[Năm 2024] Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 7 có đáp án (5 đề)
[Năm 2024] Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 7 có đáp án (5 đề)
Với [Năm 2024] Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 7 có đáp án (5 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Lịch sử 7.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm.
Câu 1. Hội thề giữa đại diện quân Minh và bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn (tháng 12/1947) được tổ chức tại
A. Lũng Nhai.
B. Tốt Động.
C. Chi Lăng.
D. Đông Quan.
Câu 2. Bộ luật Hồng Đức được ban hành dưới thời vua
A. Lê Nhân Tông.
B. Lê Anh Tông.
C. Lê Thánh Tông.
D. Lê Thái Tông.
Câu 3. Nông nghiệp Đàng Trong phát triển rõ rệt vào các thế kỉ XVI- XVIII là nhờ
A. Chính quyền tổ chức khai hoang, cấp nông cụ, lập thành làng ấp, việc giảm tô thuế.
B. kKhai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
C. Ứng dụng nhiều thành tựu khoa học- kĩ thuật mới vào sản xuất.
D. Chính quyền cấm nhân dân tự ý khai hoang.
Câu 4. Nguyễn Huệ lựa chọn địa điểm nào dưới đây làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm?
A. Chi Lăng – Xương Giang.
B. Tốt Động – Chúc Động.
C. Rạch Gầm – Xoài Mút.
D. Ngọc Hồi – Đống Đa.
Câu 5. Chữ Quốc ngữ là
A. Chữ Nôm có ghi âm tiếng Việt.
B. Chữ Hán ghi âm tiếng Việt.
C. Chữ do nhân dân sáng tạo ra.
D. Chữ Latinh ghi âm tiếng Việt.
Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc nổi dậy của nhân dân Việt Nam dưới thời Nguyễn là do
A. Sự trỗi dậy của các thế lực phản động.
B. Đời sống nhân dân khổ cực.
C. Nội chiến giữa các thế lực cát cứ.
D. Sự tranh giành quyền lực giữa các tầng lớp nhân dân.
Câu 7. Điểm hạn chế cơ bản của giáo dục, khoa cử ở Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX là
A. Các bộ môn khoa học tự nhiên không được đưa vào nội dung thi cử.
B. Các kì thi tuyển chọn nhân tài không còn được thực hiện nữa,
C. Số lượng người thi và đỗ đạt ngày càng nhiều.
D. Chỉ có con em quý tộc, quan lại mới được đi học.
Câu 8. Câu nói sau thể hiện quan điểm gì của vua Quang Trung: “Xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”?
A. Vị trí của giáo dục và nhân tài trong quá trình xây dựng đất nước.
B. Quan điểm xây dựng nền giáo dục toàn dân.
C. Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Nho học.
D. Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Âu học.
II. Tự luận(6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Vì sao khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu được đông đảo các giai cấp, tầng lớp nhân dân và đồng bào các dân tộc thiểu số ủng hộ?
Câu 2 (4,0 điểm) Lập bảng niên biểu các sự kiện trong Phong trào khởi nghĩa Tây Sơn từ 1771 đến năm 1789 theo mẫu sau.
TT |
Tháng/năm |
Sự kiện |
1 |
||
... |
||
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 1
I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm.
Bảng đáp án
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
D |
C |
A |
C |
D |
B |
A |
A |
Hướng dẫn trả lời
Câu 1. Hội thề giữa đại diện quân Minh và bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn (tháng 12/1947) được tổ chức tại
A. Lũng Nhai.
B. Tốt Động.
C. Chi Lăng.
D. Đông Quan.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Hội thề giữa đại diện quân Minh và bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn (tháng 12/1947) được tổ chức tại Đông Quan.
Câu 2. Bộ luật Hồng Đức được ban hành dưới thời vua
A. Lê Nhân Tông.
B. Lê Anh Tông.
C. Lê Thánh Tông.
D. Lê Thái Tông.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới gọi là bộ Quốc triều hình luật hay Luật Hồng Đức.
Câu 3. Nông nghiệp Đàng Trong phát triển rõ rệt vào các thế kỉ XVI- XVIII là nhờ
A. chính quyền tổ chức khai hoang, cấp nông cụ, lập thành làng ấp, việc giảm tô thuế.
B. khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
C. ứng dụng nhiều thành tựu khoa học- kĩ thuật mới vào sản xuất.
D. chính quyền cấm nhân dân tự ý khai hoang.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Nông nghiệp Đàng Trong phát triển rõ rệt vào các thế kỉ XVI- XVIII là nhờ:
Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lập thành làng ấp, việc giảm tô thuế.
Câu 4. Nguyễn Huệ lựa chọn địa điểm nào dưới đây làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm?
A. Chi Lăng – Xương Giang.
B. Tốt Động – Chúc Động.
C. Rạch Gầm – Xoài Mút.
D. Ngọc Hồi – Đống Đa.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với địch vì địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.
Câu 5. Chữ Quốc ngữ là
A. Chữ Nôm có ghi âm tiếng Việt.
B. Chữ Hán ghi âm tiếng Việt.
C. Chữ do nhân dân sáng tạo ra.
D. Chữ Latinh ghi âm tiếng Việt.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Chữ Quốc ngữ là Chữ Latinh ghi âm tiếng Việt
Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc nổi dậy của nhân dân Việt Nam dưới thời Nguyễn là do
A.Sự trỗi dậy của các thế lực phản động.
B. Đời sống nhân dân khổ cực.
C. Nội chiến giữa các thế lực cát cứ.
D. Sự tranh giành quyền lực giữa các tầng lớp nhân dân.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Cuộc sống nhân dân khổ cức, nỗi bất bình oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền nhà Nguyễn ngày càng dâng cao là nguyên nhân dẫn đến các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn.
Câu 7. Điểm hạn chế cơ bản của giáo dục, khoa cử ở Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX là
A. Các bộ môn khoa học tự nhiên không được đưa vào nội dung thi cử.
B. Các kì thi tuyển chọn nhân tài không còn được thực hiện nữa,
C. Số lượng người thi và đỗ đạt ngày càng nhiều.
D. Chỉ có con em quý tộc, quan lại mới được đi học.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Điểm hạn chế cơ bản của giáo dục, khoa cử nước ta giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX là các bộ môn khoa học tự nhiên không được đưa vào nội dung thi cử.
Câu 8. Câu nói sau thể hiện quan điểm gì của vua Quang Trung: “Xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”?
A. Vị trí của giáo dục và nhân tài trong quá trình xây dựng đất nước.
B. Quan điểm xây dựng nền giáo dục toàn dân.
C. Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Nho học.
D. Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Âu học.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
“Xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc” thể hiệnvị trí của giáo dục và nhân tài trong quá trình xây dựng đất nước.
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
- Dưới chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong thế kỷ XVIII, cuộc sống của người dân ngày càng cơ cực. Nỗi bất bình oán hận của các tầng lớp nhân dân với chính quyền họ Nguyễn ngày càng sâu sắc
- Nghĩa quân Tây Sơn đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân, nhất là dân nghèo: “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, xoá nợ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế.
Câu 2 (4 điểm):Lập bảng niên biểu các sự kiện trong Phong trào khởi nghĩaTây Sơn từ 1771 đến năm 1789.
TT |
Tháng/năm |
Sự kiện |
1 |
Đầu năm 1771 |
Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai) |
2 |
Tháng 09 - 1773 |
Nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn |
3 |
Giữa năm 1774 |
Nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam. |
4 |
1776-1783 |
Nghĩa quân Tây Sơn bốn lần đánh vào Gia Định |
5 |
Năm 1777 |
Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn,lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong. |
6 |
Tháng 1/1785 |
Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm |
7 |
Tháng 6 - 1786 |
Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong. |
8 |
Tháng 7- 1786 |
Nguyễn Huệ đánh Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài |
9 |
Cuối năm 1786 đến giữa 1788 |
Nguyễn Huệ ba lần tiến quân ra Thăng Long, chính quyền nhà Lê sụp đổ |
10 |
Giữa năm 1788 |
Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống trốn sang Kinh Bắc. |
11 |
Tháng 12 - 1788 |
Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc. |
12 |
Đầu năm 1789 |
Quang Trung đại phá quân Thanh. |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm
Câu 1. Lý do cơ bản khiến các hào kiệt và những người yêu nước khắp nơi tìm đến với Lê Lợi để tụ nghĩa Lam Sơn vì lê Lợi là
A. Người giỏi võ, có sức khỏe hơn người.
B. Người rất giàu có và có thế lực lớn.
C. Hào trưởng có uy tín, có tinh thần yêu nước.
D. Nhà chính trị, quân sự nổi tiếng.
Câu 2. Bộ Quốc triều hình luật dưới thời Lê sơ còn có tên gọi khác là
A. Luật Hồng Đức.
B.Luật Gia Long.
C. Hoàng Việt luật lệ.
D. Hoàng triều luật lệ.
Câu 3. Tác phẩm điêu khắc gỗ tiêu biểu nhất của nước ta ở thế kỉ XVI - XVIII là
A. Tượng vũ vũ nữ Áp-sa-ra tại các tháp Chăm.
B. Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (Bắc Ninh).
C. Tượng Phật ở chùa Quỳnh Lâm (Hà Nội).
D. Chuông Quy Điền và Vạc Phổ Minh.
Câu 4. Quốc hiệu Việt Nam có từ
A. Năm 1800.
B. Năm 1801.
C. Năm 1802.
D. Năm 1804.
Câu 5. Điểm cơ bản nhất trong chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn là gì?
A. Siết chặt ách thống trị đối với nhân dân. Thực hiện “bế quân tỏa cảng”.
B. Đàn áp nhân dân; thuần phục, cống nạp thực dân Pháp.
C. Củng cố khối đoàn kết dân tộc; kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược.
D. Nới lỏng chính sách cai trị với nhân dân; cống nạp sản vật cho thực dân Pháp.
Câu 6. Vua Quang Trung đã làm gì để khuyến khích việc học tập trong cả nước?
A. Ban hành “Chiếu khuyến nông”.
B. Sử dụng chữ Hán làm quốc tự.
C. Ban bố “Chiếu lập học”.
D. Lập Nha Bình dân học vụ.
Câu 7. Điền vào chỗ trống cụm từ đúng với câu nói của vua Quang Trung “Xây dựng đất nước lấy… làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”.
A. Việc phát triển kinh tế.
B. Việc giao lưu với nước ngoài.
C. Việc dạy học.
D. Việc ổn định.
Câu 8. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam dưới thời Nguyễn có đặc điểm gì?
A. Số lượng các cuộc đấu tranh lớn hơn.
B. Các phong trào đấu tranh diễn ra trên khắp cả nước.
C. Các phong trào đấu tranh diễn ra liên tục.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 9. Tác phẩm lịch sử nổi tiếng được Phan Huy Chú viết có tên là gì?
A. Khâm định Việt sử thông giám cương mục.
B. Đại Nam thực lục.
C. Lịch triều hiến chương loại chí.
D. Sơ học bị khảo.
Câu 10. Trạng Trình tên dân gian của ai?
A. Lương Thế Vinh.
B. Vũ Hữu.
C. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
D. Lương Đắc Bằng.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm)Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn? Vai trò của Quang Trung trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là gì?
Câu 2 (3.0 điểm)Em hãy cho biết ai là người có đóng góp quan trọng trong sự ra đời của chữ Quốc ngữ? Vì sao chữ Quốc ngữ ra đời và trở thành chữ viết chính thức của dân tộc ta?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0.5 điểm
Bảng đáp án
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
A |
B |
D |
A |
C |
C |
D |
C |
C |
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1. Lý do cơ bản khiến các hào kiệt và những người yêu nước khắp nơi tìm đến với Lê Lợi để tụ nghĩa Lam Sơn vì lê Lợi là
A. Người giỏi võ, có sức khỏe hơn người.
B. Người rất giàu có và có thế lực lớn.
C. Hào trưởng có uy tín, có tinh thần yêu nước.
D. Nhà chính trị, quân sự nổi tiếng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Lý do cơ bản khiến các hào kiệt và những người yêu nước khắp nơi tìm đến với Lê Lợi để tụ nghĩa Lam Sơn vì ông là hào trưởng có uy tín, có tinh thần yêu nước, dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ đánh giặc
Câu 2. Bộ Quốc triều hình luật dưới thời Lê sơ còn có tên gọi khác là
A. Luật Hồng Đức.
B. Luật Gia Long.
C. Hoàng Việt luật lệ.
D. Hoàng triều luật lệ.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Bộ Quốc triều hình luật dưới thời Lê sơ còn có tên gọi khác là Luật Hồng Đức.
Câu 3. Tác phẩm điêu khắc gỗ tiêu biểu nhất của nước ta ở thế kỉ XVI - XVIII là
A. tượng vũ vũ nữ Áp-sa-ra tại các tháp Chăm.
B. Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (Bắc Ninh).
C. tượng Phật ở chùa Quỳnh Lâm (Hà Nội).
D. chuông Quy Điền và Vạc Phổ Minh.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Tác phẩm điêu khắc gỗ tiêu biểu nhất của nước ta ở thế kỉ XVI - XVIII là Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (Bắc Ninh).
Câu 4. Quốc hiệu Việt Nam có từ
A. Năm 1800.
B. Năm 1801.
C. Năm 1802.
D. Năm 1804.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Quốc hiệu Việt Nam có từ năm 1804.
Câu 5. Điểm cơ bản nhất trong chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn là gì?
A. Siết chặt ách thống trị đối với nhân dân. Thực hiện “bế quân tỏa cảng”.
B. Đàn áp nhân dân; thuần phục, cống nạp thực dân Pháp.
C. Củng cố khối đoàn kết dân tộc; kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược.
D. Nới lỏng chính sách cai trị với nhân dân; cống nạp sản vật cho thực dân Pháp.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Điểm cơ bản nhất trong chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn là: siết chặt ách thống trị đối với nhân dân. Thực hiện “bế quân tỏa cảng”.
Câu 6. Vua Quang Trung đã làm gì để khuyến khích việc học tập trong cả nước?
A. Ban hành “Chiếu khuyến nông”.
B. Sử dụng chữ Hán làm quốc tự.
C. Ban bố “Chiếu lập học”.
D. Lập Nha Bình dân học vụ.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Vua Quang Trung ban bố “Chiếu lập học” để khuyến khích việc học tập trong cả nước
Câu 7. Điền vào chỗ trống cụm từ đúng với câu nói của vua Quang Trung “Xây dựng đất nước lấy… làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”.
A. Việc phát triển kinh tế.
B. Việc giao lưu với nước ngoài.
C. Việc dạy học.
D. Việc ổn định.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
“Xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”.
Câu 8. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam dưới thời Nguyễn có đặc điểm gì?
A. Số lượng các cuộc đấu tranh lớn hơn.
B. Các phong trào đấu tranh diễn ra trên khắp cả nước.
C. Các phong trào đấu tranh diễn ra liên tục.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
- Các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam dưới thời Nguyễn có đặc điểm:
+ Số lượng các cuộc đấu tranh lớn hơn.
+ Các phong trào đấu tranh diễn ra trên khắp cả nước.
+ Các phong trào đấu tranh diễn ra liên tục.
Câu 9. Tác phẩm lịch sử nổi tiếng được Phan Huy Chú viết có tên là gì?
A. Khâm định Việt sử thông giám cương mục.
B. Đại Nam thực lục.
C. Lịch triều hiến chương loại chí.
D. Sơ học bị khảo.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Phan Huy Chú là tác giả Lịch triều hiến chương loại chí
Câu 10. Trạng Trình tên dân gian của ai?
A. Lương Thế Vinh.
B. Vũ Hữu.
C. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
D. Lương Đắc Bằng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Nhân dân suy tôn Nguyễn Bỉnh Khiêm là Trạng Trình.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm) Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
* Nguyên nhân:
- Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức, bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
- Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
* Ý nghĩa:
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh, Lê , thống Nhất đất nước.
-Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
* Vai trò của Quang Trung trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến (Nguyễn, Trịnh, Lê) thống nhất đất nước.
- Đánh đuổi ngoại xâm Xiêm (1785) Thanh (1789)
Câu 2 (3 điểm)
* Người có đóng góp quan trọng trong sự ra đời của chữ Quốc ngữ: Giáo sĩ A-lếc-xăng- đơ Rốt
* Hoàn cảnh ra đời của chữ Quốc ngữ:
- Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã trở lên phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây học Tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La- tinh để ghi âm Tiếng Việt.
- Trải qua một quá trình lâu dài , với sự kết hợp của các giáo sĩ phương Tây và người Việt Nam, năm 1651 giáo sĩ A - lếc-xăng - đơ -Rốt đã cho xuất bản cuốn Từ điển Việt - Bồ- Latinh.→ Chữ Quốc ngữ ra đời
* Chữ cái La- tinh ghi âm Tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay vì:
- Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến và là công cụ thông tin rất thuận tiện.
- Chữ Quốc ngữ có vai trò quan trọng góp phần đắc lực vào việc truyền bá khoa học, phát triển văn hóa trong các thế kỉ sau, đặc biệt trong văn học viết.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu 1. Đoạn trích dưới đây phản ánh hiện trạng gì ở Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII?
“Từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ,… lấy sự phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau… Họ coi vàng bạc như cát, lúa gạo như bùn, hoang phí vô cùng”.
A. Nông dân phải chịu sưu thuế nặng nề.
B. Tình trạng tham nhũng của quan lại.
C. Kinh tế Đàng Trong phát triển đến cực thịnh.
D. Đời sống xa xỉ của quan lại.
Câu 2. Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là “giặc nhân đức”?
A. Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo, xóa nợ cho nhân dân và bỏ nhiều thứ thuế.
B. Lấy ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.
C. Xóa nợ cho nông dân, mở lại chợ cho thương nhân.
D. Lấy ruộng đất công chia cho nông dân, xóa thế cho dân.
Câu 3. Sau khi lên ngôi Nguyễn Huệ đã lấy hiệu là gì?
A. Quang Trung.
B. Bắc Bình Vương.
C. Nam Bình Vương.
D. Tây Bình Vương.
Câu 4. Câu ca dao “Oai oái như phủ Khoái xin cơm” phản ánh thực trạng gì?
A. Chế độ thuế khóa nặng nề ở Phủ Khoái.
B. Nạn bắt lính, đi phu ở phủ Khoái.
C. Tình trạng vỡ đê khiến nhân dân phải đi phiêu tán.
D. Tình trạng tham nhũng của quan lại ở phủ Khoái.
Câu 5. Năm 1527 đã diễn ra sự kiện gì quan trọng trong lịch sử Việt Nam?
A. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ.
B. Chính quyền Đàng Trong được thiết lập.
C. Chính quyền Đàng Ngoài được thiết lập.
D. Mạc Đăng Dung lập ra triều Mạc.
Câu 6. Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Nguyễn Trãi.
B. Lê Lợi.
C. Hồ Quý Ly.
D. Mạc Đăng Dung.
Câu 7. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A. Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh phải thần phục Đại Việt.
B. Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
C. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thuần phục Đại Việt.
D. Đưa nước Việt Nam trở thành đế quốc hùng mạnh nhất khu vực châu Á.
Câu 8. Điểm giống nhau trong cách đánh của quân khởi nghĩa Lam Sơn ở hai trận Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang là gì?
A. Đều dùng thủy chiến, tấn công trên biển.
B. Vừa đánh, vừa đàm.
C. Nghĩa quân tổ chức phục kích, làm tiêu hao sinh lực địch.
D. Nghĩa quân thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.
Câu 9. Bộ bản đồ quốc gia đầu tiên của Đại Việt do nhà nước phong kiến Việt Nam biên vẽ và ban hành là
A. Hồng Đức bản đồ.
B. An Nam hình thăng đồ.
C. Dư địa chí.
D. An Nam dư địa chí.
Câu 10. Nhà thơ nào trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII chuyên viết những tác phẩm đả kích vua quan phong kiến và bênh vự quyền sống của phụ nữ?
A. Hồ Xuân Hương.
B. Bà Huyện Thanh Quan.
C. Nguyễn Du.
D. Cao Bá Quát.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Trong quá trình đấu tranh kiên cường của mình, phong trào nông dân Tây Sơn đã làm nên hai sự nghiệp lớn: bước đầu thống nhất đất nước và đánh bại giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc”.
Câu 2 (3 điểm). Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? Em hãy đánh giá những công lao của nhà Nguyễn đối với lịch sử dân tộc?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 3
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm
Bảng đáp án:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
D |
A |
A |
C |
D |
B |
B |
C |
A |
A |
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1. Đoạn trích dưới đây phản ánh hiện trạng gì ở Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII?
“Từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ,… lấy sự phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau… Họ coi vàng bạc như cát, lúa gạo như bùn, hoang phí vô cùng”.
A. Nông dân phải chịu sưu thuế nặng nề.
B. Tình trạng tham nhũng của quan lại.
C. Kinh tế Đàng Trong phát triển đến cực thịnh.
D. Đời sống xa xỉ của quan lại.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
“Từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ,… lấy sự phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau… Họ coi vàng bạc như cát, lúa gạo như bùn, hoang phí vô cùng”.
phản ánh Đời sống xa xỉ của quan ở Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII
Câu 2. Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là “giặc nhân đức”?
A. Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo, xóa nợ cho nhân dân và bỏ nhiều thứ thuế.
B. Lấy ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.
C. Xóa nợ cho nông dân, mở lại chợ cho thương nhân.
D. Lấy ruộng đất công chia cho nông dân, xóa thế cho dân.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Nghĩa quân Tây Sơn được gọi là “giặc nhân đức” vì lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo, xóa nợ cho nhân dân và bỏ nhiều thứ thuế.
Câu 3. Sau khi lên ngôi Nguyễn Huệ đã lấy hiệu là gì?
A. Quang Trung.
B. Bắc Bình Vương.
C. Nam Bình Vương.
D. Tây Bình Vương.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh kéo sang nước ta. Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc.
Câu 4. Câu ca dao “Oai oái như phủ Khoái xin cơm” phản ánh thực trạng gì?
A. Chế độ thuế khóa nặng nề ở Phủ Khoái.
B. Nạn bắt lính, đi phu ở phủ Khoái.
C. Tình trạng vỡ đê khiến nhân dân phải đi phiêu tán.
D. Tình trạng tham nhũng của quan lại ở phủ Khoái.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Do vấn đề sửa đắp đê không được chú trọng, lụt lội, hạn hán liên tiếp xảy ra. Ở Khoái Châu (Hưng Yên) đê vỡ 18 năm liền. Dân phiêu tán khắp nơi, trong dân gian có câu "Oai oái như phủ Khoái xin cơm"
Câu 5. Năm 1527 đã diễn ra sự kiện gì quan trọng trong lịch sử Việt Nam?
A. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ.
B. Chính quyền Đàng Trong được thiết lập.
C. Chính quyền Đàng Ngoài được thiết lập.
D. Mạc Đăng Dung lập ra triều Mạc.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Sau khi tiêu diệt được các phe phái đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc.
Câu 6. Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Nguyễn Trãi.
B. Lê Lợi.
C. Hồ Quý Ly.
D. Mạc Đăng Dung.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Lê Lợi là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Câu 7. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A. Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh phải thần phục Đại Việt.
B. Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
C. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thuần phục Đại Việt.
D. Đưa nước Việt Nam trở thành đế quốc hùng mạnh nhất khu vực châu Á.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử: Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
Câu 8. Điểm giống nhau trong cách đánh của quân khởi nghĩa Lam Sơn ở hai trận Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang là gì?
A. Đều dùng thủy chiến, tấn công trên biển.
B. Vừa đánh, vừa đàm.
C. Nghĩa quân tổ chức phục kích, làm tiêu hao sinh lực địch.
D. Nghĩa quân thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Điểm giống nhau trong cách đánh của quân khởi nghĩa Lam Sơn ở hai trận Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang là cả hai đều là trận phục binh, nghĩa quân nắm vững đường hành quân của giặc nên đã dựa vào địa hình để tổ chức phục kích và tiêu hao sinh lực địch.
Câu 9. Bộ bản đồ quốc gia đầu tiên của Đại Việt do nhà nước phong kiến Việt Nam biên vẽ và ban hành là
A. Hồng Đức bản đồ.
B. An Nam hình thăng đồ.
C. Dư địa chí.
D. An Nam dư địa chí.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Bộ bản đồ quốc gia đầu tiên của Đại Việt do nhà nước phong kiến Việt Nam biên vẽ và ban hành là Hồng Đức bản đồ.
Câu 10. Nhà thơ nào trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII chuyên viết những tác phẩm đả kích vua quan phong kiến và bênh vực quyền sống của phụ nữ?
A. Hồ Xuân Hương.
B. Bà Huyện Thanh Quan.
C. Nguyễn Du.
D. Cao Bá Quát.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Hồ Xuân Hương là nhà thơ trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII chuyên viết những tác phẩm đả kích vua quan phong kiến và bênh vực quyền sống của phụ nữ.
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
* Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và đánh tan quân xâm lược Xiêm
+ Năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra tại ấp Tây Sơn (Bình Định).
+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào.
+ Từ năm 1784 đến năm 1785, quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng tiêu biểu ở Rạch Gầm - Xoài Mút.
* Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài:
+ Trong những năm 1786 - 1788, phong trào Tây Sơn đã lần lượt lật đổ hai tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, làm chủ toàn bộ đất nước.
+ Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh, giữ vững độc lập dân tộc.
=> Phong trào Tây Sơn đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước.
Câu 2 (3 điểm)
* Nhà Nguyễn tái thiết lập chế độ phong kiến:
- Giữa năm 1802, Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc rồi tiến về Thăng Long, Nguyễn Quang Toản chạy lên Bắc Giang thì bị bắt. Triều đại Tây Sơn bị lật đổ.
- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn, chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc; xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, xây thành trì, thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.
* Công lao của nhà Nguyễn:
- Hoàn thành thống nhất đất nước, tạo điều kiện để thuận lợi cho đất nước phát triển
- Nhà Nguyễn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tổ chức bộ máy nhà nước quy củ và hoàn chỉnh
- Mở mang bờ cõi, xác lập chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
- Có nhiều cố gắng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Câu 1 (4 điểm) Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ và rút ra nhận xét?
Câu 2 (3 điểm) Chính sách ngoại giao, ngoại thương thời Nguyễn Ánh có điểm gì khác với thời Quang Trung?
Câu 3 (3 điểm) Hãy nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc? Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1 (4 điểm) Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ và rút ra nhận xét?
* Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ
* Nhận xét:
- Bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh dần nhất là đến thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497), nhà nước được tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ.
- Đây là một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền mạnh, mọi quyền hành đến tập trung vào triều đình, đứng đầu là vua. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội.
- Giúp vua có các quan lại đại thần, ở triều đình có 6 bộ, ngoài ra còn có một số cơ quan chuyên môn.
Câu 2 (3 điểm)
Chính sách ngoại giao, ngoại thương thời Nguyễn Ánh có điểm gì khác với thời Quang Trung?
Triều đại |
Ngoại giao |
Ngoại thương |
Quang Trung |
Mềm dẻo nhưng kiên quyết với nhà Thanh để phát triển kinh tế và bảo vệ độc lập dân tộc. |
- Bãi bỏ, giảm nhẹ nhiều loại thuế. Mở cửa ải, thông chợ búa. |
Gia Long |
- Thần phục nhà Thanh. - Đóng cửa với các nước phương Tây. |
- Có quan hệ buôn bán với: Trung Quốc, Xiêm, Mã Lai, Sin-ga-po. - Bế quan tỏa cảng với các nước phương Tây, họ chỉ được ra vào một số cảng quy định. |
Câu 3 (3 điểm): Hãy nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc? Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn?
* Những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc từ năm 1771 đến 1789
- Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê.
- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nên tảng thống nhất quốc gia.
- Đánh tan quân Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
* Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn:
- Nguyên nhân
+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hy sinh cao cả của nhân dân ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.
- Ý nghĩa lịch sử
+ Lật đổ các tập đoàn phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền thảng cho việc thống nhất quốc gia
+ Đánh tan quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, bảo vệ và giữ vững độc lập, dân tộc.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu 1. Tình hình chính trị ở Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật?
A. Chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần.
B. Các chúa Nguyễn liên tục mở rộng lãnh thổ ra Bắc.
C. Chính quyền họ Nguyễn được củng cố vững chắc.
D. Chúa Trịnh chiến thắng họ Nguyễn và làm chủ Đàng Trong.
Câu 2. Chính quyền thời Lê sơ hoàn chỉnh và cực thịnh dưới thời vua nào?
A. Lê Thái Tông.
B. Lê Thánh Tông.
C. Lê Thái Tổ.
D. Lê Nhân Tông.
Câu 3. Dưới thời Lê, số lượng nô tì giảm dần, vì
A. Nô tì bỏ làng xã tha phương cầu thực.
B. Quan lại không cần nô tì phục vụ nữa.
C. Nhà Lê ban hành chính sách “hạn nô”.
D. Pháp luật hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô tì hoặc bức dân làm nô tì.
Câu 4. Con sông nào là ranh giới chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII?
A. Sông Bến Hải (Quảng Trị).
B. Sông Gianh (Quảng Bình).
C. Sông La (Hà Tĩnh).
D. Sông Nhật Lệ (Quảng Bình).
Câu 5. Chiến tranh Nam - Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?
A. Nhà Mạc dưới triều Nguyễn.
B. Nhà Mạc với nhà Lê.
C. Nhà Lê với nhà Nguyễn.
D. Nhà Trịnh với nhà Mạc.
Câu 6. Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến những cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp bùng nổ ở đầu thế kỉ XVI?
A. Nhà Lê bị lật đổ.
B. Hậu quả của chiến tranh Đàng Trong - Đàng Ngoài.
C. Hậu quả chiến tranh Nam - Bắc triều.
D. Mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt.
Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn?
A. Nguy cơ xâm lược của nhà Xiêm.
B. Nguy cơ xâm lược của nhà Mãn Thanh.
C. Yêu cầu thống nhất đất nước.
D. Mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong.
Câu 8. Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du sáng tác bằng loại chữ viết nào?
A. Chữ Quốc ngữ.
B. Chữ Nôm.
C. Chữ Hán.
D. Chữ Phạn.
Câu 9. Các tác phẩm văn họa Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX tập trung phản ánh đề tài gì?
A. Ca ngợi sự hưng thịnh của chế độ phong kiến.
B. Tinh thần yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm.
C. Phản ánh xã hội đương thời và những tâm tư, nguyện vọng của con người.
D. Tố cáo chiến tranh giữa các thế lực phong kiến.
Câu 10. Trong giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn ở trong tình trạng như thế nào?
A. Đánh đâu thắng đó, địa bàn hoạt động của nghĩa quân ngày càng mở rộng.
B. Lực lượng nghĩa quân rất hùng mạnh.
C. Nghĩa quân tổ chức đã tiêu diệt được nhiều quân địch.
D. Lực lượng nghĩa quân còn rất yếu, gặp nhiều khó khăn.
Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho nhà Tây Sơn thất bại trước cuộc tấn công của Nguyễn Ánh?
A. Quân của Nguyễn Ánh rất mạnh.
B. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Xiêm.
C. Quang Trung mất, Quang Toản nối ngôi, nhưng không đủ năng lực.
D. Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt.
Câu 12. Những năm 1831 - 1832, nhà Nguyễn chia nước ra bao nhiêu tỉnh?
A. 10 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
B. 20 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
C. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
D. 40 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 13. Vua Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789) như thế nào?Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỷ Dậu?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 5
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Mối đáp án đúng được 0.5 điểm
Bảng đáp án
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
A |
B |
D |
B |
C |
D |
D |
B |
C |
B |
A |
C |
Hướng dẫn trả lời
Câu 1. Tình hình chính trị ở Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật?
A. Chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần.
B. Các chúa Nguyễn liên tục mở rộng lãnh thổ ra Bắc.
C. Chính quyền họ Nguyễn được củng cố vững chắc.
D. Chúa Trịnh chiến thắng họ Nguyễn và làm chủ Đàng Trong.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Quan lại, cường hào kéo bè kết cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ, đua nhau ăn chơi xa xỉ.
Câu 2. Chính quyền thời Lê sơ hoàn chỉnh và cực thịnh dưới thời vua nào?
A. Lê Thái Tông.
B. Lê Thánh Tông.
C. Lê Thái Tổ.
D. Lê Nhân Tông.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Chính quyền thời Lê sơ hoàn chỉnh và cực thịnh dưới thời vua Lê Thánh Tông.
Câu 3. Dưới thời Lê, số lượng nô tì giảm dần, vì
A. Nô tì bỏ làng xã tha phương cầu thực.
B. Quan lại không cần nô tì phục vụ nữa.
C. Nhà Lê ban hành chính sách “hạn nô”.
D. Pháp luật hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô tì hoặc bức dân làm nô tì.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Dưới thời Lê, số lượng nô tì giảm dần, vì pháp luật hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô tì hoặc bức dân làm nô tì.
Câu 4. Con sông nào là ranh giới chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII?
A. Sông Bến Hải (Quảng Trị).
B. Sông Gianh (Quảng Bình).
C. Sông La (Hà Tĩnh).
D. Sông Nhật Lệ (Quảng Bình).
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Sông Gianh (Quảng Bình) là ranh giới chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII
Câu 5. Chiến tranh Nam - Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?
A. Nhà Mạc dưới triều Nguyễn.
B. Nhà Mạc với nhà Lê.
C. Nhà Lê với nhà Nguyễn.
D. Nhà Trịnh với nhà Mạc.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Chiến tranh Nam - Bắc triều diễn ra giữa nhà Mạc - Bắc triều với nhà Lê - Nam triều.
+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc.
+ Năm 1533, Nguyễn Kim lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” đưa người thuộc dòng dõi họ Lê lên làm vua gọi là Nam triều.
+ Chiến tranh giữa hai thế lực kéo dài suốt 50 năm, nhà Mạc thất bại phải chạy lên Cao Bằng.
Câu 6. Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến những cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp bùng nổ ở đầu thế kỉ XVI?
A. Nhà Lê bị lật đổ.
B. Hậu quả của chiến tranh Đàng Trong - Đàng Ngoài.
C. Hậu quả chiến tranh Nam - Bắc triều.
D. Mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
+ Sự suy yếu của triều đình trung ương
+ Sự áp bức của địa chủ → khiến đời sống nhân dân lâm vào cảnh khốn cùng.
⇒ Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI
Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn?
A. Nguy cơ xâm lược của nhà Xiêm.
B. Nguy cơ xâm lược của nhà Mãn Thanh.
C. Yêu cầu thống nhất đất nước.
D. Mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn là do mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong. Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Quan lại, cường hào kéo bè kết cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ, đua nhau ăn chơi xa xỉ.
Câu 8. Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du sáng tác bằng loại chữ viết nào?
A. Chữ Quốc ngữ.
B. Chữ Nôm.
C. Chữ Hán.
D. Chữ Phạn.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm tiêu biểu được viết bằng chữ Nôm. Tác phẩm không chỉ đưa tên tuổi của Nguyễn Du lên một tầm cao mới mà còn làm rạng rỡ nền văn học dân tộc.
Câu 9. Các tác phẩm văn họa Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX tập trung phản ánh đề tài gì?
A. Ca ngợi sự hưng thịnh của chế độ phong kiến.
B. Tinh thần yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm.
C. Phản ánh xã hội đương thời và những tâm tư, nguyện vọng của con người.
D. Tố cáo chiến tranh giữa các thế lực phong kiến.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Văn học Việt Nam thế kì XVIII - nửa đầu thế ki XIX phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.
Câu 10. Trong giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn ở trong tình trạng như thế nào?
A. Đánh đâu thắng đó, địa bàn hoạt động của nghĩa quân ngày càng mở rộng.
B. Lực lượng nghĩa quân rất hùng mạnh.
C. Nghĩa quân tổ chức đã tiêu diệt được nhiều quân địch.
D. Lực lượng nghĩa quân còn rất yếu, gặp nhiều khó khăn.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn vì Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn
Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho nhà Tây Sơn thất bại trước cuộc tấn công của Nguyễn Ánh?
A. Quân của Nguyễn Ánh rất mạnh.
B. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Xiêm.
C. Quang Trung mất, Quang Toản nối ngôi, nhưng không đủ năng lực.
D. Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Quang Trung mất, Quang Toản đối vua nhưng không đủ năng lực để lãnh đạo đất nước, trong khi đó nội bộ Tây Sơn chia rẽ, mâu thuẫn người càng gay gắt. Vì thế trước sự tấn công của Nguyễn Ánh, Tây Sơn thất bại, triều Tây Sơn chấm dứt.
Câu 12. Những năm 1831 - 1832, nhà Nguyễn chia nước ra bao nhiêu tỉnh?
A. 10 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
B. 20 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
C. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
D. 40 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Năm 1831 - 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 13. Vua Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789) như thế nào?Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỷ Dậu?
* Vua Quang Trung đã đại phá quân Thanh (năm 1789)
- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.
- Đến Nghệ An, Quang Trung tuyển thêm quân và mở cuộc duyệt binh lớn.
- Đến Thanh Hóa, Quang Trung tiếp tục tuyển quân và làm lễ tuyên thệ.
- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia làm 5 đạo tiến quân ra Bắc
- Đêm 30 Tết, quân ta tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu
- Đêm mùng 3 Tết, quân ta tấn công đồn Hà Hồi, quân giặc hạ khí giới.
- Mờ sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh đại bại.
- Trưa mùng 5 Tết, vua Quang Trung tiến vào Thăng Long
* Vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỷ dậu vì
- Lợi dụng sự chủ quan,kiêu ngạo của địch,khi chúng chiếm được Thăng Long một cách dễ dàng.
- Đánh đòn bất ngờ lớn đối với quân địch khi đang vào dịp Tết Kỷ Dậu,chúng đang vui vẻ đón Tết. Quang Trung cũng phán đoán : quân Thanh sẽ nghĩ quân ta cũng phải ăn Tết nên cứ thanh thản không phòng thủ. Từ đó mà quân ta thừa cơ ra đòn chớp nhoáng tấn công toàn diện và giành chiến thắng vào dịp Tết Kỉ Dậu.
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tuyển tập Đề thi Lịch Sử 7 năm học 2023-2024 học kì 1, học kì 2 có đáp án được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình Lịch Sử lớp 7 và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)