Đề thi Giữa học kì 1 Vật Lí lớp 6 có đáp án (Đề 4)



Đề thi Giữa học kì 1 Vật Lí lớp 6 có đáp án (Đề 4)

Câu 1: Bác thợ may thường dùng thước nào trong các thước đo sau đây để đo các số đo của cơ thể.

A. Thước kẻ.      B. Thước dây.

C. Thước kẹp.      D. Cả ba thước trên.

Quảng cáo

Câu 2: Độ chia nhỏ nhất của một thước là?

A. Độ dài giữa hai vạch chia trên thước.

B. Độ dài giữa hai vạch chia lien tiếp trên thước.

C. Độ dài của thước.

D. Tất cả đuề đúng.

Câu 3: Để đo chiều dài của một vật (ước lược koarng hơn 30cm), nên chọn thước nào trong các thước sau đây?

A. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.

B. Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1cm.

C. Thước có GHĐ 50cm và ĐCNN 1mm.

D. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 5cm.

Quảng cáo

Câu 4: Thả một quả bóng bằng nhựa vào bình nước, quả bóng nổi trên mặt nước. kết luận nào sau đây là đúng?

A. Thể tích nước dâng lên bằng thể tích quả bóng.

B. Thể tích nước dâng lên nhỏ hơn thể tích quả bóng.

C. Thể tích nước dâng lên lớn hơn thể tích quả bóng.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 5: Người ta dùng một bình chia độ chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn sỏi. khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100cm3. Thể tích hòn sỏi là:

A. 45cm3.      B. 55cm3.      C. 100cm3.      D. 155cm3.

Câu 6: Đơn vị nào dùng để đo lực?

A. m.      B. Kg.      C. N.      D. ml.

Câu 7: Hai lực nào sau đây gọi là lực cân bằng?

A. hai lực cùn phương, cùng chiều, mạnh như nhau, tác dụng lên hai vật khác nhau.

B. Hai lực cùng phượng, cùng chiều, mạnh như nhau, tác dụng lên cùng một vật.

C. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau, tác dụng lên hai vật khác nhau.

D. Hai lực ó phương trên cùng một dường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau, tác dụng lên cùng một vật.

Câu 8: Phát biển nào sau đây đúng?

A. Một vật không chuyển động chỉ khi chịu tác động của hai lực cân bằng.

B. Một vật đứng yên thì vật đó chịu tác động của hai lực cân bằng.

C. Hai lực cân bằng, có cùng phương, ngược chiều và mạnh như nhau.

D. Hai lực cân bằng có thể đặt vào hai vật khác nhau.

Câu 9: Hai em học sinh A và B chơi kéo co, sợi dây đứng yên, chọn câu trả lời đúng.

A. Lực mà tay của học sinh A tác dụng lên dây và lực mà dây tác dụng lên tay học sinh A là hai lực cân bằng.

B. Lực mà hai học sinh tác dụng lên hai đầu dây là hai lực cân bằng.

C. Lực mà hai đầu của dây tác dụng lên hai hai tay của hai em học sinh là hai lực cân bằng.

D. Các câu A, B, C đều đúng.

Câu 10: Trọng lực của một quyển sách để trên nàn là?

A. Lực của mặt bàn tác dụng vào quyển sách.

B. Lực hút của Trái đất tác dựng vào quyển sách.

C. Lượng chất trong quyển sách.

D. Khối lượng của quyển sách.

Quảng cáo

B. TỰ LUẬN

Câu 11: Hãy nêu 3 ví dụ minh họa kết quả của tác dụng lực:

- Vật bị biến dạng.

- Chuyển động của vật bị thay đổi.

- Vật bị biến dạng, vừa thay đổi chuyển động.

Câu 12: Để đo diện tích của một sân chơi có kích thước khoảng 12 x 17 (m). Bạn A dùng thước xếp có GHĐ 1m, bạn B dung thước cuộn có GHĐ 20m. Nếu là em , em lựa chọn cách đo của ai?

Câu 13: Hãy tìm cách đo thể tích một giọt nước.

Câu 14: Người ta tiến hành 3 phép cân như sau bằng cân Rôbecvan:

Phép cân 1:

Đĩa cân bên trái: lọ có 250cm3 chất lỏng + vật. Đĩa bên phải: quả cân 500g.

Phép cân 2:

Đĩa cân bên trái: lọ trống + vật. Đĩa cân bên phải: quả cân 300g

Phép cân 3:

Đĩa cân bên trái: lọ trống đĩa cân bên phải: quả cân 230g.

a. Tính khối lượng của vật.

b. Khối lượng riêng của chất lỏng là bao nhiêu? Chất lỏng đó là gì?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Chọn C.

Câu 2: Chọn B.

Câu 3: Chọn C.

Câu 4: Chọn B.

Câu 5: Chọn A

Câu 6: Chọn C.

Câu 7: Chọn D.

Câu 8: Chọn C.

Câu 9: Chọn B.

Câu 10: Chọn B.

Câu 11: 3 ví dụ minh họa về kết quả của trọng lực:

- Vật bị biến dạng: Lò xo bị kéo thì dãn ra.

- Chuyển động của vật bị thay đổi: chiêc xe bị đẩy mạnh thì chạy nhanh lên.

- Vật vừa bị biến dạng vừa thay đổi chuyển động: quả bóng bị đá vừa biến dạng, vừa biến đổi chuyển động.

Câu 12: Để đo diện tích của một sân chơi có diện tích khoảng 12 x 17 (m), thì dung thước B chọn là phù hợp vì chỉ cần ít lần đo nhất.

Câu 13: Ta khó đo thể tích của một giọt nước nhưng ta có thể cho 100 giọt nước vào bình chia độ rồi đo thể tích của 100 giọt, sau đó chia cho 100 ta được thể tích một giọt.

Câu 14: a) tính khối lượng của vật.

+ Từ phép cân 2 và 3 ta suy ra khối lượng vật: mv = 300 – 230 = 70g.

b, Khối lượng riêng chất lỏng là bao nhiêu? Chất lỏng đó là chất gì?

+ Từ phép cân 1 và 2 ta suy ra khối lượng chất lỏng

mn = 500 – 300 = 200g.

+ Khối lượng chất lỏng D = 200 : 250 = 0,8g/cm3 = 800kg/m3.

Chất lỏng có D = 800kg/m3 có thể là rượu.

Xem thêm đề thi Vật Lí lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Mục lục các đề kiểm tra Vật Lí 6 khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Loạt bài Đề thi Vật Lí 6 | Đề thi Vật Lí 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Vật Lí lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


de-kiem-tra-1-tiet-vat-li-6-hoc-ki-1.jsp


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên