Bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 2 năm 2024 có đáp án (20 đề)

Dưới đây là danh sách 20 Đề kiểm tra, Đề thi môn Tiếng Việt lớp 5 Học kì 2 gồm các bài kiểm tra giữa kì 2, cuối kì 2 chọn lọc, có đáp án. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong bài thi môn Tiếng Việt lớp 5.

Bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 2 năm 2024 có đáp án (20 đề)

Xem thử Đề CK2 Tiếng Việt 5

TẠM NGỪNG BÁN - mua trọn bộ đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối Học kì 2 bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

I. CHÍNH TẢ (Nghe – viết)

Bài viết:

Chiều

Gió nhè nhẹ bước qua khu rừng đó. Đàn chim giăng giăng bay về tổ. Một vài con tách đàn dang rộng cánh lượn lờ dường như còn nuối tiếc ánh tà dương. Một con thuyền lẻ loi dương buồm trôi theo dòng sông uốn khúc giữa cánh đồng phía bắc khu rừng. Không gian tĩnh mịch. Bỗng từ đâu đó, một giọng sáo vút lên, du dương, trầm bổng, gửi vào không trung một giai điệu dịu dịu, vương vấn chút sầu tư.

II. TẬP LÀM VĂN

Tả một nghệ sĩ hài mà em biết.

Quảng cáo

III. ĐỌC- HIỂU

Đọc thành tiếng: Thái sư Trần Thủ Độ

(SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 15- 16)

Làm bài tập sau:

Câu 1. Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?

a. Yêu cầu chặt đứt một ngón tay của họ.

b. Yêu cầu chặt đứt một ngón chân của họ.

c. Không đồng ý và đuổi về.

Câu 2. Cách đối xử của Trần Thủ Độ với người xin chức câu đương thể hiện điều gì?

a. Ông là người nghiêm khắc trong công việc.

b. Ông tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ xin chức câu đương.

c. Có ý rằng để kẻ có ý định mua quan bán tước, làm rối loạn phép nước.

Câu 3. Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí như thế nào?

a. La mắng, khiển trách người quân hiệu.

b. Không trách móc mà còn thưởng cho vàng bạc.

c. La mắng và đuổi việc người quân hiệu.

Quảng cáo

Câu 4. Khi có tên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, thái độ của Trần Thủ Độ như thế nào?

a. Tức giận, quát tháo và cho rằng người ấy vu khống mình.

b. Nhận lỗi và xin vua thăng chức cho viên quan dám nói thẳng.

c. Nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.

Câu 5. Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người thế nào?

a. Thẳng thắn.

b. Nghiêm minh.

c. Cương quyết.

IV. LUYỆN TẬP VÀ CÂU

Câu 1. Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong hai câu thơ sau, cho biết đó là loại câu gì?

a. Vì nó ốm, nó không đi làm được.

b. Vì ốm, nó không đi làm được.

Câu 2. Xác định quan hệ từ trong câu ghép sau đây và cho biết câu ghép này thuộc loại nào?

Nếu lớp bạn đứng nhất thì chúng tôi cũng vào hàng thứ hai.

Quảng cáo

Câu 3. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu ghép sau đây:

Dù ai nói ngả, nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Câu 4. Tìm từ đồng âm trong câu ca dao sau và nói lên ý nghĩa của chúng.

Vì cam cho quýt đèo bòng

Vì em nhan sắc cho lòng anh say.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

A. Kiểm tra đọc:

1. Đọc thành tiếng: (3đ)

Giáo viên làm phiếu cho học sinh bốc thăm đọc các bài tập đọc đã học ở Học kì II (từ tuần 11-17) và trả lời câu hỏi theo nội dung bài. (Làm trong tiết ôn tập)

2. Đọc hiểu: (7đ)

Em đọc thầm bài “Rừng Gỗ Quý” và trả lời các câu hỏi sau đây:

RỪNG GỖ QUÝ

Xưa có vùng đất toàn đồi cỏ tranh hoặc tre nứa. Gia đình nhà nọ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội.

Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra. Ông nghĩ bụng: “ Giá vùng ta cũng có những thứ cây nầy thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”. Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi:

- Ông lão đến đây có việc gì ?

- Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá !

- Được, ta cho ông cái hộp nầy, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà, ông mới được mở ra !

Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp tỏa ra ngào ngạt ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông lão cái hộp thứ hai, cô tiên lại căn dặn:

- Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra!

