Tài liệu Ôn thi vào lớp 10 môn Văn phần Kí năm 2025
Tài liệu Ôn thi vào lớp 10 môn Văn phần Kí trong bộ Chuyên đề ôn thi Văn vào lớp 10 năm 2025 đầy đủ lý thuyết và bài tập đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn.
Tài liệu Ôn thi vào lớp 10 môn Văn phần Kí năm 2025
- Bộ đề ôn thi vào 10 môn Văn năm 2025 có lời giải chi tiết:
Xem thử Bộ đề thi vào 10 Văn 2025 Xem thử Đề thi thử vào 10 Văn 2025 Xem thử
- Bộ đề thi vào 10 môn Văn Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng gồm 8 đề thi CHÍNH THỨC từ năm 2015 → 2024 có lời giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu ôn thi Văn vào 10 Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng:
Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề ôn thi vào 10 môn Văn năm 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Khái lược về kí
1. Khái niệm
Kí là một thể loại văn xuôi thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực.
Trong kí có kể sự việc, tả người, tả cảnh, cung cấp thông tin và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người viết. Có những tác phẩm nghiêng về kể sự việc, có những tác phẩm nghiêng về thể hiện cảm xúc.
Với một số tiểu loại kí, tác giả thường là người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến sự việc. Sự việc thường được kể theo trình tự thời gian. Tác giả có thể xưng “tôi”, có vai trò như người kể chuyện. Khi kể, tác giả kết hợp trình bày suy nghĩ, cảm xúc, sự quan sát, liên tưởng, tưởng tượng của mình về sự việc.
Tính chất xác thực của sự việc mà kí ghi chép được thể hiện qua một hoặc nhiều yếu tố cụ thể như thời gian (ngày, tháng, năm,...); địa điểm diễn ra sự việc; sự có mặt của người khác như người thân trong gia đình, bạn bè cùng tham gia vào một sự việc.
2. Một số tiểu loại kí
2.1. Hồi kí, du kí
Hồi kí ghi lại những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến. Do sự cách quãng của thời gian diễn ra sự kiện nên hồi kí không ghi chép tỉ mỉ hằng ngày như nhật kí mà chỉ ghi chép dựa trên ấn tượng và hồi ức của cá nhân người viết. Dù là những ghi chép cá nhân nhưng hồi kí cần bảo đảm tính khách quan, chính xác về sự kiện, nhân vật, thời gian, địa điểm,... Hồi kí của những nhân vật có vị trí xã hội (nhà hoạt động chính trị, nhà khoa học, nhà văn lớn, nghệ sĩ nổi tiếng,...) là những tư liệu lịch sử quý giá, có ý nghĩa và tác động xã hội rất lớn,...
Du kí là một tiểu loại của kí, ghi chép về những chuyến đi tới các vùng đất, các xứ sở. Người viết kể lại hoặc miêu tả những điều mắt thấy tai nghe trên hành trình của mình.
2.2. Tuỳ bút, tản văn
Tuỳ bút và tản văn đều là các thể loại của kí, là văn xuôi đậm chất trữ tình.
Tuỳ bút là thể văn xuôi trữ tình ghi chép lại một cách tự do những suy nghĩ, cảm xúc mang đậm màu sắc cá nhân của tác giả về con người và sự việc. Điểm tựa của tuỳ bút là cái tôi của tác giả. Qua việc ghi chép về con người, sự việc, sự kiện cụ thể, có thực, tác giả tuỳ bút thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của mình. Tuỳ bút thiên về tính trữ tình; có thể kết hợp trữ tình, suy tưởng, triết lí, chính luận. Bố cục bài tuỳ bút khá tự do, được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định. Tuỳ bút không nhất thiết phải có một cốt truyện cụ thể hay nhân vật hoàn chỉnh. Ngôn ngữ của tuỳ bút giàu hình ảnh, giàu chất thơ.
Tản văn là thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, một dạng bài gần với tuỳ bút, nêu lên các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ một cách chân thực, trực tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm cá tính của tác giả. Người viết tản văn thường dựa trên một vài nét chấm phá về đời sống để thể hiện tâm trạng, suy nghĩ, chủ kiến của mình. Tản văn khá tự do trong cách biểu hiện, có sự kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả, khảo cứu,... Ngôn ngữ của tản văn gần gũi đời thường, như lời chuyện trò, bàn luận, tâm sự.
II. Cách đọc hiểu văn bản kí
1. Cách đọc hồi kí, du kí
- Biết rõ tên tác phẩm, vị trí đoạn trích, tác giả, hoàn cảnh ra đời.
- Đọc kĩ đoạn trích để thấy được nội dung ghi chép, chủ thể trần thuật cùng cái nhìn, quan điểm riêng.
- Dùng liên tưởng, tưởng tượng và kiến thức xã hội để hình dung về bối cảnh ra đời, nội dung phản ảnh, miêu tả, biểu cảm của văn bản.
- Phân tích hình tượng người trần thuật để hiểu rõ những sự kiện được tái hiện gắn liền với góc nhìn, thái độ và đánh giá của người viết.
- Chỉ ra được tính phi hư cấu của thể loại kí trong văn bản và sự độc đáo của nó.
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của cách kết hợp hài hoà giữa miêu tả và trần thuật trong văn bản.
- Liên hệ, kết nối vốn hiểu biết của bản thân để áp dụng vào đọc hiểu ý nghĩa của văn bản kí cũng như rút ra những bài học, kinh nghiệm cho mình.
2. Cách đọc tuỳ bút, tản văn
- Đọc văn bản, nhận diện đặc điểm thể loại tuỳ bút hay tản văn.
- Tìm hiểu các thông tin về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
- Đọc kĩ văn bản, dùng liên tưởng, tưởng tượng để hình dung hiện thực, xã hội, con người,... được tác giả biểu hiện qua ngôn ngữ giàu chất thơ tuỳ bút, tản văn.
- Chú ý cái “tôi” độc đáo cũng như tâm hồn, tình cảm của tác giả.
- Phát hiện, đánh giá yếu tố tự sự và trữ tình trong tác phẩm, chỉ ra tác dụng của những yếu tố này trong việc thể hiện ý nghĩa, tư tưởng của văn bản.
- Từ việc phân tích nội dung hiện thực được phản ánh, phát hiện góc nhìn, thái độ của tác giả, suy nghĩ, cảm nhận tư tưởng, quan niệm của người viết về những vấn đề nhân sinh, xã hội.
- Liên hệ với bản thân và thực tại để thấy ý nghĩa của tuỳ bút, tản văn đối với cuộc sống, con người.
III. Bài tập
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
THƯƠNG NHỚ BẦY ONG
Ngày xưa ông tôi nuôi nhiều ong; đằng sau nhà có hai dãy đõ(1) ong mật. Sau ngày ông tôi chết, cha và chú tôi còn nuôi một ít đõ, nhưng không “vượng”(2) như xưa nữa.
Sau nhà có hai đõ ong “sây”(3) lắm. Chiều lỡ buổi (khoảng 4 giờ chiều) thì ong bay ra họp đàn trước đõ, và tôi hay ra xem, nhiều khi bị ong đốt nhưng mê xem không thôi. Buồn lắm, cái buồn xa côi(4) vắng tạnh của chiều quê, của không gian mà tôi cảm nghe từ buổi ấy. Nhất là những lúc cả nhà đi vắng thì tôi buồn đến nỗi khóc một mình, nghe lòng bị ép lại, như trời hạ thấp xuống. Và bầy ong thì vù vù không thôi. Buồn nhất là mấy lần ong “trại”, nghĩa là một phần đàn ong rời xa bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa(5). Nếu ong “trại” vào buổi trưa thì thường thường chú tôi biết được và hô lên cho cả xóm ném đất vụn lên không, thế là cả bầy ong mệt lừ phải đậu lại ở một cây nào đó hay trở về đõ. Ong đậu lại trên cây, chú tôi hay người khác lại trèo lên bắt mang về đõ cũ hoặc cho vào một đõ mới. Nhưng đôi khi ong trại buổi chiều lỡ buổi, vào lúc chú tôi phải ra đồng cày tra (cày ải)(6).
Một lần, ở nhà một mình tôi thấy ong trại mà không thể làm gì được. Tôi cũng ném đất vụn lên không nhưng không ăn thua gì. Ong vù vù lên cao, bay mau và mất hút trong chốc lát. Tôi nhìn theo, buồn không nói được. Cái buồn của đứa bé rộng lớn đến bao nhiêu, các thi sĩ, văn nhân đã ai nói đến chưa? Nhìn ong trại đi, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác. Nơi xa xôi nào đó đã nhận một phần cốt tủy của linh hồn nhà tôi với bầy ong trại?
Một thi sĩ phương Tây ngày trước đã nói đúng lắm: những vật vô tri vô giác đều có một linh hồn, nó vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến. Cái tổ ong sau thềm nhà, cái giá đặt đõ ong, từng chậu nước con con ở chân giá xanh lè vì rêu bám: bao nhiêu vật nhỏ nhẻ, vụn vặt mà đã gom góp cho tôi những cảm giác đầu tiên, những cái nhìn ngó đầu tiên vào ý nghĩa cuộc đời và vũ trụ. Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại. Linh hồn của đất đá, có phải là một điều bịa đặt của các thi nhân đâu.
(Huy Cận, Hồi kí Song đôi, NXB Hội nhà văn, 2012)
* Chú thích:
1. Đõ: Đồ dùng để nuôi ong; thường làm bằng một đoạn thân cây rỗng, bịt kín hai đầu, ở giữa có khoét lỗ để ong ra vào làm tổ.
2. Vượng: Ở trạng thái phát triển theo hướng đi lên.
3. Sây: Sai, trĩu, đông đúc (không “sây” lắm: không đông đúc lắm).
4. Xa côi: Xa vắng và lẻ loi.
5. Ong chúa: Con ong duy nhất có khả năng sinh sản trong một đàn ong.
6. Cày ải: Cày lúc ruộng đã khô để phơi đất qua mưa nắng cho tơi xốp.
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Câu văn “Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại.” thể hiện suy nghĩ, cảm nhận gì của tác giả?
Câu 3. Theo em, vì sao văn bản có tên là “Thương nhớ bầy ong”?
Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu văn sau “Nhìn ong trại đi, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác.”
Câu 5. Thông điệp của văn bản là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: tự sự.
Câu 2. Bất ngờ, choáng ngợp khi bầy ong bay đi và không trở về nữa.
Câu 3. Nhân vật tôi rất nhớ thương, trân trọng bầy ong.
Câu 4.
– Các biện pháp tu từ:
+ So sánh “nhìn ong trại đi” như “một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác”.
+ Ẩn dụ “một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác”: chỉ nỗi buồn đau, tiếc nuối.
– Tác dụng:
+ Làm cho câu văn trở nên sinh động, gợi cảm, cụ thể.
+ Cho thấy nỗi buồn, đau đớn, nhớ thương, tiếc nuối của nhân vật tôi khi đàn ong bay đi.
+ Sự quan sát tinh tế và tình yêu của tác giả dành cho đàn ong.
Câu 5. Thông điệp: Yêu quý, trân trọng những kí ức đẹp của tuổi thơ hồn nhiên.
................................
................................
................................
Xem thử Bộ đề thi vào 10 Văn 2025 Xem thử Đề thi thử vào 10 Văn 2025 Xem thử Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng
Xem thêm các chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2025 có đáp án hay khác:
Để học tốt lớp 10 các môn học sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát cấu trúc đề thi vào 10 môn Văn của các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)