Giáo án Địa Lí 10 Bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

Giáo án Địa Lí 10 Bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Hiểu được khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ, Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

- Trình bày và giải thích được các hệ quả chủ yếu của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

2. Về kĩ năng

Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày, giải thích các hệ quả chuyển động của Trái Đất; xác định hướng chuyển động của các hành tinh trong hệ MT, vị trí của Trái đất trong hệ MT, các múi giờ, hướng lệch của các vật thể khi chuyển động trên bề mặt Trái đất.

3. Về thái độ

Nhận thức đúng đắn quy luật hình thành, phát triển của các thiên thể.

4. Năng lực hình thành

- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, hình ảnh.

II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh

1. Chuẩn bị của Giáo viên

SGK, SGV, QĐC, Tập bản đồ Thế giới, Máy tính, Máy chiếu

2. Chuẩn bị của học sinh

SGK, vở ghi.

III. Hoạt động dạy và học

A. Hoạt động khởi động (3 phút)

1. Mục tiêu

- Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã biết để kết nối với bài mới .

- Tạo hứng thú học tập, giúp HS cần phải tìm hiểu sự vận động của trái đất.

- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.

2. Phương pháp – kĩ thuật: Phát vấn, hoạt động theo cá nhân/ cả lớp.

3. Phương tiện: hình ảnh về Trái Đất, sự chuyển động của TĐ.

4. Tiến trình hoạt động

- GV: chiếu hình ảnh về Hệ Mặt Trời và yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi:

 + Chúng ta đang sinh sống ở hành tinh thứ mấy trong Hệ Mặt Trời?

 + Vì sao hành tinh này duy nhất có sự sống?

 + Các hành tinh trong vũ trụ luôn ở trạng thái nào?

- HS: nghiên cứu để trả lời.

- GV: nhận xét và vào bài mới

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời (20 phút)

1. Mục tiêu

 + Kiến thức: HS biết được khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời .

 + Kĩ năng: Khai thác hình ảnh .

 + Thái độ: Nhận thức đúng về vũ trụ

2. Phương pháp – kĩ thuật

 + Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.

 + Hoạt động theo cá nhân/ cả lớp, thảo luận nhóm.

3. Phương tiện: Hình ảnh về vũ trụ.

4. Tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV sử dụng QĐC và yêu cầu HS dựa vào hình 5.1, 5.2 và kiến thức trả lời:

- Vũ Trụ là gì?

- Phân biệt Thiên Hà và Dải Ngân Hà? Hệ Mặt Trời là gì ? HMT có bao nhiêu hành tinh?

- Kể tên các hành tinh?

- Trái Đất là hành tinh thứ mấy tính từ Mặt trời?

- Trái Đất có những đặc điểm gì khác với các hành tinh khác?

- Nêu các chuyển động chính của Trái Đất?

- Hướng quay quanh MT của các hành tinh?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ qua giấy

Bước 3: GV yêu cầu HS trả lời và nhận xét

Bước 4: GV bổ sung, chốt kiến thức và bổ sung

- (Hành tinh có 8 (H.5.2) Vệ tinh: Thiên thể quay xung quanh một hành tinh như Mặt Trăng là vệ tinh của TĐ; trong hệ MT có 66 vệ tinh, trừ sao Thuỷ, sao Kim ko có vệ tinh).

- Trái Đất ở gần MT nhất vào ngày 3/1 - điểm cận nhật, do lực hút của MT lớn nên tốc độ c/đ của Trái Đất lên tới 30,3 km/s.

- T/Đất ở xa MT nhất vào ngày 5/7 - điểm viễn nhật, tốc độ c/đ của Tr/Đất lúc này đạt 29,3 km/s

I. Khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

1. Vũ Trụ: Là khoảng không gian vô tận chứa các Thiên Hà.

2. Hệ Mặt Trời:(Thái Dương Hệ)

* HMT là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà gồm:

- Mặt Trời năm ở trung tâm

- Tám hành tinh: (H.5.2)

- Tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, bụi khí...

* Các hành tinh vừa c/đ quanh MT lại vừa tự quay quanh trục theo hướng ngược chiều kim đồng hồ

3. Trái Đất trong hệ Mặt Trời

a.Vị trí của Trái Đất trong HMT:

- Là hành tinh thứ ba từ Mặt Trời

- Khoảng cách TB từ TĐ đến MT là: 149,6 tr km

- Với k/cách trên và sự tự quay làm cho TĐ nhận được của MT một lượng bức xạ phù hợp cho sự sống tồn tại và phát triển.

b. Các c/đ chính của Trái Đất:

- Chuyến động tự quay quanh trục

 + Hướng từ Tây => Đông

 + Thời gian c/đ 1 vòng là 24g (23g56'04")

- Chuyển động xung quanh MT:

 + Trên quỹ đạo hình Elip theo hướng từ T => Đ

 + T/g c/đ 1 vòng là 365 ngày 6 giờ

 + Khi c/đ quanh MT , trục của Trái Đất không thay đổi độ nghiêng và hướng nghiêng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự chuyển động quanh trục của Trái Đất (20 phút)

1. Mục tiêu

 + Kiến thức: HS biết được đặc điểm chuyển động củaTrái Đất và hệ quả của nó.

 + Kĩ năng: Khai thác hình ảnh về sự tự quay của Trái Đất.

 + Thái độ: Nhận thức đúng về vận động tự quay của Trái Đất.

2. Phương pháp – kĩ thuật

 + Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.

 + Hoạt động theo cá nhân/ cả lớp, thảo luận nhóm.

3. Phương tiện:quả địa cầu.

4. Tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

- HS xác định đường chuyển ngày quốc tế và giờ trên TĐ, cho biết đường chuyển ngày nằm ở đâu? T/S?

N/xét hướng c/đ của các vật thể trên Tr/Đất?

- Giải thích tại sai có sự lệch hướng đó ?

Bước 2: HS thực hiện yêu cầu

Bước 3: HS trả lời, HS khác bổ sung,

Bước 4: GV kết luận, chuẩn kiến thức vàbổ sung:

- Giờ địa phương: Các địa điểm nằm trên một KT có cùng một giờ.

- Giờ múi: Mỗi múi giờ rộng 15°KT. (H5.3 SGK)

- (Do trái đất hình cầu, tự quay quanh trục→ ở các kinh tuyến khác nhau nhìn thấy mặt trời độ cao khác nhau →có giờ khác nhau)

II. Hệ quả c/đ tự quay quanh trục của T/Đất.

1. Sự luân phiên ngày đêm

- Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm

- Nơi nhận tia nắng là ban ngày, nơi khuất trong tối là ban đêm.

2. Giờ trên T/Đất và đường chuyển ngày quốc tế

- Cùng một thời điểm, các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau (giờ địa phương (giờ Mặt Trời)

- Giờ múi: Là giờ thống nhất trong từng múi, lấy theo giờ của KT giữa của múi đó.

- Giờ quốc tế (GMT) là giờ của múi số 0 lấy theo giờ của KT gốc đi qua giữa múi đó.

- Đường chuyển ngày q/tế: KT 180°

 + Từ Tây sang Đông qua KT 180° thì lùi lại một ngày lịch

 + Từ Đông sang Tây qua KT 180° thì cộng thêm một ngày lich

3. Sự lệch hướng c/đ của các vật thể.

- Ng/nhân: Do ả/h của lực Criôlít.

 + BBC: Lệch hướng sang bên phải so với hướng chuyển động

 + NBC: Lệch hướng sang bên trái so với hướng chuyển động

- Lực Criôlít có tác động mạnh tới hướng c/đ của các khối khí, dòng biển, đường đạn ...

C. Vận dụng: (5 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, nội dung bài học

2. Phương pháp – kĩ thuật

 + Phát vấn

 + Hoạt động cá nhân/ cả lớp

3. Phương tiện :quả địa cầu

4. Tiến trình hoạt động

1. GV hướng dẫn HS làm BT 3 tr.21sgk CT: Tm = To + m

Trong đó: To là giờ GMT; m số thứ tự múi giờ, Tm là giờ của địa điểm cần tìm

=> GMT là 24 h ngày 31/12 (0h ngày 1/1) => Việt Nam: T7 = 0 + 7 = 7 => VN là 7h 1/1

2. Hướng dẫn HS học ở nhà Hoàn thiện bài tập ở trang 21 sách giáo khoa

D. Mở rộng:

1. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức, vận dụng vào thực tế để hiểu bài

2. Phương pháp – kĩ thuật

 + Phát vấn

 + Hoạt động cá nhân/ cả lớp

3. Phương tiện: quả địa cầu

4. Tiến trình hoạt động

- GV quan sát sự bồi, lỡ của dòng sông ở địa phương

- GV yêu cầu HS về nhà đọc bài mới.

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Địa Lí 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 10 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên