Giáo án Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 2: Kinh tế
Giáo án Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 2: Kinh tế
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học này, HS phải:
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế, một số ngành kinh tế chủ chốt và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới.
- Biết được sự phân bố kinh tế của Trung Quốc, sự tập trung các khu kinh tế tại vùng duyên hải.
- Biết được quan hệ đa dạng giữa Trung Quốc và Việt Nam.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày sự khác biệt trong phân bố công nghiệp giữa miền đông và miền tây Trung Quốc.
- Phân tích các số liệu, tư liệu và thành tựu phát triển kinh tế của Trung Quốc.
3. Thái độ: học tập sự thông minh, sáng tạo, bắt kịp cơ hội của Trung Quốc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ
+ Năng lực sử dụng bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ kinh tế và bản đồ tự nhiên Trung Quốc
- Biểu đồ một số sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp của Trung Quốc trong những năm gần đây.
- Một số hình ảnh về đất nước, con người Trung Quốc.
- Máy tính và máy chiếu.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Tìm hiểu trước nội dung bài học.
- Bút viết, vở viết, SGK 11 (chương trình chuẩn...)
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- PP nêu vấn đề
- PP đàm thoại gợi mở
- Thảo luận nhóm
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra bài cũ).
3. Khởi động: (3 phút)
B 1: GV chia lớp thành 2 dãy, yêu cầu HS liệt kê các công trình kiến trúc nổi tiếng của Trung Quốc, các sản phẩm của Trung Quốc có mặt ở Việt Nam, các sản phẩm Việt Nam xuất sang Trung Quốc.
B 2: Đại diện các dãy lên ghi trên bảng theo hình thức tiếp sức. Dãy nào viết được nhiều thông tin sẽ được điểm
B 3: GV tổng kết, nhận xét và chấm điểm.
4. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát tình hình kinh tế Trung Quốc
- Thời gian: 7 phút
- Hình thức: cá nhân
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
---|---|
GV: Giới thiệu lịch sử phát triển nền kinh tế của TQ giai đoạn 1949 – 1978, năm 1978 tiến hành cải cách. Dựa vào nội dung SGK cho biết công cuộc HĐH ở TQ đã đạt được những thành tựu gì? HS: Đại diện trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức |
I. Khái quát - Tốc độ tăng trưởng: T1 TG, > 8% - GDP : T7 TG (2004) => 2 TG (2016) - GDP/người: 16 nghìn USD (2016) - XNK: T3 TG ( sau HK, Đức) |
Hoạt động 2: Tìm hiểu ngành công nghiệp của Trung Quốc
- Thời gian: 12 phút
- Hình thức: cá nhân
- Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
---|---|
Bước 1: - Gv yêu cầu Hs đọc SGk kết hợp hiểu biết bản thân, hãy trình bày chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc? - Đại diện Hs trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung. - Gv chuẩn kiến thức. Bước 2: - Gv: Dựa vào SGK kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy nêu những thành tựu trong ngành CN Trung Quốc. - Đại diện Hs trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung. - Gv chuẩn kiến thức. Bước 3: - Gv: Cho Hs quan sát hình 10.8 SGK, nhận xét về sự phân bố các trung tâm CN của Trung Quốc - Đại diện Hs trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung. - Gv chuẩn kiến thức |
II. Các ngành kinh tế 1. Công nghiệp a. Chiến lược - Thay đổi cơ chế quản lí: Kinh tế chỉ huy à Kinh tế thị trường. - Thực hiện chính sách mở cửa: + Tăng cường, giao lưu trao đổi, buôn bán với các nước trên thế giới + Cho phép các công ti nước ngoài đầu tư, quản lí các ngành nghiệp trong nước. + thu hút vốn đầu tư nước ngoài. + chú trọng hiện đại hóa trang thiết bị. + Chú trọng phát triển công nghiệp ở nông thôn. b. Thành tựu: + Sản lượng các ngành CN tăng nhanh, đứng thứ hạng cao trên TG. + Các ngành CN công nghệ cao phát triển mạnh: điện tử, cơ khí, ... + Các ngành CN ở nông thôn phát triển mạnh: làng nghề, dệt may... + Quy mô: lớn, nhiều trung tâm Cn rất lớn. + Cơ cấu: đa dạng: truyền thống, hiện đại c. Phân bố: tập trung chủ yếu ở miền đông, cơ cấu đa dạng |
Hoạt động 3: Tìm hiểu ngành nông nghiệp của Trung Quốc
- Thời gian: 10 phút
- Hình thức: cặp
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
---|---|
Bước 1: - Gv yêu cầu Hs đọc SGk kết hợp hiểu biết bản thân, hãy trình bày chiến lược phát triển nông nghiệp của Trung Quốc? - Đại diện Hs trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung. - Gv chuẩn kiến thức. Bước 2: - Gv: Khi thực hiện chiến lược phát triển, nền NN Trung quốc có những đặc điểm nổi bật nào? - Đại diện Hs trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung. - Gv chuẩn kiến thức. |
2. Nông nghiệp a. Chiến lược phát triển nông nghiệp + Giao quyền sử dụng đất và khoán sản phẩm cho nông dân + Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: giao thông, hệ thống thuỷ lợi… + Áp dụng KHKT vào sản xuất, sử dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện đại b. Thành tựu nông nghiệp. - Sản lượng nông sản tăng, chiếm vị trí cao trên thế giới. - Cơ cấu: đa dạng, phong phú, có sự khác nhau giữa Đ-T + Miền Đông: sản phẩm đa dạng hơn + Miền Tây: cừu, ngựa... - Trồng trọt chiếm ưu thế hơn so với chăn nuôi. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam
- Thời gian: 5 phút.
- Hình thức: cá nhân
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
---|---|
GV: Dựa vào SGK em hãy nêu phương châm mối quan hệ Việt – Trung? Hãy kể tên 1 số lĩnh vực hợp tác của 2 nước Việt – Trung? HS: đại diện trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung. GV: Chuẩn kiến thức |
III. Mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam - Phương châm: Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai. - Lĩnh vực: Thương mại, giáo dục, du lịch, thủy điện... |
IV. TỔNG KẾT
Kiểm tra, đánh giá
- GV yêu cầu HS nêu những chiến lược phát triển kinh tế mà Việt Nam có thể học tập.
- Đại diện HS trả lời.
- GV cùng lớp giải đáp thắc mắc (nếu có).
Giao bài tập
- Hệ thống lại bài học bằng sơ đồ tư duy.
- Đọc bài Trung Quốc (tiết 3)
V. RÚT KINH NGHIỆM
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 11 mới, chuẩn khác:
- Giáo án Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc
- Giáo án Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội
- Giáo án Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 2: Kinh tế
- Giáo án Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
- Giáo án Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 4: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)