(KHBD) Giáo án Địa Lí 11 Bài 2 (mới, chuẩn nhất)

Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 11 Bài 2 đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Mời các bạn đón đọc:

(KHBD) Giáo án Địa Lí 11 Bài 2 (mới, chuẩn nhất)

Xem thử Giáo án Địa 11 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Địa 11 KNTT Xem thử Giáo án Địa 11 CTST Xem thử Giáo án điện tử Địa 11 CTST Xem thử Giáo án Địa 11 Cánh diều Xem thử Giáo án điện tử Địa 11 Cánh diều

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án & giáo án điện tử Địa Lí 11 cả năm (mỗi bộ sách) chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

Xem thử Giáo án Địa 11 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Địa 11 KNTT Xem thử Giáo án Địa 11 CTST Xem thử Giáo án điện tử Địa 11 CTST Xem thử Giáo án Địa 11 Cánh diều Xem thử Giáo án điện tử Địa 11 Cánh diều




Lưu trữ: Giáo án Địa Lí 11 Bài 2 (sách cũ)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế.

- Phân tích được hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế.

- Biết được lí do hình thành và một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực

2. Kĩ năng:

- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết KT khu vực.

- Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò dôid với thị trường quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực.

3. Thái độ:

- Ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của đất nước.

- Tham gia các tổ chức thiện nguyện trên thế giới để bảo vệ môi trường, tài nguyên, ...

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung:

   + Năng lực giải quyết vấn đề

   + Năng lực giao tiếp

   + Năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt:

   + Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ

   + Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (bản đồ, bảng số liệu)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp:

Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là:

- Đàm thọai gợi mở

- Thảo luận nhóm

- Thuyết trình

2. Phương tiện:

- Bản đồ các nước trên thế giới

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

3. Hoạt động khởi động: (3p)

Trong hội nghị Tương lai Châu Á lần thứ 23 tổ chức tại Nhật Bản vừa qua, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định rằng: “ Toàn cầu hoá, khu vực hoá là tất yếu dù chúng ta ủng hộ hay phản đối”. Em có đồng ý với nhận định trên của thủ tướng không? Vì sao?

Để chứng minh nhận định trên của thủ tướng, cô và các em sẽ tìm hiểu rõ hơn trong bài 2 “ xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế”

4. Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm toàn cầu hóa

- Hình thức: Hoạt động cá nhân.

- Phương pháp: thuyết trình, gợi mở.

- Thời gian: 3 phút.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Bước 1:

GV: Đọc SGK và hiểu biết của bản thân, nêu khái niệm toàn cầu hoá? Lấy ví dụ chứng minh?

- Theo em, lĩnh vực nào tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của thế giới? (Theo em thế nào là toàn cầu hóa kinh tế)

Bước 2:

- Đại diện HS trả lời

- Hs khác bổ sung

Bước 3: GV chuẩn lại kiến thức.

I. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế

1. Khái niệm

- Toàn cầu hoá là

   + Sự tăng lên mạnh mẽ quá trình liên kết các quốc gia trên TG

   + Trên tất cả các mặt từ KT-VH-CT-XH-KH

- Toàn cầu hoá kinh tế có tác động mãnh mẽ đến mọi mặt của thế giới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế

- Hình thức: Hoạt động nhóm

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình.

- Thời gian:17 phút.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm. Dựa vào SGk, thảo luận trong vòng 3 phút.

Nhóm 1: Nêu biểu hiện của thương mai thế giới phát triển mạnh? Ví dụ? Liên hệ Việt Nam

Nhóm 2: Nêu biểu hiện của đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Ví dụ? Liên hệ Việt Nam

Nhóm 3: Biểu hiện thị trường tài chính mở rộng? ví dụ? Liên hệ Việt Nam

Nhóm 4: Biểu hiện vai trò ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia? Ví dụ? Liên hệ Việt Nam

Bước 2: Hs các nhóm thảo luận và đại diện HS lên trả lời

Bước 3: GV giúp HS chuẩn kiến thức.

Chuyển: Quá trình toàn cầu hóa đem lại những hệ quả gì, chúng ta sẽ tìm hiểu mục 3

Bước 4:

- GV chia lớp thành 2 dãy

   + Nhóm bên trái: Nêu 3 cơ hội toàn cầu hóa kinh tế

   + Nhóm bên phải: Nêu 3thách thức toàn cầu hóa kinh tế đem lại.

- Đại diện HS trả lời

- GV chuẩn kiến thức.

Mở rộng

Toàn cầu hóa kinh tế đem lại cơ hội và thách thức gì cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam?

2. Biểu hiện của quá trình toàn cầu hóa kinh tế

- Thương mại thế giới phát triển mạnh

   + Tốc độ phát triển thương mại cao ( 2005: 6.5% - 3.5%)

   + Cường quốc thương mại: Nhật bản, Hoa Kì, Đức, Pháp...

   + Hình thức t/c: WTO: 95% hđ thương mại thế giới

- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh

   + 1990 – 2004: 1774-8895 tỉ USD

   + Lĩnh vực: NN, CN, DV

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng

   + mạng lưới tài chính

   + Tổ chức: IMF, WB

   + Vai trò: phát triển KT, đời sống XH

- Công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

   + K/N: hđ nhiều quốc gia, khối tài sản khổng lồ, chi phôi nhiều ngành

   + Số lượng: nhiều 60.000 cty

   + VD: Cocacola, google, apple, uber,...

3. Hệ quả của việc toàn cầu hóa kinh tế

a. Cơ hội

- Thúc đẩy sản xuất phát triển, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

- Tận dụng lợi thế từng nước, đẩy mạnh đầu tư.

- Tăng cường hợp tác quốc tế

- Giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.

b. Thách thức

- Chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn

- Nảy sinh nhiều tệ nạn mang tính toàn cầu: khủng bố, phản động, mafia, ...

- Ảnh hưởng lớn đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

Hoạt động 3: Tìm hiểu xu hướng khu vực hóa kinh tế

- Hình thức: Hoạt động cá nhân

- Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình, động não

- Thời gian: 15 phút.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Bước 1:

- Dựa vào hiểu biết của bản thân, kết hợp SGK trả lời các câu hỏi sau:

   + Trên thế giới hiện nay có bao nhiêu khu vực kinh tế? đó là những khu vực kinh tế nào? Chỉ các khu vực đó trên bản đồ thế giới (hoặc bản đồ trang 5 SGK)

- Nêu nguyên tắc hình thành nên các khu vực kinh tế?

- Hãy hoàn thành bảng sau

Đặc điểm Tổ chức
Tổ chức thành lập sớm nhất
Tổ chức thành lập muộn nhất
Tổ chức có đông thành viên nhất
Tổ chức có ít thành viên nhất
Tổ chức có dân số đông nhất
Tổ chức có số dân thấp nhất
Tổ chức có GDP cao nhất
Tổ chức có GDP thấp nhất
Tổ chức có GDP/người cao nhất
Tổ chức có GDP/người thấp nhất

Bước 2:

- Đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung

- GV chuẩn kiến thức.

Bước 3:

   + GV: Hãy nêu 3 cơ hội, 2 thách thức của khu vực hóa kinh tế

   + Đại diện HS trả lời

   + GV: chuẩn kiến thức

Mở rộng: Việt Nam có những cơ hội và thách thức gì trong quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa hiện nay?

- Cơ hội:

   + Động lực để phát triển kinh tế

   + Đẩy mạnh giao lưu, hợp tác trao đổi kinh nghiệm, KHKT...

   + Mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư

   + Nâng cao vị thế

   + Nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Thách thức

   + Cạnh tranh gay gắt

   + Chênh lệch giàu nghèo

   + Cạn kiệt tài nguyên, môi trường

   + Dễ bị mai một về bản sắc văn hóa

II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế

1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.

* Nguyên tắc hình thành:

   + Sức ép cạnh tranh giữa các nước, khu vực.

   + có nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội

   + có chung mục tiêu, lợi ích.

* Đặc điểm của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.

Đặc điểm Tổ chức
Tổ chức thành lập sớm nhất
Tổ chức thành lập muộn nhất
Tổ chức có đông thành viên nhất
Tổ chức có ít thành viên nhất
Tổ chức có dân số đông nhất
Tổ chức có số dân thấp nhất
Tổ chức có GDP cao nhất
Tổ chức có GDP thấp nhất
Tổ chức có GDP/người cao nhất
Tổ chức có GDP/người thấp nhất

* Hệ quả

- Cơ hội

   + Động lực thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế

   + Tăng cường tự do hóa thương mại, đẩy mạnh dịch vụ

   + Mở rộng thị trường, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa

- Tiêu cực

   + Cạnh tranh cao, khốc liệt

   + Nhiều vấn đề nảy sinh: tự chủ kinh tế, độc lập chủ quyền, suy giảm quyền lực.

   + cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

1.Hoạt động củng cố (2 phút)

Chọn phương án đúng

Câu 1. Nhận thức không đúng về xu hướng toàn cầu hóa là

A. Quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt

B. Quá trình lên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt

C. Có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới

D. Toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia từ kinh tế đến văn hóa, khoa học

Câu 2. Xu hướng toàn cầu không có biểu hiện nào sau đây?

A. Thương mại thế giới phát triển mạnh

B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh

C. Thị trường tài chính quốc tế thu hẹp

D. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn

2. Tổng kết ( 3 phút)

V. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 11 mới, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học
Tài liệu giáo viên