Hộp lần nầy rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn…

Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu : “ Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy”. Ông liền bảo các con đi xa tìm hạt cây về gieo trồng. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa.

Truyện cổ Tày- Nùng

Quảng cáo

Câu 1. Khi thấy hiện ra những cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì ?

a. Có vài cây gỗ quý để cho gia đình mình làm nhà ở bền chắc.

b. Có rất nhiều gỗ quý để cho dân cả vùng làm nhà ở bền chắc.

c. Có thứ cây gỗ quý trên quê mình để dân làm nhà ở bền chắc.

d. Có hạt giống cây gỗ quý để trồng, tha hồ làm nhà ở bền chắc.

Câu 2. Vì sao ông lão biết các cô tiên nữ múa hát trên đám cỏ xanh ?

a. Vì ông chợt nghe thấy tiếng hát.

b. Vì có cô tiên nữ chạy lại hỏi ông.

c. Vì ông chợt ngoảnh lại phía sau.

d. Vì ông chợt nghe thấy tiếng nhạc.

Câu 3. Cô tiên cho ông lão chiếc hộp thứ nhất đựng những gì ?

a. Hoa quả chín thơm ngào ngạt.

b. Rất nhiều cột kèo, ván gỗ.

c. Rất nhiều hạt cây gỗ quý.

d. Ngôi nhà làm bằng gỗ quý.

Câu 4. Những đặc điểm nào cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý ?

a. Tỏa mùi thơm ngào ngạt, có giá trị gấp trăm lần chiếc hộp trước.

b. Tỏa mùi thơm nhẹ, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước.

c. Nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước.

d. Nhẹ, không thơm, lắc không kêu, có giá trị gấp trăm lần hộp trước

Câu 5. Vì sao nói hộp thứ hai quý gấp trăm lần hộp thứ nhất ?

a. Vì có nhiều loại gỗ quý giá hơn ở hộp trước.

b. Vì có nhiều cột kèo, ván gỗ hơn ở hộp trước.

c. Vì có nhiều hạt cây để chia cho cả dân làng.

d. Vì có nhiều hạt cây để trồng nên rừng gỗ quý.

Câu 6. Nêu nội dung của câu chuyện

Câu 7. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “bền chắc” ?

a. bền chí

b. bền vững

c. bền bỉ

d. bền chặt

Câu 8. Dòng nào dưới đây có các từ in đậm đồng nghĩa ?

a. gian lều cỏ tranh/ ăn gian nói dối

b. cánh rừng gỗ quý/ cánh cửa hé mở

c. hạt đỗ nảy mầm/ xe đỗ dọc đường

d. một giấc mơ đẹp/ rừng mơ sai quả

Câu 9. Các vế trong câu: “ Giá vùng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở bền chắc.” Được nối với nhau bằng cách nào ?

Câu 10. Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.

Thủy Tinh dâng nước cao………….Sơn Tinh làm núi cao lên……………………..

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả: (2 điểm) Nghe – viết:

Trí dũng song toàn từ “ Thấy sứ thần Việt Nam … hết” -Đình Xuân Lâm-Trương Hữu Quỳnh và Trung Lưu (SGK TV tập 2 trang 26)

2. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề bài: Em hãy tả một loại cây (cây hoa, cây ăn quả, cây bóng mát, ...) mà em thích nhất.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3đ )

- Nội dung kiểm tra: GV cho HS đọc một đoạn văn khoảng 150 chữ thuộc chủ đề : Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai (Từ tuần 29 đến tuần 33). Kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Hình thức kiểm tra: Cho HS đọc đoạn văn, thơ trong các bài tập đọc thuộc chủ đề nói trên bằng hình thức bốc thăm .

II. Đọc thầm (7đ) (35 phút)

Đọc thầm bài: “ Chim họa mi hót” (TV lớp 5 tập 2 trang 123)

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1 (1đ) Tác giả cảm nhận tiếng hót của chim họa mi rất hay qua chi tiết nào?

a) Hót vang lừng chào nắng sớm.

b) Khi êm đềm, khi rộn rã, như một điệu đàn.

c) Làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ.

d) Nó kéo cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn gần xa đâu đó lắng nghe.

Câu 2 (1đ) Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, chim họa mi làm gì?

a) Tìm vài con sâu ăn lót dạ.

b) Xù lông rũ hết những giọt sương.

c) Hót vang lừng chào nắng sớm.

d) Chuyền từ bụi nọ sang bụi kia.

Câu 3 (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu văn sau :

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.

Câu 4 (0,5đ) Hai từ đồng nghĩa với từ “êm đềm” là:

Câu 5 (1đ) Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy ?

a) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, cỏ cây, say sưa.

b) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, vừa vẩn.

c) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, từ từ.

d) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, xa gần, nhanh nhẹn.

Câu 6 (0,5đ) Hai từ trái nghĩa với từ “tĩnh mịch” là:

Câu 7 (0,5đ) Dấu phẩy trong câu : “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.” có tác dụng :

a) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

b) Ngăn cách các vế câu ghép.

c) Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ.

d) Ngăn cách các chủ ngữ trong câu.

Câu 8 (0,5đ) Trong các cụm từ: nhắm hai mắt, kéo dài cổ, thu đầu, những từ mang nghĩa gốc là:

a/ Chỉ có từ mắt mang nghĩa gốc.

b/ Chỉ có từ cổ mang nghĩa gốc.

c/ Chỉ có từ đầu mang nghĩa gốc.

d/ Cả ba từ: mắt, cổ, đầu mang nghĩa gốc.

Câu 9 (1đ) Đặt 1 câu ghép có cặp quan hệ từ: Tuy… nhưng …

B. Kiểm tra Viết

I. Viết chính tả : ( 2đ) Bài viết : Thuần phục sư tử (20 phút)

(SGKTV5 T2/tr117 + 118) - ( Viết đoạn: Một tối, …… đến con sư tử hung dữ.)

II- Tập làm văn : (8đ) Chọn một trong hai đề sau: (35 phút)

* Đề 1: Em hãy tả một người bạn mà em quý mến nhất.

* Đề 2: Em hãy tả ngôi nhà em đang ở.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 34, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

a. Đọc thầm bài văn sau:

ÚT VỊNH

Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.

Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn - một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa.

Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi tàu lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn :

- Hoa, Lan, tàu hỏa đến !

Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét.

Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tất.

Biết tin, cha mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời.

Theo TÔ PHƯƠNG

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì? (0,5 điểm)

A. Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố.

B. Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường, lúc thì tháo cả ốc gắn các thanh ray.

C. Nhiều khi bọn trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu chạy qua.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ? (0,5 điểm)

A. Thuyết phục Sơn - một bạn thường chạy thả diều trên đường tàu.

B. Đã thuyết phục bạn này không thả diều trên đường tàu nữa.

C. Cả hai ý trên đều sai.

D. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 3: Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì ? (0,5 điểm)

A. Thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.

B. Thấy tàu đang chạy qua trên đường trước nhà Út Vịnh.

C. Thấy tàu đang đỗ lại trên đường trước nhà Út Vịnh.

D. Thấy hai bạn nhỏ đứng trong nhà nhìn tàu chạy qua trên đường tàu.

Câu 4: Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu ? (0,5 điểm)

A. Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn.

B. Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh chạy ra khỏi nhà chặn tàu lại.

C. Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh khóc và la lớn.

D. Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh cùng chơi với hai bạn nhỏ.

Câu 5: Em học tập được ở Út Vịnh điều gì ? (0,5 điểm)

A. Yêu hai bạn nhỏ quê em và đường sắt.

B. Yêu hai bạn nhỏ quê em.

C. Yêu đường sắt quê em.

D. Ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông.

Câu 6: Ý nghĩa của câu chuyện này là : (0,5 điểm)

A. Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai.

B. Thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt.

C. Dũng cảm cứu em nhỏ.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 7: Câu “Hoa, Lan, tàu hỏa đến !” (0,5 điểm)

A. Câu cầu khiến.

B. Câu hỏi

C. Câu cảm.

D. Câu kể

Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố.” có tác dụng gì ? (0,5 điểm)

A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

D. Ngăn cách các vế trong câu đơn.

Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (2 điểm)

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (ngày mai; đất nước)(1điểm)

Trẻ em là tương lai của.......................................... Trẻ em hôn nay, thế giới....................................;

B. Kiểm tra Viết

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Tà áo dài Việt Nam. (Đoạn viết từ Áo dài phụ nữ có hai loại: ……. đến chiếc áo dài tân thời.). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 122).

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Đề bài: Tả người bạn thân của em.

................................

................................

................................

Xem thử Đề CK2 Tiếng Việt 5

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 5 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt 5 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên