Tài liệu Ôn thi vào lớp 10 môn Văn phần Văn bản nghị luận năm 2025

Tài liệu Ôn thi vào lớp 10 môn Văn phần Văn bản nghị luận trong bộ Chuyên đề ôn thi Văn vào lớp 10 năm 2025 đầy đủ lý thuyết và bài tập đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn.

Tài liệu Ôn thi vào lớp 10 môn Văn phần Văn bản nghị luận năm 2025

- Bộ đề ôn thi vào 10 môn Văn năm 2025 có lời giải chi tiết:

Xem thử Bộ đề thi vào 10 Văn 2025 Xem thử Đề thi thử vào 10 Văn 2025 Xem thử

- Bộ đề thi vào 10 môn Văn Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng gồm 8 đề thi CHÍNH THỨC từ năm 2015 → 2024 có lời giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu ôn thi Văn vào 10 Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng:

Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề ôn thi vào 10 môn Văn năm 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

I. Khái lược về văn bản nghị luận

1. Khái niệm

    Văn bản nghị luận là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó thông qua một hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được tổ chức chặt chẽ.

    Đề tài của văn bản nghị luận rất rộng, bao gồm mọi vấn đề của đời sống như chính trị, xã hội, đạo đức, triết học, nghệ thuật, văn học,...

    Căn cứ vào đề tài được đề cập và nội dung triển khai, có thể chia văn bản nghị luận thành nhiều tiểu loại, trong đó nghị luận xã hội và nghị luận văn học là hai tiểu loại phổ biến, quen thuộc.

    Ở những bối cảnh văn hóa và thời đại khác nhau, văn bản nghị luận có những đặc điểm riêng. Khi viết văn bản nghị luận, tùy vào tính chất của thể văn được chọn (hịch, cáo, tựa, bạt, phiếm luận,...) và nội dung bàn luận, các tác giả có thể sử dụng cả yếu tố biểu cảm và tự sự để làm tăng hiệu quả thuyết phục cho văn bản.

2. Một số thành tố của văn bản nghị luận

Quảng cáo

2.1. Luận đề, luận điểm, ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ giữa chúng

    - Luận đề, luận điểm, ý kiến, lí lẽ, bằng chứng

    Một bài văn nghị luận bao gồm nhiều thành tố: luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng,... Các thành tố đó được tổ chức thành một chỉnh thể, có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhằm đạt hiệu quả thuyết phục cao nhất.

    + Luận đề là vấn đề được luận bàn trong văn bản nghị luận. Vấn đề đó có tính chất bao trùm, xuyên suốt văn bản. Mỗi văn bản nghị luận thường chỉ có một luận đề.

    Luận đề có thể được nêu rõ ở nhan đề, ở một số câu hoặc có thể được khái quát từ toàn bộ nội dung của văn bản. Luận đề trong văn bản nghị luận xã hội là hiện tượng hay vấn đề của đời sống được nêu để bàn luận.

    Các vấn đề được bàn trong văn bản nghị luận: Mọi vấn đề của đời sống xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học,... đều có thể được nêu ra để bàn trong văn bản nghị luận. Văn bản nghị luận có giá trị phải chọn được vấn đề đáng quan tâm, có ý nghĩa với nhiều người. Trước một vấn đề, có thể có nhiều ý kiến khác nhau.

Quảng cáo

    + Luận điểm là các ý triển khai những khía cạnh khác nhau của một luận đề trong văn bản nghị luận. Qua luận điểm được trình bày, có thể nhận thấy ý kiến cụ thể của người viết về vấn đề được bàn luận.

    Số lượng luận điểm nhiều hay ít tuỳ thuộc vào nội dung vấn đề được triển khai trong bài nghị luận. Các luận điểm lại được làm sáng tỏ bởi các lí lẽ và bằng chứng.

    + Ý kiến đánh giá chủ quan của người viết là những phát biểu, nhận định mang quan điểm riêng của tác giả nên chúng có thể đúng hoặc chưa đúng.

    Ý kiến thường là một nhận xét mang tính khẳng định hoặc phủ định như: Nguyên Hồng thực sự là nhà văn của nhân dân lao động. hoặc Không được săn bắt động vật hoang dã.. Ý kiến của văn bản nghị luận thường nêu ở nhan đề hoặc mở đầu bài viết.

    Tính khẳng định, phủ định trong văn nghị luận

    Văn nghị luận thể hiện rất rõ thái độ, nhận thức, lập trường và quan điểm của người viết. Trước vấn đề nêu lên để bàn luận, người viết cần bày tỏ ý kiến, khẳng định cái đúng, cái tốt; bác bỏ, phê phán cái sai, cái xấu,... Vì thế, ngôn ngữ văn nghị luận thường dùng các từ, các câu khẳng định, phủ định nhằm tạo cho bài văn một âm hưởng, giọng điệu mạnh mẽ, kiên quyết, hào sảng,... Ví dụ rõ nhất có thể thấy trong các văn bản nghị luận trung đại như Thiên đô chiếu (“Chiếu dời đô”) (Lý Công Uẩn), Dụ chư tì tướng hịch văn (“Hịch tướng sĩ” - Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (“Đại cáo bình Ngô” - Nguyễn Trãi),... hoặc các áng văn nghị luận hiện đại sau này của Hồ Chí Minh như Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,... Tính khẳng định và phủ định không chỉ có trong văn nghị luận xã hội mà trong cả văn nghị luận văn học. Ví dụ, trong đoạn văn sau đây, tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã sử dụng hàng loạt từ và câu khẳng định, phủ định để làm rõ vai trò của văn học:

Quảng cáo

    Con người không phải lúc nào cũng làm chủ được bản thân mình. Vả chăng hiểu được bản thân mình không phải là dễ. Văn học có tác dụng to lớn và sâu sắc giúp cho con người hiểu được chính mình. Khoa học khai hóa nhận thức về tự nhiên, về xã hội và con người nói chung. Nhưng trong đời sống tâm hồn và tâm lí của con người ngày càng trở nên phức tạp có những mảng, những lớp chiều sâu, những uẩn khúc chỉ có văn học và nghệ thuật mới soi thấu chuẩn bị cho sự tự ý thức. Trái tim của con người có những lí riêng mà lí trí của khoa học khó nắm bắt.

    + Lí lẽ là những căn cứ được sử dụng để giải thích, làm rõ cho luận điểm. Lí lẽ thường lời diễn giải có lí mà người nói/ người viết đưa ra để khẳng định ý kiến của mình. Lí lẽ thường tập trung nêu nguyên nhân, trả lời các câu hỏi: Vì sao?, Do đâu? (Chẳng hạn: Vì sao Thánh Gióng là truyện truyền thuyết?, Do đâu nước ngọt ngày càng khan hiếm?).

    + Bằng chứng khách quan (dẫn chứng) là những sự vật, số liệu có thật, có thể kiểm nghiệm được trong thực tế đời sống. Bằng chứng thường là các hiện tượng, số liệu cụ thể nhằm minh hoạ, làm sáng tỏ cho lí lẽ.

    - Luận đề, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, độc đáo

    + Luận điểm, lí lẽ tiêu biểu, độc đáo là ý đúng, ý sâu, ý mới của người viết khiến người đọc cảm thấy thích thú, tâm đắc.

    + Dẫn chứng tiêu biểu là những dẫn chứng điển hình, có tác dụng soi sáng luận điểm hoặc lí lẽ.

    + Trong văn bản nghị luận, các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự được sử dụng kết hợp với yếu tố nghị luận đề tăng cường tính thuyết phục cho luận đề, luận điểm. Nhờ các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự mà lí lẽ và dẫn chứng (số liệu, sự vật, hiện tượng, sự việc, con người,...) trở nên cụ thể và sinh động, giúp cho văn bản nghị luận vừa giàu chất trí tuệ, vừa gợi hình, gợi cảm.

    -Mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận

    Luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng là những yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong văn bản nghị luận. Mối liên hệ này có tính tầng bậc: Văn bản nghị luận trước hết phải có một luận đề. Từ luận đề, người viết triển khai thành các luận điểm/ ý kiến. Luận điểm gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp một cách hệ thống, hợp lí để giúp cho luận đề của văn bản được sáng rõ, thuyết phục. Mỗi luận điểm muốn có sức thuyết phục, cần được làm rõ bằng các lí lẽ và mỗi lí lẽ cần được chứng minh bằng các bằng chứng cụ thể. Lí lẽ là những căn cứ được sử dụng để giải thích, làm rõ cho luận điểm. Để có sức thuyết phục, lí lẽ cần chặt chẽ, xác đáng. Bằng chứng là những ví dụ cụ thể về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học (các hình ảnh, chi tiết, câu văn, câu thơ,... trong tác phẩm) hoặc ví dụ từ thực tế được đưa ra nhằm chứng minh, củng cố cho lí lẽ. Muốn có sức thuyết phục, bằng chứng cần phù hợp, tiêu biểu.

    Có thể hình dung mối liên hệ này qua sơ đồ sau:

Tài liệu Ôn thi vào lớp 10 môn Văn phần Văn bản nghị luận năm 2025

    Ví dụ:

Tài liệu Ôn thi vào lớp 10 môn Văn phần Văn bản nghị luận năm 2025

    - Cách sắp xếp, trình bày luận đề, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng

    Trong văn bản nghị luận, luận đề là quan điểm bao trùm toàn bộ bài viết, thường được nêu ở nhan đề hoặc trong phần mở đầu của bài viết. Luận điểm nhằm triển khai làm rõ cho luận đề; số luận điểm nhiều hay ít tuỳ thuộc vào dung lượng và nội dung của vấn đề. Mỗi luận điểm thường được trình bày bằng một câu khái quát và được làm sáng tỏ bởi các lí lẽ, dẫn chứng. Cách sắp xếp, trình bày các yếu tố trên thể hiện bố cục và trình tự, thứ bậc (kết cấu) của hệ thống ý trong bài nghị luận; giúp cho bài viết rõ ràng, mạch lạc và có sức thuyết phục cao.

    - Lập luận là cách thức trình bày và triển khai luận điểm; cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề; cách dùng những lí lẽ và dẫn chứng; cách sử dụng các thao tác như phân tích, giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu,... để làm sáng tỏ điều tác giả muốn nói, để người đọc hiểu, tin và đồng tình với mình.

    Các thao tác lập luận:

    + Chứng minh là phép lập luận dùng dẫn chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần được nghị luận là đáng tin cậy.

    + Giải thích là phép lập luận dùng lí lẽ để lí giải, qua đó giúp cho người đọc hiểu rõ một tư tưởng, một đạo lí nào đó, nhằm nâng cao nhận thức, tình cảm cho con người.

    + Phân tích là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

    + So sánh là làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác. + Bình luận là đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.

    + Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch, thiếu chính xác; từ đó nêu lên ý kiến thuyết phục người nghe, người đọc.

2.2. Yếu tố bổ trợ trong văn bản nghị luận

    Để tăng sức thuyết phục cho văn bản nghị luận, ngoài lí lẽ và bằng chứng, người viết còn có thể sử dụng một số yếu tố bổ trợ như thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm,...

    - Thuyết minh trong văn bản nghị luận có tác dụng giải thích, cung cấp những thông tin cơ bản xung quanh một vấn đề, khái niệm, đối tượng nào đó, làm cho việc luận bàn trở nên xác thực.

    - Miêu tả được dùng để tái hiện rõ nét, sinh động hơn những đối tượng có liên quan.

    - Tự sự chủ yếu đảm nhiệm việc kể câu chuyện làm bằng chứng cho luận điểm mà người viết nêu.

    - Biểu cảm giúp người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm làm cho văn bản có thêm sức lôi cuốn, thuyết phục. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận thể hiện nhiệt huyết của người viết trong việc bày tỏ và bảo vệ quan điểm. Nhờ các yếu tố biểu cảm như cảm xúc, hình ảnh, giọng điệu, không chỉ chủ kiến của người viết được bộc lộ rõ ràng mà khả năng tác động đến người đọc của văn bản nghị luận cũng được gia tăng.

    Một trong những yếu tố góp phần làm nên tính biểu cảm trong văn bản nghị luận là ngôn ngữ biểu cảm. Trong lập luận, người viết thường sử dụng nhiều từ ngữ (kết từ, tình thái từ) nhằm nhấn mạnh, tạo nên giọng văn giàu màu sắc biểu cảm.

    Ví dụ: Đọc đoạn văn trong Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh) sau đây và chú ý các từ in đậm để thấy cách lập luận và màu sắc biểu cảm của văn nghị luận:

    Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không “bảo hộ” được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.

    Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số động tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.

................................

................................

................................

Xem thử Bộ đề thi vào 10 Văn 2025 Xem thử Đề thi thử vào 10 Văn 2025 Xem thử Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng

Xem thêm các chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2025 có đáp án hay khác:

Để học tốt lớp 10 các môn học sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát cấu trúc đề thi vào 10 môn Văn của các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học