5 Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo (có đáp án, cấu trúc mới)

Với bộ 5 Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo năm 2025 theo cấu trúc mới có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Lịch Sử 7 của các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 7 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 Sử 7.

5 Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo (có đáp án, cấu trúc mới)

Xem thử

Chỉ từ 70k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

năm 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 7 (phần Lịch Sử)

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,5 ĐIỂM)

1.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (1,5 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu hỏi, thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.

Câu 1. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của danh họa Lê-ô-na đờ Vanh-xi là bức tranh

A. Nàng Mô-na Li-sa.

B. Sự sáng tạo của A-đam.

C. Trường học A-ten.

D. Đánh nhau với cối xay gió.

Câu 2: Đầu thế kỉ X, Trung Quốc rơi vào tình trạng phân tán, được gọi là thời kì

A. loạn tam quốc.

B. Ngũ đại, thập quốc.

C. Xuân thu.

D. Chiến quốc.

Quảng cáo

Câu 3: Một trong “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc thời phong kiến là

A. Tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”.

B. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ”.

C. Vở kịch “Tây Sương Kí”.

D. Vở kịch “Đậu Nga oan”.

Câu 4. Dưới thời Vương triều Đê-li, tầng lớp Bà La Môn vẫn được xem là đẳng cấp cao nhất, nhưng thực quyền trong xã hội Ấn Độ thuộc về những người theo

A. đạo Hin-đu.

B. đạo Phật.

C. đạo Hồi.

D. đạo Ki-tô.

Câu 5. Thế kỉ XIII, các quốc gia Đông Nam Á bị đe dọa bởi cuộc tấn công xâm lược của người

A. Pháp.

B. Ấn Độ.

C. Thổ Nhĩ Kì.

D. Mông Cổ.

Quảng cáo

Câu 6. Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu của cư dân Đông Nam Á thời phong kiến?

A. Hoàng thành Thăng Long.

B. Đền tháp Pa-gan.

C. Đại bảo tháp San-chi.

D. Chùa Suê-đa-gon.

1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (2,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 7 đến câu 8. Ở mỗi câu hỏi, thí sinh đọc thông tin/ tư liệu và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a), b), c), d). Lưu ý: đánh dấu X vào cột đúng/ sai.

Câu 7: Đọc đoạn thông tin sau đây:

Thông tin. Cô-péc-ních là nhà thiên văn học đầu tiên chứng minh rằng Trái Đất quay quanh trục của nó và quay xung quanh Mặt Trời. Tuy nhiên, học thuyết của Cô-péc-ních bị Giáo hội cấm lưu truyền. Ga-li-lê vì công bố học thuyết Trái Đất quay mà bị bỏ tù khi đã 70 tuổi. Ông nổi tiếng với câu nói khi bị kết án: "Dù sao thì Trái Đất vẫn quay".

Quảng cáo

Nhận định

Đúng

Sai

a) Học thuyết của Cô-péc-ních được Giáo hội ủng hộ và khuyến khích phổ biến rộng rãi.

 

 

b) Cô-péc-ních và Ga-li-lê đều nghiên cứu về chuyển động của các hành tinh và Trái Đất.

 

 

c) Thời Phục hưng đã xuất hiện nhiều nhà khoa học dũng cảm chống lại những quan điểm sai lầm, bảo thủ; góp phần làm thay đổi cách nhìn của con người về Trái Đất và Vũ Trụ.

 

 

d) Từ câu chuyện của Cô-péc-ních và Ga-li-lê, có thể rút ra bài học về sự kiên trì đấu tranh cho chân lý khoa học, bất chấp khó khăn và áp lực xã hội.

 

 

Câu 8: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. Nhà sư Trung Hoa tên là Pháp Hiển, tới Ấn Độ vào khoảng năm 400 và ghi lại: "Người dân sống rất hạnh phúc họ muốn đi đầu thì đi vì không bị lệ thuộc vào một lãnh chúa. Chỉ có những ai canh tác trên đất của hoàng gia mới phải trả một khoản thuế. Nhà vua cai quản mà không cần chặt đầu hoặc trừng phạt thể xác... Các quân lính và người hầu của nhà vua đều được trả công. Trên khắp đất nước, người dân không giết bất kì sinh vật sống nào, không uống rượu say... Tuy nhiên, trong xã hội có những người được gọi là chan-đa-la (chandalas) (không thể chạm vào), họ làm những công việc ô uế và sống tách biệt với phần đông dân số”.

(Theo: Michael Wood, India - Basic Books, Niu Oóc, 2007, trang 156)

Nhận định

Đúng

Sai

a) Tư liệu trên phản ánh về tình hình Ấn Độ dưới thời Gúp-ta.

 

 

b) Theo tư liệu: người dân Ấn Độ phải chịu thuế rất nặng với tất cả các loại đất đai mà họ canh tác.

 

 

c) Việc các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ để học tập, thỉnh kinh,… là một trong những biểu hiện cho thấy: ngay từ rất sớm đã có sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

 

 

d) Chế độ đẳng cấp tiếp tục tồn tại dưới thời Gúp-ta, thể hiện rõ sự khác biệt về vị trí xã hội và nghề nghiệp của mỗi người.

 

 

II. TỰ LUẬN (1,5 ĐIỂM)

Câu 1 (1,5 điểm):

a) Tại sao nói thời Đường là thời kì thịnh vượng của chế độ phong kiến Trung Quốc?

b) Liên hệ với lịch sử Việt Nam, em hãy cho biết: từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, triều đại phong kiến Trung Quốc nào đã xâm lược nước ta?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

I. TRẮC NGHIỆM (3,5 ĐIỂM)

1.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (1,5 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

A

B

A

C

D

C

1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (2,0 điểm): Mỗi lệnh hỏi lựa chọn đúng, được 0,25 điểm

Câu 7:

Nhận định

Đúng

Sai

a) Học thuyết của Cô-péc-ních được Giáo hội ủng hộ và khuyến khích phổ biến rộng rãi.

 

X

b) Cô-péc-ních và Ga-li-lê đều nghiên cứu về chuyển động của các hành tinh và Trái Đất.

X

 

c) Thời Phục hưng đã xuất hiện nhiều nhà khoa học dũng cảm chống lại những quan điểm sai lầm, bảo thủ; góp phần làm thay đổi cách nhìn của con người về Trái Đất và Vũ Trụ.

X

 

d) Từ câu chuyện của Cô-péc-ních và Ga-li-lê, có thể rút ra bài học về sự kiên trì đấu tranh cho chân lý khoa học, bất chấp khó khăn và áp lực xã hội.

X

 

 Câu 8:

Nhận định

Đúng

Sai

a) Tư liệu trên phản ánh về tình hình Ấn Độ dưới thời Gúp-ta.

X

 

b) Theo tư liệu: người dân Ấn Độ phải chịu thuế rất nặng với tất cả các loại đất đai mà họ canh tác.

 

X

c) Việc các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ để học tập, thỉnh kinh,… là một trong những biểu hiện cho thấy: ngay từ rất sớm đã có sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

X

 

d) Chế độ đẳng cấp tiếp tục tồn tại dưới thời Gúp-ta, thể hiện rõ sự khác biệt về vị trí xã hội và nghề nghiệp của mỗi người.

X

 

II. TỰ LUẬN (1,5 ĐIỂM)

Câu 1 (1,5 điểm):

NỘI DUNG

ĐIỂM

a) Tại sao nói thời Đường là thời kì thịnh vượng của chế độ phong kiến Trung Quốc?

1,0

Dưới thời Đường, chế độ phong kiến Trung Quốc đạt được sự phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội.

 

-  Chính trị: bộ máy nhà nước được củng cố; mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài; bờ cõi đất nước được mở rộng,…

0,25

- Kinh tế phát triển thịnh vượng ở tất cả các lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.

0,25

- Xã hội ổn định, đời sống nhân dân ấm no.

0,25

- Văn hóa phát triển, tiêu biểu nhất là lĩnh vực văn học với hơn 2000 nhà thơ và hơn 50.000 tác phẩm thơ Đường luật.

0,25

b) Liên hệ với lịch sử Việt Nam, em hãy cho biết: từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, triều đại phong kiến Trung Quốc nào đã xâm lược nước ta?

0,5

- Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX, các triều đại phong kiến Trung Quốc là: Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều tiến hành xâm lược Việt Nam.

0,5

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Lịch Sử 7 năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Tham khảo đề thi Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tuyển tập Đề thi các môn học lớp 7 năm 2025 học kì 1, học kì 2 được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học