Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 23: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản
Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 23: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1.Kiến thức,kĩ năng: Sau khi học xong bài này,HS
- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản.
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.
- Trình bày được đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản. - Phân tích được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.
- Trình bày được đặc điểm dân cư và xã hội của Nhật Bản; phân tích được đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội.
- Rèn kỹ năng khai thác thông tin từ bản đồ, bảng số liệu, video clip.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
- Có ý thức học tập người Nhật trong lao động, học tập và thích ứng với tự nhiên
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định tổ chức lớp.
3.2. Hoạt động khởi động
- GV cho học sinh quan sát những hình ảnh sau và cho biết đó là quốc gia nào?
(Hình ảnh biểu tượng đặc trưng của đất nước Nhật Bản – đất nước Mặt Trời mọc; ngôi chùa vàng nổi tiếng, xa xa là ngọn núi Phú Sĩ trên đỉnh có tuyết phủ trắng xóa phản chiếu ánh sáng rực rỡ của Mặt Trời tượng trưng cho tinh thần kiên cường bất khuất của nhân dân Nhật Bản)
- Học sinh trình bày quan điểm. GV dẫn dắt vào bài
3.3. Hoạt động tìm hiểu kiến thức mới
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm vị trí địa lí của Nhật Bản. Đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển KT – XH
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho cả lớp/ cá nhân
Bước 2: GV :Yêu cầu học sinh: nêu dàn ý yêu cầu học sinh cả lớp quan sát bản đồ tự nhiên Nhật Bản, kết hợp với thông tin trong SGK làm rõ dàn ý về vị trí địa lí, lãnh thổ và điều kiện tự nhiên Nhật Bản và đưa ra đánh giá
- Học sinh cả lớp nhận và nhắc lại nhiệm vụ
+ HS : nghiên cứu tài liệu và trả lời câu hỏi, so sánh, đối chiếu với bài làm của các bạn và nêu chính kiến (thiếu, đủ)
Bước 3: Yêu cầu học sinh lựa chọn hoặc bổ sung sản phẩm tốt nhất thành nội dung hoàn chỉnh và lưu lại vở ghi
Nội dung cơ bản:
I. Vị trí địa lí
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Là một quốc đảo nằm ở phía đông bắc của châu Á
- Lãnh thổ gồm hàng nghìn đảo nhỏ, trong đó 4 đảo lớn nhất là Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
- Nằm trong khoảng vĩ độ từ 200B đến 450B và trong khoảng kinh độ từ 1230Đ đến 1540Đ.
- Tiếp giáp các biển: Thái Bình Dương, Nhật Bản, Ô-khốt.
2. Đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí.
*) Thuận lợi:
- Nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động của Châu Á nên thuận lợi cho giao thương quốc tế và phát triển kinh tế
- Xây dựng các hải cảng, phát triển tổng hợp kinh tế biển.
*) Khó khăn:
- Bị đe dọa bởi thiên tai (động đất, sóng thần…)
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Nhật Bản và đánh giá ảnh hưởng của tự nhiên đến phát triển KT - XH
Bước 1: GV giao nhiệm vụ theo nhóm/ chia lớp thành 6 nhóm
Bước 2: GV :Yêu cầu học sinh 6 nhóm hoạt động và hoàn thành lần lượt theo nội dung phiếu học tập sau đây:
Phiếu học tập số 1
Nhân tố |
Đặc điểm |
Đánh giá |
|
Thuận lợi |
Khó khăn |
||
Địa hình và đất |
|||
Khí hậu |
|||
Sông, hồ |
|||
Sinh vật |
|||
Khoáng sản |
|||
Biển |
- Học sinh các nhóm nhận và nhắc lại nhiệm vụ
+ HS : làm việc theo đơn vị nhóm, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên và thư ký ghi chép nội dung thảo luận.
+ HS tiến hành thảo luận trong khoảng thời gian 7 phút
Bước 3: Yêu cầu học sinh lựa chọn hoặc bổ sung sản phẩm tốt nhất thành nội dung hoàn chỉnh và lưu lại vở ghi
Nội dung cơ bản:
Phiếu học tập số 1
Nhân tố |
Đặc điểm |
Đánh giá |
|
Thuận lợi |
Khó khăn |
||
Địa hình và đất |
- Chủ yếu là đồi núi, chiếm 80% diện tích lãnh thổ, phần lớn là núi trẻ có độ cao 1500-2000m. - Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển( ĐB Can-tô trên đảo Hôn –su) |
- Đất pốt dôn, đất nâu tích hợp cho phát triển rừng và chăn nuôi. - Địa hình tạo cảnh quan dẹp, thu hút du lịch (núi Phú Sĩ) |
- Địa hình bị cắt xẻ phức tạp - Động đất, núi lửa gây thiệt hại về người và tài sản. - Thiếu đất trồng trọt. |
Khí hậu |
- Khí hậu gió mùa, có sự phân hóa phức tạp. - Theo Bắc- Nam: PB có khí hậu ôn đới, có mùa đông lạnh, PN có khí hậu cận nhiệt, mùa đông ít lạnh, mùa hạ nóng có mưa to và bão - Theo Đông – Tây: Đảo Hôn-su: Phía đông đảo ấm, phía tây đảo lạnh.. - Theo độ cao: Khí hậu có sự phân hóa ở khu vực núi cao. |
- tạo nên cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng. |
- Thiên tai: bõa, lũ lụt, mùa đông giá lạnh |
Sông, hồ |
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phần lớn là sông ngắn, dốc. - Có nhiều hồ, lớn nhất là hồ Bi-oa; các hồ núi lửa... |
- Sông ngòi có nhiều giá trị về mặt thủy điện. - Các hồ là cảnh quan đẹp, có thể khai thác du lịch |
- Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ gặp khó khăn |
Sinh vật |
- Phong phú: Rừng nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng lá kim. - Thành phần loài đa dạng |
- Phát triển lâm nghiệp và công nghiệp chế biến gỗ. |
|
Khoáng sản |
- Nghèo tài nguyên khoáng sản; chủ yếu là than đá và đồng. - Vàng, chì, kẽm, dầu mỏ, khí tự nhiên có trữ lượng không đáng kể. |
- Suối tự nhiên, suối khoáng có thể phát triển du llichj |
- Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp |
Biển |
- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng 2900km. - Biển không bị đóng băng, nhiều vũng, vịnh - Nằm ở nơi gặp gỡ giãu các dòng biển nóng và lạnh nên giàu tài nguyên sinh vật biển |
- Thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển: khai thác thủy sản, cảng biển |
- |
* Hoạt động 3: Phân tích đặc điểm dân cư – xã hội Nhật Bản và đánh giá tác động của dân cư đến phát triển KT - XH
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho cả lớp/ cá nhân
Bước 2: GV :Yêu cầu học sinh theo dõi video clip, nêu dàn ý cần tìm hiểu và yêu cầu các cặp học sinh nghiên SGK tiến hành trao đổi hoàn thành sản phẩm dựa trên dàn ý và các định hướng của thầy
- Học sinh cả lớp nhận và nhắc lại nhiệm vụ
+ HS : nghiên cứu tài liệu và trả lời câu hỏi, so sánh, đối chiếu với bài làm của các bạn và nêu chính kiến (thiếu , đủ)
Bước 3: Yêu cầu học sinh lựa chọn hoặc bổ sung sản phẩm tốt nhất thành nội dung hoàn chỉnh và lưu lại vở ghi
Nội dung cơ bản:
a, Dân cư
- Dân số: 126,2 triệu người (2020), đứng thứ 11 trên thế giới.
- Tỷ suất gia tăng tự nhiên thấp: -0,3 % (2020).
- Tuổi thọ TB cao nhất TG.
- Tỷ lệ người già trong dân cư cao (28,4% năm 2020)
- Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung phần lớn ở vùng ven biển TBD trên đảo Hôn – su.
- Tỷ lệ dân thành thị cao (91,8%- 2020), dân cư tập trung tại các đô thị.
b, Xã hội
- Người dân NB chăm chỉ, có tác phong công nghiệp , tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm cao.
- Chỉ số HDI cao, chất lượng cuộc sống cao.
- Chú trọng đầu tư cho giáo dục.
- Phong tục tập quán độc đáo và nền văn hóa đặc sắc: như gấp giấy, cắm hoa…
=> Đánh giá
- Kết cấu dân số già: có nhiều kinh nghiệm song lực lượng lao động bị thiếu hụt và chi phí cho phúc lợi XH lớn.
- Dân cư là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đưa Nhật Bản vươn lên trở thành siêu cường kinh tế thế giới
3.4. Hoạt động luyện tập: HS hoàn thành hệ thống câu hỏi trắc nghiệm dưới đây
Câu 1. Đảo chiếm diện tích đất nước Nhật Bản là:
A. Hô-cai-đô.
B.Hôn-su.
C. Xi-cô-cư.
D.Kiu-xiu.
Câu 2. Đảo nằm ở phía bắc của Nhật Bản là:
A. Hôn-su.
B. Hô-cai-đô.
C. Xi-cô-cư.
D. Kiu-xiu.
Câu 3. Khó khắn lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là:
A. Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh.B. Khí hậu phân hóa rõ rệt từ bắc xuống nam.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Giáo án Địa Lí 11 Bài 25 : Thực hành viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản
Giáo án Địa Lí 11 Bài 26: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)