Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16 có đáp án (5 phiếu)

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Phần 1. Đọc hiểu

Vào những ngày giáp Tết, người ta hò nhau đi dựng đu. Chỗ dựng đu là bãi đất rộng ở đầu làng. Nhóm dựng đu thường có vài ông tuổi trung niên đã có kinh nghiệm và một nhóm thanh niên khỏe mạnh. Họ cùng nhau chặt tre để làm đu, những cây tre làm cột đu là bốn cây tre to, già, đều đặn và chắc chắn. Tiếp đến là hai cây tre bánh tẻ được chọn khá kỹ để làm dây đu, hai cây tre này là loại tre nhỏ, thân tre chỉ bằng cổ tay người, nhỏ thế để người đánh đu nắm chặt đảm bảo không bị ngã. Người ta còn làm thêm hai dây đu nữa, phòng khi đang vui lại đứt dây, thì thật là mất hứng.

Tiếp đến, hai ông trung niên tiến hành đục đẽo một vài chi tiết nữa để có thể lắp ráp thành chiếc đu hoàn chỉnh. Mấy chàng thanh niên thì chia nhau đào bốn cái hố thật sâu để chôn bốn cây tre làm cột đu, cho thật chắc chắn, vững chãi. Xong, họ cùng nhau tiến hành dựng đu, tiếng hô, tiếng nói, tiếng cười rộn rã. Và khi bốn cái cột tre đã được dựng lên chụm ngọn vào nhau, người ta tưởng như Tết đã về đâu đây rất gần.

(trích Đánh đu ngày xuân - Hiền Thao)

Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

1. Người ta thường dựng đu vào dịp nào trong năm?

A. Những ngày sau Tết

B. Những ngày giáp Tết

C. Những ngày Tết

2. Đu được làm từ nguyên liệu gì?

A. Tre

B. Xi măng

C. Đá

3. Nhóm tham gia dựng đu thường gồm những ai?

A. Vài ông tuổi trung niên và một nhóm thanh niên khỏe mạnh

B. Một nhóm thanh niên khỏe mạnh và vài ông cụ

C. Vài ông tuổi trung niên và một nhóm các cô gái khỏe mạnh

4. Những cây tre để làm đu có đặc điểm gì?

A. Là những cây tre to, trẻ, đều đặn và chắc chắn

B. Là những cây tre to, già, đều đặn và chắc chắn

C. Là những cây tre to, già, đều đặn và mềm dẻo

Câu 2. Em hãy liệt kê những công đoạn cần thiết để dựng đu.

….……………………………………………………

….……………………………………………………

….……………………………………………………

….……………………………………………………

….……………………………………………………

….……………………………………………………

….……………………………………………………

Phần 2. Tự luận

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

Xong, họ cùng nhau tiến hành dựng đu, tiếng hô, tiếng nói, tiếng cười rộn rã. Và khi bốn cái cột tre đã được dựng lên chụm ngọn vào nhau, người ta tưởng như Tết đã về đâu đây rất gần.

2. Bài tập

Tìm các từ có vần ân hoặc ât để điển vào chỗ trống

Tiếng trống báo hiệu ra chơi vang lên, mọi người kéo nhau ùa ra ……………… trường để vui chơi. Dưới bóng mát của ………………… lá bàng, em và các bạn ngồi kể về bộ phim vừa xem tối qua. Ai cũng hồ hởi, chỉ có cái Tình là im lặng lắng nghe. Vì tối qua, do ………………… giúp mẹ rửa bát nên đã bỏ lỡ mất.

Câu 2. Tập làm văn

Món đồ chơi mà em yêu thích nhất là gì? Viết một mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả món đồ chơi đó.

….……………………………………………………

….……………………………………………………

….……………………………………………………

….……………………………………………………

….……………………………………………………

….……………………………………………………

….……………………………………………………

Đáp án:

Phần 1. Đọc hiểu

Câu 1.

1. B

2. A

3. A

4. D

Câu 2.

- Chặt tre để làm đu gồm:

- Bốn cây tre to, già, đều đặn và chắc chắn làm cột

- Hai cây tre bánh tẻ làm dây đu

- Đục đẽo một vài chi tiết để có thể lắp ráp các cây tre thành chiếc đu hoàn chỉnh

- Đào bốn cái hố thật sâu để chôn bốn cây tre làm cột đu

- Chụm ngọn bốn cây tre vào nhau cho thật chắc chắn

Phần 2. Tự luận

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

- Yêu cầu:

- HS chép đúng, đủ chữ, không thiếu hay sai lỗi chính tả

- HS trình bày sạch đẹp, cẩn thận

2. Bài tập

Tiếng trống báo hiệu ra chơi vang lên, mọi người kéo nhau ùa ra sân trường để vui chơi. Dưới bóng mát của tán lá bàng, em và các bạn ngồi kể về bộ phim vừa xem tối qua. Ai cũng hồ hởi, chỉ có cái Tình là im lặng lắng nghe. Vì tối qua, do bận giúp mẹ rửa bát nên đã bỏ lỡ mất.

Câu 2. Tập làm văn

Gợi ý:

(1) Từ nhỏ, em đã đặc biệt yêu thích những món đồ chơi nhỏ bé, xinh xắn. Vì thế, mỗi lần có cơ hội được mẹ mua quà cho, em đều xin mẹ mua gấu bông. Vậy nên, em có cả một gia tài gấu bông đáng kể. Tuy nhiên, trong số đó, em vẫn dành nhiều tình cảm đặc biệt cho chú gấu xám nhỏ Misa - chú gấu bông đầu tiên của em.

(2) Trên bàn học của em, bày rất nhiều dụng cụ học tập như giỏ đựng bút, lọ mực, cuốn sổ tay, đèn học… Nhưng ở riêng góc bên phải, em đã dành riêng một khoảng trống để đặt một món đồ không liên quan gì đến học tập cả. Vì món đồ đó có ý nghĩa rất lớn đối với em. Đó là chú lật đật được bố mua ở Nga, tặng em nhân dịp sinh nhật sáu tuổi.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

I – Bài tập về đọc hiểu

Kiến Mẹ và các con

   Gia đình kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con. Tối nào cũng vậy, trong phòng ngủ của các con, Kiến Mẹ vô cùng bận rộn Kiến Mẹ phải dỗ dành, hôn lên má từng đứa con và nói:

- Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con

   Cứ như vậy cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ hôn hết lượt. Điều đó làm Kiến Mẹ không yên lòng. Thế là, suốt đêm Kiến Mẹ không ngủ để chăm sóc đàn con.

   Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì :

- Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!

   Cứ thế, lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thời gian chợp mắt mà vẫn âu yếm được tất cả đàn con.

(Theo Chuyện của mùa Hạ)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1: Mỗi buổi tối, Kiến Mẹ thường làm gì trong phòng ngủ của các con?

a- Dỗ dành và hôn lên má từng đứa con

b- Đếm lại cho đủ những đứa con yêu

c- Sắp xếp chỗ ngủ cho từng đứa con       

Câu 2: Điều gì làm Kiến Mẹ không yên lòng và suốt đêm không được nghỉ?

a- Chờ các con đi kiếm ăn ở xa về tổ cho đầy đủ

b- Cho đến lúc mặt trời mọc vẫn chưa hôn hết các con

c- Khó lòng đếm xuể chín nghìn bảy trăm kiến con

Câu 3: Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi?

a- Bảo các chú kiến con xếp hàng lần lượt đến hôn Kiến Mẹ

b- Giúp sức cùng Kiến Mẹ lần lượt hôn tất cả các chú kiến con

c- Nhờ kiến con lần lượt chuyển cái hôn của mẹ đến kiến bên cạnh

Câu 4. Có thể dùng tên gọi nào dưới đây phù hợp nội dung chính của câu chuyện ?

a- Kiến Mẹ vĩ đại

b- Cú Mèo thông minh

c- Nụ hôn của mẹ

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Điền vào chỗ trống:

a) r, d hoặc gi

Trong vòm lá mới chồi non

Chùm cam bà…..ữ vẫn còn đung đưa

Quả ngon….ành tận cuối mùa

Chờ con, phần cháu bà chưa trảy vào.

…..iêng, hai….ét cứa như …..ao

Nghe tiếng chào mào chống gậy …..a trông

Nom Đoài …..ồi lại ngắm Đông

Bề lo sương táp, bề phòng chim ăn

Quả vàng nằm …ữ cành xuân

Mải mê góp mật, chuyên cần tỏa hương.

(Theo Võ Thạnh An)       

b) ât hoặc âc

Cuộc sống quanh ta th…. đẹp. Có cái đẹp của đ…..trời : núi cao ch…. ng…, nắng chan hòa như rót m….xuống quê hương, những bông hoa lóng lánh sương mai. Có cái đẹp do bàn tay con người tạo nên : mái chùa cổ kính nổi b….giữa làng quê, những bức tranh rực rỡ sắc màu, những bài ca c… lên nghe rạo rực lòng người. Nhưng quý nh… vẫn là vẻ đẹp của tâm hồn của con người.

(Theo Hòa Bình)

Câu 2: Khoanh tròn từ ngữ không thuộc nhóm nghĩa với các từ ngữ còn lại trong mỗi dãy từ sau:

(1) đèn ông sao, nhảy dây, quân cờ, diều, cờ tướng,dây thừng, bộ xếp hình, khăn bịt mắt, que chuyền, các viên sỏi.

(2) kéo co, chơi ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, cờ tướng, chơi chuyền, chồng nụ chồng hoa, lắp ghép hình, rước đèn, nhảy dây, thả diều.

b) Đặt tên cho mỗi nhóm từ (bài 2a) :

(1)………………………………………………………………

(2)………………………………………………………………

Câu 3.

a) Chia các câu kể (đã được đánh số) trong đoạn văn sau thành hai nhóm : kể về sự vật và tả về sự vật

(1) Gà của anh Bốn Linh nhón chân bước từng bước oai vệ, ức ưỡn ra đằng trước. (2) Bị chó vện đuổi, nó bỏ chạy. (3) Con gà của ông Bảy Hóa hay bới bậy. (4) Nó có bộ mào khá đẹp, lông trắng, mỏ như búp chuối, mào cờ, hai cánh như hai vỏ trai úp nhưng lại hay tán tỉnh láo khoét. (5) Sau gà ông Bảy Hóa, gà bà Kiên nổi gáy theo. (6) Gà bà Kiên là gà trống tơ, lông đen, chân chì, có bộ giò cao, cổ ngắn.

Câu kể về sự vật

Câu tả về sự vật

Các câu………………………

Các câu………………………..

Chú ý : Chỉ ghi số thứ tự câu vào hai cột

b) Mỗi câu trên kể hoặc tả sự việc gì ?

M : Câu 1 : Tả cách đi đứng của gà anh Bốn Linh

Câu 2 :…………………………………………..

Câu 3 :…………………………………………..

Câu 4 :…………………………………………..

Câu 5 :…………………………………………..

Câu 6 :…………………………………………..

Câu 4.

a) Dựa vào gợi ý, em hãy viết đoạn văn (khoảng 8 câu) giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em.

Gợi ý :

- Quê em ở đâu? Nơi đó có trò chơi (lễ hội) gì làm em thích thú, muốn giới thiệu cho các bạn biết?

- Trò chơi (lễ hội) thường diễn ra ở vị trí nào? Hình thức tổ chức trò chơi (lễ hội) ra sao ?

- Trò chơi (lễ hội) được diễn ra như thế nào? Có những nét gì độc đáo, thú vị làm em và mọi người thích thú ?

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

b) Dựa vào dàn ý phần thân bài đã viết ở bài tập 4 ( tuần 15 ), hãy viết một đoạn văn ( khoảng 5 câu ) tả vài nét nổi bật của một đồ chơi em thích.

Chú ý: Cần nêu một vài đặc điểm nổi bật về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu hay điểm nổi bật về cấu tạo… của đồ chơi ; dùng từ ngữ gợi tả, cách so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn.

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

Đáp án:

Phần I.

1.a       2.b          3.c            4.c

Phần II.

Câu 1.

a) Điền theo thứ tự : giữ, dành, Giêng, rét, dao, ra, rồi, giữ

b) Điền theo thứ tự : thật, đất, chất ngất, mật, bật, cất, nhất

Câu 2.

a) (1) nhảy dây                 

    (2) cờ tướng

b) (1) Từ ngữ chỉ các đồ chơi

    (2) Từ ngữ chỉ các trò chơi

Câu 3. a)

Câu kể về sự vật

Câu tả về sự vật

Câu 2, câu 3, câu 5

Câu 1, câu 4, câu 6

b) Câu 2: Kể về việc gà của anh Bốn Linh bỏ chạy khi bị chó vện đuổi

    Câu 3 : Kể về việc gà của ông Bảy Hóa hay bới bậy

    Câu 4 : Tả con gà của ông Bảy Hóa

    Câu 5 : Kể về việc gà bà Kiên nổi gáy theo gà ông Bảy Hóa

    Câu 6 : Tả con gà của bà Kiên         

Câu 4.

a) Tham khảo

Hội đua ghe ngo

   Những vùng có sông nước rộng như Sóc Trăng, Mỹ Xuyên ( Hậu Giang ), Cà Mau, Kiên Giang, An Giang thường có lễ hội đua ghe ngo thật độc đáo và thú vị. Hội đua ghe ngo được tổ chức ngay chiều ngày rằm tháng mười hoặc tổ chức vào sáng hôm sau buổi lễ thả đèn. Ghe ngo là một chiếc thuyền độc mộc làm từ thân cây sao to, khoét rỗng làm lòng thuyền, dài từ 25 đến 30 mét, có khoảng 20 đến 24 khoang đủ chứa được từ 43 đén 52 người. Đầu và đuôi ghe có vẽ đầu rồng, đuôi phượng hoặc vẽ cá sấu, hổ, báo…. Ghe được chà cho nhẵn bóng, trôi nhanh gọi là ghe ngo. Ghe chỉ dùng trong cuộc đua một lần trong năm và được cất giữ ở chùa. Mỗi ghe có một ông già giỏi tay chèo chỉ huy hiệu lệnh và động viên đội chèo. Trước ngày đua, người ta ngồi trên ghe tập chèo thuần thục theo nhịp trên cạn cho quen. Những cuộc đua thường có từ 20 đến 40 ghe ngo. Cả vùng sông nước tưng bừng cờ hoa, trống hội, tiếng hét hò vang khắp mặt sông.

(Theo Nguyễn Trọng Báu)

b) Tham khảo : - Đoạn văn tả hình dáng chiếc quạt đồ chơi chạy bằng pin:

   Chiếc quạt dài chừng một gang tay của em. Quạt làm bằng nhựa tím, lốm đốm nhũ trắng trông rất đẹp. Bên ngoài chiếc quạt nổi bật những hình vẽ ngộ nghĩnh : một chú bé mắt đen láy với đôi má đỏ đang cầm bút lông, một quả bóng đội mũ chóp cao, trên đỉnh gắn một bông hoa màu xanh da trời nhụy đỏ… Đầu nắp quạt có một sợi dây màu vàng dùng để đeo vào cổ. Mở nắp quạt ra, em thấy hai cánh quạt mỏng như mảnh giấy nhỏ, màu xanh lá cây nhạt. Cánh quạt được xếp nghiêng để có thể quạt gió ra phía trước. Dưới hai cánh quạt có một hộp động cơ bé tí với nhiều dây điện xanh đỏ chằng chịt.

(Theo Trần Mạnh Tường)

- Đoạn văn tả chú lính chì:

   Ôi chao! Chú lính chì mới đẹp làm sao! Chú làm bằng bột gạo pha phẩm màu. Bộ quần áo của chú màu xanh. Cả người chú được cắm vào một cái que dài. Chú đội chiếc mũ màu xanh ở giữa có một ngôi sao màu đỏ. Chú cũng bị mất chân phải như trong truyện của tác giả An-đéc-xen. Tay phải chú cầm cây súng dài quá mang tai, có lưỡi dao ở sống mũi. Tay trái chú giơ lên chào thật trang nghiêm. Chú đứng thẳng như đang ở trong đội danh dự. Cả người chú toát lên vẻ dũng cảm, không ngại khó khăn trước kẻ thù. Tôi chơi với chú rất cẩn thận không để rụng hay để gãy chân tay.

( Theo Ngô Tuấn Dương )

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Rèn chữ: Chép lại đoạn 1  (5 dòng đầu) bài “Cánh diều tuổi thơ”. (Vở luyện Tiếng Việt)

Bài 1:Viết vào bảng phân loại tên các trò chơi sau:

Chơi ô ăn quan, thi nhảy dây, thi đặt câu hỏi, rước đèn ông sao, chơI tú lơ khơ, cùng chơI đoán từ, kể chuyện tiếp sức, bịt mắt bắt dê

Trò chơi học tập

Trò chơi giải trí

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………


Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong mỗi câu sau:

a) Nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son

………………………………………………………………………………………

b) Chú bé Đất muốn trở thành người xông pha, làm được nhiều việc có ích

………………………………………………………………………………………………..

c) Thuở đị học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấunên nhiều bài văn của ông dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

………………………………………………………………………………………………..

Bài 3: Nối câu có phần in đậm với từ nghi vấn phù hợp để hỏi cho phần in đậm đó:

a) Tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà.

b) Đường phố lúc nào cũng nườm nượp người đi lại.

c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui.

d) Người yêu em nhất chính là mẹ

e) Giờ ra chơi các bạn gái thường nhảy dây.

g) Ngoài đồng, bà con đang thu hoạch lúa.

Ở đâu?

Thế nào?

Làm gì?

Là ai

Bài 4: Gạch chân từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi sau:

a) Cậu có biết chơi cờ vua không?

b) Anh vừa mới đi học về à?

c) Mẹ sắp đi chợ chưa?

d) Làm sao bạn lại khóc?

Đáp án:

Bài 1:Viết vào bảng phân loại tên các trò chơi sau:

Chơi ô ăn quan, thi nhảy dây, thi đặt câu hỏi, rước đèn ông sao, chơI tú lơ khơ, cùng chơI đoán từ, kể chuyện tiếp sức, bịt mắt bắt dê

Trò chơi học tập

Trò chơi giải trí

thi đặt câu hỏi cùng chơI đoán từ, kể chuyện tiếp sức

Chơi ô ăn quan, thi nhảy dây, rước đèn ông sao, chơI tú lơ khơ, bịt mắt bắt dê

Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong mỗi câu sau:

a) Nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son

 Nàng công chúa mặt trắng, ngồi ở đâu?

b) Chú bé Đất muốn trở thành người xông pha, làm được nhiều việc có ích

 Chú bé Đất muốn trở thành người như thế nào?

c) Thuở đị học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn của ông dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

 Thuở đị học, Cao Bá Quát viết chữ như thế nàonên nhiều bài văn của ông dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém?

Bài 3: Nối câu có phần in đậm với từ nghi vấn phù hợp để hỏi cho phần in đậm đó:

a) Tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà. - ở đâu? 

b) Đường phố lúc nào cũng nườm nượp người đi lại. – thế nào? 

c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui. – thế nào? 

d) Người yêu em nhất chính là mẹ - là ai? 

e) Giờ ra chơi các bạn gái thường nhảy dây. – làm gì? 

g) Ngoài đồng, bà con đang thu hoạch lúa. - ở đâu? 

Bài 4: Gạch chân từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi sau:

a) Cậu có biết chơi cờ vua không?

b) Anh vừa mới đi học về à?

c) Mẹ sắp đi chợ chưa?

d) Làm sao bạn lại khóc?

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1. Viết tên các trò chơi sau vào các nhóm ở dưới: nhảy dây, kéo co, ô ăn quan, lò cò, vật, cờ tướng, xếp hình, đá cầu.

- Trò chơi rèn luyện sức mạnh: ........................

- Trò chơi rèn luyện sự khéo léo: .....................

- Trò chơi rèn luyện trí tuệ:..............................

Câu 2. Chọn thành ngữ, tục ngữ ứng với mỗi nghĩa dưới đây theo mẫu (ghi dấu + vào ô thích hợp):

Thành ngữ, tục ngữ

Nghĩa

Chơi với lửa

Ở chọn nơi, chơi chọn bạn

Chơi diều đứt dây

Chơi dao có ngày đứt tay

a) Làm một việc nguy hiểm

+

b) Mất trắng tay

c) Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ

d) Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống

Câu 3. Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp ở bài tập 2 để khuyên bạn:

a) Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi.

M: Em sẽ nói vói bạn: “Ở chọn nơi,chơi chọn bạn”. Cậu nên...........................

b) Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra là mình gan dạ.

Câu 4. Đọc lại bài Kéo co (Tiếng Việt 4, tập một, trang 155 -156), cho biết bài văn đó giới thiệu trò chơi của những địa phương nào. Ghi lại lời giới thiệu trò chơi và cách chơi để chuẩn bị cho bài tập làm văn miệng ở lớp:

Câu 5. Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em. (Chú ý: Trong phần mở bài, cần giới thiệu quê em ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị.)

Đáp án:

Câu 1. Ghi tên các trò chơi sau vào bảng phân loại nhảy dây, kéo co, ô ăn quan, lò cò, vật, cờ tướng, xếp hình, đá cầu.

- Trò chơi rèn luyện sức mạnh : kéo co, đấu vật, đá bóng,...

- Trò chơi rèn luyện sự khéo léo : nhảy dây, lò cò, đá cầu,...

- Trò chơi rèn luyện trí tuệ : cờ tướng, cờ vua, xếp hình,...

Câu 2. Chọn thành ngữ, tục ngữ ứng với mỗi nghĩa dưới đây theo mẫu (Ghi dấu + vào ô thích hợp):

Thành ngữ, tục ngữ

Nghĩa

Chơi với lửa

Ở chọn nơi, chơi chọn bạn

Chơi diều đứt dây

Chơi dao có ngày đứt tay

a) Làm một việc nguy hiểm

+

b) Mất trắng tay

+

c) Liều lĩnh ắt gặp tai họa

+

d) Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống

+

Câu 3. Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp ở bài tập 2 để khuyên bạn:

a) Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi.

M: Em sẽ nói vói bạn: “Ở chọn nơi,chơi chọn bạn”. Cậu nên chơi với các bạn ngoan thì cậu sẽ học tốt hơn.

b) Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra là mình gan dạ.

Em sẽ khuyên bạn “Nguy hiểm lắm, cậu xuống ngay đi, đừng có mà chơi với lửa" hoặc: “Chơi dao có ngày đứt tay, cậu té bây giờ, xuống!"

Câu 4. Đọc lại bài Kéo co (Sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 155 - 156), cho biết bài văn đó giới thiệu trò chơi của những địa phương nào. Ghi lại lời giới thiệu trò chơi và cách chơi để chuẩn bị cho bài tập làm văn miệng ở lớp:

- Bài văn giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp, luyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Lời giới thiệu trò chơi "Kéo co" là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên.

- Cách chơi: Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều hơn là bên ấy thắng.

Câu 5. Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em. (Chú ý : Trong phần mở bài, cần giới thiệu quê em ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị.)

Hội Vía Bà

Tháng giêng hằng năm, đặc biệt là ngày mùng năm là ngày hội Vía Bà mở ra, thu hút hàng trăm người tham gia lễ viếng và cầu tài.

Tương truyền trước kia có người con gái tên Lý Thị Thiên Hương, nhan sắc mặn mà, tài giỏi, đính hôn cùng chàng trai tên Lê Sĩ Trệt - một chàng trai văn võ song toàn lại có lòng yêu nước. Thời loạn, chàng trai lên đường tòng quân. Thiên Hương ở lại ngày đêm thủy chung chờ đợi ... Vốn là người mộ đạo nên mỗi dịp Nguyên tiêu, nàng thường lên núi lễ Phật. Một ngày kia, không may mắn nàng gặp bọn cướp trên đường lên núi, để giữ trọn mình, nàng nhảy xuống vực quyên sinh.

Thiên Hương chết đi, hồn hiện về báo mộng cho nhà sư trụ trì vớt xác nàng lên. Dân gian truyền tụng nàng rất linh thiêng, luôn phù trợ cho nhân dân trong vùng. Nhớ ơn nàng, nhân dân lập điện thờ nàng trên núi, từ đó có tên là núi Bà Đen, (thuộc Trảng Bàng - Tây Ninh ngày nay).

Khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi, ghi nhớ công ơn cứu mạng của bà khi đang tìm đường thoát thân trên núi, nên sắc phong cho bà là Linh Sơn Tiên Thạch Tự. Trong chùa có tượng Bà được tạc bằng đồng đen để nhân dân ngày đêm cúng bái, phụng thờ, tỏ lòng tạ ơn.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Câu chuyện về túi khoai tây

Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một túi khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận lên củ khoai tây rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đâu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kề kề bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà còn là một món quà tốt đẹp ta dành tặng bản thân mình.

(Theo Gia đình Online)

a) Thầy giáo mang túi nhựa và khoai tây đến lớp để làm gì?

b) Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái cho các bạn học sinh?

c) Vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác?

d) Em học được điều gì qua câu chuyện trên?

Câu 2: Trong những trò chơi, đồ chơi: kéo co, bắn bi, điện tử, rồng rắn lên mây, cờ vua, những trò chơi nào có hại?

Câu 3: Viết câu kể:

a. Về một việc em đã làm vào ngày chủ nhật ở nhà.

b. Về một người bạn thân em mới quen.

c. Về hình dáng chiếc cặp em đang dùng.

Câu 4: Gạch dưới các câu kể trong đoạn văn

dưới đây:

Sói đợi dê mẹ rời khỏi nhà, nó rón rén đặt chân lên cửa sổ. Dê con thấy chân trắng, yên trí chắc là mẹ về thật nên mở cửa ra. Ngờ đâu kẻ vào nhà chính lại là chó sói. Đàn dê con hoảng sợ, tìm cách ẩn trốn. Con thứ nhất chui vào gầm bàn, con thứ hai chui vào gầm giường, con thứ ban chui vào lò, con thứ tư ẩn trong bếp, con thứ năm nấp vào tủ, con thứ sáu nấp sau chậu giặt quần áo, con thứ bảy chui vào trong hộp đồng hồ quả lắc treo trên tường.

(Theo Truyện cổ Grim)

Câu 5: Quan sát một đồ chơi mà em yêu thích.

Ghi lại những điều em quan sát được về hình dáng và cách sử dụng của đồ chơi đó.

Đáp án: 

Câu 1:

a. để yêu cầu các bạn viết tên những người mình không ưa lên củ khoai tây sau đó mang những túi khoai tây bên mình trong một tuần.

b.  là càng ngày túi khoai tây càng trở nên nặng nề và tồi tệ hơn khi nó bắt đầu thối rữa và rỉ nước.

c. vì đó là món quà quý giá ta dành tặng mọi người. Chính lòng oán hận và thù ghét làm chúng ta trở nên nặng nề và khổ sở hơn.

d. em học được bài học cần phải biết thông cảm và tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

Câu 2:  Trò chơi có hại là: điện tử.

Câu 3:

a. Về một việc em đã làm vào ngày chủ nhật ở nhà.

- Sáng chủ nhật, em cùng mẹ ra vườn làm cỏ mấy luống rau.

b. Về một người bạn thân em mới quen.

- Lan là một bạn gái xinh xắn, khiêm tốn và rất chăm chỉ.

c. Về hình dáng chiếc cặp em đang dùng.

- Chiếc cặp của em có hình chữ nhật nằm ngang với chiều dài 40cm, chiều rộng 30cm.

Câu 4:

Sói đợi dê mẹ rời khỏi nhà, nó rón rén đặt chân lên cửa sổ. Dê con thấy chân trắng, yên trí chắc là mẹ về thật nên mở cửa ra. Ngờ đâu kẻ vào nhà chính lại là chó sói. Đàn dê con hoảng sợ, tìm cách ẩn trốn. Con thứ nhất chui vào gầm bàn, con thứ hai chui vào gầm giường, con thứ ban chui vào lò, con thứ tư ẩn trong bếp, con thứ năm nấp vào tủ, con thứ sáu nấp sau chậu giặt quần áo, con thứ bảy chui vào trong hộp đồng hồ quả lắc treo trên tường.

(Theo Truyện cổ Grim)

Câu 5:

a) Mở bài : Đồ chơi đó là:

Ngày Giáng sinh năm nào cũng vậy, ông già Noel luôn mang đến cho em những bất ngờ thú vị. Đặc biệt là trong dịp lễ năm nay, em đã được ông tặng cho một bạn búp bê vô cùng xinh đẹp.

b) Thân bài : Hình dáng

- Hình thù, to nhỏ : Bạn búp bê trông như một bản sao khác của em vậy. Trông bạn thật bé nhỏ và dễ thương. Hơn nữa, cơ thể bạn ấy là vải bông nên luôn mang đến cho em cảm giác ấm áp khi ôm vào lòng.

- Màu sắc : Bạn ấy được khoác lên mình chiếc váy xòe màu hồng nữ tính kết hợp với chiếc mũ nhỏ vành trên đậu lại càng khiến bạn trở nên duyên dáng.

+ Bạn búp bê có gương mặt tròn, đôi mắt xanh với lông mi cong và trên môi nở nụ cười chúm chím.

+ Em thích nhất mái tóc của bạn. Đó là những sợi len nâu, dài được đan vào nhau tạo thành hai bím tóc dày.

+ Đôi tay và đôi chân nhỏ nhắn màu hồng phấn. Dưới chân bạn đeo chiếc giày có quai cài thật đẹp.

- Cách chơi :

Em với búp bê giống như hai người bạn thân thiết với nhau : lúc em học bài, bạn ấy ngồi ngay ngắn bên góc bàn như động viên em cố gắng học tập tốt. Khi em đi ngủ, búp bê cũng cùng em đi vào những giấc mơ đẹp.

c) Kết bài: Cảm nhận khi chơi đồ chơi đó.

Búp bê đã gắn bó với em như một người bạn tốt, cùng chia sẻ với em những niềm vui hay nỗi buồn. Vì vậy em rất yêu thương và giữ gìn búp bê cẩn thận.

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi các môn lớp 4 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk các môn lớp 4.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên