Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 29 có đáp án (5 phiếu)



Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 29 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: phút

Câu 1: Đọc lại câu chuyện Một vụ đắm tàu và cho biết quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé?

A. Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân mình

B. Ma-ri-ô là cậu bé trong sáng, hồn nhiên, yêu đời, trượng nghĩa

C. Ma-ri-ô có trái tim nhân hậu, thấu hiểu lòng người

D. Ma-ri-ô là cậu bé nóng nảy nhưng tốt bụng và trượng nghĩa

Câu 2: Ý nghĩa của câu chuyện Một vụ đắm tàu?

a) Ca ngợi tình bạn của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta

b) Ca ngợi sự mạnh mẽ, kiên cường của cô bé Giu-li-ét-ta

c) Thấy được sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta

d) Thấy được sự phóng khoáng, mạnh mẽ, nhiệt tình của cậu bé Ma-ri-ô

e) Thấy được đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô

Câu 3: Đọc truyện Con gái và cho biết những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua kém gì các bạn trai?

a) Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi

b) Mơ hăng hái tham gia vào các hoạt động tập thể ở trường

c) Mơ làm thêm rất nhiều việc ngoài thời gian học để tăng thêm thu nhập cho gia đình

d) Tan học, trong khi các bạn nam khác còn mải chơi thì Mơ đã về nhà cặm cụi tưới rau, chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ.

e) Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé, Mơ giúp mẹ làm hết mọi việc trong nhà

f) Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu em Hoan

Câu 4: Ý nghĩa câu chuyện Con gái?

a) Phê phán quan niệm lạc hậu “trọng nam khinh nữ”

b) Phê quán những tệ nạn trong xã hội

c) Khen ngợi cô bé Mơ ngoan ngoãn, chăm chỉ, hiếu thảo với bố mẹ, dũng cảm cứu bạn làm thay đổi suy nghĩ của những người thân về quan niệm sinh con gái

d) Phê phán thói vô cảm, dửng dưng trong xã hội

Câu 5: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

Năm năm học tiểu học năm nào bạn Loan cũng đạt danh hiệu …………….

A. Nghệ sĩ Ưu tú

B. Nhà giáo Ưu tú

C. Cháu ngoan Bác hồ

D. Cháu ngoan Bác Hồ

Câu 6: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí đã được tặng danh hiệu …………

A. Ca sĩ nhân dân

B. Ca sĩ ưu tú

C. Nhà giáo ưu  tú

D. Nhà giáo Ưu tú

Câu 7: Với nội dung sau đây, em hãy đặt một dấu câu phù hợp

Bày tỏ sự yêu thích của em trước cái áo mà bạn em đang mặc

A. Bạn mặc chiếc áo này đẹp đấy?

B. Bạn mặc chiếc áo này đẹp đấy.

C. Bạn mặc chiếc áo này đẹp đấy!

D. Bạn mặc chiếc áo này đẹp đấy:

Câu 8: Với nội dung sau đây, em hãy đặt một dấu câu phù hợp

Bày tỏ sự tò mò, thắc mắc trước một vấn đề mà em còn chưa được rõ

A. Cậu là Minh có phải không?

B. Cậu là Minh có phải không!

C. Cậu là Minh có phải không.

D. Cậu là Minh có phải không:

Câu 9: Ý nghĩa của câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi?

A. Khen ngợi một bạn lớp trưởng nữ vừa giỏi lại vừa chu đáo, xốc vác trong công việc của lớp khiến các bạn nam ai cũng phải nể phục. Từ đó cho thấy phái nữ không phải lúc nào cũng yếu  đuối như mọi người vẫn nghĩ

B. Phê bình sự mất đoàn kết của các bạn học sinh trong lớp học

C. Cẩm nang dành cho các bạn đang làm lớp trưởng, làm thế nào để lớp lớn mạnh và các bạn trong lớp đoàn kết với nhau

D. Chỉ ra những thất bại của một bạn lớp trưởng không có năng lực và trách nhiệm trong công việc

Câu 10: Em và các bạn đến thăm cô giáo khi cô bị ốm. Cô rất vui và ân cần dặn dò từng bạn. Em hãy ghi lại cuộc đối thoại giữa các em và cô giáo.

Đáp án:

Câu 1:

Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô cho thấy: Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân mình

Đáp án đúng: A.

Câu 2:

Ý nghĩa của câu chuyện Một vụ đắm tàu:

Ca ngợi tình bạn của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta

Thấy được sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta

Thấy được đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô

Câu 3:

Những chi tiết chứng tỏ Mơ không thua kém gì các bạn trai là:

- Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi

- Tan học, trong khi các bạn nam khác còn mải chơi thì Mơ đã về nhà cặm cụi tưới rau, chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ.

- Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé, Mơ giúp mẹ làm hết mọi việc trong nhà

- Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu em Hoan

Câu 4:

Ý nghĩa câu chuyện Con gái:

Phê phán quan niệm lạc hậu “trọng nam khinh nữ”

Khen ngợi cô bé Mơ ngoan ngoãn, chăm chỉ, hiếu thảo với bố mẹ, dũng cảm cứu bạn làm thay đổi suy nghĩ của những người thân về quan niệm sinh con gái

Câu 5:

- Đối với một học sinh tiểu học thì danh hiệu phù hợp trong 4 đáp án đó là danh hiệu Cháu Ngoan Bác Hồ

- Danh hiệu này có hai phần là Cháu Ngoan/Bác Hồ nên viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi phần tạo thành tên riêng đó là Cháu và Bác

- Để thể hiện sự tôn kính và tình cảm đối với Bác Hồ muôn vàn kính yêu chúng ta thường viết hoa cả từ Bác Hồ

-> Đáp án đúng là Cháu ngoan Bác Hồ

Đáp án đúng: D.

