Top 50 Đề thi GDCD 7 Chân trời sáng tạo có đáp án

Bộ 50 Đề thi GDCD 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Giáo dục công dân 7.

Đề thi GDCD 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi GDCD 7 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

- Đề thi GDCD 7 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo

- Đề thi GDCD 7 Học kì 1 Chân trời sáng tạo

- Đề thi GDCD 7 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

- Đề thi GDCD 7 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

Đề cương GDCD 7 Chân trời sáng tạo

Xem thêm đề thi GDCD 7 cả ba sách:

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Giáo dục công dân lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm dưới đây “…… là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

A. Truyền thống dân tộc.

B. Phong tục, tập quán.

C. Thuần phong, mĩ tục.

D. Truyền thống quê hương.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?

A. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ”.

B. Lối sống hẹp hòi, đề cao lợi ích cá nhân.

C. Coi thường pháp luật vì “phép vua thua lệ làng”.

D. Lối sống trọng tình nghĩa, yêu thương, bao dung.

Quảng cáo

Câu 3. “Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn” là lễ hội truyền thống của cư dân ở địa phương nào?

A. Huyện Mỹ Đức (Hà Nội).

B. Thành phố Việt Trì (Phú Thọ).

C. Thị xã Duy Tiên (Hà Nam).

D. Huyện Tiên Du (Bắc Ninh).

Câu 4. Làm gốm sứ là nghề truyền thống của cư dân ở địa phương nào dưới đây?

A. Làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).

B. Làng Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội).

C. Làng Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh).

D. Làng Vân (Việt Yên, Bắc Giang).

Câu 5. Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ?

A. Đoàn kết chống ngoại xâm.

B. Tư tưởng “trọng nam kinh nữ”.

C. Lối sống trọng tình nghĩa.

D. Yêu thương con người.

Câu 6. Nét đẹp truyền thống nào của quê hương Bắc Ninh được đề cập đến trong câu ca dao sau?

“Ai về Nội Duệ, Cầu Lim

Nghe câu Quan họ, đi tìm người thương”

A. Lễ hội đền Hùng.

B. Dân ca quan họ.

C. Đờn ca tài tử.

D. Nhã nhạc cung đình.

Câu 7. Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?

A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.

B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.

C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.

D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.

Câu 8. Ông K muốn truyền lại bí quyết và kĩ thuật làm gốm cho anh P (là cháu mình) để mai sau có cơ hội phát huy, phát triển. Anh P rất hào hứng và mong muốn được học nghề làm gốm từ ông P. Tuy nhiên bố mẹ của anh P lại ngăn cản vì muốn con sau này học ngành nghề tốt hơn thay vì phát huy nghề truyền thống.

Trong trường hợp này những nhân vật nào chưa có ý thức phát huy nghề truyền thống của quê hương?

A. Ông K.

B. Anh P.

C. Bố mẹ anh P.

D. Ông K và anh P.

Câu 9. Thường xuyên chú ý đến người khác là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.

B. Cảm thông.

C. Chia sẻ.

D. Yêu thương.

Câu 10. Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.

B. Cảm thông.

C. Chia sẻ.

D. Yêu thương.

Câu 11. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.

B. Ganh ghét, đố kị với người khác.

C. Giúp đỡ những người gặp khó khăn.

D. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.

Câu 12. Đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.

B. Cảm thông.

C. Chia sẻ.

D. Yêu thương.

Câu 13. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Thương người như thể thương thân.

B. Lá lành đùm lá rách.

C. Chia ngọt, sẻ bùi.

D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.

Câu 14. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ của người thân.

B. Giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình.

C. Thương cảm trước nỗi đau của người khác.

D. Bao che cho người thân khi họ mắc lỗi sai.

Câu 15. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Chỉ cần quan tâm, cảm thông, chia sẻ với những người nghèo khó.

B. Quan tâm, cảm thông, chia sẻ có ý nghĩa lớn trong đời sống xã hội.

C. Trong xã hội hiện đại, sự quan tâm, cảm thông là không cần thiết.

D. Người biết quan tâm, chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác.

Câu 16. Cuối giờ học, M để nguyên cốc nhựa đựng nước ngọt trên bàn mà không đem bỏ vào thùng rác. Khi P nhắc nhở, M trả lời: “Tại sao mình phải dọn dẹp, đó là việc của cô lao công cơ mà”. P giải thích và khuyên M nên cảm thông với sự vất vả của cô lao công, nhưng M không nghe và tỏ thái độ khó chịu.

Trong trường hợp này, nhân vật nào chưa biết cách quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Cô lao công.

B. Bạn P.

C. Bạn M.

D. Hai bạn P và M.

Câu 17. Học tập tự giác, tích cực là

A. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi.

B. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô.

C. chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.

D. nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng khi đạt điểm cao.

Câu 18. Hành động nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

A. Chủ động lập kế hoạch học tập.

B. Làm việc riêng trong giờ học.

C. Không chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

D. Thường xuyên nghỉ học để đi chơi.

Câu 19. Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?

A. Có thêm nhiều kiến thức.

B. Bị bạn bè chế giễu.

C. Sự vất vả.

D. Sự xa lánh của bạn bè.

Câu 20. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

A. Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.

B. Quyết tâm thực hiện các mục tiêu học tập.

C. Xác định đúng mục tiêu học tập.

D. Thường xuyên trốn học để đi chơi game.

Câu 21. Đối lập với tính tự giác, tích cực trong học tập là:

A. chăm chỉ.

B. chây lười, ỷ lại.

C. khiêm tốn.

D. tự ti.

Câu 22. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

A. Học tập tự giác, tích cực giúp ta có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.

B. Chỉ những bạn học sinh yếu kém mới cần tự giác, tích cực học tập.

C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.

D. Người tích cực trong học tập thường bị bạn bè lợi dụng.

Câu 23. Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên

A. lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.

B. thụ động trong việc tiếp thu tri thức.

C. làm việc riêng trong giờ học.

D. chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.

Câu 24. Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, mỗi học sinh không nên

A. lên kế hoạch học tập cụ thể.

B. thụ động trong việc tiếp thu tri thức.

C. thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra.

D. chủ động học tập trên nhiều kênh thông tin.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Vì sao con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau?

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy xử lý các tình huống sau:

Tình huống 1. H thấy các bạn đang tập văn nghệ và nghĩ: “Mình muốn đi học thanh nhạc mà trung tâm văn hoá ở xa nhà mình quá!”. Nếu là H, em sẽ làm gì?

Tình huống 2. M là học sinh mới của lớp 7A3. Vì điểm bài kiểm tra môn Tiếng Anh quá thấp so với các bạn, M tự hứa với bản thân rằng: “Mình sẽ cố gắng học thật chăm chỉ để giỏi tiếng Anh hơn!". Nếu em là M, em sẽ làm gì để học giỏi môn Tiếng Anh?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-D

2-D

3-C

4-A

5-B

6-B

7-B

8-C

9-A

10-B

11-C

12-C

13-D

14-D

15-B

16-C

17-C

18-A

19-A

20-D

21-B

22-A

23-A

24-B

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau, vì:

+ Khi nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực và niềm tin để vượt qua khó khăn, thử thách. Nhờ đó, cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc.

+ Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ giúp các mối quan hệ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

+ Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.

Câu 2 (2,0 điểm):

- Xử lí tình huống 1: Nếu là H, em sẽ:

+ Xin bố mẹ cho mình đăng kí học thanh nhạc ở trung tâm văn hóa.

+ Khắc phục vấn đề đường xa bằng cách sắp xếp thời gian hợp lí;

+ Sau khi học thanh nhạc tại trung tâm văn hóa, em có thể học thêm (học online tại nhà) thông qua youtube…

+ ….

- Xử lí tình huống 2: Nếu là M, để học tốt môn tiếng Anh hơn, em sẽ:

+ Học tập thêm các từ vựng tiếng Anh liên quan đến các bài học trên lớp;

+ Rèn luyện kĩ năng viết thông qua việc tập viết các đoạn văn/ bài luận…

+ Rèn luyện, củng cố kĩ năng đọc hiểu thông qua việc đọc truyện tranh song ngữ

+ Củng cố kĩ năng nghe – nói, thông qua việc: giao tiếp, trao đổi với các bạn người nước ngoài/ nghe nhạc hoặc xem phim hoạt hình tiếng Anh…

+ ….

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Giáo dục công dân lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Sự tin tưởng, niềm tin giữa người với người được hiểu là

A. lòng tự trọng.

B. lòng trung thực.

C. chữ tín.

D. giữ chữ tín.

Câu 2. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “….. là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình”.

A. Chữ tín.

B. Giữ chữ tín.

C. Khiêm tốn.

D. Tự trọng.

Câu 3. Người không biết giữ chữ tín sẽ

A. không được mọi người tin tưởng.

B. nhận được sự tin tưởng của người khác.

C. dễ dàng tác với nhau trong công việc.

D. xây dựng được các mối quan hệ thân thiết.

Câu 4. Hành động nào dưới đây không phải là biểu hiện của giữ chữ tín?

A. Đến đúng giờ so với thời gian hẹn.

B. Hứa nhưng không thực hiện.

C. Lời nói đi đôi với việc làm.

D. Hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Câu 5. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về chữ tín?

A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

B. Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy.

C. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

D. Thương người như thể thương thân.

Câu 6. Câu tục ngữ “nói một đằng, làm một nẻo” mang hàm ý phê phán sự

A. kém cỏi.

B. thất tín.

C. keo kiệt.

D. đố kị.

Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề giữ chữ tín?

A. Giữ chữ tín giúp chúng ta xây dựng các mối quan hệ thân thiết, bền vững.

B. Chỉ những người trưởng thành mới cần giữ chữ tín, học sinh không cần.

C. Giữ chữ tín giúp ta có thêm ý chí, nghị lực để hoàn thiện bản thân.

D. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý và kính nể.

Câu 8. Chị H và chị K chung nhau mở cửa hàng bán mĩ phẩm. Nhiều lần, chị H đề nghị nhập thêm mĩ phẩm không rõ nguồn gốc với giá thành rẻ, mẫu mã bắt mắt nhằm thu lợi nhuận cao nhưng chị K nhất quyết không đồng ý.

Trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có ý thức giữ chữ tín trong kinh doanh?

A. Chị H.

B. Chị K.

C. Chị H và K.

D. Không có nhân vật nào.

Câu 9. Di sản văn hoá bao gồm: di sản văn hóa phi vật thể và

A. di sản văn hóa tinh thần.

B. di sản văn hoá vật thể.

C. các làn điệu dân ca truyền thống.

D. các lễ hội truyền thống.

Câu 10. Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền

A. từ thế hệ này sang thế hệ khác.

B. từ quốc gia này sang quốc gia khác.

C. từ địa phương này sang địa phương khác.

D. từ dân tộc này sang dân tộc khác.

Câu 11. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được xếp vào loại hình di sản văn hóa nào dưới đây?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di sản văn hóa vật chất.

D. Di sản thiên nhiên.

Câu 12. Cổng Ngọ Môn và lầu Ngũ Phụng (Thừa Thiên Huế) được xếp vào loại hình di sản văn hóa nào dưới đây?

A. Di sản thiên nhiên.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di sản hỗn hợp.

D. Di sản văn hóa vật thể.

Câu 13. Câu ca dao dưới đây đề cập đến di sản văn hóa nào của nhân dân Việt Nam?

“Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

A. Nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ.

B. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

C. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương.

D. Nghi lễ Then của dân tộc Tày, Nùng, Thái.

Câu 14. Khi tìm được các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?

A. Cho, tặng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

B. Tự do mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

C. Giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật cho cơ quan chức năng.

D. Sở hữu những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.

Câu 15. Hành vi nào sau đây không phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?

A. Ông B cất giấu số cổ vật mà mình tìm được khi đào móng nhà.

B. Chị M tích cực quảng bá di sản văn hóa quê hương tới bạn bè quốc tế.

C. Tập thể lớp 7A tham gia quét dọn khu di tích lịch sử tại địa phương.

D. Nghệ nhân K mở lớp học để truyền lại kĩ thuật hát ca trù cho thế hệ trẻ.

Câu 16. Trong một lần đi tham quan di tích Cột cờ Hà Nội, thấy trên bức tường, bia di tích có những nét khắc, nét vẽ chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến tham quan. Bạn T tỏ thái độ phê phán những việc làm đó. Ngược lại, bạn Q cho rằng việc khắc tên lên bia đá là một cách lưu lại dấu ấn của du khách. Bạn P cũng đồng tình với ý kiến của Q, bên cạnh đó, P còn rủ Q cùng khắc tên lên tường thành cổ.

Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào đã có ý thức bảo vệ di sản văn hóa?

A. Bạn P.

B. Bạn Q.

C. Bạn T.

D. Bạn P và Q.

Câu 17. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “….. là phản ứng của cơ thể trước những áp lực cuộc sống hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người”.

A. Căng thẳng.

B. Yếu đuối.

C. Suy nhược.

D. Ốm yếu.

Câu 18. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?

A. Đầu óc tỉnh táo, tập trung tinh thần.

B. Nét mặt tươi vui, phấn khởi.

C. Tinh thần thoải mái, thư giãn.

D. Dễ nổi cáu, bực bội, nóng tính.

Câu 19. Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở lứa tuổi học sinh là do

A. tác động từ môi trường sống.

B. sự kì vọng quá lớn của cha mẹ.

C. bạo lực học đường, bạo lực gia đình.

D. suy nghĩ tiêu cực, tự tạo áp lực cho bản thân.

Câu 20. Trạng thái tâm lí căng thẳng không gây ra tác động nào dưới đây?

A. Suy nhược về thể chất.

B. Khiến con người luôn lạc quan, yêu đời.

C. Gây nên những rối loạn về mặt tinh thần.

D. Ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người.

Câu 21. Nguyên nhân gây nên tâm lý căng thẳng nào được phản ánh trong bức tranh dưới đây?

Đề thi Học kì 1 Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (2 đề)

A. Bạo lực học đường.

A. Bạo lực gia đình.

B. Tâm lý tự ti, suy nghĩ tiêu cực.

C. Áp lực học tập, thi cử.

D. Bạo lực học đường.

Câu 22. Em hãy cho biết nguyên nhân gây nên tâm lí căng thẳng cho nhân vật T trong tình huống sau:

Bố T thường xuyên uống rượu say rồi về nhà đánh đập hai mẹ con T. Tay chân T lúc nào cũng thâm tím vì những trận đòn roi của bố. Bị đánh, mắng nhiều nên T luôn bị ám ảnh về hình ảnh say xỉn của bố và những giọt nước mắt của mẹ.

A. T phải đối mặt với tình trạng bạo lực gia đình..

B. T phải đối mặt với tình trạng bạo lực học đường.

C. Gia đình T có hoàn cảnh khó khăn, T phải nghỉ học.

D. Dù đã rất cố gắng nhưng kết quả thi của T không cao.

Câu 23. Em hãy cho biết nguyên nhân gây nên tâm lí căng thẳng cho nhân vật H trong tình huống sau:

Do tình hình dịch bệnh Covid-19, H phải học trực tuyến qua điện thoại, máy tính trong thời gian dài. Nhà H có hai chị em, không gian trong nhà lại chật hẹp nên ngoài việc học, H chỉ xem chương trình truyền hình hoặc điện thoại, máy tính chứ không vận động được nhiều. Dạo gần đây, H cảm thấy khó tập trung và tính cách trở nên bực bội, khó chịu hơn.

A. Gia đình H khó khăn nên H phải nghỉ học ở nhà.

B. Kết quả học tập của H không cao.

C. Không gian sống bí bách, thiếu sự tương tác với mọi người.

D. Vì nhà nghèo nên H bị bạn bè trong lớp cô lập.

Câu 24. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng tâm lí, em không nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Tăng cường tập thể dục, thể thao.

B. Âm thầm chịu đựng, không tâm sự với ai.

C. Tâm sự với bạn bè, người thân, thầy cô giáo.

D. Xem phim hoặc nghe nhạc để thư giãn.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy nhận diện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá trong các trường hợp sau:

- Trường hợp 1. Khi đào móng làm nhà, ông H phát hiện ra một cặp bình cổ bằng đồng rất đẹp. Ông rất vui, ngay lập tức gọi điện tìm người để bán cặp bình đó.

- Trường hợp 2. Nhà bà N nằm ngay sát khu di tích lịch sử. Vợ chồng bà đang xây nhà và tường rào. Trong quá trình xây tường bao, ông bà đã xây lấn 50 cm đất sang đất của khu di tích.

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy xử lý các tình huống dưới đây:

Tình huống a) Giờ ra chơi, V nhìn thấy trong cặp sách của N có một cuốn nhật kí nên đã giật lấy. N đuổi theo yêu cầu V trả lại nhưng V không trả mà còn mở cuốn nhật kí và đọc vài câu cho các bạn khác cùng nghe để trêu chọc N. N rất tức giận với hành vi của V nhưng không biết nên làm gì.

Nếu là N, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào? Vì sao?

Tình huống b) Biết tin Đ bị S bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là T vô cùng tức giận. T bày tỏ ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học.

Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-C

2-B

3-A

4-B

5-B

6-B

7-B

8-B

9-B

10-A

11-B

12-D

13-C

14-C

15-A

16-C

17-A

18-D

19-D

20-B

21-A

22-A

23-C

24-B







II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Trường hợp 1. Hành vi vi phạm: phát hiện cổ vật nhưng không trình báo, giao nộp cho cơ quan chức năng; buôn bán trái phép cổ vật.

- Trường hợp 2. Hành vi vi phạm: lấn chiếm đất của khu du tích

Câu 2 (2,0 điểm):

- Tình huống a) Nếu là N, em sẽ:

+ Nhẹ nhàng giải thích với V việc tự ý xem nhật kí là xâm phạm quyền riêng tư của người khác và yêu cầu V trả lại, nếu không sẽ báo cáo với giáo viên chủ nhiệm.

+ Nếu V không trả lại, em sẽ trực tiếp đi gặp giáo viên chủ nhiệm nhờ can thiệp.

- Tình huống b) Trong tình huống trên, em sẽ:

+ Giải thích cho Đ và T hiểu việc chặn đường S để trả thù là hành vi sai trái và có thể dẫn đến những hậu quả xấu.

+ Khuyên Đ nên kể lại sự việc mình bị S bắt nạt nhiều lần với bố mẹ hoặc giáo viên chủ nhiệm để được giúp đỡ ngăn chặn hành vi đó lại.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Giáo dục công dân lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong

A. gia đình.

B. cơ sở giáo dục.

C. cơ quan làm việc.

D. cộng đồng xã hội.

Câu 2. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Bố mẹ đánh đập, ngược đãi con cái.

B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.

C. Con cái xúc phạm, lăng mạ cha mẹ.

D. Bố mẹ phân biệt đối xử giữa các con.

Câu 3. Những lực lượng nào có trách nhiệm tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường?

A. Các cơ sở giáo dục và lực lượng công an.

B. Mỗi học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.

C. Các thầy cô giáo chủ nhiệm và cha mẹ học sinh.

D. Lực lượng công an và chính quyền địa phương.

Câu 4. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Giáo viên xâm hại tình dục đối với học sinh.

B. Học sinh dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

C. Giáo viên nhắc nhở học sinh cần căm chỉ học tập.

D. Học sinh bịa đặt thông tin sai sự thật về giáo viên.

Câu 5. Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến bạo lực học đường?

A. Sự phát triển tâm lí lứa tuổi.

B. Tác động của các trò chơi bạo lực.

C. Thiếu sự giáo dục từ phía gia đình.

D. Tác động xấu từ môi trường xã hội.

Câu 6. Học sinh cần thực hiện hành vi nào dưới đây khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường?

A. Liên hệ với người lớn để có sự hỗ trợ phù hợp.

B. Cứ để bạo lực học đường diễn ra bình thường.

C. Tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn với nhau.

D. Giữ kín chuyện để không ai biết.

Câu 7. Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã vi phạm quy định về phòng, chống bạo lực học đường?

Tình huống. Ba bạn K, P và M đều là học sinh lớp 7A. Trong giờ kiểm tra môn Vật lí, K ngỏ ý muốn được P cho chép bài, nhưng P từ chối. Sau khi hết giờ kiểm tra, K đã ném đồ đạc của P xuống đất, tức tối với P rằng: “Đồ kiêu ngạo, tan học mày sẽ biết tay sao!”. Nhiều bạn khác đã chứng kiến sự việc, khuyên can K không nên nóng giận, thu dọn đồ đạc giúp P; đồng thời lớp trưởng đã bí mật thông báo sự việc với cô chủ nhiệm. M cũng chứng kiến câu chuyện, nhưng M chỉ cười khẩy và và nói nhỏ K rằng: “Đánh cho nó trận cho chừa thói ấy đi! Cậu cần hỗ trợ thì cứ bảo tớ nhé!”

A. Bạn K và M.

B. Bạn K và P.

C. Bạn K và lớp trưởng.

D. Bạn P và lớp trưởng.

Câu 8. T và Q vốn là bạn thân từ thời tiểu học. Lên cấp THCS, do một số hiểu lầm nên giữa hai bạn đã phát sinh mâu thuẫn. Nghi ngờ T đã bịa đặt những thông tin sai sự thật về mình, Q đã có hành vi đe dọa và hẹn cuối giờ sẽ gặp T để giải quyết.

Câu hỏi: Trong trường hợp này, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?

A. Không quan tâm vì mình không làm sai điều gì.

B. Báo với cô giáo để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

C. Rủ thêm một số bạn đi cùng để đề phòng bất trắc.

D. Một mình đến gặp T để giải quyết bằng bạo lực.

(bỏ ý nghĩa + nguyên tắc chi tiêu)

Câu 9. Quản lý tiền hiệu quả là việc lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho

A. cân đối và có nhiều lợi ích nhất.

B. đỡ tốn kém, thiệt hại nhất.

C. cân đối và tằn tiện.

D. thoải mái nhất.

Câu 10. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của quản lí tiền hiệu quả?

A. Mua lượng thức ăn đủ dùng.

B. Ngắt nguồn điện khi không sử dụng.

C. Mua tất cả những thứ mà mình thích.

D. Chỉ mua những thứ mình thực sự cần.

Câu 11. Nhân vật nào dưới đây đã biết cách quản lí tiền hiệu quả?

A. Anh P lấy hết tiền lương và vay thêm tiền để chiếc đồng hồ hàng hiệu.

B. Bạn T đòi bố mua cho chiếc iPhone 14 Pro Max dù gia đình còn khó khăn.

C. Dì tủ đồ đã chật cứng, nhưng chị K vẫn mua thêm vì “không có gì để mặc”.

D. Trước khi chi tiêu, bạn H thường lên danh sách những món đồ thực sự cần.

Câu 12. Bạn học sinh nào dưới đây đã biết cách tạo ra nguồn thu nhập phù hợp với khả năng, lứa tuổi?

A. Bạn K làm các món đồ thủ công (thiệp, hộp bút,..) để bán.

B. Bạn H nói dối bố mẹ, lấy tiền đóng học để tiêu xài cá nhân.

C. Bạn T trốn học, đi làm thêm tại quán ăn để lấy tiền mua váy.

D. Bạn X chơi đánh bài ăn tiền, lấy tiền thắng được để mua đồ.

Câu 13. Câu tục ngữ nào sau đây phản ánh về đức tính tiết kiệm?

A. Miệng ăn núi lở.

B. Vắt cổ chày ra nước.

C. Kiến tha lâu đầy tổ.

D. Vung tay quá trán.

Câu 14. Câu tục ngữ nào sau đây phê phán thói hoang phí?

A. Tích tiểu thành đại.

B. Góp gió thành bão.

C. Vung tay quá trán.

D. Vắt cổ chày ra nước.

Câu 15. Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã biết cách tiết kiệm tiền hiệu quả?

Tình huống. P và K sinh ra trong một gia đình khá giả, hằng tháng, hai bạn được bố mẹ cho một số tiền tiêu vặt lớn. P thường chia nhỏ số tiền tiêu vặt đó ra thành nhiều khoản, phục vụ cho các mục đích khác nhau và mỗi tháng, P đặt mục tiêu tiết kiệm 500.000 đồng. Trái lại, K thường tiêu hết số tiền bố mẹ cho và thỉnh thoảng còn xin thêm bố mẹ.

A. Bạn P biết cách quản lí tiền hiệu quả.

B. Bạn K biết cách quản lí tiền hiệu quả.

C. Bạn P và K biết cách quản lí tiền hiệu quả.

D. Không bạn nào biết quản lí tiền hiệu quả.

Câu 16. Cuối năm, C đập ống heo và biết được trong năm vừa rồi mình đã tiết kiệm được 2 triệu đồng. C muốn mua rất nhiều thứ, từ váy áo, phụ kiện, đồ dùng học tập,… Theo em, C cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền lì xì hiện có?

A. Mua những thứ thực sự cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.

B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.

C. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.

D. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

Yêu cầu a) Nêu ý nghĩa và một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả. Theo em, học sinh có thể lựa chọn các hoạt động nào để tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân?

Yêu cầu b) Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây:

+ Ý kiến 1. Chi tiêu hợp lí là mua bất cứ thứ gì mình thích với số tiền có được.

+ Ý kiến 2. Chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn mới cần phải quản lí chi tiêu.

+ Ý kiến 3. Học sinh chỉ cần tập trung vào việc học, không nên quan tâm đến việc quán lí tiền bạc.

Câu 2 (3,0 điểm): Em hãy xử lý các tình huống dưới đây:

Tình huống a) Giờ ra chơi, V nhìn thấy trong cặp sách của N có một cuốn nhật kí nên đã giật lấy. N đuổi theo yêu cầu V trả lại nhưng V không trả mà còn mở cuốn nhật kí và đọc vài câu cho các bạn khác cùng nghe để trêu chọc N. N rất tức giận với hành vi của V nhưng không biết nên làm gì.

Nếu là N, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào? Vì sao?

Tình huống b) Biết tin Đ bị S bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là T vô cùng tức giận. T bày tỏ ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học.

Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-B

3-B

4-C

5-A

6-A

7-A

8-B

9-A

10-C

11-D

12-A

13-C

14-C

15-A

16-A

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

* Yêu cầu a)

- Ý nghĩa: Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí, rèn luyện tiết kiệm, dự phòng cho trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai.

- Một số nguyên tắc quản lí tiến hiệu quả:

+ Chi tiêu hợp lí

+ Tiết kiệm thường xuyên

+ Tăng nguồn thu để tạo ra nguồn thu nhập.

- Học sinh có thể chọn các hoạt động phù hợp với khả năng, thời gian của mình, như: thu gom phế liệu, tăng gia sản xuất, tự làm các sản phẩm để bán; cộng tác với một số tờ báo tuổi học trò để viết tin, bài,...

* Yêu cầu b)

- Ý kiến 1. Không đồng tình. Vì: Chi tiêu hợp lí là ưu tiên mua những thứ mình cần hơn những thứ mình muốn.

- Ý kiến 2. Không đồng tình. Vì: quản lí chi tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với mọi cá nhân.

- Ý kiến 3. Không đồng tình. Vì: bên cạnh việc học tập, học sinh cũng nên quan tâm, rèn luyện kĩ năng quản lí tiền, quản lí chi tiêu sao cho hiệu quả.

Câu 2 (3,0 điểm):

- Tình huống a) N nên nhẹ nhàng giải thích với V việc tự ý xem nhật kí là xâm phạm quyền riêng tư của người khác và yêu cầu V trả lại, nếu không sẽ báo cáo với giáo viên chủ nhiệm. Hoặc N trực tiếp đi gặp giáo viên chủ nhiệm nhờ can thiệp.

- Tình huống b) Em giải thích cho Đ và T hiểu việc chặn đường S để trả thù là hành vi sai trái và có thể dẫn đến những hậu quả xấu. Khuyên Đ nên kể lại sự việc mình bị S bắt nạt nhiều lần với bố mẹ hoặc giáo viên chủ nhiệm để được giúp đỡ ngăn chặn hành vi đó lại.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Giáo dục công dân lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của tệ nạn xã hội?

A. Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.

B. Tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy.

C. Tổ chức hoạt động và môi giới mại dâm.

D. Tổ chức cá độ bóng đá; đánh bài ăn tiền.

Câu 2. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trỗng (…) trong đoạn thông tin sau: “….. là một loại tệ nạn xã hội, biểu hiện tình trạng các cá nhân dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân để trao đổi, mua bán với nhau nhằm thoả mãn nhu cầu tình dục hoặc lợi ích vật chất”.

A. Cờ bạc.

B. Mại dâm.

C. Ma túy.

D. Mê tín dị đoan.

Câu 3. Tệ nạn xã hội nào được phản ánh trong câu ca dau sau đây?

“Chập chập thôi lại cheng cheng,

Con gà sống tiến để riêng cho thầy,

Đơm xôi thì đơm cho đầy,

Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng”

A. Mê tín dị đoan.

B. Rượu chè.

C. Cờ bạc.

D. Mại dâm.

Câu 4. Nguyên nhân nào khiến cho bạn S trong tình huống sau đây vướng vào tệ nạn xã hội?

Tình huống. S là con trai duy nhất trong nhà, nên bố mẹ rất quan tâm, yêu thương và chú trọng dạy bảo S nhiều điều hay lẽ phải. Trong một lần tới dự sinh nhật của P (bạn cùng lớp), nghe một số thanh niên kể về ma túy đá, S rất tò mò và quyết định dùng thử xem cảm giác thế nào. Sau nhiều lần sử dụng, S trở nên gầu gò, dánh đi siêu vẹo, khả năng tập trung suy giảm và thường xuyên xuất hiện ảo giác.

A. Tò mò, thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ.

B. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

C. Mặt trái của nền kinh tế thị trường.

D. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ nhà trường.

Câu 5. Nhân vật nào sau đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Bà Y tung tin mình được “Thánh cho ăn lộc” để lừa gạt mọi người.

B. Chị K mở dịch vụ Karaoke trá hình để tổ chức hoạt động mại dâm.

C. Ông S lén lút trồng cây cần sa trong vườn nhà mình để bán kiếm lời.

D. Phát hiện anh P tổ chức đánh bạc, chị M đã báo cho lực lượng công an.

Câu 6. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Tự do lựa chọn ngành nghề, nơi làm việc.

B. Tổ chức khám bệnh và tiêm phòng cho trẻ em.

C. Dụ dỗ, cưỡng ép người khác tham gia bán dâm.

D. Tổ chức các chương trình giải trí lành mạnh cho trẻ em.

Câu 7. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, học sinh cần có trách nhiệm như thế nào?

A. Rèn luyện đạo đức, sống giản dị, lành mạnh.

B. Uống rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích.

C. Xa lánh những người mắc các bệnh xã hội.

D. Kì thị những người từng vướng vào tệ nạn xã hội.

Câu 8. Trong trường hợp sau, chủ thể nào đã vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

Trường hợp: Anh T có hành vi tổ chức tàng trữ, buôn bán và sử dụng trái phép chất ma túy. Ông Q (bố anh T) biết sự việc, đã tìm mọi cách che dấu và khuyên con trai bỏ trốn. Bà K (là mẹ của anh T) không đồng ý và khuyên con trai nên ra đầu thú để nhận sự khoan hồng.

A. Ông Q và anh T.

B. Bà K và ông Q.

C. Bà K và anh T.

D. Ông Q, bà K và anh T.

Câu 9. Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng được quy định như thế nào trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014?

A. Vợ và chồng bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ.

B. Chồng có nghĩa vụ đóng góp toàn bộ về kinh tế.

C. Người vợ có nghĩa vụ làm tất cả các công việc nhà.

D. Quyền của vợ, chồng sẽ tùy hoàn cảnh từng gia đình.

Câu 10. Con cháu không được phép thực hiện hành vi nào sau đây đối với ông bà, cha mẹ?

A. Lễ phép, kính trọng.

B. Lăng mạ, ngược đãi.

C. Yêu thương, hiếu thảo.

D. Chăm sóc, phụng dưỡng.

Câu 11. Pháp luật Việt Nam quy định, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nào sau đây đối với con cái?

A. Phân biệt đối xử giữa các con.

B. Tôn trọng ý kiến của con.

C. Ngược đãi, xúc phạm con.

D. Ép con làm những việc sai trái.

Câu 12. Gia đình không được hình thành từ mối quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ hôn nhân.

B. Quan hệ huyết thống.

C. Quan hệ nuôi dưỡng.

D. Quan hệ hợp tác.

Câu 13. Câu ca dao “Anh em trên kính dưới nhường/ Là nhà có phúc, mọi đường yên vui” phản ánh về quyền và nghĩa vụ của

A. ông bà đối với các cháu.

B. cha mẹ đối với con cái.

C. anh chị em đối với nhau.

D. con cái đối với cha mẹ.

Câu 14. Câu ca dao nào sau đây nói về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

B. Lên non mới biết non cao/ Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.

C. Bạn bè là nghĩa tương thân/ Khó khăn, thuận lợi, ân cần có nhau.

D. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Câu 15. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình?

Tình huống: Gia đình ông H có 2 người con: một trai (anh T) và một gái (chị P). Ông H thường quan tâm đến người con trai hơn người con gái, vì ông cho rằng: “con trai mới là người nối dõi tông đường, thờ cúng, hương hỏa cho tổ tiên”. Thấy vậy, chị P rất buồn, nhưng luôn trấn an bản thân: “Bố cũng thương yêu mình, mình phải cố gắng hơn nữa”. Anh T rất thương em gái, anh thường xuyên giúp đỡ khi em gặp khó khăn và cũng nỗ lực khuyên bố nên thay đổi suy nghĩ “trọng nam kinh nữ”.

A. Ông H.

B. Anh T.

B. Chị P.

C. Ông H và anh T.

Câu 16. Bạn Kvà M đã hẹn nhau sẽ đi đá bóng vào sáng chủ nhật. Đến ngày hẹn, khi chuẩn bị ra khỏi nhà, bố mẹ đã nhờ K ở nhà chăm sóc ông đang bị ốm, vì bố mẹ có việc đột xuất cần phải giải quyết. Trong trường hợp này, nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào?

A. Từ chối bố mẹ vì đã có hẹn với M nên không thể thất hứa.

B. Vờ đồng ý, đợi bố mẹ ra khỏi nhà thì trốn đi chơi với M.

C. Ở nhà chăm sóc ông, xin lỗi và hẹn đi chơi với M vào dịp khác.

D. Giận dỗi bố mẹ, ở nhà nhưng không chăm sóc ông mà xem ti vi.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Nêu hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Câu 2 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

+ Ý kiến 1. Khi phát hiện hành vi tổ chức, môi giới mại dâm, chúng ta nên lờ đi, coi như không biết vì đây là “vấn đề tế nhị”.

+ Ý kiến 2. Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm riêng của lực lượng công an.

+ Ý kiến 3. Tổ chức đánh bạc với quy mô nhỏ thì không vi phạm pháp luật.

+ Ý kiến 4. Những người có điều kiện, có tiền thì được phép sử dụng chất ma tuý.

Câu 3 (3,0 điểm): Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. M và em trai là chị em sinh đôi, học cùng lớp với nhau. Chủ nhật tuần này nhà trường tổ chức buổi tham quan ở khu dự trữ sinh quyển của tỉnh. M và em trai đều muốn đi nhưng mẹ lại chỉ cho em trai đi, mẹ bảo M là chị thì phải nhường em, ở nhà phụ giúp bố mẹ trồng và chăm sóc cây cảnh. Đây không phải lần đầu em trai M được bố mẹ cho đi chơi, tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao ở trường, ở khu phố nhưng M thì không được đi. M không hài lòng về việc phân biệt đối xử của bố mẹ.

Câu hỏi:

a/ Cách đối xử của bố mẹ M như vậy có đúng không? Vì sao?

b/ Nếu là M, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào để bố mẹ cho tham gia các hoạt động ngoại khoá ở trường, lớp và khu dân cư?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-B

3-A

4-A

5-D

6-C

7-A

8-A

9-A

10-B

11-B

12-D

13-C

14-B

15-A

16-C

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Hậu quả của tệ nạn xã hội:

- Đối với bản thân: ảnh hưởng đến sức khoẻ; làm tha hoá về nhân cách, rối loạn về hành vi; rơi vào lối sống buông thả; dễ vi phạm pháp luật,...

- Đối với gia đình: cạn kiệt tài chính; làm tan vỡ hạnh phúc gia đình,...

- Đối với xã hội: làm suy thoái giống nòi; rối loạn trật tự ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, suy giảm sức lao động xã hội,...

Câu 2 (2,0 điểm):

- Ý kiến 1. Không đồng tình. Vì:

+ Hành động “lờ đi, coi như không biết” sẽ vô tình tiếp tay cho các đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

+ Mại dâm là một tệ nạn xã hội để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội. Chúng ta cần quyết liệt đấu tranh chống tệ nạn này.

- Ý kiến 2. Không đồng tình, vì: phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của mọi công dân.

- Ý kiến 3. Không đồng tình. Vì: pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức, mọi quy mô.

- Ý kiến 4. Không đồng tình. Vì: pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi sử dụng chất ma túy. Mọi công dân khi có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thì đều vi phạm pháp luật.

Câu 3 (3,0 điểm):

- Yêu cầu a) Cách đối xử của bố mẹ M như vậy không đúng. Vì:

+ Bố mẹ M đã vi phạm Điều 17 Luật Trẻ em năm 2016 (trẻ em được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi).

+ Bố mẹ M cũng chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái khi phân biệt đối xử giữa các con.

- Yêu cầu b) Nếu là M, em cần giải thích hoặc nhờ người khác giải thích cho bố mẹ hiểu quyền bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi và dù là trai hay gái thì trẻ em cần được cân đối thời gian hợp lí để nghỉ ngơi, tham gia vui chơi giải trí như nhau, bảo đảm phát triển trí tuệ và thể lực.

Xem thử

Xem thêm đề thi các môn học lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tuyển tập Đề thi các môn học lớp 7 năm học 2023-2024 học kì 1, học kì 2 được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học
Tài liệu giáo viên