Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 12 Bài 11 (sách mới)
Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 12 Bài 11 (sách mới)
Lời giải Lịch Sử 12 Bài 11 sách mới. Mời các bạn đón đọc:
Lưu trữ: Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 12 Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 (sách cũ)
A. Lý thuyết bài học
I. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945
- Thứ nhất: chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới. Trong nhiều thập niên, các nước xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng mạnh về chính trị, kinh tế, quân sự...
Tuy nhiên, do những sai lầm nghiêm trọng về đường lối, chính sách và sự chống phá của thù địch, tới đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Thứ hai: phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh diễn ra sôi nổi và giành được nhiều thắng lợi to lớn, dẫn đến: sự tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc – thực dân; sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước Á, Phi và Mĩ Latinh bắt tay vào xây dựng, phát triển đất nước và đạt được nhiều thành tựu.
Lược đồ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh
- Thứ ba: sự vươn lênh nhanh chóng về kinh tế của các nước tư bản; hình thành ba trung tâm kinh tế lớn trên thế giới là Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu.
- Thứ tư: quan hệ quốc tế có nhiều chuyển biến phức tạp.
+ Trật tự hai cực Ianta được hình thành do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.
+ Thế giới chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đối đầu căng thẳng với đỉnh cao Chiến tranh lạnh.
+ Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới có nhiều thay đổi to lớn, phức tạp, song xu hướng chung là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
- Thứ năm: cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra mạnh mẽ với những tiến bộ phi thường và nhiều thành tựu kì diệu.
II. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH
Sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.
- Thứ nhất, các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Thứ hai, sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới.
- Thứ ba, ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Nguy cơ này càng trở nên trầm trọng khi ở nhiều nơi lại bộc lộ chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố.
Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mĩ
- Thứ tư, xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
- Xu thế chung của thế giới hiện nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là
A. Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận.
B. Một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng.
C. Một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa xã hội thao túng.
D. Một trật tự thế giới có sự phân cực giữa hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.
Lời giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã được xác lập. Đó là trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe- tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là
A. Mĩ - Anh - Pháp.
B. Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản.
C. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản.
D. Mĩ - Đức - Nhật Bản.
Lời giải:
Ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới được hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là: Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là
A. Trật tự hai cực - hai phe
B. Chiến tranh lạnh
C. Xu thế liên kết khu vực và quốc tế
D. Sự ra đời của các khối quân sự đối lập
Lời giải:
Trật tự hai cực – hai phe (hay còn gọi là trật tự hai cực Ianta) là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX. Cuộc chiến tranh lạnh hay sự ra đời của các khối quân sự đối lập trên thế giới đều là hệ quả của trật tự này.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập niên sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
B. Sự vươn lên mạnh mẽ của Tây Âu và Nhật Bản.
C. Sự thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mỹ Latinh.
D. Sự đối đầu giữa “hai cực” – hai phe: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.
Lời giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã được xác lập. Đó là trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
Đặc trưng hai cực - hai phe đó là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới?
A. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949)
B. Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu
C. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945)
D. Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959)
Lời giải:
Với thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949) đã nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á. Còn thắng lợi của cách mạng Cuba giúp mở rộng không gian địa lý sang khu vực Mĩ Latinh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Trong giai đoạn 1950-1973 nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kỳ
A. “Thực dân hóa” trên phạm vi toàn thế giới.
B. “Khủng hoảng” của chủ nghĩa thực dân.
C. “Thức tỉnh” của các dân tộc thuộc địa.
D. “Phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.
Lời giải:
Trong giai đoạn 1950 - 1973, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan đã tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và giành thắng lợi đầu tiên ở khu vực nào trên thế giới?
A. Đông Bắc Á
B. Mĩ Latinh
C. Đông Nam Á
D. Bắc Phi
Lời giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và giành thắng lợi đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. 3 quốc gia đầu tiên tuyên bố giành được độc lập là Inđônêxia (8-1945), Việt Nam (9-1945) và Lào (10-1945).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Sau chiến tranh thế giới thứ 2, khu vực nào của châu Á phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ nhất?
A. Đông Nam Á.
B. Đông Bắc Á.
C. Nam Á.
D. Tây Á.
Lời giải:
Tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh (15-8-1945) nhân dân Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành được độc lập và giải phóng được phần lớn lãnh thổ. Khu vực Đông Nam Á là khu vực diễn ra phong trào giải phóng dân tộc mạnh mẽ nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Á.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Đâu không phải là chuyển biến của hệ thống tư bản chủ nghĩa trong nửa sau thế kỉ XX?
A. Mĩ vươn lên trở thành đế quốc giàu mạnh nhất và triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới
B. Nhờ sự tự điều chỉnh kịp thời, nền kinh tế các nước tư bản có sự tăng trưởng khá liên tục, hình thành các trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
C. Xu hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ
D. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới
Lời giải:
Trong nửa sau thế kỉ XX, hệ thống tư bản chủ nghĩa đã có những chuyển biến quan trọng:
1- Từ sau chiến tranh, Mĩ vươn lên trở thành đế quốc giàu mạnh nhất. Với lực lượng kinh tế- tài chính và quân sự vượt trội, Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.
2- Nhờ sự tự điều chỉnh kịp thời, nền kinh tế các nước tư bản có sự tăng trưởng khá liên tục, hình thành các trung tâm kinh tế lớn của thế giới là Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
3- Dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật, sự phát triển mạnh của lực lương sản xuất, dẫn đến sự liên kết kinh tế khu vực. Tiêu biểu là sự ra đời và phát triển của Cộng đồng kinhh tế châu Âu (EEC) mà ngày nay là Liên minh châu Âu (EU).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX là
A. Tình trạng đối đầu giữa Liên Xô- Mĩ, đỉnh cao là cuộc Chiến tranh lạnh
B. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu, đối thoại và hợp tác
C. Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ liên tục diễn ra
D. Xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác
Lời giải:
Nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô, hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa mà đỉnh cao là tình trạng Chiến tranh lạnh kéo dài tới hơn bốn thập kỉ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Đặc điểm nổi bật lịch sử thế giới từ sau năm 1945 là
A. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật được khởi đầu từ Mĩ.
B. Thế giới hình thành "hai cực": Tư bản chủ nghĩa - Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô, Mỹ đứng đầu mỗi bên.
C. Hình thành 3 trung tâm kinh tế-tài chính: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
D. Hình thành một trật tự thế giới, hoàn toàn do phe tư bản thao túng.
Lời giải:
Đặc điểm nổi bật lịch sử thế giới từ sau năm 1945 là thế giới chia thành hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên những nền tảng nào?
A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật
B. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ
C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ
D. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ - quốc phòng
Lời giải:
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên một nền sản xuất kinh tế phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới là
A. Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
B. Hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
C. Cùng tồn tại trong hoà bình, các bên cùng có lợi
D. Hoà nhập nhưng không hoà tan.
Lời giải:
Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo của thế giới là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Nhân tố nào dưới đây có tác động đến sự biến đổi của bản đồ chính trị thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
A. Trật tự hai cực Ianta với sự đối đầu của Liên Xô và Mĩ.
B. Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc
C. Chiến tranh lạnh diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực trên thế giới.
D. Sự ra đời của hệ thống Xã hội chủ nghĩa đối trọng với Tư bản chủ nghĩa.
Lời giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới. Từ chỗ là những nước thuộc địa và phụ thuộc không có tên trên bản đồ thế giới, các nước này đã tự ghi tên mình trên bản đồ. Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, xu thế liên kết khu vực lại phát triển mạnh ở các nước tư bản?
A. Do tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật
B. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất
C. Do tác động của xu thế toàn cầu hóa
D. Do tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật và sự phát triển của lực lượng sản xuất
Lời giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực. Tiêu biểu là là sự ra đời và phát triển của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) mà ngày nay là Liên minh châu Âu (EU).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16: Tại sao sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn được điều chỉnh theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp?
A. Tạo nên một môi trường thuận lợi để phát triển
B. Để tranh thủ những lợi thế của xu thế toàn cầu hóa
C. Để xoa dịu những mâu thuẫn trong nước
D. Để thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”
Lời giải:
Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn được điều chỉnh theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi để họ vươn lên, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Tại sao Chiến tranh lạnh đã chấm dứt nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột?
A. Chủ nghĩa khủng bố
B. Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, khủng bố
C. Di chứng của Chiến tranh lạnh
D. Sự can thiệp của các nước lớn
Lời giải:
Tuy hòa bình ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Nguyên nhân chủ yếu do mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đố vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỉ XX là do
A. Sự chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội.
B. Chậm sửa chữa những sai lầm
C. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến.
D. Dai lầm trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội
Lời giải:
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thiếu tôn trong đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường. Về xã hội, thiếu công bằng, dân chủ, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Những sai lầm chậm được sửa chữa. Đến khi sửa chữa lại mắc sai lầm trên nhiều mặt khiến cho tình hình càng trở nên trầm trọng => sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét nào là đúng?
1. Nguyên nhân quyết định cho sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là Mĩ áp dung khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
2. Sau khi giành được độc lập các nước sáng lập ASEAN thực hiện chính sách kinh tế lấy xuất khẩu làm chủ đạo
3. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế nửa sau thế kỷ XX là tình trạng chiến tranh lạnh.
4.Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh sau chiến tranh thế giới thứ hai là đấu tranh vũ trang.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Lời giải:
- Nguyên nhân quyết định cho sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất => Đúng
- Sau khi giành được độc lập các nước sáng lập ASEAN thực hiện chính sách kinh tế lấy xuất khẩu làm chủ đạo => Sai, trước tiên thực hiện chiến lược Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
- Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế nửa sau thế kỷ XX là tình trạng chiến tranh lạnh => Đúng
- Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh sau chiến tranh thế giới thứ hai là đấu tranh vũ trang => Sai.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20: Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.
B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.
Lời giải:
Trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), mâu thuẫn xã hội ở các nước châu Á phát triển gay gắt, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc. Trong khi đó, các lực lượng dân tộc ở các nước này ngày càng trưởng thành. Đây là yếu tố quyết định. Còn lại bối cảnh thế giới chỉ là yếu tố khách quan, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ.
Đáp án cần chọn là: B
C. Giải bài tập sgk
Xem thêm các bài học Lịch sử lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:
- Lịch Sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
- Lịch Sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
- Lịch Sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935
- Lịch Sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939
- Lịch Sử 12 Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều