Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 9 ôn thi vào 10 năm 2023 có đáp án

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 9 ôn thi vào 10 năm 2023 có đáp án

Nhằm mục đích học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Địa Lí lớp 9 để chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn bộ Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 9 chọn lọc, có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 9 có đáp án mới nhất

Thi online trắc nghiệm Địa Lí 9 có đáp án

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 1 có đáp án năm 2021

Câu 1 Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chiếm số dân đông nhất là dân tộc

A. Kinh.

B. Tày.

C. Thái.

D. Chăm.

Lời giải 

Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chiếm số dân đông nhất là dân tộc Kinh (86,2%).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2 Dân tộc Kinh chiếm bao nhiêu % trong tổng dân số của nước ta?

A. 86%.

B. 76%.

C. 90%.

D. 85%.

Lời giải 

Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Kinh có số dân đông nhất nước ta, chiếm khoảng 86% dân số cả nước.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3 Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở

A. Vùng miền núi và đồng bằng ven biển.

B. Vùng đồng bằng, trung du và ven biển.

C. Vùng miền núi và trung du.

D. Vùng đồng bằng.

Lời giải

Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và ven biển (duyên hải).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4 Đặc điểm nào dưới đây không phải của người Kinh?

A. Là lực lượng sản xuất đông đảo trong các ngành kinh tế.

B. Là dân tộc có số dân đông nhất nước ta.

C. Là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước.

D. Là dân tộc cư trú chủ yếu ở khu vực miền núi.

Lời giải Người Việt (Kinh) phân bố rộng khắp cả nước song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải. => D sai.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5 Vùng đồng bằng, trung du và ven biển có dân tộc nào sinh sống nhiều nhất?

A. Dân tộc Thái.

B. Dân tộc Tày.

C. Dân tộc Chăm.

D. Dân tộc Kinh.

Lời giải 

Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và ven biển (duyên hải).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6 Người Tày, Nùng, Thái, Mường phân bố ở khu vực

A. vùng núi thấp.

B. sườn núi 700 – 1000m.

C. vùng núi cao.

D. vùng đồng bằng, bán bình nguyên.

Lời giải

Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc: là địa bàn cư trú của trên 30 dân tộc. Trong đó vùng thấp là địa bàn cư trú của người Tày,  Nùng (tả ngạn sông Hồng) và người Thái, Mường (hữu ngạn sông Hồng).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7 Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ có khoảng bao nhiêu dân tộc sinh sống?

A. 35.

B. 30.

C. 40.

D. 25.

Lời giải 

Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc: là địa bàn cư trú của trên 30 dân tộc. Trong đó vùng thấp là địa bàn cư trú của người Tày,  Nùng (tả ngạn sông Hồng) và người Thái, Mường (hữu ngạn sông Hồng).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8 Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người nào sau đây?

A. Thái, Mông, Dao.

B. Cơ-ho, Ê-đê, Gia-rai.

C. Chăm, Khơ – me, Ba-na.

D. Chăm, Khơ-me, Hoa.

Lời giải

Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me và Hoa. Trong đó người Chăm, Khơ –me cư trú thành từng dải; người Hoa chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9 Dân tộc Chăm và Khơ-me cư trú chủ yếu ở khu vực nào?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên.

D. Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Lời giải 

Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10 Bên cạnh người Việt và các dân tộc ít người, nước ta còn có nhóm dân cư nào cũng được xem là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

A. Định cư ở nước ngoài.

B. Cư trú trên các vùng núi cao.

C. Sinh sống ngoài hải đảo.

D. Phân bố dọc biên giới.

Lời giải

Người Việt định cư ở nước ngoài (kiều bào) cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 2 có đáp án năm 2021

Câu 1 Vào cuối những năm 50 của Thế kỉ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng

A. đô thị hóa tự phát.

B. bùng nổ dân số.

C. ô nhiễm môi trường.

D. công nghiệp hóa.

Lời giải 

Vào cuối những năm 50 TK XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng “bùng nổ dân số”.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2 Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?

A. Bắt đầu từ cuối những năm 50 và kết thúc vào những năm cuối của thế kỉ XX.

B. Bắt đầu từ đầu những năm 80 và kết thúc vào những năm đầu của thế kỉ XIX.

C. Bắt đầu từ đầu những năm 50 và kết thúc vào những năm cuối của thế kỉ XX.

D. Bắt đầu từ cuối những năm 80 và kết thúc vào những năm đầu của thế kỉ XIX.

Lời giải 

Hiện tượng “bùng nổ dân số” ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 và chấm dứt vào trong những năm cuối thế kỉ XX.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3 So sánh với quy mô dân số của các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, Việt Nam là nước có

A. dân số đông.

B. dân số ít.

C. dân số trẻ.

D. dân số già.

Lời giải 

Việt Nam là nước đông dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4 Hiện nay, dân số nước ta đứng thứ bao nhiêu trên thế giới?

A. 13.

B. 15.

C. 14.

D. 10.

Lời giải 

Năm 2017 là khoảng 95,5 triệu người đứng thứ 14 trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5 Trước đây, tỉ số giới tính của nước ta mất cân đối do nguyên nhân chủ yếu nào

A. Dịch bệnh lây lan.

B. Đô thị hóa tự phát.

C. Chiến tranh kéo dài.

D. Phân bố dân cư hợp lí.

Lời giải 

Trước đây, tỉ số giới tính của nước ta mất cân đối do chiến tranh kéo dài, cần nhiều nam để chiến đấu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6 Chiến tranh kéo dài làm cho tỉ số giới tính nước ta thay đổi như thế nào?

A. Không thay đổi.

B. Nam nhiều hơn nữ.

C. Tăng lên.

D. Mất cân đối.

Lời giải 

Trước đây, chiến tranh kéo dài, số nam giới tham gia chiến tranh và hi sinh rất nhiều nên dân số nữ nhiều hơn dân số nam -> tỉ số giới tính mất cân đối.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7 Tỉ số giới tính thường cao ở những khu vực có hiện tượng:

A. chuyển cư.

B. xuất cư.

C. đô thị hóa.

D. nhập cư.

Lời giải 

Tỉ số giới tính thường cao ở những khu vực có hiện tượng nhập cư như Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước. Dân cư vùng nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng di cư đến các khu vực Tây Nguyên, Bình Phước, Quảng Ninh để khai hoang sản xuất nông nghiệp, khai thác mỏ than

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8 Khu vực Tây Nguyên của nước ta lại có tỉ số giới tính cao do

A. chuyển cư.

B. xuất cư.

C. đô thị hóa.

D. nhập cư.

Lời giải

Tây Nguyên có tỉ số giới tính cao do có hiện tượng nhập cư. Dân cư vùng nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng di cư đến các khu vực Tây Nguyên, Bình Phước, Quảng Ninh để khai hoang sản xuất nông nghiệp, khai thác mỏ than. Mà dân số xuất cư lại chủ yếu là nam giới -> tỉ số giới tính cao.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có xu hướng giảm chủ yếu là nhờ

A. thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

B. chủ trương xóa đói giảm nghèo, phân bố lại dân cư.

C. làm tốt phong trào xóa mù chữ ở vùng núi và trung du.

D. thực hiện chủ trương đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa.

Lời giải 

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có xu hướng giảm chủ yếu là nhờ thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10 Nhờ việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta đã

A. tăng lên.

B. không có sự thay đổi.

C. giảm xuống.

D. xuống mức âm.

Lời giải

Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có xu hướng giảm.

Đáp án cần chọn là: C

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 3 có đáp án năm 2021

Câu 1 Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Lời giải

Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2) và các đô thị. Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2 năm 2003).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2 Dân cư nước ta tập trung đông ở khu vực

A. đồng bằng, ven biển.

B. miền núi.

C. vùng biên giới.

D. cao nguyên.

Lời giải

Dân cư nước ta tập trung đông ở khu vực đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3 Dân cư nước ta phân bố thưa thớt ở

A. đồng bằng.

B. ven biển.

C. miền núi.

D. thành phố lớn.

Lời giải 

Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2) và các đô thị. Miền núi dân cư thưa thớt (khoảng 100 người/km2).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4 Mật độ dân số của khu vực miền núi khoảng

A. trên 1000 người/km2.

B. 500 người/km2.

C.100 – 1000 người/km2.

D. 100 người/km2.

Lời giải 

Miền núi dân cư thưa thớt, mật độ dân số chỉ khoảng 100 người/km2.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5 Dân cư nước ta sinh sống chủ yếu ở

A. ngoại thành.

B. ven biển.

C. nông thôn.

D. thành thị.

Lời giải 

Dân cư nước ta sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn (74%), ít hơn ở thành thị (26%).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6 Tỉ lệ dân nông thôn nước ta có đặc điểm

A. thấp hơn tỉ lệ dân thành thị.

B. bằng tỉ lệ dân thành thị.

C. cao hơn tỉ lệ dân thành thị.

D. bằng một nửa tỉ lệ dân thành thị.

Lời giải 

Dân cư nước ta phần lớn sinh sống ở khu vực nông thôn. Tỉ lệ dân nông thôn là 74%, tỉ lệ dân thành thị là 26%.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7 Người Kinh ở vùng nông thôn sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là

A. làng, ấp.

B. buôn, plây.

C. phum, sóc.

D. bản, phum.

>

Lời giải 

Người Kinh ở vùng nông thôn sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là làng, ấp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8 Các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là

A. làng, ấp.

B. phum, sóc.

C. buôn, plây.

D. bản.

Lời giải

Các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là buôn, plây.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9 Người Tày, Thái Mường gọi các điểm dân cư là

A. làng.

B. plây.

C. phum.

D. bản.

Lời giải

Người Tày, Thái Mường gọi các điểm dân cư là bản

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10 Người Khơ-me gọi các điểm dân cư là

A. làng.

B. bản.

C. phum, sóc.

D. plây.

Lời giải Người Khơ-me gọi các điểm dân cư là phum, sóc.

Đáp án cần chọn là: C

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 4 có đáp án năm 2021

Câu 1 Thế mạnh nổi bật về số lượng lao động nước ta là

A. tiếp thu khoa học nhanh.

B. có phẩm chất cần cù.

C. dồi dào, tăng nhanh.

D. nhiều kinh nghiệm sản xuất.

Lời giải 

Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2 Thế mạnh nổi bật về chất lượng lao động nước ta là

A. Đông.

B. Tăng nhanh.

C. Thể lực tốt.

D. Có nhiều kinh nghiệm.

Lời giải 

Dân số đông và tăng nhanh là thế mạnh về số lượng lao động nước ta. => A,B sai.

Lao động nước ta có hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn => C sai.

Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. => D đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3 Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong ngành

A. khai thác khoáng sản.

B. thủ công nghiệp.

C. cơ khí – điện tử.

D. chế biến thực phẩm.

Lời giải 

Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động. : Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4 Lao động nước ta không có kinh nghiệm trong ngành

A. thủ công nghiệp.

B. cơ khí – điện tử.

C. trồng lúa nước.

D. ngư nghiệp.

Lời giải 

Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Tuy nhiên lại có hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn. => lao động nước ta không có kinh nghiệm trong ngành cơ khí – điện tử.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5 Lao động nước ta có trở ngại lớn về

A. tính sáng tạo.

B. kinh nghiệm sản xuất.

C. khả năng thích ứng với thị trường.

D. thể lực và trình độ chuyên môn.

Lời giải

Nguồn lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6 Đâu không phải hạn chế của nguồn lao động nước ta?

A. Thể lực.

B. Trình độ chuyên môn.

C. Khả năng thích ứng với thị trường.

D. Dồi dào và tăng nhanh.

Lời giải

Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế cần nhiều lao động và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. => Dồi dào và tăng nhanh là đặc điểm thuận lợi của nguồn lao động nước ta.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7 Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế có sự thay đổi theo hướng

A. tăng tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp xây dựng – dịch vụ.

B. giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng công nghiệp – xây dựng.

C. tăng lỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, giảm công nghiệp – xây dựng.

D. giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng nông – lâm – ngư nghiệp.

Lời giải

Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực:

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng.

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8 Nói cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế nước ta thay đổi theo hướng tích cực vì

A. Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng.

B. Tỉ trọng lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp cao nhất.

C. Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng thấp nhất.

D. Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ giảm.

Lời giải 

Nói cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực vì

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng. => A đúng, D sai.

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm.

Tuy nhiên tỉ trong lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp còn cao, tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ còn thấp chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm. => B, C sai.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9 Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề dẫn đến tình trạng gì ở nông thôn nước ta

A. thiếu việc làm

B. di dân tự phát.

C. gia tăng dân số.

D. thất nghiệp trầm trọng.

Lời giải

Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn nước ta.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10 Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn?

A. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ.

B. Quá trình đô thị hóa.

C. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. Trình độ lao động ngày càng tăng.

Lời giải 

Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề nên vào thời gian nông nhàn người dân không có việc làm dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn nước ta.

Đáp án cần chọn là: A

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Địa Lí 9 khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Địa Lí 9 | Để học tốt Địa Lí 9 được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên