Đề thi Địa Lí lớp 6 Học kì 1 năm 2024 có đáp án (Đề 2)



Đề thi Địa Lí lớp 6 Học kì 1 năm 2024 có đáp án (Đề 2)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần trắc nghiệm

Câu 1. (0,5 điểm) Kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc được gọi là:

Quảng cáo

A. Kinh tuyến Bắc

B. Kinh tuyến Nam

C. Kinh tuyến Đông

D. Kinh tuyến Tây

Câu 2. (0,5 điểm) Sự biến dạng càng rõ rệt khi:

A. Càng xa trung tâm chiếu hình bản đồ.

B. Càng gần trung tâm chiếu hình bản đồ.

C. Càng về phía hai cực của Trái Đất.

D. Càng về phía Xích đạo của Trái Đất.

Câu 3. (0,5 điểm) Người ta dựng vào hệ thống kinh, vĩ tuyến để:

A. Xác định phương hướng trên bản đồ

B. Xây dựng các phép chiếu hình bản đồ

C. Xây dựng tỉ lệ bản đồ

D. Xác định các yếu tố khác của bản đồ

Câu 4. (0,5 điểm) Các đối tượng địa lý phân bố phân tán rải rác người ta dùng:

A. Kí hiệu đường

B. Kí hiệu điểm

C. Kí hiệu diện tích

D. Kí hiệu hình học

Câu 5. (0,5 điểm) Trái Đất tự quay theo hướng:

Quảng cáo

A. Từ Bắc xuống Nam

B. Từ Tây sang Đông

C. Từ Đông sang Tây

D. Từ Nam lên Bắc

Câu 6. (0,5 điểm) Vào ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9 trong năm ở cả hai nửa cầu đều nhận được:

A. một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau.

B. một lượng ánh sáng và nhiệt khác nhau.

C. một lượng ánh sáng và nhiệt ở bán cầu Bắc lớn nhất.

D. một lượng ánh sáng và nhiệt ở bán cầu Nam lớn nhất.

Câu 7. (0,5 điểm) Nơi luôn có 12 tiếng ngày, 12 tiếng đêm ở mọi ngày là:

A. Chí tuyến Bắc và Nam

B. Vùng ôn đới

C. Vùng cực và cận cực

D. Vùng đường Xích đạo

Câu 8. (0,5 điểm) Trạng thái không có ở các lớp của Trái Đất là:

A. Khí

B. Rắn

C. Lỏng

D. Quánh dẻo

Câu 9. (0,5 điểm) Đâu không phải là biện pháp để hạn chế thiệt hại do động đất:

A. Lập trạm dự báo động đất

B. Sơ tán dân đến vùng có động đất

C. Nghiên cứu để dự báo sơ tán dân

D. Xây nhà chịu chấn động lớn

Câu 10. (0,5 điểm) Người ta phân chia núi ra thành 3 loại có độ cao khác nhau là dựa vào:

Quảng cáo

A. độ cao tương đối của núi

B. độ cao tuyệt đối của núi

C. độ cao tạm thời của núi

D. độ cao của đồng bằng so với của núi

Phần tự luận

Câu 1. (2,5 điểm) Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không? Nếu có, thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sao?

Câu 2. (2,5 điểm) Hãy nêu rõ sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối?

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm)

Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam có độ dài bằng nhau. Kinh tuyến Tây nằm bên trái đường kinh tuyến gốc.

Chọn: A.

Câu 2: (0,5 điểm)

Các vùng đất trên bản đồ ít nhiều đều có sự biến dạng so với thực tế. Khu vực càng xa trung tâm chiếu đồ, sự biến dạng càng rõ rệt.

Chọn: A.

Câu 3: (0,5 điểm)

Người ta dựng vào hệ thống kinh, vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản đồ.

Chọn: A.

Câu 4: (0,5 điểm)

Kí hiệu điểm được sử dụng cho các đối tượng địa lý phân bố phân tán rải rác, thể hiện các đối tượng như: sân bay, cảng biển, nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện,…

Chọn: B.

Câu 5: (0,5 điểm)

Trái đất quay từ Tây sang Đông nên giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng sớm hơn giờ khu vực phía Tây.

Chọn: B.

Câu 6: (0,5 điểm)

Quảng cáo

Vào ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9 trong năm tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với Xích đạo nên ở cả hai nửa cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau.

Chọn: A.

Câu 7: (0,5 điểm)

Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có ngày, đêm dài ngắn như nhau là 12 tiếng ngày và 12 tiếng đêm ở mọi ngày trong năm.

Chọn: D.

Câu 8: (0,5 điểm)

Trạng thái các lớp của Trái Đất lần lượt là: Lớp vỏ Trái Đất (Rắn chắc); Lớp trung gian (quánh dẻo đến lỏng); Lõi Trái Đất (ngoài lỏng, nhân trong rắn chắc).

Chọn: A.

Câu 9: (0,5 điểm)

Một số biện pháp để hạn chế thiệt hại do động đất gây ra là xây nhà chịu chấn động lớn, lập các trạm dự báo và nghiên cứu dự báo động đất để sơ tán dân đi nơi khác kịp thời khi sắp xảy ra động đất.

Chọn: B.

Câu 10: (0,5 điểm)

Người ta phân chia núi ra thành 3 loại có độ cao khác nhau (núi thấp dưới 1000m, núi trung bình từ 1000 – 2000m và núi cao trên 2000m) là dựa theo độ cao tuyệt đối của núi.

Chọn: B.

Phần tự luận

Câu 1: (2,5 điểm)

- Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Khi đó, độ dài một ngày - đêm trên bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng một năm.

- Với thời gian ngày - đêm kéo dài như vậy, phần đang là ban ngày sẽ rất nóng, vì bị Mặt Trời đốt nóng liên tục trong nửa năm; còn phần đang là ban đêm sẽ rất lạnh, vì không được Mặt Trời chiếu đến. Khi đó, vạn vật sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được cho nên trên Trái Đất sẽ không thể tồn tại sự sống.

Câu 2: (2,5 điểm)

Để đo độ cao của núi, người ta thường đo bằng hai cách, đo độ cao tuyệt đối hoặc đo độ cao tương đối. Hai cách đo này có sự khác biệt nhau và không giống nhau.

- Đối với cách đo độ cao tương đối, người ta tiến hành đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi lên chân núi.

- Trong khi đó, nếu muốn đo độ cao tuyệt đối người ta lại tiến hành đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi đến mực nước biển trung bình.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần trắc nghiệm

Câu 1. (0,5 điểm) Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam được gọi là:

A. Kinh tuyến.

B. Kinh tuyến gốc.

C. Vĩ tuyến.

D. Vĩ tuyến gốc.

Câu 2. (0,5 điểm) Tỉ lệ bản đồ thể hiện:

A. độ lớn của bản đồ với ngoài thực địa.

B. khoảng cách thu nhỏ nhiều.

C. mức độ thu nhỏ khoảng cách trên bản đồ so với thực địa.

D. độ chính xác của bản đồ so với thực địa.

Câu 3. (0,5 điểm) Để hiểu nội dung bản đồ, người ta dựa vào:

A. Đọc bản chú giải

B. Xem các đường đồng mức

C. Xem phương hướng

D. Xem tỉ lệ

Câu 4. (0,5 điểm) Trục Trái Đất là một đường thẳng tưởng tượng:

A. cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.

B. xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.

C. xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm không cố định.

D. cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định ở hai cực.

Câu 5. (0,5 điểm) Các chuyển động chính của Trái Đất là:

A. Tịnh tiến và quay xung quanh Mặt Trăng.

B. Tự quay và quay xung quanh Mặt Trời.

C. Tịnh tiến và quay xung quanh Mặt Trời.

D. Tự quay và quay xung quanh Mặt Trăng.

Câu 6. (0,5 điểm) Nội lực có hoạt động gây ảnh hưởng rất lớn đến bề mặt Trái Đất, đó là hiện tượng:

A. Phong hóa

B. Sóng thần

C. Lũ lụt

D. Động đất, núi lửa

Câu 7. (0,5 điểm) Lục địa Á – Âu là lục địa có diện tích lớn:

A. Lớn nhất

B. Lớn thứ hai

C. Lớn thứ ba

D. Lớn thứ tư

Câu 8. (0,5 điểm) Nhật Bản nằm trong vành đai lửa:

A. Địa Trung Hải.

B. Thái Bình Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Ấn Độ Dương.

Câu 9. (0,5 điểm) Địa hình núi trẻ có những đặc điểm nào sau đây?

A. Đỉnh tròn, sườn dốc

B. Đỉnh tròn, sườn thoải

C. Đỉnh nhọn, sườn dốc

D. Đỉnh nhọn, sườn thoải

Câu 10. (0,5 điểm) Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, đó là:

A. Bình nguyên

B. Cao nguyên

C. Sơn nguyên

D. Đài nguyên

Phần tự luận

Câu 1. (2,5 điểm) Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?

Câu 2. (2,5 điểm) Nêu khái niệm của nội lực và ngoại lực? Nội lực và ngoại lực có tác động thế nào đến bề mặt Trái Đất?

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm)

Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam có độ dài bằng nhau.

Chọn: A.

Câu 2: (0,5 điểm)

Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.

Chọn: C.

Câu 3: (0,5 điểm)

Muốn đọc và sử dụng bản đồ thì việc đầu tiên chúng ta cần đọc bảng chú giải để hiểu ý nghĩa của những kí hiệu được thể hiện lên bản đồ.

Chọn: A.

Câu 4: (0,5 điểm)

Trục quay của Trái Đất là một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định và nghiêng 66°33' trên mặt phẳng quỹ đạo.

Chọn: B.

Câu 5: (0,5 điểm)

Trái Đất cùng lúc thực hiện 2 chuyển động, đó là Trái Đất tự quay quanh trục mất một ngày đêm (24h) và quay xung quanh Mặt Trời mất 1 năm (365 ngày).

Chọn: B.

Câu 6: (0,5 điểm)

Tác động của nội lực là nén ép các lớp đá tạo ra các uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa, động đất và gây thiệt hại lớn về người, tài sản.

Chọn: D.

Câu 7: (0,5 điểm)

Trên Trái Đất có sáu lục địa và lục địa Á – Âu có diện tích lớn nhất (50,7 triệu km2); Lục địa Phi (29,2 triệu km2) lớn thứ 2 và lục địa Bắc Mĩ (20,3 triệu km2) lớn thứ 3.

Chọn: D.

Câu 8: (0,5 điểm)

Nhật Bản nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương và Đây là vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới với gần 300 núi lửa còn hoạt động.

Chọn: B.

Câu 9: (0,5 điểm)

Trên Trái Đất có nhiều dạng địa hình khác nhau với những hình thái bên ngoài không giống nhau. Địa hình núi trẻ có đặc điểm là đỉnh cao nhọn, sườn dốc và thung lũng sâu.

Chọn: C.

Câu 10: (0,5 điểm)

Bình nguyên hay đồng bằng có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m so với mực nước biển.

Chọn: A.

Phần tự luận

Câu 1: (2,5 điểm)

Nguyên nhân Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm là do:

- Do trục Trái đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì sẽ có góc chiếu lớn hơn, nhận được nhiều ánh sáng và có nền nhiệt cao hơn.

- Do đó, vào thời điểm này, nửa cầu được chiếu sáng chính là mùa nóng. Nửa cầu còn lại không ngả về phía mặt trời thì góc chiếu nhỏ hơn, nhận được ánh sáng cũng như lượng nhiệt ít hơn nên lúc này nửa cầu ấy sẽ là mùa lạnh.

Chính vì vậy, trong năm thời kì nóng và lạnh ở hai nửa cầu thay đổi luân phiên nhau.

Câu 2: (2,5 điểm)

* Khái niệm:

- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.

- Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

* Tác động của nội lực và ngoại lực:

- Nội lực có tác động nén,ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị uốn nếp đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành núi lửa hoặc động đất. Tạo nên các dạng địa hình lớn trên bề mặt đất như núi cao,…

- Ngoại lực chủ yếu có hai quá trình: quá trình phong hóa các loại đá và quá trình xâm thực (do nước chảy, do gió,…). Tạo nên các dạng địa hình bóc mòn, thổi mòn, mài mòn, bồi tụ,…

Xem thêm các đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Địa Lí 6 khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Tuyển tập Đề thi Địa Lí 6 có đáp án | Đề thi 15 phút, 1 tiết Địa Lí lớp 6 học kì 1 và học kì 2 có đáp án và thang điểm được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình Địa Lí lớp 6 và cấu trúc ra đề kiểm tra trắc nghiệm và tự luận mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


de-kiem-tra-hoc-ki-1-dia-li-6.jsp


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên