(KHBD) Giáo án Địa Lí 10 Bài 3 (mới, chuẩn nhất)

Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 10 Bài 3 đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Mời các bạn đón đọc:

(KHBD) Giáo án Địa Lí 10 Bài 3 (mới, chuẩn nhất)

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CTST Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 CTST Xem thử Giáo án Địa 10 CD Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 CD

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CTST Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 CTST Xem thử Giáo án Địa 10 CD Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 CD




Lưu trữ: Giáo án Địa Lí 10 Bài 3 (sách cũ)

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống.

- Hiểu và trình bày được phương pháp sử dụng bản đồ , Atlát Địa lý để tìm hiểu đặc điểm các đối tượng, hiện tượng, phân tích các mối quan hệ địa lý.

2. Về kĩ năng

Sử dụng bản đồ.

3. Về thái độ

Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập.

4. Năng lực hình thành

+ NL chung Giao tiếp, tư duy, làm chủ bản thân

+ NL chuyên biệt: Tìm kiếm và xử lý thông tin để thấy sự cần thiết của bản đồ Làm chủ bản thân: Quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm..

II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh

1. Chuẩn bị của Giáo viên

SGK, SGV, bản đồ TG, châu Á, TL chuẩn kiến thức.

2. Chuẩn bị của học sinh

SGK , vở ghi

III. Hoạt động dạy và học

A. Đặt vấn đề: ( 5’)

1. Mục tiêu

- Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã học để biết được tầm quan trọng của bản đồ.

- Tạo hứng thú học tập thông qua hình ảnh

- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.

2. Phương pháp – kĩ thuật: Phát vấn, hoạt động theo cá nhân/ cả lớp.

3. Phương tiện: Một số loại bản đồ.

4. Tiến trình hoạt động

- GV: Cho học sinh đọc một nội dung về sự phân bố dân cư trong SGK trang 93 và 94 và quan sát bản đồ phân bố dân cư trên thế giới sau đó yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau

 + Qua nội dung SGK, hãy nhận xét sự phân bố dân cư trên thế giới

 + Qua bản đồ , hãy nhận xét sự phân bố dân cư trên thế giới

 + Có thể học địa lí thông qua bản đồ được không, vì sao

- HS: nghiên cứu trả lời.

- GV: nhận xét và vào bài mới

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò bản đồ trong học tập và đời sống

1. Mục tiêu

 + Kiến thức: HS biết được tầm quan trọng của bản đồ.

 + Kĩ năng: liên hệ thực tế.

 + Thái độ: Nhận thức về việc sử dụng phương tiện trực quan để hình thành kiến thức.

2. Phương pháp – kĩ thuật

 + Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.

 + Hoạt động theo cá nhân.

3. Phương tiện: bản đồ.

4. Tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

(HT: Cả lớp - thời gian: 20 phút)

Bước 1: GV treo bản đồ châu Á để HS quan sát trả lời:

- Tìm trên bản đồ các dãy núi cao, các dòng sông lớn của châu Á ?

- Dựa vào bản đồ, hãy xác định khoảng cách từ LS đến HN ?

Bước 2:

- 1 HS chỉ bản đồ => trả lời câu hỏi 1

- 1 HS lên bảng tính kh/cách từ LS - HN

GV bổ sung cách tính KC trên bản đồ: thông qua tỷ lệ bản đồ: VD: K/cách 3cm trên b/đồ có tỷ lệ 1/6.000.000 ứng với bao nhiêu cm ngoài thực tế?

CT: KC trên B/Đ x Mẫu số của tỷ lệ B/Đ

=> 3 × 6.000.000 = 18.000.000 cm = 180km

Bước 3: HS trả lời và nhận xét

Bước 4: GV kết luận, chuẩn kiến thức.

I. Vai trò của bản đồ trong HT và ĐS.

1. Trong học tập:

- Bản đồ là phương tiện không thể thiếu trong học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lý tại lớp, ở nhà và trong làm bài kiểm tra.

- Qua bản đồ có thể xác định được vị trí của một địa điểm, đặc điểm của các đối tượng địa lý và biết được mối quan hệ giữa các thành phần địa lý....

2. Trong đời sống:

- B/đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày

- Phục vụ cho các ngành kinh tế, quân sự...

 + Trong kinh tế: XD các công trình thuỷ lợi, làm đường GT..

 + Trong q.sự: XD phương án tác chiến

Hoạt động 2: Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập

1. Mục tiêu

 + Kiến thức: HS biết được cách sử dụng bản đồ.

 + Kĩ năng: liên hệ thực tế .

 + Thái độ: Nhận thức về việc sử dụng phương tiên trực quan để hình thành kiến thức.

2. Phương pháp – kĩ thuật

 + Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.

 + Hoạt động theo cá nhân.

3. Phương tiện: bản đồ.

4. Tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: HS dựa vào sgk kết hợp với hiểu biết cá nhân, cho biết:

- Muốn sử dụng bản đồ có hiệu quả ta phải làm như thế nào? Tại sao?

- Lấy VD cụ thể để c/m.

Bước 2: HS trả lời, HS khác bổ sung => GV kết luận, chuẩn KT, ghi bảng (1)

Bước 3: GV cho HS nghiên cứu mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý trên một bản đồ và nêu ra các ví dụ cụ thể

Bước 4: GV chuẩn kiến thức trên bản đồ, GV giải thích thêm:

- Hướng chảy, độ dốc của sông dựa vào đặc điểm địa hình, địa chất khu vực

- Sự phân bố CN dựa vào bản đồ GTVT, dân cư...

- Sự phân bố dân cư cũng phụ thuộc một phần vào các đặc điểm của địa hình và các yếu tố khác như sự phát triển của CN, GTVT...

II. Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập.

1. Một số v/đề cần lưu ý trong q/trình học tập địa lý trên cơ sở bản đồ.

a. Chọn bản đồ phải phù hợp với nội dung cần tìm hiểu.

b. Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ, kí hiệu của bản đồ.

c. X/định được phương hướng trên bản đồ.

- Dựa vào mạng lưới kinh,vĩ tuyến - Hoặc mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng Bắc (và các hướng còn lại).

2. Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý trong bản đồ, Atlat.

- Dựa vào một bản đồ hoặc phối hợp nhiều bản đồ liên quan để phân tích các mối quan hệ, giải thích đặc điểm đối tượng.

- Atlat Địa lý là một tập các bản đồ, khi sử dụng thường phải kết hợp bản đồ ở nhiều trang Atlat có nội dung liên quan với nhau để tìm hiểu hoặc giải thích một đối tượng, hiện tượng địa lý.

C. Vận dụng: (4 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, nội dung bài học

2. Phương pháp – kĩ thuật

 + Phát vấn

 + Hoạt động cá nhân/ cả lớp

3. Phương tiện : bản đồ

4. Tiến trình hoạt động

1. Học sinh trả lời các câu hỏi trong sgk

2. Sử dụng bản đồ TN châu Á để xác định hướng chảy của một số con sông lớn: S.Mê Công, S.Hồng

D . Mở rộng: (1 phút)

Bài tập 1, 2 sách giáo khoa.

Đọc trước và chuẩn bị ND cho bài thực hành 4

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Địa Lí 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 10 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên