Top 12 Đề kiểm tra, Đề thi Địa Lí lớp 6 Học kì 1 chọn lọc, có đáp án



Top 12 Đề kiểm tra, Đề thi Địa Lí lớp 6 Học kì 1 chọn lọc, có đáp án

Phần dưới là Top 12 Đề kiểm tra, Đề thi Địa Lí lớp 6 Học kì 1 chọn lọc, có đáp án gồm các đề kiểm tra 15 phút, đề kiểm tra giữa kì, đề kiểm tra học kì 1. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra môn Địa Lí lớp 6.

Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí lớp 6 Học kì 1 (Lần 1)

Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí lớp 6 Học kì 1 (Lần 2)

Đề kiểm tra Học kì 1 Địa Lí lớp 6

Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí lớp 6 (Lần 1)

Phần trắc nghiệm

Câu 1. (1,25 điểm) Kinh tuyến mang số độ bằng 0° là:

A. Kinh tuyến

B. Kinh tuyến gốc

C. Vĩ tuyến

D. Chí tuyến Bắc - Nam

Câu 2. (1,25 điểm) Bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất hay vùng đất lên:

A. Một quả địa cầu

B. Một hình tròn

C. Một mặt phẳng thu nhỏ

D. Một hình cầu

Câu 3. (1,25 điểm) Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ bản đồ càng:

A. rất nhỏ.        B. nhỏ.

C. trung bình.        D. lớn.

Câu 4. (1,25 điểm) Để thể hiện sân bay, cảng biển, nhà máy người ta dùng kí hiệu:

A. đường

B. diện tích

C. khoanh vùng

D. điểm

Câu 5. (1,25 điểm) Đường nối những điểm có cùng một độ cao được gọi là:

A. đường đồng mức

B. đường cùng độ cao

C. đường hạ mức

D. đường cao tương đối

Câu 6. (1,25 điểm) Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến gốc chỉ hướng:

A. Tây        B. Đông        C. Bắc        D. Nam

Phần tự luận

Câu 7. (2,5 điểm) Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải?

Đáp án và Thang điểm

Câu 1: (1,25 điểm)

Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng 0°.

Chọn: B.

Câu 2: (1,25 điểm)

Bản đồ là hình vẽ tương đối chính xác về một vùng đất hay toàn bộ Trái Đất trên một mặt phẳng.

Chọn: C.

Câu 3: (1,25 điểm)

Tỉ lệ số luôn có tử là 1. Vì vậy, mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.

Chọn: B.

Câu 4: (1,25 điểm)

Kí hiệu điểm được sử dụng cho các đối tượng địa lý phân bố phân tán rải rác như sân bay, cảng biển, nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, các điểm dân cư, thủ đô,…

Chọn: D.

Câu 5: (1,25 điểm)

Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng một độ cao với nhau tạo thành một vòng tròn khép kín.

Chọn: A.

Câu 6: (1,25 điểm)

Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến gốc chỉ hướng Nam (phía trên là hướng Bắc, tay trái là hướng Tây, tay phải là hướng Đông).

Chọn: D.

Câu 7: (2,5 điểm)

- Thứ nhất là khi sử dụng bản đồ để tìm một địa chỉ, địa danh hay địa điểm,.. có hàng trăm các kí hiệu khác nhau nên khó tìm.

- Thứ hai là bảng chú giải sẽ giúp chúng ta hiểu được nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ. Hiểu được kí hiệu trên bản đồ thì việc tìm kiếm địa điểm, địa danh,… sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí lớp 6 (Lần 2)

Phần trắc nghiệm

Câu 1. (1,25 điểm) Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng nào?

A. Làm lệch hướng chuyển động.

B. Ngày đêm nối tiếp nhau.

C. Hiện tượng mùa trong năm.

D. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.

