Giáo án Địa Lí 10 Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Giáo án Địa Lí 10 Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Nêu được sự khác nhau giữa các lớp cấu trúc của Trái Đất (lớp vỏ, lớp Manti, nhân Trái Đất) về tỉ lệ thể tích, độ dày, thành phần vật chất cấu tạo chủ yếu, trạng thái.

- Biết được khái niệm thạch quyển; phân biệt được thạch quyển và vỏ Trái Đất.

- Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết Kiến tạo mảng.

2. Về kĩ năng

- Nhận biết cấu trúc bên trong của Trái Đất qua hình vẽ hoặc mô hình cấu tạo Trái Đất.

- Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ để trình bày về thuyết Kiến tạo mảng.

3. Về thái độ

- Khâm phục lòng say mê nghiên cứu của các nhà khoa học để tìm hiểu cấu trúc của Trái Đất và giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên có liên quan.

4. Năng lực hình thành

- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, hình ảnh.

II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Tranh ảnh về cấu tạo của Trái Đất.

- Phóng to hình 7.1, 7.2

2. Chuẩn bị của học sinh

SGK, vở ghi, đọc trước bài ở nhà.

III. Hoạt động dạy và học

A. Hoạt động khởi động (3 phút)

1. Mục tiêu

- Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã học về các khu vực trên thế giới.

- Tạo hứng thú học tập, giúp HS nắm được về cấu tạo Trái Đất, hoạt động các mảng kiến tạo.

- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.

2. Phương pháp – kĩ thuật: Phát vấn, hoạt động theo cá nhân/ cả lớp.

3. Phương tiện: hình ảnh về cấu tạo Trái Đất, các mảng kiến tạo.

4. Tiến trình hoạt động

- GV: chiếu hình ảnh về Hệ Mặt Trời và yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi:

 + Chúng ta đang sinh sống ở hành tinh thứ mấy trong Hệ Mặt Trời?

 + Vì sao hành tinh này duy nhất có sự sống?

 + Tại sao bề mặt Trái Đất ¾ là nước mà không gọi là Trái nước, lại gọi là Trái Đất?

- HS: nghiên cứu trả lời.

- GV: nhận xét và vào bài mới: Trái Đất có cấu tạo ra sao? Mảng kiến tạo là gì? Để hiểu rõ hơn chúng ta vào bài mới.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc của Trái Đất (20 phút)

1. Mục tiêu

 + Kiến thức: HS biết được độ dày, cấu trúc của các lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.

 + Kĩ năng: Khai thác hình ảnh cấu tạo Trái Đất.

 + Thái độ: Nhận thức đúng về vị trí, độ dày, thành phần của lớp vỏ Trái Đất, bao Manti và nhân Trái Đất.

2. Phương pháp – kĩ thuật

 + Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.

 + Hoạt động theo cá nhân/ cả lớp, thảo luận nhóm.

3. Phương tiện: Hình ảnh về cấu trúc Trái Đất.

4. Tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Hoạt động 1.1

B1: GV giao nhiệm vụ cho HS

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh cấu trúc TĐ và SGK cho biết:

 + Để biết cấu tạo bên trong TĐ các nhà nghiên cứu dùng phương pháp gì?

 + TĐ có mấy lớp?

 + Nêu đặc điểm về lớp vỏ TĐ(giới hạn, thành phần cấu tạo)? So sánh lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương?

B2: HS thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát hình ảnh, bản đồ kết hợp đọc SGK để lần lượt trả lời các câu hỏi.

B3: GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

Hoạt động 1.2

Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.

+ Nhóm 1: Nghiên cứu Manti trên

 + Nhóm 2: Nghiên cứu về lớp Manti dưới

+ Nhóm 3, 4: tìm hiểu Nhân trong và nhân ngoài của trái Đất.

Nội dung cụ thể như sau: Giới hạn Thành phần cấu tạo

Bước 2: HS trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau.

Bước 3: Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác đặt câu hỏi yêu cầu trả lời nội dung

Bước 3: GV chuẩn kiến thức bằng hình vẽ mô phỏng cấu trúc bên trong của TĐ và nêu khái niệm thạch quyển.Sau đó GV yêu cầu: HS so sánh sự khác nhau của bao manti và nhân Trái Đất? Trong ba lớp cấu tạo của Trái Đất lớp nào có vai trò quan trọng nhất? Tại sao? Thế nào là thạch quyển? đặc điểm của Thạch quyển?

I. Cấu trúc của Trái Đất

Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp:

- Lớp vỏ Trái Đất.

- Lớp Man ti.

- Nhân Trái Đất.

(Đặc điểm của từng lớp ở trong bảng thông tin phản hồi)

* Khái niệm thạch quyển

Lớp vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti (đến độ sâu 100km) được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau tạo thành lớp võ cứng ở ngoài cùng của Trái Đất được gọi là Thạch quyển.

Tên lớp

Giới hạn

Thành phần cấu tạo

Vỏ Trái Đất

- Ở đại dương 0- 5 km;

- Ở lục địa 0- 70 km;

- Trên cùng là đá trầm tích, đến tầng đá granit (tầng Sial), dưới cùng là tầng đá badan (tầng Sima).

- Lớp vỏ lục địa chủ yếu là đá granit; Lớp vỏ đại dương chủ yếu là đá granit.

Man ti

- Manti trên: 15 - 700 km;

- Manti dưới: 700 - 2900km.

- Tầng trên là lớp vật chất quánh dẻo; (nhiệt độ cao)

- Tầng dưới là các vật chất rắn chắc;

Nhân

- Nhân ngoài: 2900 - 5100km;

- Nhân trong: 5100 - 6370 km

- Lớp nhân ngoài là các vật chất lỏng, lớp nhân trong là các vật chất rắn.

- Gồm các kim loại nặng như Niken, sắt (tầng Nife).

Hoạt động 2: Tìm hiểu thuyết kiến tạo mảng 1.

1. Mục tiêu

 + Kiến thức: HS nắm được nội dung của thuyết kiến tạo mảng, vận dụng thuyết kiến tạo mảng để giải thích các hiện tượng địa chất trên Trái Đất.

 + Kĩ năng: Khai thác hình ảnh, video hoạt động các mảng kiến tạo.

 + Thái độ: Nhận thức đúng về sự hình thành lục địa, đại dương và các dạng địa hình, hoạt động kiến tạo.

2. Phương pháp – kĩ thuật

 + Phát vấn, đàm thoại phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.

 + Hoạt động theo cá nhân/ cả lớp, cặp đôi.

3. Phương tiện: Hình ảnh và video hoạt động của các mảng kiến tạo.

4. Tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

GV giới thiệu khái quát để HS biết trước đây đã có thuyết trôi lục địa nghiên cứu về sự di chuyển của các mảng kiến tạo nhưng mới chỉ dựa trên quan sát về hình thái, di tích hoá thạch,

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc mục II trang 27 SGK kết hợp quan sát hình 7.3, 7.4, cho biết:

- Thạch quyển được cấu tạo bởi những mảng nào?

- kể tên của 7 mảng kiến tạo lớn của Trái Đất. Nêu một số đặc điểm của các mảng kiến tạo? (cấu tạo, sự di chuyển…)

- Giải thích tại sao các mảng kiến tạo có thể di chuyển được?

- Kết quả chuyển dịch của các mảng, cho ví dụ? Giải thích sự hình thành một số dạng địa hình?

Bước 2: HS nghiên cứu, phát biểu.

(Các địa mảng có thể dịch chuyển được là nhờ mặt trượt là lớp Manti quánh dẻo).

Bước 3: GV nhận xét và chốt kiến thức.

II. Thuyết kiến tạo mảng

- Thuyết giải thích về sự hình thành và phân bố của lục địa và đại dương.

- Lớp vỏ Trái Đất gồm nhiều mảng kiến tạo nằm kề nhau, chúng không đứng yên mà dịch chuyển.

- Các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và nhiệt độ cao trong tầng Manti trên.

- Có 7 mảng kiến tạo lớn.

- Cách tiếp xúc phổ biến của các địa mảng là:

 + hai mảng xô vào nhau (tiếp xúc dồn ép)

 + hai mảng tách xa nhau (tiếp xúc tách dãn).

- Ở ranh giới các địa mảng hình thành nên các dãy núi cao hay các đứt gãy lớn và thường xuyên xảy ra các hoạt động kiến tạo như động đất, núi lửa, sóng thần (ở biển, đại đương)...

Hoạt động 3: Luyện tập

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Câu 1-NB. Cấu trúc của Trái Đất từ ngoài vào trong là

A. nhân Trái Đất - lớp vỏ Trái Đất - lớp Manti.

B. nhân Trái Đất - lớp Manti - lớp vỏ Trái Đất.

C. lớp vỏ Trái Đất - lớp Manti - nhân Trái Đất.

D. lớp Manti - nhân Trái Đất - lớp vỏ Trái Đất.

Câu 1. Cấu trúc của Trái Đất từ ngoài vào trong là

C. lớp vỏ Trái Đất - lớp Manti - nhân Trái Đất

Căn cứ hình 7.1 cấu trúc Trái Đất

Câu 2- NB. Bộ phận vỏ lục địa của Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá, thứ tự từ ngoài vào trong là

A. badan - granít - trầm tích.

B. trầm tích - badan - granít.

C. granít - trầm tích - badan.

D. trầm tích - granít - badan.

Câu 2.

D. trầm tích - granít - badan

Căn cứ vào Hình 7.2 – Lớp vỏ Trái Đất, Thạch quyển

Câu 3. NB Trình bày những nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng?

GV đặt câu hỏi.

Gọi HS trả lời.

GV nhận xét, cho điểm

- Lớp vỏ Trái Đất gồm nhiều mảng kiến tạo nằm kề nhau, chúng không đứng yên mà dịch chuyển.

- Các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và nhiệt độ cao trong tầng Manti trên.

- Có 7 mảng kiến tạo lớn.

- Cách tiếp xúc phổ biến của các địa mảng là:

 + hai mảng xô vào nhau (tiếp xúc dồn ép)

 + hai mảng tách xa nhau (tiếp xúc tách dãn).

- Ở ranh giới các địa mảng hình thành nên các dãy núi cao hay các đứt gãy lớn và thường xuyên xảy ra các hoạt động kiến tạo như động đất, núi lửa, sóng thần (ở biển, đại đương)...

Hoạt động 4: Vận dụng

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

GV đặt câu hỏi.

Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn, xác định:

Hướng dịch chuyển của mảng Thái Bình Dương, Mảng Âu – Á? Em hãy nêu hệ quả của việc tiếp xúc giữa 2 mảng trên?

HS: nghiên cứu trả lời. GV nhận xét, cho điểm.

Gợi ý:

Hai mảng này có xu hướng xô vào nhau, chờm lên nhau → Động đất, núi lửa, sóng thần.

4. Tìm tòi, sáng tạo

- Tai sao Nhật Bản là quốc gia hay có động đất, núi lửa, sóng thần xảy ra?

- Tại sao nói lớp vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người?

5. Tổng kết: GV nhắc lại câu hỏi:

Tại sao bề mặt Trái Đất ¾ là nước mà không gọi là Trái nước, lại gọi là Trái Đất?

Gọi HS trả lời.

GV: Trái Đất được cấu tạo bởi các lớp vật chất khác nhau, phần cứng ngoài cùng là thạch quyển. Con người sống trên bề mặt các lục địa, gọi là Trái Đất để chỉ vị trí nơi con người sinh sống. Còn nước nằm bên trên thạch quyển, bao phủ ¾ diện tích bề mặt.

6. Hướng dẫn ôn tập:

- Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Hoàn thiện nội dung hoạt động 4, 5.

- Chuẩn bị trước bài: Tác động của Nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

GỢI Ý: Khái niệm, nguyên nhân sinh ra nội lực

Biểu hiện tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Địa Lí 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 10 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên