Giáo án Địa Lí 10 Bài 4: Thực hành: Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Giáo án Địa Lí 10 Bài 4: Thực hành: Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Địa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Hiểu rõ một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ.

- Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lý được biểu hiện trên bản đồ.

2. Về kĩ năng

Phân biệt được từng phương pháp biểu hiện ở các loại bản đồ khác nhau

3. Về thái độ

Thấy được sự cần thiết của b/đồ trong học tập, có ý thức sử dụng bản đồ

4. Năng lực hình thành

+ NL chung Giao tiếp, tư duy, làm chủ bản thân

+ NL chuyên biệt: Tìm kiếm và xử lý thông tin trên bản đồ. Làm chủ bản thân: Quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm..

II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh

1. Chuẩn bị của Giáo viên

SGK, SGV, các lược đồ sgk.

2. Chuẩn bị của học sinh

SGK, vở ghi.

III. Hoạt động dạy và học

A. Khởi động: ( 5’)

1. Mục tiêu:

- Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã học để nắm bắt yêu cầu bài thực hành

- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.

2. Phương pháp – kĩ thuật: Phát vấn, hoạt động theo cá nhân/ cả lớp.

3. Phương tiện: Bản đồ

4. Tiến trình hoạt động

- GV yêu cầu HS quan sát bản đồ để trả lời câu hỏi:

 + Để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ chúng ta có thể dùng các pp nào?

 + Vì sao các đối tượng địa lí khác nhau được thể hện trên bản đồ bằng các pp khác nhau ?

- HS: nghiên cứu trả lời.

- GV: nhận xét và vào bài mới

B. Hoạt động hình thành kiến thức: 35’

1. Mục tiêu:

- Phân tích và nắm được các yêu cầu và đặc điểm khi thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

- Củng cố, khắc sâu thêm kiến thức thông qua thực hành

2. Phương pháp – kĩ thuật: Nhóm

3. Phương tiện: Bản đồ

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Tìm hiểu một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (2.2; 2.3; 2.4 - sgk)

(HT: Cặp/nhóm- tg: 30phút)

Bước 1: GV y/c HS đọc ND và x/đ y/c của bài thực hành, chia lớp 3 nhóm giao nhiệm vụ.

Nhóm 1. Nghiên cứu hình 2.2

Nhóm 2. Nghiên cứu hình 2.3

Nhóm 3. Nghiên cứu hình 2.4

Yêu cầu các nhóm nêu được:

- Tên bản đồ

- Nội dung bản đồ

- X/định được các PP biểu hiện các đối tượng địa lý trên từng bản đồ

- Qua PP biểu hiện đó chúng ta có thể nắm được những vấn đề gì của đối tượng địa lý

Bước 2: HS thực hiện

Bước 3: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung => GV chuẩn kiến thức trên bảng phụ và chỉ trên bản đồ, (hình SGK).

1.Yêu cầu của bài thực hành: Xác định một số PP biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ

2. Các bước tiến hành: Đọc bản đồ theo trình tự

(SGK tr.17)

3. Nội Dung:

3.1. Hình 2.2 SGK:

- Tên bản đồ: Công nghiệp điện Việt Nam

- Nội dung: Thể hiện sự phân bố của công nghiệp điện Việt Nam

- PP biểu hiện: Kí hiệu (kí hiệu điểm và kí hiệu theo đường)

- Đối tượng biểu hiện ở:

 + Kí hiệu điểm: Nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện (đã và đang xây dựng), các trạm biến áp.

 + Kí hiệu theo đường là: Đường dây 220KV, 500KV

- Thông qua các PP, biết được:

 + Kí hiệu điểm: Tên, vị trí, qui mô, chất lượng của các các nhà máy...

 + Kí hiệu theo đường: Tên, vị trí, chất lượng đối tượng

3.2. Hình 2.3 SGK:

- Tên bản đồ: Gió và bão Việt Nam

- Nội dung:Thể hiện sự h/động của gió và bão ở VN

- Phương pháp biểu hiện: kí hiệu chuyển động, kí hiệu đường, kí hiệu.

- Đối tượng biểu hiện:

 + Kí hiệu đường chuyển động: Gió,bão.

 + Kí hiệu đường: Biên giới, sông, biển.

 + Kí hiệu: Các thành phố:

- Thông qua các PP, biết được:

 + Kí hiệu đường chuyển động: Hướng, tần suất của gió, bão trên lãnh thổ

 + Kí hiệu đường: Hình dạng đường biên giới, bờ biển; phân bố mạng lưới sông ngòi.

 + Kí hiệu: Vị trí các TP (Hà Nội, HCM...).

3.3. Hình 2.4 SGK:

- Tên bản đồ: Bản đồ phân bố dân cư châu Á

- Nội dung: Các đô thị châu Á, các điểm dân cư

- Ph/pháp biểu hiện: Chấm điểm, kí hiệu đường

- Đối tượng biểu hiện:(Dân cư, đường biên giới,bờ biển).

- Thông qua các PP, biết được:

 + PP chấm điểm: Sự phân bố dân cư ở châu Á nơi nào đông, nơi nào thưa; vị trí các đô thị đông dân

 + Kí hiệu đường: Hình dạng đường biên giới, bờ biển, các con sông.

C. Vận dụng: (3 phút)

- Những đối tượng địa lí nào dùng pp kí hiệu?

- Những đối tượng địa lí nào dùng pp đường chuyển động?

- Những đối tượng địa lí nào dùng pp chấm điểm?

- Những đối tượng địa lí nào dùng pp biểu đồ-bản đồ?

D. Mở rộng: (2 phút)

HS xem lại nội dung chương I: Bản đồ

Đọc trước ND chương II, bài 5: Vũ trụ, hệ quả các chuyển động của Trái đất

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Địa Lí 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 10 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên