Giáo án Địa Lí 11 Cánh diều Bài 6: Thực hành: Viết báo cáo về nền kinh tế tri thức
Giáo án Địa Lí 11 Cánh diều Bài 6: Thực hành: Viết báo cáo về nền kinh tế tri thức
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 11 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1.Năng lực hình thành
a. Năng lực Địa lí
- Nhận thức khoa học Địa Lí
- Thu thập tài liệu về nền kinh tế tri thức
- Trao đổi, thảo luận và viết được báo cáo tìm hiểu về đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.
- Năng lực tìm hiểu Địa Lí: Xử lí thông tin qua bảng biểu, đọc bản đồ - tranh ảnh, tổng hơp tư duy theo lãnh thổ, liên hệ thực tế.
b. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.
+ Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.
- Thông qua trao đổi, thảo luận, hợp tác để phân biệt một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, ứng dụng của GPS, bản đồ số trong học tập và đời sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin SGK, Atlat, bản đồ…
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực tìm thông tin và hứng thú với việc học, nghiên. Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
- Trung thực: Trong học tập và cuộc sống.
- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân. Có ý thức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu:
- Dụng cụ học tập để xử lí số liệu
- Thu thập tư liệu qua internet, sách, báo, tạp chí,.. để tìm hiểu thông tin về nền kinh tế tri thức
- So sánh, chọn lọc tư liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau nhằm phục vụ nội dung báo cáo.
- Xây dựng đề cương báo cáo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu
Tạo hứng thú, kích thích khả năng khám phá cho học sinh.
b. Nội dung: HS tham khảo các nội dung thông tin để nắm bắt được những đặc điểm về nền kinh tế tri thức
c. Sản phẩm: Khái quát những ý chính từ nội dung thông tin được chia sẻ
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia HS thành 6 nhóm (2 bàn 1 nhóm)
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Kinh tế tri thức (tiếng anh: Knowledge Economy) là nền kinh tế phát triển dựa trên sức mạnh của tri thức để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của kinh tế. Bao gồm các hoạt động chuyển giao, cải tiến, nghiên cứu các công nghệ với mục đích tạo ra nhiều của cải vật chất, nâng cao chất lượng sống của người dân.
Ngân hàng Thế giới đánh giá “Đối với các nền kinh tế tiên phong trong nền kinh tế Thế giới, cán cân giữa hai yếu tố tri thức và các nguồn lực đang nghiêng về tri thức.Tri thức thực sự đã trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống - hơn cả yếu tố đất đai, hơn cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cả yếu tố lao động. Các nền kinh tế phát triển nhất về công nghệ ngày nay thực sự đã dựa vào tri thức”.
1. Tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp
Tri thức là nguồn lực quan trọng nhất, đóng vai trò đầu tàu trong nền kinh tế dựa vào tri thức. Tri thức phải được áp dụng vào sản xuất của cải vật chất, là động lực phát triển nền kinh tế. Chính vì vậy đòi hỏi lực lượng lao động có chất xám, kỹ thuật, tay nghề, được đào tạo bài bản ngày càng cao.
2.Nền kinh tế tri thức dựa trên khoa học công nghệ
Trong nền kinh tế công nghiệp thì sức cạnh tranh phần lớn dựa trên việc tối ưu hóa và hoàn thiện các công nghệ sẵn có. Thì, nền kinh tế tri thức phải dựa trên việc nghiên cứu, sáng tạo, chế tạo ra công nghệ mới.
3. Cơ cấu lao động chuyển dịch
Trong nền kinh tế tri thức thì lao động trí tuệ tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị càng cao trong thời gian càng ngắn. Cơ cấu lao động sẽ phải chuyển dịch từ lao động có trình độ thấp quen với công việc chân tay hoặc thiếu đổi mới sang lao động trí tuệ.
4. Coi trong quyền sở hữu trí tuệ
Trong nền kinh tế tri thức thì quyền sở hữu trí tuệ là sự đảm bảo pháp lý cho tri thức, từ đó sự sáng tạo mới được coi trọng, duy trì và tiếp tục sáng tạo. Năng lực đổi mới và nguồn lực trí tuệ được xem là yếu tố then chốt để nâng cao tính cạnh tranh, tiềm năng phát triển và sự thịnh vượng của một Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.
5. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu
Nền kinh tế tri thức chỉ được hình thành và phát triển thực sự khi lực lượng lao động có trình độ cao, phân công lao động mang tính quốc tế và hệ thông sản xuất kết nối giữa các doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia.
Các quốc gia sẽ luôn có gắng tạo ra các công dân toàn cầu, có thể làm việc ở bất cứ nước nào có cùng trình độ, cần đến kinh tế tri thức và tiến tới toàn cầu hóa thật sự.
Tiêu chí |
Kinh tế sơ khai |
Kinh tế công nghiệp |
Kinh tế tri thức |
Đầu vào của sản xuất |
Lao động, đất đai, vốn |
Lao động, đất đai, vốn, công nghệ thiết bị |
Lao động, đất đai, vốn, công nghệ thiết bị, tri thức, thông tin |
Đầu ra của sản xuất |
Lương thực |
Của cải, hàng hóa, tiêu dùng, xí nghiệp, nền công nghiệp |
Sản phẩm công nghiệp với công nghệ hiện tại, tri thức, vốn tri thức |
Cơ cấu xã hội |
Nông dân |
Công nhân |
Công nhân tri thức |
Tỉ lệ đóng góp của KHCN |
<10% |
>30% |
>80% |
Đầu tư cho giáo dục |
<1%GDP |
2-4% GDP |
8-10% GDP |
Tầm quang trọng của giáo dục |
Nhỏ |
Lớn |
Rất lớn |
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV sẽ tổng kết, dẫn dắt vào bài.
2.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Thực hành
a) Mục tiêu: HS viết được báo cáo về đặc điểm biểu hiện của nền kinh tế tri thức
b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
1. Thu thập thông tin - Thông tin SGK. - Thông tin do GV cung cấp - Thông tin do HS tự thu thập trên internet 2. Đề xuất tên báo cáo 3. Viết dàn ý đại cương và chi tiết cho báo cáo Đề cương phải đảm bảo các ý chính sau: * Khái niệm: + Tri thức + Nền kinh tế tri thức * Đặc điểm của nền kinh tế tri thức * Biểu hiện của nền kinh tế tri thức 4. Viết toàn báo cáo 5. Trình bày trước lớp |
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:
+ Các nhóm xác định các nguồn thông tin có thể sử dụng để viết báo cáo.
+ Xác định tên báo cáo của mình: Tên báo cáo ngắn gọn, phù hợp với nội dung.
+ Các nhóm viết đề cương sau đó hoàn thiện.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Địa Lí 11 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 11 Cánh diều hay, chuẩn khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)