Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31 (cả ba sách)
Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách cả năm bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31 Chân trời sáng tạo
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31 Kết nối tri thức
Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CD
Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31 (sách cũ)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
I- Bài tập về đọc hiểu
Đi tìm quặng giữa ngày xuân
Đứng trên vỉa rừng, tôi nhìn xuống sông Đà. Dòng nước loang loáng chảy xuôi, sáng nay, như thêm rộng thêm tươi. Mưa phùn nhẹ nhàng bay, xóa nhòa những vết nhăn trên mặt sông. Mùa xuân đã về trên Tây Bắc. Những cánh hoa đầu mùa cũng bắt đầu khoe sắc xuân.
Chúng tôi xác định điểm khảo sát trên bản đồ, rồi men theo bờ sông, ngược dòng, lên tận ngọn nguồn một con suối. Đây là một vùng hoang vắng, phải phát lối mà đi. Những nhát búa đầu tiên trên những tảng đá đen sẫm làm rung chuyển cả một vùng. Chúng tôi phải mở đường xuyên mãi vào rừng, ngược mãi lên ngọn suối để nghiên cứu vùng đá có chứa quặng sắt. Vượt những vỉa đá nằm chắn ngang đường thật là gian khổ nhưng băng qua những thác khô còn khó khăn hơn: thác càng khô rêu càng ẩm, đường càng trơn. Người đi phải thận trọng từng bước để bảo vệ các máy móc mang theo.
Mải mê nghiên cứu, chúng tôi không ai chú ý đến thời gian. Những hòn cuội màu đỏ nâu, long lanh ánh thép, đang nằm dưới lòng suối thu hút tâm trí chúng tôi. Tôi sục tay xuống suối, nhặt một hòn cuội đặt vào tảng đá rồi dạng chân chèo, né mình quai búa. Ngọn lửa tóe ra, một mùi khét bốc lên
- Loại sắt tốt đấy!
Chúng tôi chuyền tay nhau ngắm nghía mảnh quạng, lòng hân hoan khó tả. Người ta thường nói “vui như Tết”. Cái vui Tết của chúng tôi lại là cái vui tìm được quặng vào giữa những ngày đầu xuân.
(Theo Vương Hồng)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Cảnh đẹp mùa xuân ở vùng Tây Bắc được miêu tả bằng những hình ảnh nào?
a- Dòng nước rộng hơn, tươi hơn; mưa phùn gợn những vết nhăn trên mặt sông; cánh hoa nở báo mùa xuân
b- Dòng nước loang loáng chảy xuôi; mưa phùn nhẹ nhàng bay; cánh hoa đầu mùa bắt đầu khoe sắc xuân.
c- Mưa phùn gợn những vết nhăn trên mặt sông; mùa xuân đã về trên Tây Bắc; cánh hoa nở khoe sắc xuân
Câu 2. Câu văn nào miêu tả rõ nhất khó khăn của đoàn địa chất trên đường đi tìm quặng?
a- Chúng tôi xác định điểm khảo sát trên bản đồ, rồi men theo bờ sông, ngược dòng, lên tận ngọn nguồn một con suối.
b- Chúng tôi phải mở đường xuyên mãi vào rừng, ngược mãi lên ngọn suối để nghiên cứu vùng đá có chứa quặng sắt
c- Vượt những vỉa đá nằm chắn ngang đường thật là gian khổ nhưng băng qua những thác khô còn khó khăn hơn: thác càng khô rêu càng ẩm, đường càng trơn.
Câu 3. Từ nào có thể thay thế cho từ hân hoan trong câu “Chúng tôi chuyền tay nhau ngắm nghía mảnh quặng, lòng hân hoan khó tả”?
a- Háo hức
b- Hồi hộp
c- Vui sướng
Câu 4. Bài văn muốn nói lên điều gì?
a- Miêu tả con đường đi tìm quặng và niềm vui của những người địa chất khi tìm thấy quặng
b- Miêu tả con đường đi tìm quặng và niềm vui của những người địa chất khi mùa xuân đến
c- Miêu tả vẻ đẹp cảnh vật vùng Tây Bắc và niềm vui của những người địa chất trên đường đi tìm quặng
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Tìm từ ngữ có tiếng in đậm và ghi vào chỗ trống:
- lanh / (M: long lanh) |
- nanh /…………. .…….. |
- lang / ……………….. |
- nang /………………….. |
- lẻo /…………………. |
- nẻo /……………………. |
- nỗi /………………….. |
- lỗi /…………………….. |
Câu 2. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu sau:
a) Trên bầu trời cao trong xanh, những cánh diều đang chao lượn
b) Ngay giữa vườn, trên tán cây mít, bầy chim sâu rủ nhau về làm tổ
c) Vào khoảng tháng hai, trên khắp các cành cây, lộc non lại đâm ra tua tủa.
Câu 3. Nối trạng ngữ ở cột trái với vế câu thích hợp ở cột phải rồi chép lại câu đã hoàn chỉnh:
(1) Trên đường phố |
(a) mặt trời nhô lên đỏ ửng cả một vùng |
(2) Trước cổng trường |
(b) khoảng trời trở nên trong vắt, cao lồng lộng |
(3) Xa xa, sau dãy núi còn mờ hơi sương |
(c) các bạn học sinh đã tập trung đông đủ |
(4) Trong khoảng đêm sâu thẳm |
(d) người và xe đi lại tấp nập |
(1)……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
(2)……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
(3)……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
(4)……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
Câu 4. Viết đoạn văn tả một vài đặc điểm ngoại hình hoặc hoạt động của một con vật nuôi trong nhà hoặc ở vườn thú mà em quan sát được
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
Phần I.
1.b 2.c 3.c 4.a
Phần II.
Câu 1. VD
- nanh vuốt (hoặc răng nanh, nanh nọc…)
- lang thang (khoai lang, thầy lang..) / nở nang (nể nang …)
- lỏng lẻo (leo lẻo , mách lẻo) / nẻo đường (khắp nẻo…..)
- lỗi lầm (mắc lỗi, hối lỗi..) / nỗi niềm (nỗi buồn, khốn nỗi…)
Câu 2.
a) Trên bầu trời cao trong xanh, những cánh diều đang chao lượn
b) Ngay giữa vườn, trên tán cây mít, bầy chim sâu rủ nhau về làm tổ
c) Vào khoảng tháng hai, trên khắp các cành cây, lộc non lại đâm ra tua tủa.
Câu 3. Giải đáp
a) Nối:
(1) – (d) (2) – (c)
(3) – (a) (4) – (b)
b) (1) Trên đường phố, người và xe đi lại tấp nập
(2) Trước cổng trường, các bạn học sinh đã tập trung đông đủ
(3) Xa xa, sau dãy núi còn mờ hơi sương, mặt trời nhô lên đỏ ửng cả một vùng
(4) Trong khoảng đêm sâu thẳm, khoảng trời trở nên trong vắt, cao lồng lộng
Câu 4. Tham khảo:
(1) Chú lợn này có chiếc mõm dài nom thật ngộ nghĩnh. Trên mõm có hai lỗ mũi lúc nào cũng ướt. Mõm lợn không ngớt cử động, lúc thì ủi phá, lúc táp thức ăn, lúc thì kêu eng éc. Hai tai lợn to bằng hai bàn tay em cụp xuống. Đôi mắt lúc nào cũng ti hí, chẳng mấy khi mở to. Thân lợn thon dài. Em thường cho nó ăn no nên bụng nó lúc nào cũng căng tròn. Khi ăn, chiếc đuôi cứ ngoe nguẩy ra chiều mừng rỡ. Thích nhất là lúc lợn ăn no, em chỉ cần gãi gãi vài cái vào lưng là chú ta lăn kềnh ra đất, phơi cái bụng trắng hếu trông thật ngộ…
(Theo Nguyễn Phương Quỳnh)
(2) Chị gà oai vệ bước đi giữa đàn con bé nhỏ. Đến một mô đất xốp, chị đưa đôi chân nứt nẻ bám đầy bụi đất ra bới bới, mồm “cục, cục” gọi con. Dưới chân chị, một con giun múp míp đang quằn quại. Lũ gà con tranh nhau xô tới, có con va vào nhau ngã lăn ra đất rồi lại đứng dậy giũ đôi cánh bé xíu, hối hả lao theo đàn. Lũ “quỷ con” quây quanh chân mẹ, tranh giành con giun béo. Gà mẹ bèn lấy mỏ và chân xé mồi ra từng mảnh nhỏ để phân phát cho các con. Ăn xong, gà mẹ dẫn đàn con đến bên một bát sanh đựng đầy nước. Làn theo mẹ, bầy gà con vục những chiếc mỏ xinh xinh vào bát nước, uống một cách con lành.
(Theo Hoàng Anh)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Quê ngoại
Nắng chiều ở quê ngoại
Óng ả vàng ngọn chanh
Lích chích trên cành khế
Tiếng chim trong lá xanh.
Những ngày ở quê ngoại
Tắm mát trên dòng dông
Rất nhiều hoa cỏ lạ
Thoang thoảng hương trên đồng.
Em đi trên bờ lúa
Lấp lánh những giọt sương
Một ngày thật êm ả
Hiền như cỏ ven đường.
Rồi mai về thành phố
Bao nhiêu là khói xe
Miên man em cứ nhớ
Quê ngoại với nắng hè.
(Theo Phạm Thanh Chương)
a) Bạn nhỏ trong bài thơ về quê ngoại trong mùa nào?
b) Bài thơ nhắc đến những loài cây nào ở quê ngoại?
c) Bài thơ còn nhắc đến những sự vật nào khác ở quê ngoại?
d) Bạn nhỏ cảm nhận vẻ đẹp của quê ngoại nhờ những giác quan nào?
e) Em hiểu hai câu thơ: “Nắng chiều ở quê ngoại. Óng ả vàng ngọn chanh.” như thế nào?
Câu 2: Gạch dưới các từ ngữ chỉ nơi chốn, địa điểm trong mỗi câu sau:
a. Mặc dù sức khỏe yếu nhưng tôi vẫn xuống đồng cấy lúa cho kịp vụ xuân.
b. Tại sân trường tôi, ngày hội trại đang diễn ra long trọng.
c. Trong sân trường tôi, khu vực nào cũng thấy trẻ nô đùa vui vẻ.
d. Sau khu lớp học, sân tập luyện của đội bóng nhí của trường tôi được xây dựng khang trang.
Câu 3: Với các trang ngữ chỉ nơi chốn, địa điểm sau, em hãy viết thành câu hoàn chỉnh.
a) Phía bên bờ sông, …
b) Ở cuối khu phố nhà em, …
c) Trong những khu chung cư gần nhà em, …
Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau và nói rõ bộ phận đó giữ chức vụ gì trong câu:
a. Ngoài đường, những chiếc lá bay lả tả.
b. Ở hiên trước, một cụ già trên 80 tuổi, râu tóc bạc phơ, đang ngồi sưởi nắng.
c. Mùa xuân đã về trên những bản làng người Dao.
Câu 5:Hãy viết một đoạn văn miêu tả có câu mở đoạn như sau:
“Cún là chú chó đáng yêu.”
Đáp án:
Câu 1:
a. Bạn nhỏ trong bài thơ về quê vào mùa hè.
b. Bài thơ nhắc đến những loài cây ở quê ngoại đó là: cây chanh, cây khế, cây lúa.
c. Nắng chiều, chim chóc, dòng sông, hoa cỏ lạ, đồng lúa, giọt sương, cỏ ven đường.
d.
- Thị giác (bằng mắt): màu vàng óng ả, màu xanh,
- Thính giác (bằng tai): tiếng chim kêu trong cành lá xanh
- Khứu giác (bằng mũi): thoang thoảng mùi thơm của cỏ lạ
- Xúc giác (bằng tay, qua da): cảm nhận được sự mát mẻ từ dòng nước trên sông qua da.
e. Nắng chiều óng ả chiếu xuống ngọn cây chan khiến cho ngọn cây chanh như được nhuộm một màu vàng óng ả.
Câu 2:
a. Mặc dù sức khỏe yếu nhưng tôi vẫn xuống đồng cấy lúa cho kịp vụ xuân.
b. Tại sân trường tôi, ngày hội trại đang diễn ra long trọng.
c. Trong sân trường tôi, khu vực nào cũng thấy trẻ nô đùa vui vẻ.
d. Sau khu lớp học, sân tập luyện của đội bóng nhí của trường tôi được xây dựng khang trang.
Câu 3:
a) Phía bên bờ sông, dân chài í ới gọi nhau đi chợ sớm.
b) Ở cuối khu phố nhà em, cây hoa ngọc lan tỏa hương ngào ngạt.
c) Trong những khu chung cư gần nhà em, người ta mới trông thêm nhiều cây xanh.
Câu 4:
a. Ngoài đường, những chiếc lá bay lả tả.
- Ở đâu những chiếc lá bay lả tả?
b. Ở hiên trước, một cụ già trên 80 tuổi, râu tóc bạc phơ, đang ngồi sưởi nắng.
- Cụ già trên 80 tuổi, râu tóc bạc phơi, đang ngồi sưởi nắng ở đâu?
c. Mùa xuân đã về trên những bản làng người Dao.
- Mùa xuân đã về ở đâu?
Bộ phận in đậm trong các câu trên giữ chức vụ làm trạng ngữ.
Câu 5:
Cún là chú chó đáng yêu. Nó năm nay vừa tròn một tuổi. Thân hình Cún mập mạp to hơn cái phích nước. Cún có bộ lông màu xám. Đầu chú hình tam giác nổi bật với đôi mắt đen láy to chừng hạt nhãn. Chiếc mũi đen ươn ướt hay nghít ngửi. Đôi tai của Cún to bằng cái lá cam vểnh lên nghe ngóng khi có tiếng động lạ rồi lại cụp xuống lúc bình thường. Đôi chân ngắn nhưng chạy thoăn thoắt. Dưới bàn chân Cún có những móng vuốt sắc để rình bắt chuột cùng với bác Mèo. Em rất yêu Cún, em sẽ chắm sóc nó cẩn thận.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1. Gạch dưới những từ ngữ miêu tả các bộ phận của con ngựa.
Con ngựa
Hai tai to dựng đứng trên cái đầu rất đẹp. Hai lỗ mũi ươn ướt đông đậy hoài. Mỗi khi nó nhếch môi lên lại để lộ hai hàm răng trắng muốt. Bờm nó được cắt rất phẳng. Ngực nở. Bốn chân nó khi đứng cũng cứ giậm lộp cộp trên đất. Cái đuôi dài ve vẩy hết sang phải lại sang trái.
Câu 2. Viết lại những đặc điểm chính của mỗi bộ phận được miêu tả vào bảng dưới đây:
Các bộ phận |
Những đặc điểm chính (từ ngữ miêu tả) |
|
|
Câu 3. Quan sát các bộ phận của một con vật mà em yêu thích và tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của các bộ phận đó
Con vật em chọn để quan sát, miêu tả:........................
Các bộ phận |
Những đặc điểm chính (từ ngữ miêu tả) |
|
|
Câu 4. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu ở cột A. Viết vào chỗ trống ở cột B ý nghĩa của mỗi trạng ngữ đó.
A |
B |
a) Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở tưng bừng. b) Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào, hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô. |
Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa .......................... Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa .......................... |
Câu 5. Đặt câu hỏi cho bộ phận trạng ngữ tìm được trong mỗi câu ở bài tập 1:
- Câu hỏi cho trạng ngữ của câu a:
- Câu hỏi cho trạng ngữ của câu b:
Câu 6. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ chỉ nơi chốn trong các câu sau:
- Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài.
- Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội.
- Dưới những mái nhà ẩm nước, mọi ngưòi vẫn thu mình trong giấc ngủ mệt mỏi.
Câu 7. Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho các câu sau:
- ............, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình.
- ............, em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu.
- ............, hoa đã nở.
Câu 8. Các câu dưới đây chỉ mới có trạng ngữ. Hãy thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh những câu ấy:
a) Ngoài đường,...................
b) Trong nhà,.................
c) Trên đưòng đến trường,...............
d) Ở bên kia sưòn núi,.............
Câu 9. Đoạn văn dưới đây đã có câu mở đoạn. Em hãy viết tiếp một số câu miêu tả các bộ phận của gà trống để làm nổi bật vẻ đẹp của nó.
Ví dụ: thân hình, bộ lông, cái đầu (mào, mắt), cánh, đôi chân, đuôi.
Chú gà nhà em đõ ra dàng một chú gà trống đẹp.
Đáp án:
Câu 1. Gạch dưới những từ ngữ miêu tả các bộ phận của con ngựa.
Con ngựa
Hai tai to dựng đứng trên cái đầu rất đẹp. Hai lỗ mũi ươn ướt đông đậy hoài. Mỗi khi nó nhếch môi lên lại để lộ hai hàm răng trắng muốt. Bờm nó được cắt rất phẳng. Ngực nở. Bốn chân nó khi đứng cũng cứ giậm lộp cộp trên đất. Cái đuôi dài ve vẩy hết sang phải lại sang trái.
Câu 2. Viết lại những đặc điểm chính của mỗi bộ phận được miêu tả vào bảng dưới đây:
Các bộ phận |
Những đặc điểm chính (từ ngữ miêu tả) |
- Hai tai - Hai lỗ mũi - Hai hàm răng - Bờm - Ngực - Bốn chân - Cái đuôi |
to, dựng đứng trên cái đầu rất đẹp ươn ướt, động đậy hoài trắng muốt được cắt rất phẳng nở khi đứng cũng cứ giậm lộp cộp trên đất dài, ve vẩy, ve vẩy hết sang phải lại sang trái |
Câu 3. Quan sát các bộ phận của một con vật mà em yêu thích và tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của các bộ phận đó.
Con vật em chọn để quan sát, miêu tả: con mèo.
Các bộ phận |
Những đặc điểm chính (từ ngữ miêu tả) |
- thân hình - màu lông - đuôi - mõm - ria mép - hai tai - mắt - chân |
- lớn hơn con chuột một chút - màu xám nâu sầm - to sù nhu bông, uốn cong cong duyên dáng - tròn, xinh xắn - dài - nhỏ xíu như tai chuột - đen, tròn như mắt thỏ - hai chân trước bé hơn hai chân sau, nhỏ xíu, xinh xắn |
Câu 4. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu ở cột A. Viết vào chỗ trống ở cột B ý nghĩa của mỗi trạng ngữ đó.
A |
B |
a) Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở tưng bừng. b) Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào, hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô. |
Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa nơi chốn cho câu. Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa nơi chốn cho câu. |
Câu 5. Đặt câu hỏi cho bộ phận trạng ngữ tìm được trong mỗi câu ở bài tập 1:
- Câu hỏi cho trạng ngữ của câu a:
Mấy cây hoa giấy nở tùng bừng ở đâu?
- Câu hỏi cho trạng ngữ của câu b:
Hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi ở đâu?
Câu 6. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ chỉ nơi chốn trong các câu sau:
- Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài.
- Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội
- Dưới những mái nhà ẩm nước, mọi người vẫn thu mình trong giấc ngủ mệt mỏi.
Câu 7. Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong các câu sau:
- Ở nhà, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình.
- Trên lớp, em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu.
- Trong vườn, hoa đã nở.
Câu 8. Các câu dưới đây chỉ mới có trạng ngữ chỉ nơi chốn. Hãy thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh những câu ấy.
a) Ngoài đường, xe cộ qua lại nườm nượp, mọi người đi lại tấp nập.
b) Trong nhà, em bé đang say ngủ.
c) Trên đường đến trường, em nhìn thấy một bà lão ăn xin rất tội nghiệp.
d) Ở bên kia sườn núi, hoa ban nở trắng một vạt đồi.
Câu 9. Hãy viết một đoạn văn có chứa câu mở đoạn như sau: Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp.
Gợi ý: Viết tiếp một số câu miêu tả các bộ phận của gà trống để làm nổi bật vẻ đẹp của nó: thân hình, bộ lông, cái đầu (mào, mắt), cánh, đôi chân, đuôi.
Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. Chú có thân hình chắc nịch vạm vỡ khác hẳn với bạn gà mái cùng đàn, bộ lông màu đỏ tía pha xanh đen óng ánh, trông chú thật rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời. Dường như chú cũng biết mình đẹp nên bước đi của chú mới ra dáng làm sao. Chú ngẩng cao, kiêu hãnh khoe cái mào đỏ rực. Đôi mắt chú sáng long lanh, linh hoạt chao đi chao lại như có nước. Đuôi của chú thật là tuyệt! Xen lẫn giữa đỏ là dăm ba cọng màu đen dài, cao vóng lên rồi uốn cong xuống nom oai vệ làm sao! Đôi chân chú cao to, xù xì vẩy bóng với cựa dài và móng sắc nhọn - một thứ vũ khí vô cùng lợi hại của chú.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1. a) Viết vào chỗ trống những tiếng:
- Chỉ viết với l không viết với n.
M: làm (không có nàm),
- Chỉ viết với n không viết với l.
M: này (không có lày),
b) Viết ba từ láy:
- Bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi. M: nghỉ ngơi......
- Bắt đầu bằng tiếng có thanh ngã. M: nghĩ ngợi,
Câu 2. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn rồi điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
a) ......... băng trôi .......... nhất trôi khỏi ......... Cực vào............1956. Nó chiếm một vùng rộng 31 000 ki-lô-mét vuông. Núi băng............... lớn bằng nước Bỉ.
(Lúi/Núi, nớn/lớn, Lam/Nam, lăm/năm, này/lày)
b) ............ nước Nga có một sa mạc màu đen. Đá trên sa mạc này .................... màu đen. Khi bước vào sa mạc, người ta có............... giác biến thành màu đen và ...................... thế giới đều màu đen.
(Ở/ỡ, củng/cũng, cảm/cãm, cả/cã)
Câu 3. So sánh cặp câu sau và cho biết tác dụng của phần in đậm:
a) l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
b) Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng
Câu 4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm. Cho biết mỗi bộ phận in đậm bổ sung cho câu ý nghĩa gì.
Phần in đậm |
Câu hỏi |
Bổ sung ý nghĩa gì? |
Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng. |
|
|
Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng. |
|
|
Câu 5. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong mỗi câu sau:
a) Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.
b) Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.
c) Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dạy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.
Câu 6. Viết một đoạn văn ngắn (từ ba đến năm câu) kể về một lần em được đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ. Gạch dưới các bộ phận trạng ngữ.
Đáp án:
Câu 1. a) Tìm và viết vào chỗ trống 3 trường hợp:
- Chỉ viết với l không viết với n
M: làm (không có nàm), lặp, loài, lươn, là, lãi, lim, luôn, loạt, lợi, lí, lẽ, lẫn, lựu, loạn.
- Chỉ viết với n không viết với l
M: này (không có lày), này, nằm, nẫng, nĩa.
b) Tìm 3 lừ láy:
- Bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi.
M: nghỉ ngơi, lảng bảng, bảnh bao, bổi hổi, gửi gắm, lảnh lót, lẩm nhẩm, rủ rê, tủm tỉm
- Bắt đầu bằng tiếng có thanh ngã.
M: nghĩ ngợi, ỡm ờ, bẽ bàng, bẽn lẽn, bỡ ngỡ, cãi cọ, chễm chệ
Câu 2. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
a) Núi băng trôi lớn nhất trôi khỏi Nam Cực vào năm 1956. Nó chiếm một vùng rộng 31 000 ki-lô-mét vuông. Núi băng này lớn bằng nước Bỉ.
b) Ở nước Nga có một sa mạc màu đen. Đá trên sa mạc này cũng màu đen. Khi bước vào sa mạc, người ta có cảm giác biến thành màu đen và cả thế giới đều màu đen.
Câu 3. So sánh cặp câu sau và cho biết tác dụng của phần in đậm:
a) l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
b) Nhờ tinh thần ham học, sau này, l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
Nêu nguyên nhân và thời gian xảy ra cho sự việc được nói tới ở chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm. Cho biết mỗi bộ phận in đậm bổ sung cho câu ý nghĩa gì.
Phần in đậm |
Câu hỏi |
Bổ sung ý nghĩa gì? |
Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng. |
Nhờ đâu l-ren trở thành nhà khoa học nổi tiếng? |
Bổ sung cho câu nguyên nhân. |
Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng. |
Khi nào I-ren trở thành nhà khoa học nổi tiếng |
Bổ sung cho câu ý nghĩa thời gian. |
Câu 5. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu sau:
a) Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.
b) Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.
c) Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sớm sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.
Câu 6. Viết một đoạn văn ngắn (từ ba đến năm câu) kể về một lần em được đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ có trong các câu văn.
Mùa hè vừa qua, em được ba đưa đi thăm biển Mũi Né. Hôm đó, cả nhà em đều dậy sớm để chuẩn bị lên đường. Đồ đạc mẹ đã gói ghém, cẩn thận từ trước. Ai cũng nô nức trước chuyến đi này. Đúng sáu giờ, cả nhà em khởi hành.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31 có đáp án (Phiếu số 5)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1: Ăng-co Vát là một địa danh nổi tiếng ở quốc gia nào?
A. Lào
B. Thái Lan
C. Cam-pu-chia
D. Phi-líp-pin
Câu 2: Ý nghĩa của bài Ăng-co Vát?
A. Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia
B. Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Thái Lan
C. Phong cảnh hữu tình ở Cam-pu-chia thật khiến nhiều người phải say mê ngắm nhìn
D. Khung cảnh rừng thiêng, nước độc ở Thái Lan khiến nhiều người phải dè chừng cảnh giác
Câu 3: Trong bài Con chuồn chuồn nước, chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?
a) Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!
b) Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.
c) Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng.
d) Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh.
e) Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
f) Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ.
g) Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.
Câu 4: Trong bài Con chuồn chuồn nước, tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn?
Câu 5: Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng
Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc lào cũng nong nanh đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ.
Câu 6: Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng
Một ông khách dùng bửa với chủ nhà. Cơm trong rá đả hết mà ông chủ thì vẩn đang mãi nói chuyện về nhà cửa.
Câu 7: Viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về một lần em được đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ:
Câu 8: Tìm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong các câu sau?
a. Trên mặt biển đen sẫm, hòn đảo như một vầng trăng sắp đầy, ngỡ ngàng ánh sáng.
b. Dưới gốc bàng, học sinh đang thi nhau ca hát.
Câu 9: Hoàn thành những câu sau
1. Ngoài đường, |
a. em gặp lại cô giáo cũ. |
2. Trong nhà, |
b. người xe đi lại tấp nập. |
3. Trên đường đến trường, |
c. lũ trẻ đã ngủ say. |
4. Ở bên kia sườn núi, |
d. cây cối như tươi xanh hơn. |
Câu 10: Quan sát và viết một đoạn văn miêu tả một bộ phận của một con vật
Đáp án:
Câu 1:
“Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia…”
Vậy nên Ăng-co Vát là một địa danh nổi tiếng ở Cam-pu-chia
Đáp án đúng: C. Cam-pu-chia
Câu 2:
Ý nghĩa của bài văn Ăng-co Vát
Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia
Đáp án đúng: A.
Câu 3:
Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng những từ ngữ so sánh:
- Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng.
- Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh.
- Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
- Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.
Câu 4:
Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả được thể hiện qua những câu văn miêu tả phong cảnh, sự vật theo tầm cánh bay của chú chuồn chuồn:
- Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.
- Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh.
- Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.
- Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.
Câu 5:
Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc lào cũng nong nanh đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ.
Phát hiện lỗi sai và sửa lại: lào -> nào, nong nanh -> long lanh
Câu 6:
Một ông khách dùng bửa với chủ nhà. Cơm trong rá đả hết mà ông chủ thì vẩn đang mãi nói chuyện về nhà cửa.
Phát hiện lỗi sai và sửa lại: bửa -> bữa, đả -> đã, vẩn -> vẫn, mãi -> mải
Câu 7:
Sáng nay, mẹ thông báo cho em dịp nghỉ lễ này sẽ được về quê thăm ông bà. Tối hôm ấy, em cứ thao thức mãi mới có thể ngủ được. Để kịp giờ xe chạy, mẹ gọi em dậy từ rất sớm. Tờ mờ sáng, mẹ con em đã ra tới bến xe. Trên xe, mẹ kể cho em biết bao nhiêu chuyện hồi còn ấu thơ. Em vừa nghe mẹ kể vừa thiếp đi lúc nào không hay. 12 giờ trưa, hai mẹ con đã đặt chân tới đường làng. Nhìn thấy ngôi nhà quen thuộc, em ào tới mở cửa và chạy thật nhanh ôm lấy ông bà.
Câu 8:
a. Trên mặt biển đen sẫm, hòn đảo // như một vầng trăng sắp đầy, ngỡ ngàng ánh sáng.
TrN CN VN
b. Dưới gốc bàng, học sinh // đang thi nhau ca hát.
TrN CN VN
Các trạng ngữ xác định trong các câu là:
a. Trên mặt biển đen sẫm
b. Dưới gốc bàng
Câu 9:
1 – b: Ngoài đường, người xe đi lại tấp nập.
2 – c: Trong nhà, lũ trẻ đã ngủ say.
3 – a: Trên đường đến trường, em gặp lại cô giáo cũ.
4 – d: Ở bên kia sườn núi, cây cối như tươi xanh hơn.
Câu 10:
Hướng dẫn giải (tả đôi chân của chú mèo)
Chú mèo có bốn chân nhỏ xinh rất đáng yêu. Dưới chân chú có nệm thịt màu hồng giống như da thịt của những em bé. Khi sờ vào thấy mềm mại, có cảm giác rất dễ chịu. Chính nệm thịt này khiến cho Mi Mi đi lại nhẹ nhàng và khoan thai hơn. Mỗi ngày bằng bốn chân ấy, chú đi lại khắp nơi bằng dáng vẻ như đang đi ngao du sông núi. Nhưng đừng nghĩ rằng chú ta hiền lành nhé. Ẩn dưới bốn chân ấy là bộ móng vuốt sắc bén, mỗi khi phát hiện con mồi chỉ cần một cú dướn mình “phóc” một cái con mồi đã nằm gọn trong bộ móng vuốt ấy.
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án hay khác:
ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Đề thi, chuyên đề,bài tập cuối tuần Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo...
4.5 (243)
799,000đ
99,000 VNĐ
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi các môn lớp 4 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk các môn lớp 4.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4