Câu 6:

Đối với nhà giáo thì danh hiệu được nhận phải là đáp án Nhà giáo Ưu tú chứ không phải liên quan đến lĩnh vực ca sĩ

- Đối chiếu với quy tắc viết hoa ta thấy đáp án D là đúng

-> Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí đã được tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú

Đáp án đúng: D.

Câu 7:

- Trước hết, xác định “bày tỏ sự yêu thích của em trước cái áo mà bạn em đang mặc” là thuộc một câu cảm thán

-> Dấu câu phải dùng là !

Đáp án đúng: C.

Câu 8:

- Xác định “bày tỏ sự tò mò, thắc mắc trước một vấn đề mà em còn chưa được rõ” thì kiểu câu cần dùng là câu hỏi

-> Dấu câu cần dùng đến là dấu ?

Đáp án đúng: A.

Câu 9:

Ý nghĩa của câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi:

Khen ngợi một bạn lớp trưởng nữ vừa giỏi lại vừa chu đáo, xốc vác trong công việc của lớp khiến các bạn nam ai cũng phải nể phục. Từ đó cho thấy phái nữ không phải lúc nào cũng yếu  đuối như mọi người vẫn nghĩ

Đáp án đúng: A.

Câu 10:

- Học sinh: Chúng em chào cô ạ!

- Cô giáo: Ôi! Chào các em, các em nhanh vào đây ngồi cho mát!

- Lớp trưởng: Cô ơi, biết tin cô ốm nên chúng em rủ nhau tới đây thăm cô ạ! Cô thấy trong người thế nào ạ!

- Cô giáo: Cô đỡ hơn nhiều rồi, mấy hôm nữa là cô sẽ đi dạy được. Mấy hôm nay cô không đến lớp được, tình hình lớp mình thế nào rồi?

- Long (nhanh nhảu): Lớp mình tuần này thi đua được xếp thứ nhất đấy cô ạ, dù không có cô nhưng các bạn vẫn duy trì nề nếp và cố gắng học tập tốt ạ.

- Loan: Các bạn đều bảo nhau phải ngoan để cô vui lòng, cô chóng khỏi bệnh sẽ lại tới lớp với chúng em ạ.

- Thắng: Cô ơi, cô nhanh khoẻ nhé, chúng em ai ai cũng nhớ cô, lớp học không có cô chúng em lúc nào cũng cảm thấy trống vắng ạ.

- Lớp trưởng: Cô ơi, cô cứ yên tâm nghỉ ngơi mấy hôm ạ, lớp đã có ban cán sự điều hành, chúng em sẽ thay cô quản lí lớp, đôn đốc các bạn học tập và thực hiện tốt nội quy. Lớp sẽ ngoan đợi cô quay lại ạ.

- Cô giáo (xúc động): Lớp mình ngoan lắm, cô sẽ chóng khoẻ để quay về lớp lớp. Tuần sau bắt đầu ôn tập giữa kì rồi, các em cố gắng ôn tập thật tốt nhé, giờ sinh hoạt thứ 6 này, lớp trưởng phân công lịch trực nhật cho các bạn giúp cô nhé.

- Học sinh: Chúng em nhớ rồi cô ạ!

- Cô giáo: Chúc các em ôn tập thật tốt nhé!

- Học sinh: Vâng ạ, chúng em cảm ơn cô ạ!

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 29 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: phút

I – Bài tập về đọc hiểu

Kỉ niệm mùa hè

Tôi là một cô bé say mê diều. Nhà tôi ở gần bãi đất rộng,dốc – chỗ bọn con trai trong xóm chọn làm nơi thả diều. Chiều chiều,khi đã nấu cơm xong, tôi có thể đứng lặng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại, đủ màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió.

Đây những chiếc diều bướm mảnh mai duyên dáng với gam màu đỏ, vàng rực rỡ. Kia những chiếc diều dơi, diều sáo,… trông mạnh mẽ chao liệng trên cao tựa như chạm vào mây.

Chiều nay cũng vậy, tôi tha thẩn xem bọn con trai trèo lên bãi đất dốc lấy đà chạy xuống dong diều lên cao, tay chúng giật dây mới điệu nghệ làm sao. Bỗng “bụp”, mắt tôi tối sẫm. Tôi giật mình vì cái diều hình mặt trăng khuyết của một em nhỏ va vào mặt. Cậu bé lắp bắp vẻ hối hận :

– Em…xin lỗi. Chị…chị có sao không ?

Câu nói của nó không làm tôi dịu đi chút nào, toi gắt :

– Mắt mũi nhìn đi đâu mà để diều va vào mặt người ta. Diều này…! Diều này…! – Vừa gắt, tôi vừa giằng mạnh chiếc diều hình mặt trăng của nó, định xé, khiến thằng bé bật khóc

Bỗng tôi nghe có tiếng con gái :

– Này, bạn !

Thì ra là một “đứa” con gái trạc tuổi tôi. Tôi lạnh lùng :

– Gì?

– Em bé chỉ không may làm rơi diều vào bạn mà sao bạn định phá đi niềm vui của nó thế.

Nhìn ánh mắt bạn, tôi bối rối cúi đầu. Tôi liền trả lại cho thằng bé cái diều, rồi lặng lẽ bỏ đi. Nhưng tôi vẫn nghe tiếng bạn ấy nói với thằng bé :

– Thôi nín đi, nhà em ở đâu để chị dẫn em về

Tôi ân hận nghĩ :

– Mình sẽ không bao giờ làm thế nữa.

(Theo Nguyễn Thị Liên)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:

1. Cô bé trong truyện say mê với điều gì ?

a - Dán diều

b - Thả diều

c - Ngắm diều

d - Nghe sáo diều

2. Chuyện gì xảy ra với cô bé khi cô đang xem dong diều ?

a - Bị cái diều của một em nhỏ va vào mặt

b - Bị cái diều của một em nhỏ sà vào người

c - Bị dây diều của một em nhỏ quấn vào người

d - Bị dây diều của một em nhỏ vướng vào mặt

3. Cô bé đã cư xử như thế nào với em nhỏ chơi diều ?

a - Gắt gỏng, giằng mạnh chiếc diều và xé tan

b - Gắt gỏng, giằng mạnh chiếc diều và định xé

c - Giằng mạnh chiếc diều và đánh cậu bé khóc

d - Giằng mạnh chiếc diều và mắng mỏ cậu bé

4. Nghe bạn gái góp ý, thái độ của cô bé thế nào ?

a - Xấu hổ thẹn thùng, xin lỗi về việc đã làm, dẫn em nhỏ về

b - Bối rối ngượng ngùng, trả diều và dẫn em nhỏ về đến nhà

c - Xấu hổ cúi đầu, trả em nhỏ cái diều, xin lỗi về việc đã làm

d - Bối rối cúi đầu, trả em nhỏ cái diều, ân hận về việc đã làm

5. Câu chuyện nói lên được điều gì có ý nghĩa ?

a - Cần có tấm lòng dũng cảm, sẵn sàng nhận lỗi trước người khác

b - Cần có tấm lòng vị tha, luôn yêu thương và giúp đỡ người khác

c - Cần có tấm lòng độ lượng, sẵn sàng cảm thông với người khác

d- Cần có tấm lòng say mê, hào hứng xem các em nhỏ chơi diều

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Viết lại tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng trong các câu ở cột bên trái cho đúng quy tắc viết hoa đã học :

Tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng

Sửa lại

a) Huân chương kháng chiến được Nhà nước trao cho những tập thể và cá nhân tham gia kháng chiến đã lập được nhiều thành tích xuất sắc


b) Anh Hồ Giáo đã hai lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao động


c) Nhiều bộ phim xuất sắc được tại Liên hoa phim Việt Mam đã giành được giải thưởng


2. Đặt dấu chấm, chấm hỏi, chấm than cho đúng vào chỗ chấm trong mẩu truyện sau :

Điều ước

Dạy xong bài “Điều ước của vua Mi-đát”, cô giáo nêu câu hỏi :

– Nếu cho con một điều ước, com sẽ ước gì (1) 

Tít :

– Thưa cô, con ước thế giới hòa bình, không có chiến tranh, con sẽ học thật giỏi (2) 

Cô :

– Ồ hay quá (3)…. Các bạn nhận xét điều ước của Tít nào (4) 

Tí :

– Thưa cô, cô cho một điều ước mà bạn Tít ước hai điều ạ (5) 

Tèo bổ sung :

– Thưa cô, bạn Tí nói đúng, bạn Tít ước tham quá ạ, con không ước thế (6) 

Cô :

– Thế Tèo nói điều ước của mình cho cô và cả lớp nghe nào (7) 

– Thưa cô, con chỉ ước mỗi ngày con được 5 điều ước thôi ạ (8) 

( Theo Chuyện vui dạy học – Lê Phương Nga )

3. Với mỗi nội dung dưới đây, em hãy đặt một câu và dùng dấu cho thích hợp (nhớ ghi kiểu câu vào chỗ trống trong ngoặc)

a) Hỏi xem gia đình bạn có mấy người (Kiểu câu………….)

Đặt câu :

- …………………………………………

b) Kể cho bạn biết gia đình em có mấy người ( Kiểu câu…………)

Đặt câu :

- ………………………………

c) Nhờ bố ( hoặc mẹ, anh, chị ) kê lại chiếc bàn học của em ở nhà.(Kiểu câu …….)

Đặt câu :

- ………………………………………………

d) Bộc lộ sự thán phục giọng hát hay của người bạn gái ( Kiểu câu ………)

Đặt câu :

- …………………………………………

e) Thể hiện sự sung sướng, thích thú khi được ngắm một cảnh đẹp (Kiểu câu ……….)

Đặt câu :

- ……………………………………………

4. Viết đoạn văn (khoảng 7 câu) tả về một cây mà em thích, trong đó có sử dụng phép tu từ so sánh hoặc nhân hóa để miêu tả sự vật

Đáp án:

I.

1. Cô bé trong truyện say mê với điều gì?

c- Ngắm diều

2. Chuyện gì xảy ra với cô bé khi cô đang xem dong diều?

a- Bị cái diều của một em nhỏ va vào mặt

3. Cô bé đã cư xử như thế nào với em nhỏ chơi diều?

b- Gắt gỏng, giằng mạnh chiếc diều và định xé

4. Nghe bạn gái góp ý, thái độ của cô bé thế nào?

d- Bối rối cúi đầu, trả em nhỏ cái diều, ân hận về việc đã làm

5. Câu chuyện nói lên được điều gì có ý nghĩa?

c- Cần có tấm lòng độ lượng, sẵn sàng cảm thông với người khác

II.  

1. Viết đúng:

a) Huân chương Kháng chiến

b) Anh hùng Lao động

c) Bông sen Vàng

2. Giải đáp (thứ tự đặt dấu câu vào ô trống)

(1) chấm hỏi; (2) chấm; (3) chấm than; (4) chấm than; (5) chấm                             

(6) chấm than; (7) chấm; (8) chấm

3. Gợi ý:

a) (Kiểu câuhỏi) –Gia đình bạn có mấy người? (Hoặc:Gia đình bạn có những a?)

b) (Kiểu câukể) – Gia đình tớ có bốn người : bố, mẹ, chị tớ và tớ (Hoặc: Gia đình mình có bố, mẹ, chị mình và mình)

c) (Kiểu câukhiến) – Bố kê lại chiếc bàn học cho con với ! (Hoặc: Bố kê lại chiếc bàn bị cập kênh này cho con với!)

d) (Kiểu câucảm) – Giọng hát của bạn hay quá! (Hoặc: Bạn có giọng hát thật tuyệt vời!)

e) (Kiểu câucảm) – Ôi, cảnh ở đây đẹp quá! (Hoặc: Thật là một bức tranh phong cảnh tuyệt vời!)

4. Tham khảo :

(1) Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi,lá đã xòa sát mặt đất. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy,trưa hè lấp lóa nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng chim hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu.

(Nguyễn Thái Vận)

(2) Xuân qua, hè tới, cây phượng bắt đầu trổ bông…Khi ve ra rả trên cây cũng là lúc phượng nở nhiều nhất. Cả một màu đỏ nồng nàn như lửa bao phủ khắp thân cây, làm rực sáng một khoảng trời. Lúc ấy,trông cây phượng trẻ hẳn lại, bừng bừng sức sống.Nhìn phượng nở, những tấm lòng thơ dài của chúng em lại náo nức nghĩ tới một mùa hè đầy ắp niềm vui,…

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 29 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: phút

Câu 1. Đọc bài văn Gắn bó với miền Nam (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 109 - 110), viết lại những cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong bài văn:

- Huân chương:…………………

- Danh hiệu:………………………

- Giải thưởng:……………………

Ghi nhận xét về cách viết các cụm từ đó:

…………………………………………….

Câu 2. Viết lại tên các danh hiệu trong đoạn văn dưới đây cho đúng:

Với các thành tích xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) đã được Nhà nước tuyên dương đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Toàn huyện có 2 xã được tạng danh hiệu đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, có 28 bà mẹ được tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng.

………………………………………………

Câu 3. Mỗi dấu chấm, chấm hỏi và chấm than trong mẩu chuyện vui dưới đây được dùng làm gì? Điền câu trả lời vào bảng ở dưới.

Kỉ lục thế giới

(1) Một vận động viên đang tích cực luyện tập để tham gia thế vận hội. (2) Không may, anh bị cảm nặng. (3) Bác sĩ bảo:

- (4) Anh sốt cao lắm! (5) Hãy nghỉ ngơi ít ngày đã!

(6) Người bệnh hỏi:

- (7)Thưa bác sĩ, tôi sốt bao nhiêu độ?

(8) Bác sĩ đáp:

- (9) Bốn mươi mốt độ.

(10) Nghe thấy thế, anh chàng ngồi phắt dậy:

- (11) Thế kỉ lục thế giới là bao nhiêu?

(Chú ý: Các câu 3, 6, 8, 10 cũng là câu kể nhưng cuối câu đặt dấu hai chấm.)

Dấu câu

Đặt cuối câu số ....

Tác dụng

Dấu chấm

……………

……………

Dấu chấm hỏi

……………

……………

Dấu chấm than

……………

……………

Câu 4. Điền dấu chấm vào chỗ thích hợp trong bài văn sau. Viết lại những chữ đầu câu và cuối câu, giữa để dấu ba chấm (…).

Thiên đường của phụ nữ

Thành phố Giu-chi-ta nằm ở phía nam Mê-hi-cô là thiên đường của phụ nữ ở đây, đàn ông có vẻ mảnh mai, còn đàn bà lại đẫy đà, mạnh mẽ trong mắt gia đình, khi một đứa bé sinh ra là phái đẹp thì cả nhà nhảy cẫng lên vì vui sướng, hết lời tạ ơn đấng tối cao.

Nhưng điều đáng nói là những đặc quyền đặc lợi của phụ nữ trong bậc thang xã hội ở Giu-chi-tan. Đứng trên hết là phụ nữ, kế đó là những người giả trang phụ nữ, còn ở nấc cuối cùng là... đàn ông điều này thể hiện trong nhiều tập quán của xã hội chẳng hạn, muốn tham gia một lễ hội, đàn ông phải được một phụ nữ mời và giá vé vào cửa là 20 pê-xô dành cho phụ nữ chính cống hoặc những chàng trai giả gái, còn đàn ông: 70 pê-xô nhiều chàng trai mới lớn thèm thuồng những đặc quyền đặc lợi của phụ nữ đến nỗi có lắm anh tìm cách trở thành... con gái.

…………………………………

Câu 5. Khi chép lại mẩu chuyện vui Tỉ số chưa được mở, bạn Hùng đã dùng sai một số dấu câu. Em hãy khoanh tròn các dấu câu dùng sai và giúp bạn chữa lại những lỗi đó.

Các câu văn

Nam: (1) Hùng này, hai bài kiểm tra Tiếng Việt và Toán hôm qua, cậu được mấy điểm.

Hùng: (2) Vẫn chưa mở được tỉ số.

Nam: (3) Nghĩa là sao!

Hùng: (4) Vẫn đang hoà không - không?

Nam:?!

Sửa lỗi:………………………

……………………………………

Đáp án:

Câu 1. Đọc bài văn Gắn bó với miền Nam (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 109 - 110), viết lại những cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong bài văn:

- Huân chương:

Huân chương Kháng chiến

Huân chương Lao động

- Danh hiệu:

Anh hùng Lao động

- Giải thưởng:

Giải thưởng Hồ Chí Minh

Ghi nhận xét về cách viết các cụm từ đó:

Mỗi một cụm từ trên đều được chia làm hai bộ phận (Huân chương / Kháng chiến, Anh hùng / Lao động .... ) chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành các tên này đều được viết hoa.

Trong số những cụm từ trên, có cụm từ “Giải thưởng Hồ Chí Minh” có “Hồ Chí Minh” là tên riêng chỉ người - do đó viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.

Câu 2. Viết lại tên các danh hiệu trong đoạn văn dưới đây cho đúng:

Với các thành tích xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) đã được Nhà nước tuyên dương đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Toàn huyện có 2 xã được tạng danh hiệu đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, có 28 bà mẹ được tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Câu 3.

Mỗi dấu chấm, chấm hỏi và chấm than trong mẩu chuyện vui dưới đây được dùng làm gì? Điền câu trả lời vào bảng ở dưới.

Dấu câu

Đặt cuối câu số ....

Tác dụng

Dấu chấm

1, 2, 9

Dùng để kết thúc câu kể (câu 3, 6, 8, 10 cũng là câu kể, nhưng cuối câu đặt dấu hai chấm để dẫn lời nhân vật.)

Dấu chấm hỏi

7, 11

Dùng để kết thúc các câu hỏi.

Dấu chấm than

4, 5

Dùng để kết thúc câu cảm (câu 4) câu khiến 5.

Câu 4.

Điền dấu chấm vào chỗ thích hợp trong bài văn sau. Viết lại những chữ đầu câu và cuối câu, giữa để dấu ba chấm (…).

Thiên đường của phụ nữ

Thành phố Giu-chi-ta nằm ở phía nam Mê-hi-cô là thiên đường của phụ nữ. Ở đây, đàn ông có vẻ mảnh mai, còn đàn bà lại đẫy đà, mạnh mẽ. Trong mắt gia đình, khi một đứa bé sinh ra là phái đẹp thì cả nhà nhảy cẫng lên vì vui sướng, hết lời tạ ơn đấng tối cao.

Nhưng điều đáng nói là những đặc quyền đặc lợi của phụ nữ. Trong bậc thang xã hội ở Giu-chi-tan, đứng trên hết là phụ nữ, kế đó là những người giả trang phụ nữ, còn ở nấc cuối cùng là... đàn ông. Điều này thể hiện trong nhiều tập quán của xã hội chẳng hạn, muốn tham gia một lễ hội, đàn ông phải được một phụ nữ mời và giá vé vào cửa là 20 pê-xô dành cho phụ nữ chính cống hoặc những chàng trai giả gái, còn đàn ông: 70 pê-xô. Nhiều chàng trai mới lớn thèm thuồng những đặc quyền đặc lợi của phụ nữ đến nỗi có lắm anh tìm cách trở thành..con gái.

Câu 5.

Khi chép lại mẩu chuyện vui Tỉ số chưa được mở, bạn Hùng đã dùng sai một số dấu câu. Em hãy khoanh tròn các dấu câu dùng sai và giúp bạn chữa lại những lỗi đó.

Các câu văn

Nam: (1) Hùng này, hai bài kiểm tra Tiếng Việt và Toán hôm qua, cậu được mấy điểm.

Hùng: (2) Vẫn chưa mở được tỉ số.

Nam: (3) Nghĩa là sao!

Hùng: (4) Vẫn đang hoà không - không?

Nam:?!

Sửa lỗi:

- Câu (1) là câu hỏi, phải sửa dấu chấm thành dấu chấm hỏi.

- Câu (3) là câu hỏi do đó phải sửa dấu chấm than thành dấu chấm hỏi.

- Câu (4) là câu kể, phải sửa dấu chấm hỏi thành dấu chấm.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 29 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: phút

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Vết sẹo

Cậu bé đưa cho mẹ giấy mời họp hội nghị phụ huynh của trường tiểu học. Lạ thay, khi thấy mẹ bảo sẽ tham dự, cậu bé lộ vẻ sững sờ. Đây là lần đầu tiên bạn học và cô giáo có dịp gặp mẹ cậu, mà cậu thì chẳng muốn chút nào. Cậu rất ngượng ngập về vẻ bề ngoài của mẹ. Mặc dù xinh đẹp nhưng phía bên phải má của mẹ có một vết sẹo khá lớn. Cậu bé chưa bao giờ hỏi tại sao và trong trường hợp nào mẹ lại bị như vậy.

Sau buổi họp lớp, chẳng ai chú ý đến vết sẹo ấy mà chỉ ấn tượng về vẻ duyên dáng và cách cư xử ấm áp của mẹ. Tuy vậy, cậu bé vẫn bối rối và lẩn tránh mọi người. Tình cờ, cậu nghe lỏm được câu chuyện giữa mẹ và cô giáo chủ nhiệm:

-Dạ! Vì sao bà lại bị vết sẹo này trên mặt ạ? – Cô giáo rụt rè hỏi.

- Khi con trai tôi còn đỏ hỏn, nó bị kẹt trong phòng bị hỏa hoạn. Lửa bén dữ quá nên không ai dám xông vào, thế là tôi liều mình xông vào. Vừa chạy đến bên nôi của cháu thì một thanh xà rơi xuống. Không kịp suy nghĩ, tôi liền ghé thân che cho con rồi bất tỉnh luôn. May mà một anh lính cứu hỏa đến kịp và cứu hai mẹ con tôi. Vết sẹo đã thành vĩnh viễn nhưng tôi không bao giờ hối hận về điều đó.

Nghe xong, cậu bé chạy tới ôm lấy mẹ nước mắt lưng tròng. Người cậu rung lên vì xúc động. Đức hi sinh của mẹ cao cả quá! Cả ngày hôm đó, cậu bé cứ nắm chặt lấy tay mẹ không rời.

   (Theo Những hạt giống tâm hồn)

a) Vì sao cậu bé lại không muốn cô giáo và các bạn gặp mẹ?

b) Mọi người trong buổi họp có ấn tượng thế nào về mẹ cậu bé?

c) Nghe câu chuyện giữa mẹ và cô giáo, thái độ của cậu bé như thế nào?

d) Viết 1-2 câu nói về tình cảm của em dành cho mẹ mình.

Câu 2: Chọn dấu chấm, dấu hỏi hoặc dấu chấm than để điền vào chỗ chấm cho phù hợp.

a) Bạn Hoa đã mang giúp tôi cái cặp sách đến lớp .....

b) Hôm nào thì bố cho con đi thăm bà ngoại .....

c) Ồ, bạn ném bóng tài quá .....

Câu 3: Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào ô trống cho phù hợp:

Hà Nội vào thu. Phải chăng không khí luôn mang theo những dư vị thật ngọt ngào của mùa đẹp nhất trong năm Lòng nao nao mênh mang một nỗi buồn xa vắng Vẻ đẹp của thu đến từ những buổi sáng tinh mơ, se lạnh, những con đường tĩnh lặng chớm màu nắng vàng mênh mang, mênh mang 

Câu 4: Em và các bạn đến thăm cô giáo khi cô bị ốm. Cô rất vui và ân cần dặn dò từng bạn. Em hãy ghi lại cuộc đối thoại giữa các em và cô giáo.

Đáp án:

Câu 1:

a. Bởi vì cậu rất ngượng ngập về vẻ ngoài của mẹ, vì bên má phải của mẹ có một vết sẹo khá lớn mà cậu lại không biết nguyên nhân vì sao.

b. Mọi người trong buổi họp có ấn tượng về mẹ cậu bé ở vẻ duyên dáng và cách cư xử ấm áp của mẹ.

c. Khi biết được hồi nhỏ mẹ vì cứu mình khỏi đám cháy nên mới để lại vết sẹo trên mặt, cậu bé đã nhào tới ôm mẹ của mình. Người cậu run lên và đôi mắt lưng tròng vì quá xúc động trước tình yêu và đức hi sinh mà mẹ dành cho mình.

d. Mẹ là người đã hi sinh cả cuộc đời để yêu thương và chăm sóc chúng em. Em mong mình sẽ lớn thật nhanh để có thể báo hiếu và bảo vệ mẹ của mình.

Câu 2:

Điền dấu chấm, dấu hỏi và dấu chấm than:

a. Bạn Hoa đã mang giúp tôi cái cặp sách đến lớp.

b. Hôm nào thì bố cho con đi thăm bà ngoại?

c. Ồ, bạn ném bóng tài quá!

Câu 3:

Hà Nội vào thu. Phải chăng không khí luôn mang theo những dư vị thật ngọt ngào của mùa đẹp nhất trong năm? Lòng nao nao mênh mang một nỗi buồn xa vắng! Vẻ đẹp của thu đến từ những buổi sáng tinh mơ, se lạnh, những con đường tĩnh lặng chớm màu nắng vàng mênh mang, mênh mang.

Câu 4:

HS: Chúng em chào cô ạ!

Cô: Ôi, chào các em. Các em vào đây ngồi đi.

Lớp trưởng: Vâng ạ! Biết cô bị ốm nên chúng em tới thăm cô. Cô thấy trong người thế nào ạ?

Cô: Cô cảm ơn. Cô đỡ hơn nhiều rồi. Mấy hôm nữa là cô đi dạy được. Dạo này tình hình lớp thế nào hả em?

Lớp trưởng: Dạ, dạo này lớp vẫn ổn cô ạ. Tuần sau lớp bước vào kì ôn thi giữa học kì 2 ạ.

Cô: vậy hả. Em nhớ đôn đốc, dặn dò các bạn ôn tập thật tốt nhé. Nhớ dặn Hoàng Lan lớp phó học tập tích cực giải đáp thắc mắc cho các bạn nha. À, bảo cả Long phân công các bạn trực tuần sạch sẽ em nhé.

HS: Vâng, chúng em nhớ rồi ạ!

Cô: Chúc các em ôn tập tốt nhé.

HS: Vâng. Chúng em cảm ơn cô ạ. Chúng em cũng mong cô mau khỏe ạ!

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 29 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: phút

Câu 1: Thêm vế câu để tạo câu ghép, gạch dưới quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong câu.

a) Cứ mỗi khi mùa xuân về, hoa ban lại nở trắng núi rừng Tây bắc và .....

b) Nếu trời mưa bão thêm vài ngày thì .....

c) Tuy đường vào buôn làng xa xôi nhưng .....

Câu 2: Đặt câu với các cặp quan hệ từ sau và nói rõ giá trị của cặp quan hệ từ đó.

- Vì ..... nên .....

- Mặc dù ..... nhưng .....

- Không những ..... mà còn .....

- Nếu ..... thì .....

Câu 3. Đọc lại một trong hai phần của truyện Một vụ đắm tàu (Tiếng việt 5, tập hai, trang 108-109):

a) Phần I, từ đầu đến gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn. Có thể đặt tên phần này là làm quen hoặc Giu-li-ét-ta

b) Phần II, từ Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên đến hết. Có thể đặt phần này là Cơn bão hoặc Ma-ri-ô.

Câu 4. Viết tiếp một số lời đối thoại để chuyển một trong hai phần nói trên thành màn kịch theo gợi ý:

Màn 1

Giu-li-ét-ta

Nhân vật: Giu-li-ét-ta, Ma-ri-ô, một vài hành khách và thuỷ thủ.

Cảnh trí: Buổi chiều tối, trên boong một chiếc tàu thuỷ đang chạy giữa đại dương, Giu-li-ét-ta đang đứng tựa vào lan can, nhìn ra biển. Xung quanh em, một vài hành khách và thuỷ thủ đang trò chuyện với nhau về biển, về thời tiết hoặc về con tàu.

Gợi ý lời đối thoại:

- Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô chào nhau, làm quen với nhau.

- Từng bạn kể về mình, về gia đình, về mục đích của chuyến đi.

- Hai bạn chia tay, hẹn ngày mai gặp lại.

- Giu-li-ét-ta kêu lên khi thấy bạn bị xô ngã và an ủi bạn khi băng bó cho bạn.

Ma-ri-ô:

- (Bước đến bên Giu-li-ét-ta) Xin lỗi. Mình có làm phiền cậu không?

Giu-li-ét-ta:

- (Vui vẻ) Ồ không, không! Mình đang nghĩ xung quanh chỉ toàn người lớn, chẳng biết nói chuyện với ai, cậu tên là gì?

Ma-ri-ô:

- Mình là Ma-ri-ô, 12 tuổi. Còn cậu?

Giu-li-ét-ta:

- Mình là Giu-li-ét-ta, cũng 12 tuổi.

Ma-ri-ô:

- Cậu có vẻ lớn hơn tuổi đấy! Cậu đi cùng bố mẹ à?

Giu-li-ét-ta:…………………………………………………

…………….. …………………………………………………

…………… …………………………………………………

Ma-ri-ô

Màn 2

Nhân vật: Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta, một số phụ nữ, trẻ em và một thuỷ thủ.

Cảnh trí: Ban đêm. Cơn bão dữ dội. Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu. Con tàu đang chìm dần, nước tràn ngập các bao lớn. Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn một biển. Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống biển.

Gợi ý lời đối thoại:

- Trong cơn bão, Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô sợ hãi nhắc nhau: “Cẩn thận!”

- Một người kêu lên: “Còn một chỗ đấy! Chỗ cho đứa nhỏ thôi! Xuống mau!”

- Ma-ri-ô nhường chỗ cho Giu-li-ét-ta, thả bạn xuống nước.

- Mọi người bảo nhau kéo Giu-li-ét-ta lên xuồng.

Đáp án:

Câu 1:

a. Cứ mỗi khi xuân về, hoa ban lại nở trắng núi rừng Tây Bắc và .....

⟶ Cứ mỗi khi xuân về, hoa ban lại nở trắng núi rừng Tây Bắc những bản làng lại rộn ràng đón tết.

b. Nếu trời mưa bão thêm vài ngày thì .....

Nếu trời mưa bão thêm vài ngày thì thì cả cánh đồng sẽ ngập trong nước.

c. Tuy đường vào buôn làng xa xôi nhưng .....

Tuy đường vào buôn làng xa xôi nhưng các thầy cô giáo chưa bao giờ quản ngại vất vả.

Câu 2:

- Vì mẹ ốm nên Lan quyết định không đi chơi với các bạn nữa.

⟶ Vì – nên: Quan hệ nguyên nhân – kết quả.

- Mặc dù anh Long nóng tính nhưng anh ấy rất tốt bụng.

⟶ Mặc dù – nhưng: Quan hệ tương phản.

- Không những Loan xinh xắn cô ấy còn học rất giỏi.

⟶ Không những – mà: Quan hệ tăng tiến.

- Nếu em được học sinh giỏi thì bố sẽ đưa em đi Đà Lạt chơi.

⟶ Nếu – thì: Quan hệ giả thiết (điều kiện) – kết quả.

Câu 3. Đọc lại một trong hai phần của truyện Một vụ đắm tàu (Tiếng việt 5, tập hai, trang 108-109):

a) Phần I, từ đầu đến gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn. Có thể đặt tên phần này là làm quen hoặc Giu-li-ét-ta

b) Phần II, từ Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên đến hết. Có thể đặt phần này là Cơn bão hoặc Ma-ri-ô.

Câu 4. Viết tiếp một số lời đối thoại để chuyển một trong hai phần nói trên thành màn kịch theo gợi ý:

Màn 1

- Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô chào nhau, làm quen với nhau.

- Từng bạn kể về mình, về gia đình, về mục đích của chuyến đi.

- Hai bạn chia tay, hẹn ngày mai gặp lại.

- Giu-li-ét-ta kêu lên khi thấy bạn bị xô ngã và an ủi bạn khi băng bó cho bạn.

Ma-ri-ô:

- (Bước đến bên Giu-li-ét-ta) Xin lỗi. Mình có làm phiền cậu không?

Giu-li-ét-ta:

- (Vui vẻ) Ồ không, không! Mình đang nghĩ xung quanh chỉ toàn người lớn, chẳng biết nói chuyện với ai, cậu tên là gì?

Ma-ri-ô:

- Mình là Ma-ri-ô, 12 tuổi. Còn cậu?

Giu-li-ét-ta:

- Mình là Giu-li-ét-ta, cũng 12 tuổi.

Ma-ri-ô:

- Cậu có vẻ lớn hơn tuổi đấy! Cậu đi cùng bố mẹ à?

Giu-li-ét-ta:

- Ồ không, mình đi có một mình thôi. Mình về nhà mà cho nên vui lắm! Sắp gặp bố mẹ và người thân rồi! Thế còn cậu, cậu đi với ai?

Ma-ri-ô:

- Mình cũng đi một mình thôi. Mình về quê.

Giu-li-ét-ta:

- Vậy à? Mình rất thích ngắm biển. Cậu thì sao?

Ma-ri-ô:

- Mình cũng thích nhưng buổi tối sóng lớn quá !

Giu-li-ét-ta:

- Ừ, đúng rồi. Buổi tối sóng lớn, biển lại đen, dễ sợ hơn ban ngày. Nhất là hôm nay sao sóng lớn quá và cả gió nữa. Mình lạnh quá!

Ma-ri-ô:

- Ừ, vậy nên tốt nhất mình xuống khoang tàu đi. Không khéo cậu bị cảm mất!

Giu-li-ét-ta:

(Xúc động) - Cảm ơn cậu. Chúng ta xuống nhé!

Ma-ri-ô:

- Chúc cậu ngủ ngon!

Giu-li-ét-ta:

- Ừ, chúc cậu ngủ ngon. Hẹn gặp lại.

(Sóng lớn, con tàu chao đảo. Ma-ri-ô ngã dúi đầu đập xuống sàn tàu)

Giu-li-ét-ta:

- (Kêu to, chạy lại) Ôi, Ma-ri-ô! Cậu có sao không?

Ma-ri-ô:

- (Gượng ngồi dậy, nén đau) Mình không sao!

Giu-li-ét-ta:

- (Nhìn thấy máu trên đầu bạn, kêu lên hoảng hốt) Trời ơi! Trán cậu chảy máu rồi! (Gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc, nhẹ nhàng băng cho bạn) Cậu đau lắm phải không? Để mình dìu cậu xuống khoang tàu.

Màn 2

- Trong cơn bão, Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô sợ hãi nhắc nhau: “Cẩn thận!”

- Một người kêu lên: “Còn một chỗ đấy! Chỗ cho đứa nhỏ thôi! Xuống mau!”

- Ma-ri-ô nhường chỗ cho Giu-li-ét-ta, thả bạn xuống nước.

- Mọi người bảo nhau kéo Giu-li-ét-ta lên xuồng.

- Giu-li-ét-ta bật khóc nức nở, vẫy tay nói lời vĩnh biệt bạn.

Ma-ri-ô:

-(Hét to) Giu-li-ét-ta! Cẩn thận! Giữ chặt nhé!

Giu-li-ét-ta:

- (Hét to đáp lại) Ma-ri-ô! Tàu đang chìm. Mình sợ lắm!

Ma-ri-ô:

- (Hét to) Đừng sợ. Giu-li-ét-ta! Trông kìa, có một chiếc xuồng!

Người dưới xuồng:

- Còn chỗ đấy ! Xuống mau!

(Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta cùng lao tới)

Người dưới xuồng:

- Một đứa nhỏ thôi! Xuồng nặng lắm rồi!

(Giu-li-ét-tà vọng) thẫn thờ, buông thõng tay thất

Ma-ri-ô:

(Liếc nhìn bạn quyết định) Giu-li-ét-ta! Xuống đi! Bạn còn bố mẹ.... Nào, đừng sợ! (Ôm ngang lưng Giu-li-ét-ta thả bạn xuống nước)

(Kêu to) Đừng sợ, cô bé! Đưa tay đây! Cố lên!

Người dưới xuồng:

- Được rồi.

Giu-li-ét-ta:

(Bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô, bật khóc nức nở, giơ tay về phía bạn) Vĩnh biệt Ma-ri-ô!

Ma-ri-ô:

- Vĩnh biệt Giu-li-ét-ta ! Cậu hãy cố gắng sống cho hạnh phúc ....

(Con tàu chìm dần, chìm dần)

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 5 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt 5 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học
Tài liệu giáo viên