất vẫn quay
e) Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Câu 5: Phát hiện lỗi sai trong những câu sau:
a. Lan mải miếc đuổi theo chú chuồn chuồn màu xanh biết trên cánh đồng.
b. Cuột thi còn chưa bắt đầu mà đã có người bị chuốc say. Tinh thần chếnh choáng, vì không giữ được bình tĩnh mà họ đều trở thành những kẻ nuốc lời.
Câu 6: Phát hiện lỗi sai trong những câu sau:
a. Đêm tối, ở lại một nơi heo húc như thế này khiến người ta không khỏi lo lắng, bức rức không yên.
b. Bểnh tìn mải vẫn không có tiến triển khiến anh ấy mất niềm tinh vào cuộc sống.
Câu 7: Đọc đoạn văn nói về bác sĩ Ly trong Khuất phục tên cướp biển vào nối câu văn với dạng câu kể tương ứng dưới đây.
Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ và hiền hậu. Nhưng ông cũng rất dũng cảm. Trước thái độ côn đồ của tên cướp biển, ông rất điềm tĩnh và cương quyết. Vì vậy ông đã khuất phục được tên cướp biển.
1. Câu kể Ai thế nào? |
a. Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ và hiền hậu. |
2. Câu kể Ai là gì? |
b. Ông cũng rất dũng cảm. Trước thái độ côn đồ của tên cướp biển, ông rất điềm tĩnh và cương quyết. |
3. Câu kể Ai làm gì? |
c. Vì vậy ông đã khuất phục được tên cướp biển. |
Câu 8: Em hãy điền dấu câu thích hợp vào trong những chỗ trống sau:
Tuần trước, tôi về thăm trường cũ. Tại nơi này, tình cờ tôi gặp lại những người bạn từ thuở thiếu thời. Lan ……….. lớp trưởng gương mẫu và Lâm …… cậu học sinh cá biệt của lớp. Lâm vui vẻ bắt chuyện……
….. Chà chàng bác sĩ tương lai, còn nhớ tôi không……..
Lan vẫn chu đáo như xưa, lấy vội chiếc ghế rồi bảo tôi……
……..Tuấn lại đây ngồi đi………
Câu 9: Con hãy nối các câu thành ngữ, tục ngữ sau đây với ý nghĩa tương ứng ở bên phải:
1. Đẹp người đẹp nết |
a. Gía trị cao quý của con người |
2. Người ta là hoa đất |
b. Người bề ngoài đẹp, tính nết cũng tốt. |
3. Vào sinh ra tử |
c. Ca ngợi ý chí, nghị lực của con người vượt lên trên tất cả khó khăn, thử thách |
4. Nước lã mà vã nên hồ/Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan |
d. Trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm, kề bên cái chết |
Câu 10: Hãy viết một đoạn văn kể về các bạn và những chuyện diễn ra trong một buổi sinh hoạt lớp, em có sử dụng câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
Đáp án:
Câu 1:
Liệt kê các nhân vật xuất hiện trong các câu chuyện đã cho
- Bốn anh tài: Cẩu Khây, Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng, yêu tinh, bà lão chăn bò
- Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa: Trần Đại Nghĩa
- Khuất phục tên cướp biển: Bác sĩ Ly, tên cướp biển
- Ga-vrốt ngoài chiến lũy: Ga-vrốt, Ăng-giôn-ra, Cuốc-phây-rắc
- Dù sao trái đất vẫn quay: Cô-péc-ních, Ga-li-lê
- Con sẻ: Sẻ mẹ, sẻ con, con chó săn, nhân vật tôi
Từ đó soi vào bài tập ta có kết quả sau:
1 - d: Bốn anh tài – Cẩu Khây
2 – e: Anh hùng Trần Đại Nghĩa – Trần Đại Nghĩa
3 – c: Khuất phục tên cướp biển – Bác sĩ Ly
4 – f: Ga-vrốt ngoài chiến lũy – Ga-vrốt
5 – b: Dù sao thì trái đất vẫn quay – Ga-li-lê
6 – a: Con sẻ - con chó săn
Đáp án đúng: 1 – d, 2 – e, 3 – c, 4 – f, 5 – b, 6 – a
Câu 2:
Các bài tập đọc thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất là:
- Bốn anh tài
- Chuyện cổ tích về loài người
- Bè xuôi sông La
- Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
- Trống đồng Đông Sơn
Câu 3:
Những bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôi màu là:
- Sầu riêng
- Chợ Tết
- Hoa học trò
- Đoàn thuyền đánh cá
Câu 4:
Trong những bài tập đọc đã cho, bài tập đọc không thuộc chủ điểm Những người quả cảm đó là:
- Chuyện cổ tích về loài người
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Câu 5:
a. Lan mải miếc đuổi theo chú chuồn chuồn màu xanh biết trên cánh đồng.
Sửa lỗi: miếc -> miết, biết -> biếc
b. Cuột thi còn chưa bắt đầu mà đã có người bị chuốc say. Tinh thần chếnh choáng, vì không giữ được bình tĩnh mà họ đều trở thành những kẻ nuốc lời.
Sữa lỗi: cuột -> cuộc, nuốc -> nuốt
Câu 6:
a. Đêm tối, ở lại một nơi heo húc như thế này khiến người ta không khỏi lo lắng, bức rức không yên.
Sửa lỗi: húc -> hút, rức -> rứt
b. Bểnh tìn mải vẫn không có tiến triển khiến anh ấy mất niềm tinh vào cuộc sống.
Sửa lỗi: Bểnh -> bệnh, tìn -> tình, tinh -> tin
Câu 7:
- Câu kể Ai thế nào?
Ông cũng rất dũng cảm. Trước thái độ côn đồ của tên cướp biển, ông rất điềm tĩnh và cương quyết.
- Câu kể Ai là gì?
Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ và hiền hậu.
- Câu kể Ai làm gì?
Vì vậy ông đã khuất phục được tên cướp biển.
Câu 8:
Các dấu câu được điền vào các chỗ trống như sau:
Tuần trước, tôi về thăm trường cũ. Tại nơi này, tình cờ tôi gặp lại những người bạn từ thuở thiếu thời. Lan (–) lớp trưởng gương mẫu và Lâm (–) cậu học sinh cá biệt của lớp. Lâm vui vẻ bắt chuyện(:)
(-) Chà chàng bác sĩ tương lai, còn nhớ tôi không(?)
Lan vẫn chu đáo như xưa, lấy vội chiếc ghế rồi bảo tôi(:)
(-) Tuấn lại đây ngồi đi(!)
Câu 9:
- Đẹp người đẹp nét – Người bề ngoài đẹp, tính nết cũng tốt.
- Người ta là hoa đất – giá trị cao quý của con người
- Vào sinh ra tử - Trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm, cận kề cái chết
- Nước lã mà vã nên hồ/Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan - Ca ngợi ý chí, nghị lực của con người vượt lên trên tất cả khó khăn, thử thách
Câu 10:
Thứ sáu là ngày có tiết sinh hoạt của lớp em. Mở đầu, lớp trưởng Lan sẽ lên tổng kết hoạt động của lớp trong tuần vừa qua. Sau đó, cô chủ nhiệm nhận xét và thưởng phạt đối với từng trường hợp trong lớp. Đồng thời, cô cũng phổ biến cho chúng em phương hướng cũng như những hoạt động trong tuần tới. Sau khi đã giải quyết xong công việc của lớp thì sẽ đến phần giao lưu văn nghệ. Không khí sôi nổi hẳn lên. Các bạn đều hào hứng và mong chờ. Những hoạt động như thế này sẽ giúp cả lớp gắn kết với nhau hơn.
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án hay khác:
ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Đề thi, chuyên đề,bài tập cuối tuần Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo...
4.5 (243)
799,000đ
99,000 VNĐ
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi các môn lớp 4 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk các môn lớp 4.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4