Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 34 có đáp án (5 phiếu)



Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 34 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: phút

Câu 1: Đọc lại truyện Lớp học trên đường và cho biết: Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?

1. Lớp học là

a. Những mảnh gỗ mỏng khắc chữ

2. Học sinh là

b. Con đường

3. Sách là

c. Mặt đất

4. Giấy viết là

d. Cậu bé Rê-mi và chú chó Ca-pi

5. Bút là

e. Cụ Vi-ta-li, chủ một gánh xiếc rong

6. Thầy giáo là

f. Những chiếc que dùng để vạch chữ trên đất

Câu 2: Đọc lại truyện Lớp học trên đường và hãy tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học?

a) Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái

b) Rê-mi rủ các bạn nhỏ trong nhóm xiếc cùng nhau học tập và giúp đỡ nhau

c) Bị thầy chê trách, “Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi”, từ đó, Rê-mi không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau đã đọc được

d) Mỗi chữ không nhớ hoặc không hiểu, Rê-mi đều hỏi lại thầy một cách cặn kẽ

e) Khi thầy hỏi có thích học nhạc không, Rê-mi đã trả lời rằng đấy là điều con thích nhất

Câu 3: Tranh vẽ của các bạn nhỏ trong bài thơ Nếu trái đất thiếu trẻ em có gì ngộ nghĩnh?

Câu 4: Em hiểu ba dòng cuối như thế nào?

“Nếu trên trái đất này, trẻ con biến mất

Thì bay hay bò

Cũng vô nghĩa như nhau”

A. Người lớn làm mọi thứ vì trẻ em, trẻ em là tương lai của thế giới, nếu như không có trẻ em thì mọi hoạt động đều là vô nghĩa

B. Mọi trẻ em sinh ra trên trái đất này đều phải biết bò trước khi biết đi

C. ước mong các bạn nhỏ sau này sẽ bay thật cao, thật xa trên những con đường mà mình đã chọn

D. Trái đất sẽ vô nghĩa nếu như trẻ em không được học bò, học đi

Câu 5: Gạch chân dưới bộ phận thứ hai trong tên các cơ quan, đơn vị sau

a. Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Huyện Đông Hưng

b. Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình Hải Dương

Câu 6: Em điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành tên các tổ chức, cơ quan sau

a. ……….. Khoa học Lịch sử Việt Nam

b. ……….. Xây dựng khu nhà ở tái định cư

c. ………. Giáo dục Tiểu học – Bộ Giáo dục và Đào tạo

d. …………. Hội nghị Quốc gia Mĩ Đình – Hà Nội

(Từ gợi ý: Dự án, Viện, Trung tâm, Vụ)

Câu 7: Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi  đã trở thành những quy định nào trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mà em vừa được học?

A. Điều 15

B. Điều 16

C. Điều 17

D. Điều 21

Câu 8: Đâu  không phải là bổn phận của trẻ em?

A. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

B. Chăm chỉ học tập

C. Được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe

D. Giúp đỡ những người gặp khó khăn theo khả năng của mình

Câu 9: Em hãy nối các câu ở bên phải với tác dụng của dấu gạch ngang tương ứng ở bên trái:

Tác dụng

Câu

a. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

1. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.

b. Đánh dấu phần chú thích trong câu

2. Chú hề vội tiếp lời:

- Tất nhiên rồi. Khi một con hươu mất sừng, cái sừng mới sẽ mọc ra. Sau khi đêm thay thế cho ngày, ngày lại thế chỗ của đêm.

c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

3. Những việc cần làm trong ngày:

- Nấu cơm

- Giặt quần áo

- Rửa bát

- Hoàn thành bài tập

Câu 10: Viết đoạn văn (5-7 câu) tả một người bạn mà em yêu mến trong lớp.

Đáp án:

Lời giải chi tiết

Câu 1:

1 – b: Lớp học là - Con đường

2 – d: Học sinh là - Cậu bé Rê-mi và chú chó Ca-pi

3 – a: Sách là - Những mảnh gỗ mỏng khắc chữ

4 – c: Giấy viết là - Mặt đất

5 – f : Bút là -  Những chiếc que dùng để vạch chữ trên đất

6 – e: Thầy giáo là - Cụ Vi-ta-li, chủ một gánh xiếc rong

Câu 2:

Những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học đó là:

- Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái

- Bị thầy chê trách, “Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi”, từ đó, Rê-mi không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau đã đọc được

- Khi thầy hỏi có thích học nhạc không, Rê-mi đã trả lời rằng đấy là điều con thích nhất

Câu 3:

Nét vẽ ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ chứa đựng vô cùng nhiều điều sâu sắc: Vẽ nhà du hành vũ trụ đầu rất to, các bạn có ý nói anh rất thông minh. Vẽ đôi mắt to chiếm nửa già khuôn mặt, trong đôi mắt chứa đựng một nửa số sao trời, các bạn muốn nói ước mơ chinh phục các vì sao của anh rất lớn. Vẽ cả thế giới khăn quàng đỏ, các anh hùng chỉ là những đứa trẻ lớn hơn, các bạn thể hiện mong muốn người lớn gần gũi với trẻ em, hoặc người lớn như trẻ em…

Câu 4:

Ý nghĩa của ba câu thơ cuối bài:

   “Nếu trên trái đất này, trẻ con biến mất

    Thì bay hay bò

    Cũng vô nghĩa như nhau”

Người lớn làm mọi thứ vì trẻ em, trẻ em là tương lai của thế giới, nếu như không có trẻ em thì mọi hoạt động đều là vô nghĩa

Đáp án đúng: A.

Câu 5:

a. Trung tâm / Giáo dục Thường xuyên / Huyện Đông Hưng

-> Giáo dục Thường xuyên là bộ phận thứ hai

b. Ủy ban / Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình / Hải Dương

-> Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình là bộ phận thứ hai

Câu 6:

a. Viện Khoa học Lịch sử Việt Nam

b. Dự án Xây dựng khu nhà ở tái định cư

c. Vụ Giáo dục Tiểu học – Bộ Giáo dục và Đào tạo

d. Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mĩ Đình – Hà Nội

Câu 7:

Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi  đã trở thành điều số 21: Bổn phận của trẻ em, trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mà em vừa được học

Đáp án đúng: D. Điều 21

Câu 8:

Bổn phận của trẻ em là:

- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

- Chăm chỉ học tập

- Giúp đỡ những người gặp khó khăn theo khả năng của mình

Câu C. Được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là quyền của trẻ em chứ không phải bổn phận

Đáp án đúng: C.

Câu 9:

1 – b: Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.

-> Tác dụng: Đánh dấu phần chú thích trong câu.

2 – a: Chú hề vội tiếp lời:

- Tất nhiên rồi. Khi một con hươu mất sừng, cái sừng mới sẽ mọc ra. Sau khi đêm thay thế cho ngày, ngày lại thế chỗ của đêm.

-> Tác dụng: Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại

3 – c: Những việc cần làm trong ngày:

- Nấu cơm

- Giặt quần áo

- Rửa bát

- Hoàn thành bài tập

-> Tác dụng: Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

Đáp án đúng: 1->b, 2->a, 3->c

Câu 10:

             Người mà em vô cùng yêu mến trong lớp là Minh Anh. Minh Anh là cô bạn thân ở gần nhà em, chúng em gặp nhau lần đầu tiên là ở lớp mẫu giáo. Cô bạn có vóc người nhỏ nhắn, xinh xắn. Mái tóc đen và nước da trắng hồng. Mỗi lần Minh Anh nói chuyện là hai bím tóc lại lí lắc theo từng chuyển động của bạn. Thật đáng yêu! Bạn ấy rất hoạt ngôn, hay nói hay cười khiến ai ở bên cạnh bạn ấy đều cảm thấy vô cùng vui vẻ. Em cảm thấy rất vui và may mắn khi quen biết một người bạn tốt như Minh Anh.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 34 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: phút

I – Bài tập về đọc hiểu

Thỏ và Sóc

Thỏ và Sóc là đôi bạn thân thiết. Một ngày nắng đẹp, đôi bạn rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, khu rừng thơm phức hương quả chín. Bỗng Thỏ reo lên sung sướng :

– Ôi, chùm quả vàng mọng kìa, ngon quá !

Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn Thỏ :

– Cậu đừng hái, nguy hiểm lắm !

Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân. Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ. Sức nặng của Thỏ kéo Sóc ngã theo. Rất may, tay Sóc kịp với được cành cây nhỏ nên cả hai chỉ bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Cành cây cong gập hẳn lại. Chích Chòe hốt hoảng kêu lên :

– Cành cây sắp gãy rồi kìa !

Sóc vẫn cố giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây càng nghe to hơn. Chích Chòe cuống quýt bảo Sóc :

– Cậu buông Thỏ ra, nếu không cành cây gãy cậu sẽ bị rơi xuống đá.

– Tớ không bỏ Thỏ được, Thỏ là bạn tớ. – Sóc trả lời.

Mỗi lúc cành cây lại đu đưa, lắc lư mạnh thêm.

– Cậu bỏ tớ ra đi, cậu sẽ bị rơi theo đấy. – Thỏ nói với Sóc rồi òa khóc.

– Tớ không bỏ cậu đâu. – Sóc cương quyết.

Chích Chòe vội vã bay đi kêu cứu khắp khu rừng. Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu hộc tốc chạy tới. Bác rướn mình đưa chiếc vòi dài của bác ra đỡ cả Thỏ và Sóc xuống an toàn. Nghe Chích Chòe kể lại sự việc, bác Voi âu yếm khen Thỏ và Sóc :

– Các cháu có một tình bạn đẹp.

Hôm ấy đúng là ngày đáng nhớ nhất của đôi bạn thân thiết.

(Theo Hà Mạnh Hùng)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Khi Thỏ cố với để hái chùm quả, trượt chân ngã, Sóc đã làm gì?

a- Nhanh nhẹn túm được áo Thỏ

b- Kêu to : “Cậu đừng hái, nguy hiểm lắm !”

c- Vội vàng chạy đến để giúp Thỏ

d- Vội vàng giơ tay cho Thỏ nắm

2. Thỏ và Sóc rơi vào tình thế nguy hiểm như thế nào?

a- Sức nặng của Thỏ kéo Sóc ngã theo

b- Sóc ngã, Thỏ bị treo lơ lửng trên cành cây

c- Cành cây gãy, cả hai rơi xuống khe núi

d- Cả hai bị treo lơ lửng trên cành cây cao

3. Sóc đã làm gì khi cả Chích Chòe và Thỏ bảo phải buông Thỏ ra vì cành cây sắp gãy?

a- Giữ chặt lấy áo Thỏ, không chịu buông ra

b- Nghe lời Chích Chòe, không giữ áo Thỏ nữa

c- Thả tay ra để cả hai cùng rơi xuống khe đá

d- Vừa giữ chặt lấy áo Thỏ vừa khóc òa lên

4. Câu chuyện kết thúc như thế nào?

a- Thỏ và Sóc cùng rơi xuống dưới khe núi có những hòn đá sắc nhọn

b- Bác Voi đến cứu, Sóc giận Thỏ không nghe lời mình nên cả hai suýt chết

c- Chích Chòe gọi bác Voi đến cứu hai bạn, bác khen hai bạn có tình bạn đẹp

d- Chích Chòe gọi bác Voi đến cứu hai bạn, bác nhắc hai bạn phải cẩn thận

5. Tên nào dưới đây phù hợp nhất với câu chuyện?

a- Câu chuyện cảm động về tình bạn

b- Không bỏ bạn trong cơn hoạn nạn

c- Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu

d- Chú Sóc nhỏ đáng khen

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, tập làm văn

1. Viết lại tên các nhà máy, công ty, xí nghiệp, cơ quan dưới đây cho đúng quy tắc viết hoa đã học :

a) nhà máy văn phòng phẩm hồng hà

b) công ty thiết bị dạy học và đồ chơi phương nam

c) bộ văn hóa, thể thao và du lịch

d) ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của quốc hội

2. Đọc đoạn văn (thơ) ở cột A và ghi tác dụng của dấu gạch ngang trong mỗi đoạn vào cột B

A

B

a) Búp Bê hỏi:

-  Ai hát đấy?

- Có tiếng trả lời:

- Tôi hát đây. Tôi là Dế Mèn. Thấy bạn bận rộn, vất vả, tôi hát để tặng bạn đấy. 

(Nguyễn Kiên)



b) Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.

(Trần Đăng Khoa)



c) Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng Việt Nam:

- Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

- Học tập tốt, lao động tốt

- Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt

- Giữ gìn vệ sinh thật tốt

- Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm



3. Dấu ngoặc đơn trong mỗi câu sau có tác dụng gì ? Dấu ngoặc đơn trong câu nào có thể thay bằng dấu gạch ngang?

a) – Tôi không có tội. Yêu nước không phải là một tội

(Võ Thị Sáu)

b) Pax-can (khi ấy vẫn là sinh viên) đi đâu khuya về.

Viết tiếp câu trả lời :

– Dấu ngoặc đơn trong câu a cho ta biết ………………………………

– Dấu ngoặc đơn trong câu b nhằm ……………………………………

– Dấu ngoặc đơn trong câu … có thể thay bằng dấu gạch ngang.

4. Viết đoạn văn (5 – 7 câu) tả vài nét nổi bật của một cảnh đẹp mà em biết (VD : dòng sông, hoặc hồ / thác nước, ngọn núi, bãi biển, cánh rừng, vườn cây/ hoa, công viên,…)

5. Viết đoạn mở bài và kết bài cho bài văn tả một người mà em yêu quý.

a) Mở bài.

b) Kết bài

Đáp án:

I.

1. Khi Thỏ cố với để hái chùm quả, trượt chân ngã, Sóc đã làm gì?

a- Nhanh nhẹn túm được áo Thỏ

2. Thỏ và Sóc rơi vào tình thế nguy hiểm như thế nào?

d- Cả hai bị treo lơ lửng trên cành cây cao

3. Sóc đã làm gì khi cả Chích Chòe và Thỏ bảo phải buông Thỏ ra vì cành cây sắp gãy?

a- Giữ chặt lấy áo Thỏ, không chịu buông ra

4. Câu chuyện kết thúc như thế nào?

c- Chích Chòe gọi bác Voi đến cứu hai bạn, bác khen hai bạn có tình bạn đẹp

5. Tên nào dưới đây phù hợp nhất với câu chuyện?

a- Câu chuyện cảm động về tình bạn

II.

1. Viết đúng:

a) Nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà

b) Công ti Thiết bị dạy học và Đồ chơi Phương Nam

c) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

d) Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội

2. Ghi tác dụng của dấu gạch ngang (cột B) ở các đoạn :

a) Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại

b) Đánh dấu phần chú thích trong câu

c) Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

3. Giải đáp

– Dấu ngoặc đơn trong câu a cho ta biết người nói câu trên

– Dấu ngoặc đơn trong câu b nhằm giải thích thêm về Pax-can

– Dấu ngoặc đơn trong câu b có thể thay bằng dấu gạch ngang

4. Tham khảo :

a) Tả dòng sông đẹp

Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận. Những bờ tre xanh ngăn ngắt chạy dọc theo bờ sông. Tối tối, khi ông trăng tròn vắt ngang ngọn tre soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước lại gợn sóng, lung linh ánh vàng. Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em lại ra sông hóng mát. Trong sự yên tĩnh của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng.

(Theo Thực hành Tập làm văn 4, 2002)

b) Tả cánh rừng miền Đông Nam Bộ

Đang vào mùa rừng dầu trút lá. Tàu lá dầu liệng xuống như cánh diều phủ vàng mặt đất. Mỗi khi có con hoẵng chạy qua, thảm lá khô vang động như có ai đang bẻ chiếc bánh đa. Những cây dầu con mới lớn, phiến lá đã to gần bằng lá già rụng xuống. Lá như cái quạt nan che lấp cả thân cây. Đang giữa trưa nắng, gặp rừng dầu non, mắt bỗng dịu lại như đang lạc vào một vùng rau xanh mát.

(Theo Chu Lai)

5. Tham khảo :

a) Mở bài

Hoa đào và hoa mai đã nở rộ khắp nơi. Mùa xuân xinh đẹp đã về rồi. Năm mới, tôi lại thêm một tuổi nữa. Nhưng xuân này, tôi không còn được gặp bà nội yêu quý. Bà đã dành cả tình yêu thương cho cháu và đi xa mãi mãi vào mùa xuân năm trước.

b) Kết bài

Nhiều người khen tôi có khuôn mặt giống bà nội,tính tình cũng giống bà nội. Phải chăng bà đã để lại cho tôi nhiều đức tính quý báu. Mà lạ thật, ba má tôi cũng nói : “Hình như bà nội vẫn chưa đi xa. Bà vẫn ở đâu đây bên đứa cháu ngoan’. Mỗi lần ngắm ảnh bà nội trên bàn thờ,tôi thầm hứa sẽ là đứa cháu giỏi giang để không phụ lòng mong mỏi của bà nội kính yêu.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 34 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: phút

Câu 1. Đọc đoạn văn trong Tiếng Việt 5, tập hai, trang 154 - 155; viết lại cho đúng cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn:

Tên được viết hoa chưa đúng

Sửa lại cho đúng

- Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam

- Uỷ ban bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam

- Bộ y tế

- Bộ giáo dục và Đào tạo

- Bộ lao động - Thương binh và Xã hội

- Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

.....................

......................

......................

......................

......................

......................

Câu 2. Hãy viết tên một cơ quan, xí nghiệp, công ti,... ở địa phương em.

M: Công ti Giày da Phú Xuân.

………………………

…………………………

Câu 3. Dựa theo nghĩa của tiếng quyền, em hãy xếp các từ cho trong ngoặc đơn vào hai nhóm:

a) Quyền là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi.

…………………………

b) Quyền là những điều do có địa vị hay chức vụ mà được làm.

…………………………

(quyền hạn, quyền hành, quyền lợi, quyền lực, nhân quyền, thẩm quyền)

Câu 4. Trong các từ cho dưới đây, những từ nào đồng nghĩa với bổn phận? Đánh dấu X vào □ trước nhũng từ đồng nghĩa với bổn phận:

□ chức trách

□ trách nhiệm

□ phận sự

□ địa phận

□ nghĩa vụ

□ nhiệm vụ

□ chức vụ

□ chức năng

Câu 5. Đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi và trả lời các câu hỏi ở dưới.

Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh thật tốt

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

a) Năm điều Bác Hồ dạy nói về quyền hay bổn phận của thiếu nhi?

…………………………

b) Lời Bác dạy thiếu nhi đã trở thành những quy định nào trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mà em vừa học?

…………………………

Câu 6. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Út Vịnh trong bài tập đọc em đã học ở tuần 32.

…………………………

…………………………

Câu 7. Đọc các ví dụ trong Tiếng Việt 5, tập hai, trang 159 - 160. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4 và các ví dụ, em hãy lập bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang.

BẢNG TỔNG KẾT

Tác dụng của dấu gạch ngang

Ví dụ

1) Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

2) Đánh dấu phần chú thích.

3) Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

………………………

………………………

………………………

Câu 8. Đọc mẩu chuyện Cái bếp lò (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 160), nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp dưới đây:

Dấu gạch ngang

a) Dấu gạch ngang thứ hai trong mỗi cặp câu sau đây dùng để làm gì?

- (1) Chào bác! - (2) Em bé nói với tôi.

- (1) Cháu đi đâu vậy? - (2)Tôi hỏi em.

b) Các dấu gạch ngang còn lại trong mẩu chuyện dùng để làm gì?

Tác dụng

……………………………

……………………………

……………………………

Đáp án:

Câu 1. Đọc đoạn văn trong Tiếng Việt 5, tập hai, trang 154 - 155; viết lại cho đúng cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn:

Tên được viết hoa chưa đúng

Sửa lại cho đúng

- Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam

- Uỷ ban bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam

- Bộ y tế

- Bộ giáo dục và Đào tạo

- Bộ lao động - Thương binh và Xã hội

- Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam

Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam

Bộ Y tế

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Câu 2. Hãy viết tên một cơ quan, xí nghiệp, công ti,... ở địa phương em.

M: Công ti Giày da Phú Xuân.

Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn

Công ti Giày da Hiệp Hưng

Bệnh viện Nguyễn Trãi

Trường Tiểu học Lạc Long Quân

Câu 3. Dựa theo nghĩa của tiếng quyền, em hãy xếp các từ cho trong ngoặc đơn vào hai nhóm:

a) Quyền là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi.

Quyền lợi, nhân quyền.

b) Quyền là những điều do có địa vị hay chức vụ mà được làm.

Quyền hạn, quyền hành, quyền lực, thẩm quyền.

Câu 4. Trong các từ cho dưới đây, những từ nào đồng nghĩa với bổn phận? Đánh dấu X vào □ trước nhũng từ đồng nghĩa với bổn phận:

X trách nhiệm

X phận sự

X nghĩa vụ

X nhiệm vụ

Câu 5. Đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi và trả lời các câu hỏi ở dưới.

a) Năm điều Bác Hồ dạy nói về quyền hay bổn phận của thiếu nhi?

- Năm điều Bác Hồ dạy nói về bổn phận của thiếu nhi.

b) Lời Bác dạy thiếu nhi đã trở thành những quy định nào trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mà em vừa học?

- Lời Bác dạy thiếu nhi đã trở thành những quy định trong điều 21 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Câu 6. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Út Vịnh trong bài tập đọc em đã học ở tuần 32.

Út Vịnh là một bạn nhỏ có ý thức công dân rất cao. út Vịnh đã thực hiện tốt những quy định về an toàn giao thông, tham gia vào việc bảo vệ an toàn đường sắt quê nhà.

Vịnh thuyết phục được Sơn - một bạn rất nghịch, hay thả diều trên đường ray. Không những vậy, Vịnh còn là một chú bé dũng cảm. Em đã cứu sống được bé Lan và bé Hoa trong gang tấc. Út Vịnh thật đáng khen.

Câu 7. Đọc các ví dụ trong Tiếng Việt 5, tập hai, trang 159 - 160. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4 và các ví dụ, em hãy lập bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang.

BẢNG TỔNG KẾT

Tác dụng của dấu gạch ngang

Ví dụ

1) Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

2) Đánh dấu phần chú thích.

3) Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Đoạn a: - Tất nhiên rồi.

Mặt trăng cũng vậy, mọi thứ đều như vậy.

Đoạn a: Mặt trăng cũng vậy, mọi thứ đều như vậy.

- Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần.

Đoạn b: Bên trái là đỉnh Ba Vì vời vợi, nơi Mị Nương - con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.

Đoạn c: Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:

- Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào.

- Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp, xóm làng.

- Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn.

Câu 8. Đọc mẩu chuyện Cái bếp lò (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 160), nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp dưới đây:

a) Dấu gạch ngang thứ hai trong mỗi cặp câu sau đây dùng để làm gì?

- Đánh dấu phẩn chú thích.

- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

b) Các dấu gạch ngang còn lại trong mẩu chuyện dùng để làm gì?

- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 34 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: phút

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Ngọn nến không cháy

Trong thành phố nọ có hai cha con sống với nhau rất vui vẻ, hạnh phúc. Một hôm, đứa bé gái chẳng may bị bệnh và ra đi mãi mãi. Người cha quá đau khổ, tuyệt vọng, quay lưng lại với tất cả mọi người. Ông chẳng thiết tha gì với cuộc sống nữa. Ông tự nhốt mình trong phòng và khóc mãi.

Một hôm, người cha ngủ thiếp đi và ông mơ thấy một giấc mơ kì lạ. Trong giấc mơ, ông gặp lại một đoàn người rước đèn. Tất cả ngọn đèn đều lung linh tỏa sáng, trừ ngọn đèn của đứa bé cuối. Đứa bé ấy cầm một ngọn nến không được thắp sáng. Nhìn kĩ hơn, ông nhận ra đứa bé ấy chính là đứa con gái bé bỏng của mình.

Ông tiến lại gần và hỏi con rằng: “Tại sao nến của con không cháy?”. Bé gái đã đáp rằng: “Con đã cố lắm nhưng không được cha à! Mỗi lần con thắp lên ngọn nến thì những giọt nước mắt của cha lại dập tắt hết ngọn nến của con”.

Đến đó thì người cha choàng tỉnh. Từ đó, ông lấy lại thăng bằng, lại sống vui vẻ, giúp đỡ mọi người cung quanh bởi ông không muốn những giọt nước mắt của ông lại dập tắt ngọn nến hi vọng của con ông.

Nước mắt chỉ có thể xoa dịu phần nào chứ không thể làm tan biến hoàn toàn nỗi mất mát lớn lao. Hãy cứ khóc khi bạn cần, nhưng hãy đứng lên vững vàng bạn nhé! Bởi ngoài kia, đâu đó, ở một nơi nào đó, người thân của bạn đang nhìn bạn mỉm cười. Đừng bao giờ để nước mắt che mờ con đường bạn đang bước đi…

   (Sưu tầm)

a) Khi đứa con gái bé bỏng qua đời, người cha sống như thế nào?

b) Sau khi mơ gặp lại con gái, người cha sống như thế nào?

c) Câu chuyện cho em bài học gì trong cuộc sống?

Câu 2: Sắp xếp các từ ngữ sau vào bảng cho phù hợp:

Quyền hạn, quyền hành, quyền lợi, quyền lực, nhân quyền, thẩm quyền.

Câu 3: Tác dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp sau đây:

a) Trước sinh nhật bà một hôm, chúng tôi xúm lại van nài bà:

- Bà ơi, chúng cháu muốn tự tay tổ chức một bữa tiệc mừng sinh nhật bà. Bà hãy đi vắng đi, đến trưa hãy về bà nhé.

- Nhưng liệu các cháu có làm được không? Hay cứ để bà ở nhà giúp một tay.

- Không! Không! – Chúng tôi đồng thanh kêu lên: Chúng cháu tự làm được mà. Chị Hà đã học nấu ăn ở trường rồi đấy bà ạ.

Tác dụng của dấu gạch ngang là: ....

b) Người kể chuyện cỏ tích Nguyễn Đổng Chi – cũng là nhà sử học, nhà văn tác giả hàng kho chuyện cổ tích ……… đã viết lại truyện: Sự tích sông Cửu Long một cách giản dị, dễ hiểu.

   (Phong Thu)

Tác dụng của dấu gạch ngang là: ....

Câu 4: Dấu ngoặc đơn trong câu nào có thể thay bằng dấu gạch ngang? Hãy ghi lại câu thay thế đó.

a) Không có gì quý hơn độc lập, tự do. (Hồ Chí Minh)

b) Pax-can (khi ấy vẫn là sinh viên) đã có nhiều sáng kiến khoa học.

Câu 5: Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới vị ngữ của các câu trong đoạn văn sau và khoanh những quan hệ từ có trong đoạn.

a) Nước mắt chỉ có thể xoa dịu phần nào chứ không thể làm tan biến hoàn toàn nỗi mất mát lớn lao.

b) Chiếc máy bay chú đi rất to và sơn màu đỏ rất đẹp. Thế nhưng chú thấy máy bay bay cao quá, chú thấy sợ, nên chú lại xuống đi bằng tàu hỏa.

Câu 6: Dấu phẩy trong câu “Đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc.” Được dùng để làm gì?

Câu 7: Viết đoạn văn (5-7 câu) tả một người bạn mà em yêu mến trong lớp.

Đáp án:

Câu 1:

a. Khi đứa con gái bé bỏng qua đời, người cha quá đau khổ, tuyệt vọng, quay lưng lại với tất cả mọi người. Ông chẳng thiết tha gì với cuộc sống nữa. Ông tự nhốt mình trong phòng và khóc mãi.

b. Sau khi mơ gặp lại con gái, người cha bắt đầu lấy lại được thăng bằng trong cuộc sống, ông lại sống vui vẻ và giúp đỡ những người xung quanh mình.

c. Câu chuyện đã đưa đến cho em một bài học trong cuộc sống đó là: Khi mệt mỏi, đau khổ,… hãy khóc nếu cần thiết, hãy khóc cho nhẹ lòng. Nhưng sau đó hãy lau nước mắt đi, dũng cảm và vững vàng tiến về phía trước.

Câu 2:

Những điều pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi.

Những điều do có địa vị hay chức vụ mà được làm.

Quyền lợi, nhân quyền

Quyền hạn, quyền hành, quyền lực, thẩm quyền.

Câu 3:

a.

- Dấu gạch ngang thứ nhất, thứ hai và thứ ba có tác dụng đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói trực tiếp của bà và của các cháu trong đoạn hội thoại.

- Dấu gạch ngang thứ tư có tác dụng đánh dấu phần chú thích ở phía sau.

b. Dấu gạch ngang trong đoạn văn có tác dụng đánh dấu phần chú thích ở phía sau.

Câu 4:

Trường hợp ở câu b có thể thay dấu ngoặc đơn bằng dấu gạch ngang như sau:

b. Pax-can – khi ấy vẫn là sinh viên – đã có nhiều sáng kiến khoa học.

Câu 5:

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 34 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5

Câu 6:

- Dấu phẩy thứ nhất có tác dụng ngăn cách hai vế của một câu ghép.

- Dấu phẩy thứ hai có tác dụng ngăn cách các thành phần có cùng chức vụ trong câu (Vị ngữ)

Câu 7:

Người mà em vô cùng yêu mến trong lớp là Minh Anh. Minh Anh là cô bạn thân ở gần nhà em, chúng em gặp nhau lần đầu tiên là ở lớp mẫu giáo. Cô bạn có vóc người nhỏ nhắn, xinh xắn. Mái tóc đen và nước da trắng hồng. Mỗi lần Minh Anh nói chuyện là hai bím tóc lại lí lắc theo từng chuyển động của bạn. Thật đáng yêu! Bạn ấy rất hoạt ngôn, hay nói hay cười khiến ai ở bên cạnh bạn ấy đều cảm thấy vô cùng vui vẻ. Em cảm thấy rất vui và may mắn khi quen biết một người bạn tốt như Minh Anh.

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 5 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt 5 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học
Tài liệu giáo viên