(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

Chuyên đề Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong tài liệu ôn thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội và Tp.HCM theo cấu trúc mới nhất đầy đủ lý thuyết trọng tâm, các dạng bài & bài tập đa dạng từ cơ bản đến nâng cao giúp Giáo viên & học sinh có thêm tài liệu ôn thi ĐGNL HSA, VACT Chuyên đề: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đạt kết quả cao.

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Đề thi & Tài liệu ôn thi ĐGNL năm 2025 của các trường theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

CHUYÊN ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

► KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Nội dung 2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

1. Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ

+ Từ thế kỉ XVI - XVIII, các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu nổ ra và thắng lợi ở Nê-đéc-lan, Anh, Bắc Mỹ, Pháp,… đã mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

+ Từ nửa sau thế kỉ XIX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau ở châu Âu và Bắc Mỹ. Mặc dù vẫn có những hạn chế, nhưng thắng lợi của các cuộc cách mạng này đã dẫn đến sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.

2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

a) Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa

♦ Thời gian: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhiều nước tư bản (Anh, Pháp, Mĩ, Hà Lan,…) đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, gắn liền với việc mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng thông qua hoạt động xâm lược thuộc địa.

♦ Khái quát về quá trình xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc:

- Nguyên nhân thúc đẩy các nước tư bản xâm lược thuộc địa:

Quảng cáo

+ Nhu cầu ngày càng cao về nguồn nguyên liệu, nhân công và thị trường,…

+ Thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt với các nước đế quốc:

▪ Cung cấp nhân công, nguyên liệu,…

▪ Là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hóa của chính quốc.

▪ Là cơ sở hậu cần cho chính quốc trong các cuộc chiến tranh.

- Đối tượng xâm lược: các nước thuộc châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh.

- Phương thức xâm lược: truyền giáo, kinh tế, quân sự, ngoại giao,…

- Kết quả: đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã thiết lập được ách cai trị ở hầu hết các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh.

b) Sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản

♦ Thời gian: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, CNTB mở rộng, phát triển trên phạm vi toàn cầu, trở thành hệ thống thế giới.

♦ Biểu hiện:

Quảng cáo

- Các nước Mỹ Latinh sau khi giành lại độc lập đã đi theo con đường TBCN.

-  Nhật Bản, Xiêm tiến hành cải cách; Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc....

- Thuộc địa của thực dân phương Tây bị cưỡng ép đi theo con đường TBCN.

- Nền sản xuất của các nước TBCN phát triển mạnh (nhờ ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật) dẫn đến sự hình thành các tổ chức lũng đoạn và tiến hành xuất khẩu tư bản.

c) Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền

♦ Thời gian: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

♦ Khái niệm: Chủ nghĩa tư bản độc quyền là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hoá trong nền kinh tế.

♦ Đặc điểm:

- Hình thành các tổ chức độc quyền có vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.

Quảng cáo

+ Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để ập trung phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận cao.

+ Các tổ chức độc quyền thường tồn tại dưới hình thức: các-ten; Xanh-đi-ca, Tơ-rớt,…

+ Các tổ chức độc quyền có vai trò chi phối đời sống kinh tế của các nước tư bản

- Tầng lớp tư bản tài chính ra đời trên cơ sở dung hợp giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp.

- Việc xuất khẩu tư bản giữ vai trò quan trọng.

- Các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.

- Hình thành các liên minh độc quyền quốc tế.

3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại

a) Khái niệm và đặc điểm

- Khái niệm: Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

- Đặc điểm:

+ Là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

+ Có sức sản xuất phát triển cao

+ Lực lượng lao động có nhiều chuyển biến quan trọng

+ Là một hệ thống thế giới và mang tính toàn cầu.

+ Không ngừng tự điều chỉnh, thích ứng để tồn tại và phát triển.

b) Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại

- Tiềm năng:

+ Trình độ sản xuất phát triển cao; áp dụng thành tựu của cách mạng 4.0

+ Có kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế, có cơ sở pháp chế kiện toàn và cơ chế vận hành xã hội tương đối hoàn chỉnh.

+ Có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển.

+ Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã tạo ra những nguồn lực bên ngoài quan trọng để phát triển kinh tế.

- Thách thức:

+ Gia tăng tình trạng bất bình đẳng xã hội (ví dụ: năm 2011, phong trào 99 chống lại 1 bùng nổ ở Mĩ sau đó nhanh chóng lan rộng ra các nước tư bản khác)

+ Đối mặt nhiều vấn đề chính trị, xã hội nan giải (ví dụ: tình trạng phân biệt sắc tộc; nguy cơ khủng bố,…).

+ Tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng mang tính toàn cầu, như: khủng hoảng tài chính - tiền tệ; khủng hoảng môi trường,… (ví dụ: khủng hoảng nợ công ở châu Âu năm 2008,…)

► BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiền đề về kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?

A. Chế độ phong kiến chuyên chế hoặc chế độ thuộc địa kìm hãm kinh tế tư bản chủ nghĩa.

B. Chế độ phong kiến chuyên chế đã thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.

C. Sự cai trị của chính quốc đối với thuộc địa đã thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời đồng thời với sự xác lập của chế độ phong kiến chuyên chế.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tiền đề về kinh tế của cuộc Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII)?

A. Các ngành luyện kim, thiếc, đóng tàu phát triển nhanh.

B. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

C. Luân Đôn là trung tâm công - thương nghiệp, tài chính lớn.

D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa không xâm nhập vào nông nghiệp.

Câu 3. Ở Anh, vào cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI, sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp được biểu hiện rõ nét thông qua phong trào nào sau đây?

A. “Phát triển ngoại thương”.

B. “Phát kiến địa lí”.

C. “Rào đất cướp ruộng”.

D. “Cách mạng Xanh”.

Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tiền đề chính trị của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?

A. Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế, thực dân gây bất mãn cho nhân dân.

B. Sự tồn tại của nhà nước quân chủ lập hiến gây bất mãn cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.

C. Mâu thuẫn dân tộc gay gắt giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân xâm lược.

D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản, quý tộc mới với nhân dân lao động ngày càng sâu sắc.

Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những tiền đề về xã hội của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?

A. Xuất hiện các lực lượng xã hội mới đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

B. Mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội mới với chế độ phong kiến hoặc chủ nghĩa thực dân.

C. Quần chúng nhân dân sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản và quý tộc mới… để làm cách mạng.

D. Xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới…, đại diện cho phương thức sản xuất phong kiến.

Câu 6. Ở Bắc Mỹ, phương thức kinh doanh trong các đồn điền tại những bang miền Nam đã dẫn đến sự hình thành của tầng lớp nào?

A. Quý tộc phong kiến.

B. Quý tộc mới.

C. Chủ nô.

D. Nông nô.

Câu 7. Ở Anh, vào cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI, sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp đã dẫn đến sự ra đời của tầng lớp nào?

A. Quý tộc phong kiến.

B. Quý tộc mới.

C. Chủ nô.

D. Nông nô.

Câu 8. Lực lượng nào sau đây không thuộc Đẳng cấp thứ ba trong xã hội Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?

A. Giai cấp tư sản.

B. Nông dân.

C. Tăng lữ Giáo hội.

D. Bình dân thành thị.

Câu 9. Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là

A. Cải cách tôn giáo.

B. Văn hóa Phục hưng.

C. thuyết Kinh tế học cổ điển.

D. Triết học Ánh sáng.

Câu 10. Những đại diện tiêu biểu trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII) là

A. C.Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I. Lê-nin.

B. S.Mông-te-xki-ơ, Ph.Vôn-te, G.Rút-xô.

C. C.Phu-ri-ê, C.Xanh-xi-mông, R.Ô-oen.

D. A.Xmit, C.Xanh-xi-mông, Ph.Vôn-te.

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII)?

A. Củng cố hệ tư tưởng của chế độ phong kiến.   

B. Dọn đường cho cách mạng tư sản Pháp bùng nổ.

C. Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến.

D. Thúc đẩy cách mạng tư sản Pháp phát triển đi lên.

Câu 12. Các cuộc cách mạng tư sản đều hướng tới thực hiện mục tiêu nào sau đây?

A. Xây dựng nhà nước pháp quyền và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tự nhiên.

B. Xóa bỏ những trở ngại trên con đường xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

C. Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền.

D. Duy trì, bảo vệ và củng cố nền cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế.

................................

................................

................................

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Xem thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội HSA và ĐHQG Tp.HCM VACT hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học