Giáo án Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Thực hành: Tìm hiểu nền kinh tế tri thức

Giáo án Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Thực hành: Tìm hiểu nền kinh tế tri thức

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Thu thập tư liệu, viết được báo cáo tìm hiểu về đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế trithức.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.

+ Biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin SGK, bản đồ,…

Quảng cáo

* Năng lực chuyên biệt:

- Nhận thức khoa học địa lí: Phân tích được đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế trithức.

- Tìm hiểu địa lí: Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh,…

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu tin cậy về đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế trithức.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác. Tôn trọng năng lực, phẩm chất cũng như định hướng nghề nghiệp của cá nhân.

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

- Trung thực trong học tập và cuộc sống.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập.

Quảng cáo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

       
       
       
       
       

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp cho HS gợi nhớ lại đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế trithức, bổ sung và khắc sâu những kiến thức choHS.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.

c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Hộp quà bí mật?

Hình thức: GV trình chiếu slide sau đó yêu cầu HS chọn câu hỏi:

* Học sinh thực hiện trả lời câu hỏi

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 05 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

Quảng cáo

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Viết báo cáo về đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức

a) Mục tiêu: HS hiểu được đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

1. Thu thập thông tin

- Thông tin SGK.

- Thông tin do GV cung cấp

- Thông tin do HS tự thu thập trên internet

2. Đề xuất tên báo cáo

3. Viết dàn ý đại cương và chi tiết cho báo cáo

Đề cương phải đảm bảo các ý chính sau:

NỀN KINH TẾ TRI THỨC

1. Khái niệm

- Tri thức

- Nền kinh tế tri thức

2. Đặc điểm nền kinh tế tri thức

- Đặc điểm 1

- Đặc điểm 2

- Đặc điểm 3...

3. Biểu hiện nền kinh tế tri thức

- Biểu hiện 1

- Biểu hiện 2

- Biểu hiện 3...

4. Viết toàn báo cáo

5. Trình bày trước lớp

- Tên báo cáo: Đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức

- Nội dung ngắn gọn, rõ ràng và phải có VD minh hoạ, phân tích làm rõ. Có liên hệ với VN

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:

+ Các nhóm xác định các nguồn tư liệu để viết báo cáo.

+ Tên bài báo cáo: ngắn gọn, phù hợp với nội dung.

+ Các nhóm hoàn thiện viếtbáo cáo dựa trên đề cương.

Yêu cầu trên cơ sở phân tích nguồn thông tin, tư liệu các nhóm viết một bài báo cáo ngắn không quá dài dòng. Ở mỗi vấn đề cho ví dụ minh họa.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học
Tài liệu giáo viên