Tài liệu Ôn thi vào lớp 10 môn Văn phần Kịch năm 2025

Tài liệu Ôn thi vào lớp 10 môn Văn phần Kịch trong bộ Chuyên đề ôn thi Văn vào lớp 10 năm 2025 đầy đủ lý thuyết và bài tập đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn.

Tài liệu Ôn thi vào lớp 10 môn Văn phần Kịch năm 2025

- Bộ đề ôn thi vào 10 môn Văn năm 2025 có lời giải chi tiết:

Xem thử Bộ đề thi vào 10 Văn 2025 Xem thử Đề thi thử vào 10 Văn 2025 Xem thử

- Bộ đề thi vào 10 môn Văn Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng gồm 8 đề thi CHÍNH THỨC từ năm 2015 → 2024 có lời giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu ôn thi Văn vào 10 Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng:

Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề ôn thi vào 10 môn Văn năm 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

I. Khái lược về kịch và bi kịch

1. Kịch

    Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp. Trong phạm vi văn học, loại văn bản kịch được nêu ra thực chất là phần văn bản của tác phẩm kịch (kịch bản văn học). Do kịch thường được viết ra để diễn (trong sân khấu và điện ảnh) nên tác phẩm kịch không thể chứa đựng một dung lượng hiện thực rộng lớn như truyện, cũng không thể lắng lại trong những mạch chìm của cảm xúc, suy nghĩ như thơ ca, mà kịch lựa chọn những xung đột trong đời sống làm đối tượng mô tả. Trong xung đột kịch, những vấn đề thuộc bản chất của hiện thực được dồn nén, quy tụ, nổi bật. Xung đột kịch được cụ thể hoá bằng hành động kịch, đó là sự tổ chức cốt truyện với các tình tiết, sự kiện, biến cố theo một diễn biến lô gích, chặt chẽ, nhất quán. Hành động kịch được thực hiện bởi các nhân vật kịch, chính trong quá trình đó nhân vật bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình.

    Trong kịch, các nhân vật được xây dựng bằng chính ngôn ngữ (lời thoại) của họ. Ngôn ngữ kịch có ba loại: đối thoại (lời của các nhân vật nói với nhau), độc thoại (lời nhân vật tự bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình), bàng thoại (lời nhân vật nói riêng với người xem). Qua lời thoại, tính cách nhân vật, những vấn đề, những mâu thuẫn cũng như cuộc sống xã hội hiện dần lên. Ngôn ngữ kịch mang tính hành động và tính khẩu ngữ cao.

Quảng cáo

2. Bi kịch

    Bi kịch thuộc thể loại kịch, viết về những câu chuyện buồn bã, đau đớn với những tình huống căng thẳng và kết thúc bi thảm; đánh thức niềm thương cảm, xót xa trong tâm hồn người đọc, người xem.

    - Cốt truyện bi kịch cổ điển thường mượn từ các truyện huyền thoại hoặc lịch sử. Sự kiện, biến cố thường diễn ra gay cấn, bất ngờ, xoay quanh những mâu thuẫn không thể giải quyết dẫn đến xung đột và kết cục bi thảm (tai hoạ hay cái chết). Kết thúc bi thảm của số phận nhân vật bi kịch thường có ý nghĩa thức tỉnh, dự báo một cái gì đó tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong cuộc sống và trong mỗi con người.

    - Nhân vật chính trong bi kịch thường là nhân vật anh hùng hoặc xuất thân từ cung đình (vua chúa, hoàng tử, tướng lĩnh, công nương,...), người có những phẩm chất, năng lực vượt trội, có khát vọng lớn,... nhưng phải đối đầu với thực tế không thể hoá giải hoặc sai lầm của chính bản thân nên dẫn đến kết cục thất bại hay cái chết bi thảm.

Quảng cáo

    Lời thoại trong bi kịch là lời của các nhân vật thể hiện suy nghĩ, tình cảm của nhân vật.

    - Có hai kiểu xung đột chính trong bi kịch:

    + Xung đột giữa những khát vọng đẹp đẽ của nhân vật với hoàn cảnh thực tế. Ở đây, cần lưu ý là nhân vật ý thức được tình trạng này nhưng không khuất phục, không thoả hiệp trước nó cho dù phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.

    ⮚ Ví dụ:  xung đột trong vở bi kịch Ham-lét của Uy-li-am Sếch-xpia là xung đột giữa ý chí, nghị lực và khát vọng trả thù của Ham-lét với những thế lực đen tối, bạo tàn trong cung đình cũng như ngoài xã hội.

    + Xung đột nằm trong chính nhân vật. Đó là cuộc đấu tranh giằng xé giữa vẻ đẹp khát vọng, những giá trị tích cực của nhân vật với phần bóng tối trong nội tâm nhân vật. Điều đó khiến nhân vật phải trả giá bằng sự thất bại hoặc cái chết bi thảm.

    ⮚Ví dụ:  ở nhân vật Ham-lét, bên cạnh cuộc đấu tranh với thế lực bên ngoài, còn có cuộc đấu tranh bên trong giữa con người mạnh mẽ, nhân văn với những yếu đuối, do dự của chàng.

Quảng cáo

    Trong thực tế, có thể cả hai kiểu xung đột trên đồng thời hiện diện ngay trong số phận, tính cách của một nhân vật. Tuy nhiên, vẫn có một kiểu xung đột nào đó giữ vai trò chủ đạo. Về cơ bản, Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Sếch-xpia) và Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) thuộc kiểu xung đột thứ nhất; Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng) và Trương Chi (Nguyễn Đình Thi) thuộc kiểu xung đột thứ hai.

II. Cách đọc hiểu văn bản kịch

1. Yêu cầu chung khi đọc văn bản kịch

    - Đọc kĩ lời giới thiệu, tiểu dẫn để có hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm, thời đại mà tác phẩm ra đời, vị trí của đoạn trích trong toàn bộ tác phẩm.

    - Tập trung chú ý vào lời thoại của các nhân vật. Ngôn ngữ kịch ngoài chức năng biểu đạt tư tưởng, tình cảm như lời nói thông thường còn mang tính hành động. Đó là những lời tranh luận, biện bác làm thay đổi tình thế, khắc sâu mâu thuẫn, thúc đẩy sự tiến triển của xung đột. Qua lời thoại, xác định quan hệ của các nhân vật, tìm hiểu đặc điểm, tính cách của từng nhân vật.

    - Phân tích hành động kịch. Từ lời thoại, đặc điểm, tính cách và mối quan hệ tác động lẫn nhau của các nhân vật, tìm hiểu các tình tiết, sự kiện, biến cố tạo nên diễn biến của cốt truyện. Xác định rõ đâu là xung đột chủ yếu, đâu là xung đột thứ yếu, phân tích diễn tiến và kết quả của từng xung đột đó.

    - Qua diễn tiến căng thẳng của xung đột và thái độ, hành động, số phận của các nhân vật trong xung đột, cần nêu rõ chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm. Mọi giá trị của tác phẩm kịch đều khởi nguồn từ xung đột và nghệ thuật thể hiện xung đột. Xung đột là cơ sở của kịch (Pha-đê-ép).

2. Cách đọc văn bản bi kịch

    - Đọc kĩ văn bản để nhận diện, hình dung được bối cảnh, cốt truyện kịch, hệ thống các nhân vật, lời thoại của nhân vật kịch.

    - Phát hiện các mâu thuẫn, xung đột giữa các nhân vật kịch hoặc các lực lượng được nhà văn xây dựng trong văn bản kịch.

    - Phân tích, lí giải, đánh giá về những mâu thuẫn căn bản, gay gắt và những xung đột chính trong văn bản kịch.

    - Nhận xét, giải thích được ý nghĩa của văn bản kịch, đánh giá được sự thay đổi của nhân vật thông qua việc tiến hành khai thác một số yếu tố hình thức nghệ thuật (mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, lời thoại...) trong văn bản kịch.

    - Từ vấn đề đặt ra trong văn bản kịch, liên hệ, kết nối với thực tiễn cuộc sống của bản thân và thấy được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh.

III. Bài tập

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Hồn Trương Ba: (sau một chút suy nghĩ) Ông Đế Thích ơi, tôi không thể tiếp tục sống trong thân xác vật chất này nữa, không thể chấp nhận được!

Đế Thích: Tại sao vậy? Có điều gì không ổn à!

Hồn Trương Ba: Không thể sống đồng thời ở hai thế giới khác nhau. Tôi muốn được tự do và toàn vẹn.

Đế Thích: Ông cứ tưởng mọi người đều có thể tự do và toàn vẹn ư? Thậm chí tôi cũng không được. Ở bên ngoài, tôi không thể sống theo ý mình. Ngọc Hoàng cũng vậy, thường phải tuân thủ theo danh vị Ngọc Hoàng. Dưới trần gian, trên thiên đình đều vậy, ngoại trừ ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể ông đã tan biến trong bùn đất, chỉ còn lại dáng hình mờ nhạt của ông thôi!

Hồn Trương Ba: Sống dựa vào tài sản, của cải của người khác, thực sự không nên. Bây giờ, thân thể của tôi cũng phải sống nhờ vào thân hình này. Ông chỉ muốn tôi tiếp tục sống, nhưng việc sống ra sao thì ông không cần biết!

(Trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ)

Câu 1. Chủ đề chính của đoạn trích là gì?

Câu 2. Hồn Trương Ba thể hiện thái độ nào đối với tình hình “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”? Hãy mô tả cảm nhận về tâm hồn của nhân vật Hồn Trương Ba.

Câu 3. Theo bạn, con người cần phải sống như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1. Chủ đề của đoạn trích là: Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích thể hiện sự kiên quyết từ chối, không chấp nhận cảnh sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.

Câu 2.

– Trước vấn đề “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, Trương Ba thể hiện sự kiên quyết từ chối. Trong lời thoại của Hồn Trương Ba, ta thấy điều này được lặp lại nhiều lần: không thể, không thể, không thể. Ngoài ra, ông cũng mạnh mẽ chỉ ra sai lầm của Đế Thích: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”.

– Thái độ kiên quyết từ chối cảnh sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, sống nhờ thân xác của người khác, là minh chứng cho tâm hồn trong sạch, ngay thẳng, và tự trọng của Hồn Trương Ba.

Câu 3.

 – Cuộc sống của con người thật quý giá, nhưng sống đúng với bản thân, sống trọn vẹn những giá trị mình mong muốn và theo đuổi là điều còn quý hơn. Ý nghĩa thực sự của cuộc sống nằm ở việc sống tự nhiên, hài hòa giữa tâm hồn và thể xác.

– Con người cần phải liên tục đấu tranh với khó khăn, với chính mình, chống lại sự vật chất để hoàn thiện bản thân và tiến tới những giá trị tinh thần cao quý: điều này thể hiện qua cuộc đối thoại với thân xác bề ngoài.

................................

................................

................................

Xem thử Bộ đề thi vào 10 Văn 2025 Xem thử Đề thi thử vào 10 Văn 2025 Xem thử Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng

Xem thêm các chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2025 có đáp án hay khác:

Để học tốt lớp 10 các môn học sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát cấu trúc đề thi vào 10 môn Văn của các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học