Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 32 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 32 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 32 (cả ba sách)
Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách cả năm bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 32 Chân trời sáng tạo
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 32 Kết nối tri thức
Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CD
Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 32 (sách cũ)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 32 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
I- Bài tập về đọc hiểu
Gấu bông Các-men
Ba năm trước, Át-li, con gái tôi bị ung thư. Sau cuộc đại phẫu thuật, con bé trở nên nhút nhát và đầy nghi ngại với thế giới xung quanh. Một hôm, khi chúng tôi đang cùng xem chương trình ti vi về một phóng viên đã đi vòng quanh nước Mĩ bằng cách đi nhờ xe. Át-li bỗng thốt lên: “Con ước gì có thể làm được như vậy!” . Tôi nhìn vào đôi mắt với ánh lửa nhiệt tình của con gái và chợt nhớ đến con gấu bông Các-men của Át-li. Tại sao không để cho Các-men thay Át-li đi vòng quanh nước Mĩ?
Chúng tôi mua cho Các-men một cuốn sổ xinh xắn để làm nhật kí hành trình và Át-li viết vào trang đầu tiên trong cuốn nhật kí hành trình của Các-men:
“Tên tôi là Át-li và tôi mới lên mười. Tôi xem trên ti vi thấy có một phóng viên đi vòng quanh nước Mĩ bằng cách đi nhờ xe. Tôi rất muốn làm được như vậy, nhưng bố mẹ tôi không đồng ý. Tôi muốn gấu bông Các-men thay tôi làm điều đó. Tiếc là nó không thể tự đi được, bạn có thể giúp nó được không?.... Hãy để Các-men đi cùng bạn và hãy bảo vệ nó. Tôi sẽ nhớ Các-men nhiều lắm.
Những người bạn mới. Các-men và Át-li.”
Đến khoảng giữa tháng Chín, Các-men trở về nhà trong một cái hộp đóng dấu bưu điện Ha-oai. Cái hộp đựng đầy vật lưu niệm của những vùng đất Các-men đã tới và những con người nó gặp. Một cái mũ rơm vùng Guy-con-sin. Một cái vòng của người da đỏ vùng Che-ro-ki. Một bức ảnh chụp chung với chuột Míc-ki. Một bức ảnh nữa chụp Các-men đang bơi ở một bể bơi A-ri-dô-na. Các-men đã đi tới mười sáu bang, kể cả Ha-oai.
Nhưng Các-men đã mang về nhà còn nhiều hơn thế, nó còn trở về với những người bạn. Những người bạn mà một cô bé mười tuổi sống ở vùng nông thôn I-ô-goa như Át-li đáng lẽ không bao giờ có cơ hội gặp mặt.
(Ma-ri-ta I-guyn)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Át-li mong muốn điều gì khi xem chương trình ti vi?
a- Được đi vòng quanh nước Mĩ như người phóng viên trên ti vi
b- Được bố mẹ đưa đi dạo quanh chơi quanh nước Mĩ cùng với gấu bông
c- Được đi nhờ xe để đến chơi với các bạn khắp nơi trên thế giới
Câu 2. Át-li làm thế nào để thực hiện được mong muốn của mình?
a- Xin bố mẹ cho mình tự do dạo quanh nước Mĩ bằng cách đi nhờ xe
b- Cùng với gấu bông Các-men đi nhờ xe để dạo quanh nước Mĩ
c- Cho gấu bông Các-men thay mình đi nhờ xe dạo quanh nước Mĩ
Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ những vật lưu niệm mà gấu bông Các-men đem về cho Át-li?
a- Cái hộp đóng dấu bưu điện Ha-oai, mũ rơm vùng Guy-con-sin, cái vòng của người da đỏ vùng Che-ro-ki, ảnh chụp bể bơi A-ri-dô-na.
b- Mũ rơm vùng Guy-con-sin, cái vòng của người da đỏ vùng Che-ro-ki, ảnh chụp với chuột Mic-ki và chụp ở bể bơi A-ri-dô-na.
c- Cái vòng của người da đỏ vùng Che-ro-ki, bức ảnh chụp chung với chuột Míc-ki, ảnh chụp Các-men đang bơi ở bể bơi ở A-ri-dô-na.
Câu 4. Em hiểu “những người bạn” trong câu “Nhưng Các-men đã mang về nhà còn nhiều hơn thế, nó còn trở về với những người bạn” là ai?
a- Là những người theo Các-men về nhà sau chuyến vòng quanh nước Mĩ
b- Là những người Các-men gặp gỡ trên đường đi vòng quanh nước Mĩ
c- Là những người bạn tốt bụng đã đưa Các-men đi vòng quanh nước Mĩ
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Viết lại các câu thơ cho đúng chính tả sau khi điền vào chỗ trống:
a) s hoặc x
Ai đem con ….áo…ang…ông
Để cho con …áo….ổ lồng bay …a.
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
b) ong hoặc ông
D….s…..bên lở bên bồi
Cánh đ….vàng….niềm vui đôi bờ.
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
Câu 2.
a) Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” trong các câu sau:
(1) Đến lúc đường phố lác đác lên đèn, cậu bé mới chịu đứng dậy, lững thững bước ra khỏi công viên.
(2) Cứ vào khoảng năm giờ sáng, tiếng gà lại rộn rã vang lên khắp xóm
(3) Bên bếp lửa bập bùng, các già làng đã kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn.
(4) Khi nghe lao xao tiếng bà về chợ, cả lũ cháu chúng tôi đều tíu tít chạy ra đón.
b) Thêm bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” cho các vế câu sau:
(1)………………………., trên quảng trường Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
(2)………………………., cậu bé Nguyễn Hiền đã được phong Trạng nguyên.
(3)……………………….. Đác-uyn vẫn không ngừng học.
Câu 3.
a) Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” (hoặc “Nhờ đâu?”) trong các câu sau:
(1) Nhờ chăm chỉ học tập, Minh Trang đạt kết quả tốt tất cả các môn học.
(2) Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi.
(3) Vì thương con, mẹ tôi không quản thức khuya dậy sớm lo cơm gạo cho anh em tôi ăn học.
(4) Nhờ được chăm bón thường xuyên, vườn rau nhà tôi lúc nào cũng xanh tốt.
b) Thêm bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” (hoặc “Nhờ đâu?”) cho các vế câu sau:
(1)………………………., Tuấn Anh bị cảm nắng.
(2)………………………., Lan Anh không trả lời được câu hỏi của cô giáo
(3)………………………….., bé Hoa mặc thêm áo len cho búp bê.
(4)………………………….., Nguyễn Ngọc Ký đã viết chữ rất đẹp.
Câu 4. Viết đoạn mở bài (gián tiếp) và đoạn kết bài (mở rộng) cho bài văn tả con vật nuôi trong nhà hoặc ở vườn thú mà em quan sát được
Mở bài (gián tiếp)
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
Kết bài (mở rộng)
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
Phần I.
1.a 2.c 3.b 4.c
Phần II.
Câu 1.
a)
Ai đem con sáo sang sông
Để cho con sáo sổ lồng bay xa.
b)
Dòng sông bên lở bên bồi
Cánh đồng vàng óng niềm vui đôi bờ.
Câu 2.
a) (1) Đến lúc đường phố lác đác lên đèn,…
(2) Cứ vào khoảng năm giờ sáng,….
(4) Khi nghe lao xao tiếng bà về chợ,…
b) VD:
(1) Ngày 2 tháng 9 năm 1945,…
(2) Năm mười ba tuổi,…
(3) Khi đã trở thành bác học,…
Câu 3.
a)
(1) Nhờ chăm chỉ học tập,…
(3) Vì thương con,…
(4) Nhờ được chăm bón thường xuyên,….
b) VD:
(1) Vì đi nắng không đội mũ,…
(2) Vì mải nói chuyện riêng,…
(3) Vì sợ búp bê rét,…
(4) Nhờ kiên trì tập luyện,…
Câu 4. Tham khảo:
Mở bài (gián tiếp)
Trời sắp sáng, đâu đây vẫn còn phảng phất những làn sương mờ ảo. Đột ngột, một tiếng gà gáy “ò..ó…o..o..” cất lên đã phá tan sự yên tĩnh đón chào một ngày mới. Mọi người, mọi vật đều bừng tỉnh. Đó là tiếng gáy của chú gà trống nhà tôi đấy.
(Ngô Thị Vân Anh)
Kết bài (mở rộng)
Tôi yêu quý chú gà lắm! Không chỉ vì cái mã của chú là niềm kiêu hãnh của tôi đối với bạn bè, mà chú còn là chiếc đồng hồ chính xác nhất giúp tôi đi học đúng giờ, đến lớp theo thời gian quy định và giúp mọi người chuẩn bị cho một ngày lao động mới.
(Ngô Thị Vân Anh)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 32 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu sau:
a) Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.
b) Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.
c) Tại Hoa mà tổ không được khen.
Câu 2. Điền các từ nhờ, vì hoặc tại vì vào chỗ trống
a).......... học giỏi, Nam được cô giáo khen.
b).......... bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.
c).......... mải chơi, Tuấn không làm bài tập.
Câu 3. Đặt một câu có trạng ngữ mở đầu bằng một trong ba từ nhờ, do, vì.
Câu 4. Đọc bài văn Con tê tê (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 139) và trả lời các câu hỏi sau:
a) Bài văn trên gồm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
Bài văn gồm..... đoạn.
Đoạn |
Nội dung chính của từng đoạn |
............... |
........................ |
b) Ghi lại những chi tiết miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê.
a) Ghi lại những chi tiết cho thấy tác giả quan sát hoạt động của tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lí thú:
Câu 5. Quan sát ngoại hình của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn ngắn miêu tả ngoại hình của con vật đó.
Câu 6. Quan sát hoạt động của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn ngắn miêu tả hoạt động của con vật đó.
Đáp án:
Câu 1. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu sau:
a) Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.
b) Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lạiẳ
c) Tại Hoa mà tổ không được khen.
Câu 2. Điền các từ nhờ, vì hoặc tại vì vào chỗ trống:
a) Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen.
b) Nhờ các bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch đẹp.
c) Tại vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập.
Câu 3. Đặt một câu có trạng ngữ mở đầu bằng một trong ba từ nhờ, do, vì.
- Nhờ chăm chỉ học, bạn Trang đạt kết quả tốt trong học tập.
- Do thức khuya, tôi dậy trễ.
- Vì mưa, đường trơn trượt
Câu 4. Đọc bài văn Con tê tê (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 139) và trả lời các câu hỏi sau:
a) Bài văn trên gồm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? Bài văn gồm 6 đoạn.
Đoạn |
Nội dung chính của từng đoạn |
1 2 3 4 5 6 |
Giới thiệu chung về con tê tê. Miêu tả bộ vẩy của con tê tê. Miêu tả miệng, hàm, lưỡi của tê tê và cách tê tê săn mồi. Miêu tả chân, bộ móng của tê tê và cách nó đào đất. Nói về nhược điểm của tê tê. Nêu ra kết luận về con và tê tê nói lên tình cảm của người viết (kêu gọi sự bảo vệ của mọi người dành cho tê tê). |
b) Ghi lại những chi tiết miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê.
Bộ vẩy của tê tê (màu đen nhạt rất giống vẩy cá nhưng cứng và dày hơn) miệng của tê tê nhỏ; hai hàm có lợi không có răng ; lưỡi tê tê dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, bốn chân tê tê ngắn ngủn với móng cực sắc và khỏe.
c) Ghi lại những chi tiết cho thấy tác giả quan sát hoạt động của tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lí thú:
- Cách tê tê bắt kiến. Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến rồi thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mồm, tóp tép nhai cả lũ kiến xấu số.
- Cách tê tê đào đất: Nó chúi đầu xuống đào nhanh như một cái máy, chỉ cần nửa phút đã ngập nửa thân hình nó. Khi ấy, dù có ba người lực lưỡng túm lấy đuôi nó kéo ngược cũng không ra. Trong chớp nhoáng, tê tê đã ẩn mình trong lòng đất.
Câu 5. Quan sát ngoại hình của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn ngắn miêu tả ngoại hình của con vật đó.
Mimi đã được hơn một tuổi. Nó đã ra dáng là một con mèo trưởng thành rồi. Cứ nhìn dáng đi yểu điệu, khoan thai của nó thì biết, bộ lông với màu vàng lốm đốm trắng, nuột nà và mềm mại ngỡ như có thể trơn tuột mất từ tay người bế. Cái đầu của chú dường như cũng tròn hơn, riêng đôi tai thì vẫn mỏng dính, xinh xắn, lúc nào củng giương lên, kiêu hãnh và sẵn sàng nghe ngóng. Cặp mắt Mimi xanh biếc như thủy tinh, tròn xoe và đưa đi đưa lại rất nhanh. Mấy cọng râu mép màu trắng bạc duyên dáng. Nổi bật là chiếc mũi màu hồng lúc nào cũng ươn ướt, đảnh hơi rất tài tình. Bốn chân mang màu lông trắng, cao và thon thả. Cùng với lớp thịt đệm dưới gan bàn chân tròn dày khiến bước đi của nó thật nhe nhàng. Nhưng đừng nhìn vào dáng đi đầy thong thả ấy mà lầm nhé! Đằng sau sự mềm mại ấy là cả một bộ vuốt sắc nhọn có thể xé rách mặt kẻ thù như chơi.
Câu 6. Quan sát hoạt động của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn ngắn miêu tả hoạt động của con vật đó.
Nhìn mèo con nghịch nắng và vờn đuôi mà xem! Trông đáng yêu quá! Bốn bàn chân bé xíu của chú lẹ làng di chuyển trên nền sân gạch để đuổi theo bóng nắng lọt xuống từ rặng cau. Rồi cũng có lúc có lẽ chú ngỡ mình bị nắng đuổi nên ù té chạy ra xa rồi lại quay đẩu lại. Chừng như thấm mệt chú nằm lăn tròn ra đất duỗi thẳng thân mình ra sưởi nắng. Đôi mắt lim dim, mơ màng, ... Cái đuôi dài, thon thả và duyên dáng khẽ đưa đi đưa lại. Một chiếc lá rơi, chú bật dậy thò chân ra vồ lấy. Phản xạ của chú thật nhanh.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 32 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1. Điền những chữ bị bỏ trống trong mẩu chuyện sau bắt đầu bằng s hoặc x:
Chúc mừng năm mới sau một.... thế kỉ
Ngày 4-1-1889, ông Cô-lin từ Ô-xtrây-li-a gửi một tấm thiếp chúc mừng năm mới cho cô Uôn-đrốp ở thành phố A-béc-đin, nước Anh. Không hiểu vì............mãi đầu năm 2001, tức là 112 năm......... tấm bưu thiếp mới đến được A-béc-đin. Các nhân viên bưu điện............ sở sương mù đang gắng.......... tìm con cháu của cụ Uôn-đrốp để trao tấm thiếp và............. lỗi vì..........chậm trễ này.
Câu 2. Điền những chữ bị bỏ trống trong câu chuyện sau, biết rằng các chữ đó chứa o hoặc ô:
Người không biết cười
Nhà văn Mĩ nổi tiếng Mác-Tuên rất có khiếu khôi hài. Ai đã dự những buổi nói chuyện của ông thì không thể nào không bật cười vì những câu nói dí............. những mẩu chuyện............hỉnh. Nhưng trong một lần gặp gỡ...................... chúng, Mác-Tuên rất ngạc nhiên thấy một ông già suốt buổi không hề nhếch mép, mặc dù ai nấy cười ngả cười nghiêng. Mãi đến lúc ra về, Mác-Tuên mới biết ông già đó bị điếc từ mấy năm nay rồi, ông đến dự buổi.............. chuyện chỉ vì muốn biết mặt nhà văn................ tiếng.
Câu 3. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong mỗi câu sau:
Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào:
- Tâu bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
Câu 4. Trạng ngữ vừa tìm được bổ sung ý nghĩa ................. cho câu.
Câu 5. Đặt câu hỏi cho trạng ngữ nói trên:
Câu 6. Gạch dưới trạng ngữ trong mỗi câu sau:
a) Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
b) Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
Câu 7. Hai đoạn văn sau không mạch lạc vì một số câu chưa có trạng ngữ (cho trong ngoặc đơn). Hãy gạch dưới những câu đó.
a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đây tiếng hót và màu đỏ thắm. Cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.
(đến ngày đến tháng, mùa đông)
b) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh đạp gió vút lên cao.
(có lúc, giữa lúc gió đang gào thét ấy)
Câu 8. Thêm trạng ngữ thích hợp vào những câu chưa có trạng ngữ nói trên để đoạn văn được mạch lạc.
a) -..................
b) -..................
Đáp án:
Câu 1. Những chữ bị bỏ trống trong mẩu chuyện sau bắt đầu bằng s hoặc x:
Chúc mừng năm mới sau một... thế kỉ
Ngày 4-1-1889, ông Cô-lin từ Ô-xtrây-li-a gửi một tấm thiếp chúc mừng năm mới cho cô Uôn-đrốp ở thành phố A-béc-đin, nước Anh. Không hiểu vì sao mãi đầu năm 2001, tức là 112 năm sau tấm bưu thiếp mới đến được A-béc-đin. Các nhân viên bưu điện xứ sở sương mù đang gắng sức tìm con cháu của cụ Uôn-đrốp để trao tấm thiếp và xin lỗi vì sự chậm trễ này.
Câu 2. Những chữ bị bỏ trống trong mẩu chuyện sau chứa o hoặc ô:
Người không biết cười
Nhà văn Mĩ nổi tiếng Mác-tuên rất có khiếu khôi hài. Ai đã dự những buổi nói chuyện của ông thì không thể nào không bật cười vì những câu nói dí dỏm, những mẩu chuyện hóm hỉnh. Nhưng trong một lần gặp gỡ công chúng, Mác-Tuên rất ngạc nhiên thấy một ông già suốt buổi không hề nhếch mép, mặc dù ai nấy cười ngả cười nghiêng. Mà đến lúc ra về, Mác-Tuên mới biết ông già đó bị điếc từ mấy năm nay rồi. Ông đến dự buổi trò chuyện chỉ vì muốn biết mặt nhà văn nổi tiếng.
Câu 3. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong mỗi câu sau:
Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào:
- Tâu bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
Câu 4. Trạng ngữ vừa tìm được, bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu.
Câu 5. Đặt câu hỏi cho loại trạng ngữ nói trên:
Viên thị vệ hớt hải chạy vào khi nào?
Câu 6. Gạch dưới trạng ngữ trong mỗi câu sau:
a) Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho ngưòi ta tưowrng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
b) Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
Câu 7. Hai đoạn văn sau không mạch lạc vì một số câu chưa có trạng ngữ (cho trong ngoặc đơn). Hãy gạch dưới những câu đó.
a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm. Cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.
(đến ngày đến tháng, mùa đông)
b) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đai bàng vẫn bay lươn trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.
(có lúc, giữa lúc gió đang gào thét ấy)
Câu 8. Thêm trạng ngữ thích hợp vào những câu chưa có trạng ngữ nói trên để đoạn văn được mạch lạc.
a) - Mùa đông, cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi.
- Đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió phân tán đi khắp chốn những núi bông trắng nuột nà.
b) - Giữa lúc gió đang gào thét ấy, cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên nền trời.
- Có lúc, chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 32 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Khoảng lặng
Một buổi sáng, tôi thức dậy với một tâm trạng thật nặng nề và chán nản: cuộc sống dường như chẳng dành cho tôi một chút ưu ái nào!
Trên xe buýt, tôi đưa mắt nhìn qua băng ghế đối diện. Một cô bé có gương mặt xinh xắn và ánh mắt sáng ngới khẽ gật đầu chào tôi với nụ cười rạng rỡ. Khi xe đến trạm cuối, mọi người nhanh chân bước xuống, chỉ riêng cô bé lê từng bước. Tôi bất giác nhìn lại và bàng hoàng nhận ra, cô bé đang di chuyển rất khó nhọc bằng đôi nạng gỗ.
Sau một ngày làm việc căng thẳng, tôi tranh thủ ghé vào tiệm tạp hóa để mua thực phẩm, một cậu bé chừng mười tuổi đang giúp mẹ bán hàng. Cậu nghiêng đấu mỉm cười khi trao tôi túi hàng đã được buộc chặt. Trước khi bước ra, tôi âu yếm xoa đầu và hỏi tên. Cậu bé chỉ lắc đầu quầy quậy rồi đưa mắt nhìn mẹ như nói điều gì.
- Cháu nó không nói được cô ạ. – Người mẹ hạ giọng trả lời thay con.
Khi băng qua đường, tôi bắt gặp một cậu bé đang đứng khép mình nơi góc tường, mắt chăm chú dõi theo những đứa trẻ khác chơi đùa trên hè phố, rồi khúc khích cười theo. Tôi đến bên cạnh và hỏi:
- Sao cháu không cùng các bạn?
Cậu bé không trả lời, đôi mắt vẫn hướng về phía trước. Tôi chợt nhận ra cậu bé không thể nghe được lời tôi nói.
Bây giờ, tôi mới nhận ra mình thật hạnh phúc vì được cuộc sống ban tặng một cơ thể lành lặn và khỏe mạnh.
Tôi tự nhủ sẽ sống thật xứng đáng với những điều may mắn mà cuộc sống đã ban tặng.
Trong hành trình đầy thử thách của cuộc đời, tôi và các bạn, tất cả chúng ta đều luôn phải đối mặt với những khó khăn. Hãy sắn sàng đón nhận những gì cuộc sống mang đến và cố gắng vượt qua mọi thử thách. Hãy tin yêu và đón nhận cuộc sống này bằng tâm hồn lạc quan và niềm tin mãnh liệt như những cô bé, cậu bé đáng yêu kia.
Hôm nay, những cô bé, cậu bé ấy đã cho tôi một bài học về giá trị bản thân và ý nghĩa cuộc sống mà tôi may mắn có được.
(Theo Hạt giống tâm hồn)
a) Tìm từ ngữ, chi tiết thích hợp trong bảng điền vào bảng
Nhân vật |
Khó khăn |
Cách ứng xử với mọi người |
Cô bé trên xe buýt |
|
|
Cậu bé bán hàng |
|
|
Cậu bé bên đường |
|
|
b) Điều gì làm tác giả thấy mình thật hạnh phúc?
c) Chép lại câu văn cho thấy rõ nhất bài học mà tác giả muốn gửi đến người đọc.
Câu 2: Gạch dưới từ ngữ chỉ thời gian trong đoạn văn sau:
Ngôi chùa cổ kính nằm trên một bán đảo nhỏ của Hồ Tây được coi là ngôi chùa cổ nhất Hà Nội, với lịch sử hơn 1500 năm mang tên Trấn Quốc mới đây đã lọt vào danh sách những ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Buổi sáng cũng như chiều tà, người dân thường đến chùa tụng kinh để mong bình an cho gia đình và mọi người.
Câu 3: Thêm từ ngữ chỉ thời gian cho từng câu dưới đây:
a) …, Hà lại được về quê thăm bà nội.
b) … cả nhà em đi du lịch ở biển.
c) … đội bóng lớp 4A đã vô địch
Câu 4: Gạch dưới những từ ngữ chỉ nguyên nhân trong các câu sau:
a) Vì bão tuyết, học sinh ở Sa Pa phải nghỉ học.
b) Vì trời lạnh quá, nhiều trâu bò vùng cao bị chết.
c) Vì quá tham lam, con chuột ăn quá no, không chui qua được cái lỗ nhỏ.
d) Do chăm chỉ học tập, tôi đã tiến bộ hơn trước.
Câu 5: Viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả một con vật mà em đã từng biết hoặc nhìn thấy.
Đáp án:
Câu 1:
a.
Nhân vật |
Khó khăn |
Cách ứng xử với mọi người |
Cô bé trên xe buýt |
Phải di chuyển rất khó nhọc bằng đôi nạng |
Gật đầu chào với nụ cười rạng rỡ |
Cậu bé bán hàng |
Không nói được |
Mỉm cười trao túi hàng |
Cậu bé bên đường |
Không nghe được |
|
b. Điều khiến tác giả cảm thấy hạnh phúc đó là được cuộc sống ban tặng cho một cơ thể lành lặn và khoẻ mạnh.
c. Trong hành trình đầy thử thách của cuộc đời, tôi và các bạn, tất cả chúng ta đều luôn phải đối mặt với những khó khăn. Hãy sẵn sàng đón nhận những gì cuộc sống mang đến và hãy cố gắng vượt qua mọi thử thách. Hãy tin yêu và đón nhận cuộc sống này bằng tâm hồn lạc quan và niềm tin mãnh liệt như những cô bé, cậu bé đáng yêu kia.
Câu 2:
Ngôi chùa cổ kính nằm trên một bán đảo nhỏ của Hồ Tây được coi là ngôi chùa cổ nhất Hà Nội, với lịch sử hơn 1500 năm mang tên Trấn Quốc mới đây đã lọt vào danh sách những ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Buổi sáng cũng như chiều tà, người dân thường đến chùa tụng kinh để mong bình an cho gia đình và mọi người.
Câu 3:
a) Cuối tuần, Hà lại được về quê thăm bà nội.
b) Mùa hè này, cả nhà em đi du lịch ở biển.
c) Vào trận chung kết, đội bóng lớp 4A đã vô địch
Câu 4:
a) Vì bão tuyết, học sinh ở Sa Pa phải nghỉ học.
b) Vì trời lạnh quá, nhiều trâu bò vùng cao bị chết.
c) Vì quá tham lam, con chuột ăn quá no, không chui qua được cái lỗ nhỏ.
d) Do chăm chỉ học tập, tôi đã tiến bộ hơn trước.
Câu 5:
- Mở bài gián tiếp:
Em có rất nhiều quà sinh nhật nào là gấu bông, búp bê, nào là quả cầu pha lê… nhưng có một món quà em thích nhất đó là Lulu. Em được bố tặng Lulu vào dịp sinh nhật lần thứ 9. Cậu ấy hay làm nũng em trông đến là xinh xắn và đáng yêu.
- Kết bài mở rộng:
Từ ngày có Lulu trong nhà, em vui hẳn lên. Em không còn thấy cô đơn mỗi khi bố mẹ đi làm vắng, em phải ở nhà một mình. Cả nhà em ai cũng yêu quý cậu ấy. Em sẽ chăm sóc chú thật cẩn thận để chú mau lớn và khỏe mạnh.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 32 có đáp án (Phiếu số 5)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1: Đọc lại câu chuyện Vương quốc vắng nụ cười và cho biết những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc đó rất buồn?
1. Mặt trời |
a. rầu rĩ, héo hon. |
2. Chim |
b. chưa nở đã tàn. |
3. Hoa trong vườn |
c. không muốn hót. |
4. Gương mặt mọi người |
d. tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên mái nhà |
5. Ngay cả kinh đô là nơi nhộn nhịp cũng chỉ nghe thấy |
e. không muốn dậy. |
Câu 2: Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy lại buồn chán như vậy?
A. Vì nhà vua thường đưa ra những luật lệ hà khắc ép dân làm theo
B. Vì cư dân ở đó ai cũng lười biếng, chỉ thích đóng cửa ngủ trong nhà cả ngày.
C. Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
D. Vì nhà vua ra lệnh cho nhân dân không ai được cười đùa, cả ngày phải giữ vẻ mặt lạnh tanh vô cảm
Câu 3: Bài thơ “Ngắm trăng” nói lên điều gì ở Bác Hồ?
A. Bác Hồ là một người rất yêu trẻ nhỏ, yêu thương con người.
B. Bác Hồ là người rất tôn trọng kỉ luật và sống rất nguyên tắc
C. Bác Hồ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và lạc quan ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn của chốn lao tù.
D. Bác Hồ lúc nào cũng đau đáu nỗi lo cho nhân dân, cho Tổ quốc
Câu 4: Ý nghĩa của bài thơ Không đề?
A. Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống bất chấp hoàn cảnh kháng chiến đầy gian khổ, thiếu thốn
B. Lối sống nguyên tắc, tôn trọng kỉ luật của Bác Hồ
C. Sự kiên trì và quyết tâm của Bác Hồ trong việc học ngoại ngữ
D. Lòng yêu thể thao, sự quyết tâm, bền bỉ và kiên trì của Bác Hồ trong việc xách bương tưới cây để rèn luyện thân thể
Câu 5: Ý nghĩa của câu chuyện Khát vọng sống?
A. Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói, khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.
B. Ca ngợi tình yêu thương, tinh thần đoàn kết giúp con người vượt qua khó khăn, hiểm trở
C. Thất bại là mẹ thành công, đừng nên nản lòng trước thất bại
D. Hướng dẫn con người ta cách sinh tồn nếu phải một mình chống trọi để được sống
Câu 6: Phát hiện lỗi sai trong câu sau và sửa lại
Vườn cây trở lái thì thào
Em nghe đất thở ngọt ngào phù xa
Tháng ba nao nức tháng ba
Ông xấm ông chớp đi xa đã về
Câu 7: Phát hiện lỗi sai trong câu sau và sửa lại
Quê hương là chùm khế ngột
Cho con chèo hái mõi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Câu 8: Tìm trạng ngữ chỉ thời gian có trong các câu sau
Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
Câu 9: Tìm trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong các câu sau?
a. Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.
b. Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.
c. Tại Hoa mà tổ không được khen.
Câu 10: Viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả một con vật mà em đã từng biết hoặc nhìn thấy.
Đáp án:
Câu 1:
1 – e: Mặt trời không muốn dậy.
2 – c: Chim không muốn hót.
3 – b: Hoa trong vườn chưa nở đã tàn.
4 – a: Gương mặt mọi người rầu rĩ, héo hon.
5 – d: Ngay cả kinh đô là nơi nhộn nhịp cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên mái nhà.
Đáp án đúng: 1 – e, 2 – c, 3 – b, 4 – a, 5 – d
Câu 2:
Cuộc sống ở vương quốc buồn chán kinh khủng vì cư dân ở đó không ai biết cười.
Đáp án đúng: C.
Câu 3:
Bài thơ nói về tình cảm với trăng của Bác trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Bị giam cầm trong ngục tù mà Bác vẫn say mê ngắm trăng, xem trăng như một người bạn tâm tình. Bác lạc quan, yêu đời, ngay cả trong những hoàn cảnh tưởng chừng như không thể nào lạc quan được.
Vậy nên bài thơ cho thấy một điều Bác Hồ là người rất yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và lạc quan ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn của chốn lao tù.
Đáp án đúng: C.
Câu 4:
Ý nghĩa của bài thơ Không đề
Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống bất chấp hoàn cảnh kháng chiến đầy gian khổ, thiếu thốn
Đáp án đúng: A.
Câu 5:
Ý nghĩa câu chuyện Khát vọng sống
Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói, khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.
Đáp án đúng: A.
Câu 6:
Phát hiện lỗi sai và sửa lại:
xa -> sa, xấm -> sấm
Câu 7:
Phát hiện lỗi sai và sửa lại:
ngột -> ngọt, mõi -> mỗi
Câu 8:
Từ ngày còn ít tuổi, tôi // đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ
TrN CN VN
của làng hồ.
Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà
TrN
Nội, lòng tôi // thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
CN VN
Các trạng ngữ chỉ thời gian xác định được là: Từ ngày còn ít tuổi, Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội
Câu 9:
a. Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu // vượt lên đầu lớp.
TrN CN VN
b. Vì rét, những cây lan trong chậu // sắt lại.
TrN CN VN
c. Tại Hoa mà tổ // không được khen.
TrN CN VN
Câu 10:
- Mở bài gián tiếp:
Nhân sinh nhật lần thứ 9 của em, mẹ em tặng cho em một chú mèo bằng bông rất đẹp. Em quý món quà này lắm và thầm ao ước giá như mình có một con mèo thật, cũng xinh xắn và duyên dáng như thế. Một hôm, ba em đi công tác về, mang theo một con mèo xinh ơi là xinh ! Em thích lắm và đặt tên cho chú là Mimi.
- Kết bài mở rộng:
Từ ngày có Mimi trong nhà, lũ chuột dường như biến mất. Con mèo như một vị chúa tể bước đi đầy quyền uy trong lãnh địa của mình. Cả nhà em ai cũng yêu chú. Mẹ em còn gọi đùa chú là “Con hổ nhỏ”. Dường như chú cũng biết mọi người yêu quý mình nên chú dụi đầu hết vào chân người này lại sang chân người khác. Trông chú đáng yêu và đáng quý.
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án hay khác:
ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Đề thi, chuyên đề,bài tập cuối tuần Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo...
4.5 (243)
799,000đ
99,000 VNĐ
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi các môn lớp 4 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk các môn lớp 4.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4