5 Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo (có đáp án, cấu trúc mới)

Với bộ 5 Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo năm 2025 theo cấu trúc mới có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Lịch Sử 7 của các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 7 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 2 Sử 7.

5 Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo (có đáp án, cấu trúc mới)

Xem thử

Chỉ từ 70k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử 7 Kết nối tri thức theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

năm 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 7 (phần Lịch Sử)

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,5 ĐIỂM)

1.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (1,5 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu hỏi, thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.

Câu 1: Văn hóa Lào chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa nào dưới đây?

A. Văn hóa Hồi giáo.

B. Văn hóa Khơme.

C. Văn hóa Trung Quốc.

D. Văn hóa Ấn Độ.

Câu 2: Cư dân Campuchia sáng tạo ra sử thi Riêm Kê trên cơ sở

A. sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ.

B. tiểu thuyết Thủy hử của Trung Quốc.

C. vở kịch Sơ-cun-tơ-la của Ấn Độ.

D. các truyền thuyết về tiền kiếp của Đức Phật.

Quảng cáo

Câu 3: Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), Ngô Quyền đã

A. lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở Phú Xuân.

B. bãi bỏ chức Tiết độ sứ, xưng vương.

C. lên ngôi vua, lập ra nhà nước Vạn Xuân.

D. lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch.

Câu 4. Dưới thời Tiền Lê, cả nước được chia thành

A. 5 đạo.

B. 7 đạo.

C. 10 đạo.

D. 15 đạo.

Câu 5. Công trình kiến trúc nào thời nhà Lý có hình dạng mô phỏng bông hoa sen nở trên mặt nước?

A. Chùa Trấn Quốc.

B. Chùa Dâu.

C. Chùa Diên Hựu.

D. Chùa Phật Tích.

Quảng cáo

Câu 6. Nhà Trần xây dựng và phát triển lực lượng quân đội theo chủ trương nào?

A. Binh lính cốt đông đảo, không cần tinh nhuệ.

B. Chỉ chú trọng xây dựng và phát triển thủy quân.

C. Binh lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.

D. Chỉ chú trọng trang bị các loại vũ khí hiện đại.

1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (2,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 7 đến câu 8. Ở mỗi câu hỏi, thí sinh đọc tư liệu và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a), b), c), d). Lưu ý: đánh dấu X vào cột đúng/ sai.

Câu 7: Đọc các tư liệu sau đây:

Tư liệu. Sau khi Ngô Quyền mất (năm 944), các con ông không đủ sức giữ vững chính quyền trung ương, một số hào trưởng địa phương nổi lên chiếm giữ các nơi. Năm 965, chính quyền nhà Ngô tan rã, đất nước lâm vào tình trạng cát cứ, sử gọi là "Loạn 12 sứ quân".

Trong hoàn cảnh nước nhà rối ren, ở Hoa Lư (Ninh Bình) xuất hiện một người có tài cầm quân là Đinh Bộ Lĩnh, đánh đâu thắng đó nên được suy tôn là Vạn Thắng Vương. Trong hai năm (966 - 967), ông đã sử dụng sức mạnh quân sự kết hợp với những biện pháp mềm dẻo để thu phục và dẹp yên 12 sứ quân, thống nhất đất nước.

Quảng cáo

Nhận định

Đúng

Sai

a) Sau khi dẹp yên các sứ quân, thống nhất đất nước, năm 1968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, lấy hiệu là “Vạn Thắng Vương”.

 

 

b) Bằng các biện pháp vừa mềm dẻo vừa cứng rắn, trong vòng 2 năm (966 – 967), Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước.

 

 

c) Cục diện “loạn 12 sứ quân” kéo dài hàng trăm năm đã khiến cho tiềm lực của nhà Ngô suy yếu và nhân dân rơi vào cảnh đói khổ, lầm than.

 

 

d) Việc Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân đã mở ra thời kì độc lập, thống nhất lâu dài; đồng thời, chấm dứt vĩnh viễn tình trạng chia cắt lãnh thổ trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

 

 

Câu 8: Đọc các tư liệu sau đây:

Tư liệu. Năm 1268, vua Trần Thánh Tông nói với các tôn thất: "Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông, người nối nghiệp của tổ tông phải cùng hưởng phú quý với anh em trong họ. Tuy bên ngoài có một người ở ngôi tôn, được cả thiên hạ phụng sự, nhưng bên trong thì ta với các khanh là đồng bào ruột thịt. Lo thì cùng lo, vui thì cùng vui. Các khanh nên truyền những lời này cho con cháu để chúng đừng bao giờ quên ... ".

Nhận định

Đúng

Sai

a) Đoạn tư liệu cho thấy: vua Trần Thánh Tông luôn đề cao việc củng cố khối đoàn kết trong hoàng tộc.

 

 

b) Hầu hết các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước đều do tôn thất họ Trần nắm giữ.

 

 

c) Tinh thần đoàn kết trong nội bộ hoàng tộc là nguồn sức mạnh lớn, duy nhất, giúp nhà Trần duy trì được sự ổn định và phát triển thịnh vượng của đất nước.

 

 

d) Tư tưởng “lo thì cùng lo, vui thì cùng vui” có thể vận dụng để xây dựng tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, đồng lòng giữa các lực lượng trong xã hội Việt Nam hiện nay.

 

 

II. TỰ LUẬN (1,5 ĐIỂM)

Câu 1 (1,5 điểm): Vì sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La (Hà Nội)? Theo em, sự kiện Lý Công Uẩn dời đô (1010) có ý nghĩa như thế nào?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

I. TRẮC NGHIỆM (3,5 ĐIỂM)

1.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (1,5 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

D

A

B

C

C

C

1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (2,0 điểm): Mỗi lệnh hỏi lựa chọn đúng, được 0,25 điểm

Câu 7:

Nhận định

Đúng

Sai

a) Sau khi dẹp yên các sứ quân, thống nhất đất nước, năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, lấy hiệu là “Vạn Thắng Vương”.

 

x

b) Bằng các biện pháp vừa mềm dẻo vừa cứng rắn, trong vòng 2 năm (966 – 967), Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước.

x

 

c) Cục diện “loạn 12 sứ quân” kéo dài hàng trăm năm đã khiến cho tiềm lực của nhà Ngô suy yếu và nhân dân rơi vào cảnh đói khổ, lầm than.

 

x

d) Việc Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân đã mở ra thời kì độc lập, thống nhất lâu dài; đồng thời, chấm dứt vĩnh viễn tình trạng chia cắt lãnh thổ trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

 

x

Câu 8:

Nhận định

Đúng

Sai

a) Đoạn tư liệu cho thấy: vua Trần Thánh Tông luôn đề cao việc củng cố khối đoàn kết trong hoàng tộc.

x

 

b) Hầu hết các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước đều do tôn thất họ Trần nắm giữ.

x

 

c) Tinh thần đoàn kết trong nội bộ hoàng tộc là nguồn sức mạnh lớn, duy nhất, giúp nhà Trần duy trì được sự ổn định và phát triển thịnh vượng của đất nước.

 

x

d) Tư tưởng “lo thì cùng lo, vui thì cùng vui” có thể vận dụng để xây dựng tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, đồng lòng giữa các lực lượng trong xã hội Việt Nam hiện nay.

x

 

II. TỰ LUẬN (1,5 ĐIỂM)

NỘI DUNG

ĐIỂM

Vì sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La (Hà Nội)?

1,0

+ Hoa Lư (Ninh Bình) có địa thế hiểm yếu, nhiều đồi núi, chỉ thuận lợi cho phòng thủ, không thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nước.

0,5

+ Đại La (Hà Nội) có địa thế rộng mở, vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu, kết nối với các địa phương khác; đất đai màu mỡ; cảnh vật trù phú, tươi tốt,… thuận lợi cho sự phát triển của đất nước về mọi mặt.

0,5

Theo em, sự kiện Lý Công Uẩn dời đô (1010) có ý nghĩa như thế nào?

 

+ Chuyển vị thế đất nước từ phòng thủ sang thế phát triển lâu dài, mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của dân tộc. Đặt nền móng cho việc xây dựng kinh đô Thăng Long trở thành đô thị phát triển thịnh vượng, là trung tâm của đất nước về sau.

0,25

+ Thể hiện tầm nhìn và quyết định sáng suốt của Lý Công Uẩn.

0,25

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Lịch Sử 7 năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Tham khảo đề thi Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tuyển tập Đề thi các môn học lớp 7 năm 2025 học kì 1, học kì 2 được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học