Câu 2. (1,25 điểm) Sự chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời có quỹ đạo:

A. hình chữ nhật.

B. hình elip gần tròn.

C. hình vuông.

D. hình tròn.

Câu 3. (1,25 điểm) Cực Nam là nơi có thời gian chiếu sáng liên tục:

A. từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 23 tháng 9 năm sau

B. từ ngày 23 tháng 9 đến ngày 23 tháng 3 năm sau

C. từ ngày 23 tháng 9 đến ngày 21 tháng 3 năm sau

D. từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 21 tháng 9 năm sau

Câu 4. (1,25 điểm) Lục địa Phi là lục địa có diện tích:

A. Lớn nhất

B. Lớn thứ hai

C. Lớn thứ ba

D. Nhỏ nhất

Câu 5. (1,25 điểm) Nấm đá là dạng địa hình được hình thành do:

A. Sóng hiển.

B. Nước chảy.

C. Gió.

D. Băng hà.

Câu 6. (1,25 điểm) Độ cao tương đối dưới 200m là dạng địa hình:

A. Núi

B. Đồi

C. Cao nguyên

D. Sơn nguyên

Phần tự luận

Câu 7. (2,5 điểm) Trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất và vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động sản xuất của con người?

Đáp án và Thang điểm

Câu 1: (1,25 điểm)

Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục tạo ra hiện tượng: Ngày đêm luân phiên nhau; sự lệch hướng chuyển động của các vật thể và giờ trên Trái Đất.

Chọn: C.

Câu 2: (1,25 điểm)

Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn.

Chọn: B.

Câu 3: (1,25 điểm)

Cực Nam có ngày, đêm dài 24 giờ suốt 6 tháng liên tục từ ngày 23 tháng 9 đến ngày 21 tháng 3 năm sau.

Chọn: C.

Câu 4: (1,25 điểm)

Trên Trái Đất có sáu lục địa và lục địa Phi (29,2 triệu km2) là lục địa lớn thứ 2 sau lục địa Á – Âu (50,7 triệu km2), lục địa có diện tích nhỏ nhất là lục địa Ô-xtrây-li-a (7,6 triệu km2).

Chọn: B.

Câu 5: (1,25 điểm)

Nấm đá là dạng địa hình được hình thành do tác động của thổi mòn (gió thổi).

Chọn: C.

Câu 6: (1,25 điểm)

Đồi là dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, đồi thoải. Độ cao tương đối không quá 200m.

Chọn: B.

Câu 7: (2,5 điểm)

- Đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất:

    + Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa).

    + Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái Đất.

    + Vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.

- Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước… Vì vậy, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 6

Phần trắc nghiệm

Câu 1. (0,5 điểm) Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam được gọi là:

A. Kinh tuyến.

B. Kinh tuyến gốc.

C. Vĩ tuyến.

D. Vĩ tuyến gốc.

Câu 2. (0,5 điểm) Tỉ lệ bản đồ thể hiện:

A. độ lớn của bản đồ với ngoài thực địa.

B. khoảng cách thu nhỏ nhiều.

C. mức độ thu nhỏ khoảng cách trên bản đồ so với thực địa.

D. độ chính xác của bản đồ so với thực địa.

Câu 3. (0,5 điểm) Để hiểu nội dung bản đồ, người ta dựa vào:

A. Đọc bản chú giải

B. Xem các đường đồng mức

C. Xem phương hướng

D. Xem tỉ lệ

Câu 4. (0,5 điểm) Trục Trái Đất là một đường thẳng tưởng tượng:

A. cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.

B. xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.

C. xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm không cố định.

D. cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định ở hai cực.

Câu 5. (0,5 điểm) Các chuyển động chính của Trái Đất là:

A. Tịnh tiến và quay xung quanh Mặt Trăng.

B. Tự quay và quay xung quanh Mặt Trời.

C. Tịnh tiến và quay xung quanh Mặt Trời.

D. Tự quay và quay xung quanh Mặt Trăng.

Câu 6. (0,5 điểm) Nội lực có hoạt động gây ảnh hưởng rất lớn đến bề mặt Trái Đất, đó là hiện tượng:

A. Phong hóa

B. Sóng thần

C. Lũ lụt

D. Động đất, núi lửa

Câu 7. (0,5 điểm) Lục địa Á – Âu là lục địa có diện tích lớn:

A. Lớn nhất

B. Lớn thứ hai

C. Lớn thứ ba

D. Lớn thứ tư

Câu 8. (0,5 điểm) Nhật Bản nằm trong vành đai lửa:

A. Địa Trung Hải.

B. Thái Bình Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Ấn Độ Dương.

Câu 9. (0,5 điểm) Địa hình núi trẻ có những đặc điểm nào sau đây?

A. Đỉnh tròn, sườn dốc

B. Đỉnh tròn, sườn thoải

C. Đỉnh nhọn, sườn dốc

D. Đỉnh nhọn, sườn thoải

Câu 10. (0,5 điểm) Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, đó là:

A. Bình nguyên

B. Cao nguyên

C. Sơn nguyên

D. Đài nguyên

Phần tự luận

Câu 1. (2,5 điểm) Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?

Câu 2. (2,5 điểm) Nêu khái niệm của nội lực và ngoại lực? Nội lực và ngoại lực có tác động thế nào đến bề mặt Trái Đất?

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm)

Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam có độ dài bằng nhau.

Chọn: A.

Câu 2: (0,5 điểm)

Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.

Chọn: C.

Câu 3: (0,5 điểm)

Muốn đọc và sử dụng bản đồ thì việc đầu tiên chúng ta cần đọc bảng chú giải để hiểu ý nghĩa của những kí hiệu được thể hiện lên bản đồ.

Chọn: A.

Câu 4: (0,5 điểm)

Trục quay của Trái Đất là một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định và nghiêng 66°33' trên mặt phẳng quỹ đạo.

Chọn: B.

Câu 5: (0,5 điểm)

Trái Đất cùng lúc thực hiện 2 chuyển động, đó là Trái Đất tự quay quanh trục mất một ngày đêm (24h) và quay xung quanh Mặt Trời mất 1 năm (365 ngày).

Chọn: B.

Câu 6: (0,5 điểm)

Tác động của nội lực là nén ép các lớp đá tạo ra các uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa, động đất và gây thiệt hại lớn về người, tài sản.

Chọn: D.

Câu 7: (0,5 điểm)

Trên Trái Đất có sáu lục địa và lục địa Á – Âu có diện tích lớn nhất (50,7 triệu km2); Lục địa Phi (29,2 triệu km2) lớn thứ 2 và lục địa Bắc Mĩ (20,3 triệu km2) lớn thứ 3.

Chọn: D.

Câu 8: (0,5 điểm)

Nhật Bản nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương và Đây là vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới với gần 300 núi lửa còn hoạt động.

Chọn: B.

Câu 9: (0,5 điểm)

Trên Trái Đất có nhiều dạng địa hình khác nhau với những hình thái bên ngoài không giống nhau. Địa hình núi trẻ có đặc điểm là đỉnh cao nhọn, sườn dốc và thung lũng sâu.

Chọn: C.

Câu 10: (0,5 điểm)

Bình nguyên hay đồng bằng có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m so với mực nước biển.

Chọn: A.

Phần tự luận

Câu 1: (2,5 điểm)

Nguyên nhân Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm là do:

- Do trục Trái đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì sẽ có góc chiếu lớn hơn, nhận được nhiều ánh sáng và có nền nhiệt cao hơn.

- Do đó, vào thời điểm này, nửa cầu được chiếu sáng chính là mùa nóng. Nửa cầu còn lại không ngả về phía mặt trời thì góc chiếu nhỏ hơn, nhận được ánh sáng cũng như lượng nhiệt ít hơn nên lúc này nửa cầu ấy sẽ là mùa lạnh.

Chính vì vậy, trong năm thời kì nóng và lạnh ở hai nửa cầu thay đổi luân phiên nhau.

Câu 2: (2,5 điểm)

* Khái niệm:

- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.

- Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

* Tác động của nội lực và ngoại lực:

- Nội lực có tác động nén,ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị uốn nếp đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành núi lửa hoặc động đất. Tạo nên các dạng địa hình lớn trên bề mặt đất như núi cao,…

- Ngoại lực chủ yếu có hai quá trình: quá trình phong hóa các loại đá và quá trình xâm thực (do nước chảy, do gió,…). Tạo nên các dạng địa hình bóc mòn, thổi mòn, mài mòn, bồi tụ,…

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Địa Lí 6 khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Tuyển tập Đề thi Địa Lí 6 có đáp án | Đề thi 15 phút, 1 tiết Địa Lí lớp 6 học kì 1 và học kì 2 có đáp án và thang điểm được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình Địa Lí lớp 6 và cấu trúc ra đề kiểm tra trắc nghiệm và tự luận mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên