Top 10 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Giữa kì 1 năm 2024 (có đáp án)
Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Lịch Sử & Địa Lí 8, dưới đây là Top 10 Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 8 Giữa kì 1 năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử & Địa Lí 8.
Top 10 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Giữa kì 1 năm 2024 (có đáp án)
Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 8 KNTT Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 8 CTST Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 8 CD
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 8 mỗi bộ sách bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 8 Kết nối tri thức (có đáp án)
Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 8 KNTT Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 8 CTST Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 8 CD
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8
Thời gian làm bài: phút
A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Cuộc Cách mạng tư sản Anh (1642 - 1688) diễn ra dưới hình thức nào?
A. Chiến tranh giải phóng dân tộc.
B. Đấu tranh thống nhất đất nước.
C. Cải cách, duy tân đất nước.
D. Nội chiến cách mạng.
Câu 2. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì?
A. Chính phủ Anh ra lệnh đóng cửa cảng Bô-xtơn sau sự kiện “chè Bô-xtơn”.
B. Chính phủ Anh cho phép công ty Đông Ấn độc quyền buôn bán chè ở Bắc Mỹ.
C. Thực dân Anh tấn công Bắc Mĩ khi các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi Anh.
D. Chính sách cai trị của Anh xâm phạm đến quyền tự do và sự phát triển của Bắc Mỹ.
Câu 3. Ở Pháp, vào cuối thế kỉ XVIII, những đẳng cấp nào không phải đóng thuế?
A. Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
B. Tăng lữ Giáo hội và Quý tộc.
C. Đẳng cấp thứ ba và Tăng lữ.
D. Giai cấp tư sản và nông dân.
Câu 4. Sự kiện nào dưới đây đã châm ngòi cho sự bùng nổ của Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?
A. Rô-be-spie thiết lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng (tháng 7/1793).
B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền được thông qua (tháng 8/1789).
C. Quần chúng nhân dân Pa-ri đánh chiếm ngục Ba-xti (tháng 7/1789).
D. Vua Lu-i XVI bị xử tử với tội danh phản bội Tổ quốc (tháng 1/1793).
Câu 5. Động cơ hơi nước là phát minh của ai?
A. Giêm Ha-gri-vơ.
B. Ét-mơn các-rai.
C. Hen-ri Cót.
D. Giêm Oát.
Câu 6. Về mặt xã hội, tác động quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp là hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản, đó là
A. tư sản và địa chủ.
B. địa chủ và nông dân.
C. công nhân và nông dân.
D. tư sản và vô sản.
Câu 7. Đến cuối thế kỉ XIX, những nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp?
A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
B. Xiêm, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.
C. Phi-líp-pin, Mi-an-ma, Lào.
D. Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Lào.
Câu 8. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc vì
A. tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao mềm dẻo.
B. kiên quyết huy động toàn dân đứng lên đấu tranh chống xâm lược.
C. nước Xiêm nghèo tài nguyên, lại thường xuyên hứng chịu thiên tai.
D. dựa vào sự viện trợ của Nhật Bản để đấu tranh chống xâm lược.
Câu 9. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cử ai vào kinh lí vùng đất phía Nam?
A. Lương Văn Chánh.
B. Đào Duy Từ.
C. Nguyễn Hữu Cảnh.
D. Mạc Cửu.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nhiệm vụ của hải đội Hoàng Sa dưới thời các chúa Nguyễn?
A. Khai thác các sản vật quý ở Biển Đông.
B. Canh giữ, bảo vệ các đảo ở Biển Đông.
C. Cắm mốc chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.
D. Thu gom hàng hóa của tàu nước ngoài bị đắm.
Câu 11. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769) diễn ra chủ yếu tại khu vực nào của Đàng Ngoài?
A. Đông Bắc.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng Bắc Bộ.
D. Tây Bắc.
Câu 12. Vào giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân Đàng Ngoài phát triển rộng khắp, kéo dài hàng chục năm đã
A. lật đổ sự tồn tại của chính quyền phong kiến Lê - Trịnh.
B. buộc chính quyền phải thực hiện một số chính sách nhượng bộ.
C. lật đổ chính quyền chúa Nguyễn, hoàn thành thống nhất đất nước.
D. buộc chính quyền chúa Nguyễn phái thực hiện chính sách nhượng bộ.
II. Tự luận (2,0 điểm)
a) Phân tích hệ quả của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn
b) Giả sử là một người dân sống ở thế kỉ XVI - XVII, em hãy đưa ra ít nhất một lí do phản đối các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.
B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Vịnh biển đầu tiên nào của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?
A. Vịnh Hạ Long
B. Vịnh Nha Trang
C. Vịnh Vân Phong
D. Vịnh Cam Ranh
Câu 2. Nước ta nằm ở vị trí nào sau đây?
A. Bán đảo Trung Ấn, khu vực nhiệt đới.
B. Phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới.
C. Rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.
D. Rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới.
Câu 3. Đường bờ biển nước ta kéo dài từ tỉnh nào đến tỉnh nào?
A. Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
B. Móng Cái (Quảng Ninh) đến Ngọc Hiển (Cà Mau).
C. Cát Bà (Hải Phòng) đến Ngọc Hiển (Cà Mau).
D. Cát Bà (Hải Phòng) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
Câu 4. Tổng diện tích đất liền nước ta là bao nhiêu?
A. 1 triệu km2.
B. 3260 km2.
C. 331.344 km2.
D. 4600 km2.
Câu 5. Hiệu ứng phơn thường xảy ra ở khu vực địa hình đồi núi nào dưới đây?
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Nam.
D. Trường Sơn Bắc.
Câu 6. Ranh giới tự nhiên nào có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào phía Nam?
A. Dãy Hoàng Liên Sơn.
B. Dãy Trường Sơn.
C. Dãy Bạch Mã.
D. Dãy Tam Điệp.
Câu 7. Ở nước ta, phần đất liền địa hình đồi núi chiếm bao nhiêu phần diện tích lãnh thổ?
A. 2/3.
B. 3/4.
C. 1/2.
D. 1/4.
Câu 8. Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển nào?
A. Vùng biển Bắc Bộ và vùng biển Trung Bộ.
B. Vùng biển Bắc Bộ và vùng biển Nam Bộ.
C. Vùng biển Nam Bộ và vùng biển Trung Bộ.
D. Vùng biển Trung Bộ và vùng biển Nam Bộ.
Câu 9. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích là:
A. 25 000 km2.
B. 12 000 km2.
C. 40 000 km2.
D. 15 000 km2.
Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam?
A. Khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng.
B. Phần lớn khoáng sản nước ta có trữ lượng lớn, thuận lợi cho quá trình khai thác và quản lí tài nguyên khoáng sản.
C. Khoáng sản phân bố ở nhiều nơi, nhưng tập trung ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
D. Phần lớn khoáng sản nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ, không thuận lợi cho quá trình khai thác và quản lí tài nguyên khoáng sản.
Câu 11. Khoáng sản nước ta phân bố tập trung ở những khu vực nào?
A. Miền Bắc, miền Trung và Miền Nam.
B. Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
C. Miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
D. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 12. A-pa-tit phân bố chủ yếu ở tỉnh nào nước ta?
A. Hà Giang.
B. Cao Bằng.
C. Quảng Ninh.
D. Lào Cai.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Phân tích vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8
Thời gian làm bài: phút
A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
Câu 1. Lực lượng nào giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc cách mạng tư sản Anh (1642 - 1688)?
A. Giai cấp tư sản và nông dân.
B. Quý tộc mới và tăng lữ Giáo hội.
C. Quý tộc phong kiến và chủ nô.
D. Giai cấp tư sản và quý tộc mới.
Câu 2. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã đạt được kết quả nào?
A. Đưa người lao động Bắc Mỹ lên nắm chính quyền.
B. Lật đổ ách cai trị của thực dân Anh ở Bắc Mỹ.
C. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế ở Bắc Mỹ.
D. Nhà nước quân chủ lập hiến ra đời ở Bắc Mỹ.
Câu 3. Ở Pháp, vào cuối thế kỉ XVIII, những đẳng cấp nào không phải đóng thuế?
A. Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
B. Tăng lữ Giáo hội và Quý tộc.
C. Đẳng cấp thứ ba và Tăng lữ.
D. Giai cấp tư sản và nông dân.
Câu 4. Sự kiện nào dưới đây đã châm ngòi cho sự bùng nổ của Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?
A. Rô-be-spie thiết lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng (tháng 7/1793).
B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền được thông qua (tháng 8/1789).
C. Quần chúng nhân dân Pa-ri đánh chiếm ngục Ba-xti (tháng 7/1789).
D. Vua Lu-i XVI bị xử tử với tội danh phản bội Tổ quốc (tháng 1/1793).
Câu 5. Những thành tựu đạt được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX) đã đưa con người bước sang thời đại
A. “văn minh thông tin”.
B. “văn minh trí tuệ”.
C. “văn minh công nghiệp”.
D. “văn minh nông nghiệp”.
Câu 6. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, quốc gia đầu tiên ở châu Âu tiến lên con đường công nghiệp hóa là
A. Anh.
B. Tây Ban Nha.
C. Đức.
D. Pháp.
Câu 7. Đến cuối thế kỉ XIX, những nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp?
A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
B. Xiêm, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.
C. Phi-líp-pin, Mi-an-ma, Lào.
D. Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Lào.
Câu 8. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc vì
A. tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao mềm dẻo.
B. kiên quyết huy động toàn dân đứng lên đấu tranh chống xâm lược.
C. nước Xiêm nghèo tài nguyên, lại thường xuyên hứng chịu thiên tai.
D. dựa vào sự viện trợ của Nhật Bản để đấu tranh chống xâm lược.
Câu 9. Để thực thi chủ quyền của nhà nước Đại Việt đối với Hoàng Sa - Trường Sa, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho thành lập những hải đội nào?
A. Hải đội Hoàng Sa và Trường Sa.
B. Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải.
C. Hải đội Tư Nghĩa và Bắc Hải.
D. Hải đội Trường Sa và Côn Lôn.
Câu 10. Quá trình khai hoang, lập ấp của người Việt tại các vùng đất thuộc khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay được thúc đẩy nhanh hơn sau cuộc hôn nhân giữa
A. công chúa Huyền Trân và vua Chăm-pa.
B. công chúa Ngọc Vạn và vua Cam-pu-chia.
C. công chúa An Tư và tướng Thoát Hoan.
D. công chúa Ngoạn Thiềm và Nguyễn Nộn.
Câu 11. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên cho chiếc chùa Cầu (Hội An) là “Lai Viễn Kiều” với ý nghĩa “Cầu đón khách phương xa” để bày tỏ sự hiếu khách và cởi mở trong giao thương với thương nhân nước nào?
A. Hà Lan.
B. Tây Ban Nha.
C. Trung Quốc.
D. Nhật Bản.
Câu 12. Chữ La-tinh ghi âm tiếng Việt có ưu điểm gì?
A. Tiện lợi, khoa học, dễ ghi nhớ, dễ sử dụng.
B. Có hàng nghìn kí tự, thuận lợi cho việc diễn đạt.
C. Dễ ghi nhớ vì sử dụng hình vẽ để biểu thị ngôn từ.
D. Dễ sử dụng vì có nhiều kí tự, hình vẽ để biểu đạt.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Phân tích hệ quả của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn
b) Giả sử là một người dân sống ở thế kỉ XVI - XVII, em hãy đưa ra ít nhất một lí do phản đối các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.
B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Trên đất liền, nước ta không chung đường biên giới với quốc gia nào?
A. Trung Quốc.
B. Mi - an - ma.
C. Lào.
D. Cam-pu-chia.
Câu 2. Vùng trời của Việt Nam là:
A. khoảng không gian bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ nước ta.
B. toàn bộ đất liền và đảo.
C. một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất và vùng biển.
D. diện tích khoảng 1 triệu km2 .
Câu 3. Tự nhiên nước ta phân hóa đa dạng thành các vùng khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo là do?
A. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn và địa hình phân bậc rõ nét.
B. Vị trí nằm trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc.
C. Lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến.
D. Vị trí địa lí và hình thể nước ta.
Câu 4. Ở nước ta, diện tích đồng bằng chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng diện tích lãnh thổ?
A. 3/4.
B. 1/4.
C. 2/4.
D. 2/3.
Câu 5. Khu vực đồi núi nào sau đây của nước ta đặc trưng bởi hướng núi vòng cung?
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
Câu 6. Địa hình bờ biển nước ta có những kiểu nào?
A. bồi tụ và mài mòn.
B. nhiều vũng và bãi cát.
C. bồi tụ và nhiều đảo, vịnh.
D. bờ biển và thềm lục địa.
Câu 7. Địa hình đồng bằng nước ta bao gồm:
A. đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
B. đồng bằng sông Hồng và đồng bằng ven biển miền Trung.
C. đồng bằng châu thổ các sông và các đồng bằng duyên hải miền Trung.
D. đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng châu thổ.
Câu 8. Phạm vi của vùng núi Đông Bắc nằm ở đâu?
A. Tả ngạn sông Hồng.
B. Hữu ngạn sông Hồng.
C. Phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
D. Phía Nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.
Câu 9. Nhận xét nào sau đây đúng với thế mạnh địa hình bờ biển của nước ta?
A. Phát triển du lịch, nuôi trồng hải sản, xây dựng cảng.
B. Nhiều khu vực bị mài mòn, sạt lở.
C. Sản xuất lương thực, thực phẩm, cây ăn quả và thủy sản.
D. Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 10. Than phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 11. Bô-xit phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 12. Nhận xét nào sau đây không đúng về hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản ở nước ta?
A. Là nguồn tài nguyên chính cho các ngành công nghiệp.
B. Góp phần đảm bảo ann ninh năng lượng, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và sinh hoạt.
C. Các loại khoáng sản còn ở dạng tiềm năng hiện nay đang được thăm dò và chưa được khai thác.
D. Một số loại khoáng sản chưa được khai thác, sử dụng hợp lí và hiệu quả.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8
Thời gian làm bài: phút
A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Người giữ vai trò lãnh đạo lực lượng Nghị viện chống lại phe Bảo hoàng trong cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) là
A. G. Oa-sinh-tơn.
B. Ô. Crôm-oen.
C. G. Rút-xô.
D. M. Rô-be-spie.
Câu 2. Văn kiện nào dưới đây đã xác định quyền con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?
A. Tuyên ngôn Giải phóng.
B. Tuyên ngôn Độc lập.
C. Tuyên ngôn hòa bình.
D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh (1642 - 1688)?
A. Diễn ra dưới hình thức nội chiến cách mạng.
B. Do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
C. Đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền.
D. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
Câu 4. Sự bùng nổ của Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) được đánh dấu bởi sự kiện nào?
A. Quần chúng nhân dân Pa-ri đánh chiếm ngục Ba-xti (tháng 7/1789).
B. Vua Lu-i XVI bị xử tử với tội danh phản bội Tổ quốc (tháng 1/1793).
C. Rô-be-spie thiết lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng (tháng 7/1793).
D. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền được thông qua (tháng 8/1789).
Câu 5. Đến đầu thế kỉ XIX, nhờ tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, nước Anh đã vươn lên trở thành
A. “công xưởng của thế giới”.
B. “nông trường của thế giới”.
C. “cường quốc nông nghiệp hàng đầu thế giới”.
D. “cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới”.
Câu 6. Trong cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX), phát minh kĩ thuật nào đã tạo ra bước chuyển căn bản trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa?
A. Động cơ đốt trong.
B. Máy kéo sợi Gien-ni.
C. Máy tính điện tử.
D. Máy hơi nước.
Câu 7. Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của Mỹ?
A. Việt Nam.
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Phi-líp-pin.
D. Cam-pu-chia.
Câu 8. Sự kiện nào dưới đây đã mở đầu quá trình xâm nhập, xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây?
A. Mỹ tấn công, đánh chiếm Phi-líp-pin.
B. Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca.
C. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng (Việt Nam).
D. Thực dân Anh đánh chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a.
Câu 9. Năm 1527, nhà Mạc được thành lập, đóng đô ở Thăng Long, sử gọi là
A. Nam triều.
B. Bắc triều.
C. chính quyền Đàng Ngoài.
D. chính quyền Đàng Trong.
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu nào khiến sự thống nhất của lãnh thổ Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng trong suốt các thế kỉ XVI - XVIII?
A. Xung đột Nam - Bắc Triều và Trịnh - Nguyễn phân tranh.
B. Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân sang xâm lược Đại Việt.
C. Cuộc đấu tranh giữa các phe phái trong nội bộ triều đình Lê sơ.
D. Quân Thanh xâm chiếm khu vực biên giới phía Bắc của Đại Việt.
Câu 11. Trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, tên gọi nào dưới đây không được dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
A. Bãi Cát Vàng.
B. Bạch Long Vĩ.
C. Vạn Lý Hoàng Sa.
D. Vạn Lý Trường Sa.
Câu 12. Những hoạt động của chính quyền chúa Nguyễn trong việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVII - XVIII đã có ý nghĩa như thế nào?
A. Tạo cơ sở lịch sử cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.
B. Khẳng định và bảo vệ chủ quyền của các đảo, quần đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ.
C. Đảm bảo cho hoạt động khai thác lâu dài của người Việt ở Vịnh Bắc Bộ.
D. Khẳng định chủ quyền và hoạt động khai thác lâu dài tại vùng vịnh Thái Lan.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
a) Phân tích ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn?
b) Đánh giá vai trò của Quang Trung – Nguyễn Huệ trong phong tào Tây Sơn và lịch sử dân tộc.
B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Phần biển Việt Nam có diện tích rộng khoảng bao nhiêu?
A. 300 nghìn km2
B. 500 nghìn km2
C. 1 triệu km2
D. 2 triệu km2
Câu 2. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh thành nào ở nước ta?
A. Thừa Thiên Huế
B. Đà Nẵng
C. Quảng Nam
D. Quảng Ngãi
Câu 3. Nơi hẹp nhất theo chiều tây - đông của nước ta thuộc tỉnh thành nào?
A. Quảng Nam
B. Quảng Ngãi
C. Quảng Bình
D. Quảng Trị
Câu 4. Đâu không phải là đặc điểm của địa hình đồi núi ở nước ta?
A. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ
B. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích lãnh thổ
C. Địa hình thấp dưới 500m chiếm 70% diện tích lãnh thổ
D. Địa hình dưới 2000m chiếm khoảng 35% diện tích lãnh thổ
Câu 5. Địa hình nước ta có hướng chủ yếu nào sau đây?
A. Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung
B. Tây Đông
C. Tây Bắc - Đông Nam
D. Vòng cung
Câu 6. Đỉnh núi nào sau đây có độ cao lớn nhất ở Việt Nam?
A. Chư-Yang-sin.
B. Pu-sai-lai-leng.
C. Phan-xi-păng.
D. Tây Côn Lĩnh.
Câu 7. Phạm vi của vùng núi Đông Bắc là:
A. Nằm tả ngạn sông Hồng.
B. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
C. từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
D. phía Nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.
Câu 8. Phạm vi của vùng núi Tây Bắc là:
A. Nằm tả ngạn sông Hồng.
B. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
C. từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
D. phía Nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.
Câu 9. Phạm vi của vùng núi Trường Sơn Bắc là:
A. Nằm tả ngạn sông Hồng.
B. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
C. từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
D. phía Nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.
Câu 10. Than đá phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Quảng Ninh.
B. Lào Cai.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 11. Bô-xít phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Quảng Ninh.
B. Lào Cai.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 12. A-pa-tit phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Quảng Ninh.
B. Lào Cai.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta.
Xem thêm đề thi lớp 8 có đáp án sách mới các môn học hay khác:
- Bộ đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Bộ đề thi Toán 8 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Bộ đề thi Địa Lí 8 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử 8 (có đáp án)
- Bộ đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Bộ đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học 8 (có đáp án)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi các môn học lớp 8 năm học 2023-2024 Học kì 1, Học kì 2 của chúng tôi được biên soạn và sưu tầm từ đề thi khối lớp 8 của các trường THCS trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều